|
Lê Mộng Bảo(..1923 - 8.10.2007) | Trần Tuấn Kiệt(.0.1939 - 8.10.2019) | Đinh Tiến Mậu(.0.1935 - 8.10.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Hồ Thanh Nhã
Làm thơ từ những ngày còn đi học bậc trung học, Hồ Thanh Nhã vẫn thiết tha với nghệ thuật thi ca -- đó là mối tình đầu và cũng sẽ là mối tình cuôi cùng của ông với dòng sữa ngôn ngữ Việt đã, đang và sẽ chảy xuyên suốt tâm hồn ông.
Bây giờ đã trải qua mấy năm vào lứa tuổi thất thập cổ lai hy, thơ của Hồ Thanh Nhã vẫn thiết tha, vẫn dịu dàng, vẫn trân trọng với cuộc đời... bất kể rất nhiều gian nan trong đời đã trải qua -- những ngày tham dự cuộc nội chiến Bắc-Nam trong cương vị sĩ quan thiết giáp Quân lực VNCH, rồi những ngày trong các trại tù, tới ngày định cư vào Mỹ theo diện H.O. năm 1993...
Thế hệ của nhà thơ Hồ Thanh Nhã đã có rất nhiều người vắng mặt -- những người bạn tử trận, những bạn tù chết trong trại, và rồi khi sang Hoa kỳ với những người bạn không ra thoát nổi bệnh viện.
Với quá nhiều đau đớn và hạnh phúc đã trải qua trong cuộc đời, Hồ Thanh Nhã đã viết từng dòng thơ rất cẩn mật.
Khi đọc thơ Hồ Thanh Nhã, chúng ta có cảm giác như các dòng chữ này là một phần xương da máu thịt của nhà thơ -- trân trọng, dịu dàng.
Hãy hình dung một thi sĩ vào tuổi cổ lai hy tới bên một bến vắng... Đó là bài thơ “Bến Xưa” trang 56-58 trong thi tập Giọt Nắng Thiên Thu của Hồ Thanh Nhã, trích:
“...Người đi đã từ lâu
Sờn vai bao lớp áo
Mây im trời hết bão
Qua một thời biển dâu
Anh từ mỏi chân đi
Quay lưng cùng phố thị
Tìm mùi hương dạ lý
Mất từ buổi chia ly
Bến xưa chiều gió lên
Người về không kịp hẹn
Con đò ngang ghé bến
Chở một người khách quen
Bến xưa cú kêu sương
Sao rơi trời đã muộn
Tuổi đời nay đã luống
Tìm lại thời nhớ thương...”
Đó là nhìn về một thời quá khứ... và rồi, khi hội ngộ, khi gặp lại những bạn một thời tác chiến, và cả những bạn một thời ngồi chung trong một góc trại tù.
Trong bài “Hội Ngộ” nơi trang 32-35, trong thi tập Giọt Nắng Thiên Thu của Hồ Thanh Nhã, trích:
“...Năm nao đi chiến dịch
Lửa đỏ trời Trị Thiên
Năm nao ngàn vết xích
Cắt nát vùng Tây Nguyên?
Ánh hỏa châu rực rỡ
Xé rách màn đêm đen
Mùa nước về châu thổ
Ngang dọc khắp bưng biền
Đêm nao rời đất giặc?
Lấp lánh trời sao đêm
Sương rơi trên pháo tháp
Lạnh buốt đôi vai mềm
Người về từ An Lộc
Người đến từ Chu Pao
Đánh lớn vùng Tam giác
Vết thương chiều Xuân nào...”
Bạn chiến đấu một thời, rồi bạn xưa hội ngộ... Vậy còn, những hình bóng giai nhân một thời tuổi trẻ nơi đâu?
Trong bài thơ “Người con gái sông Đà” trang 24-27 trong thi tập Giọt Nắng Thiên Thu của Hồ Thanh Nhã, trích:
“...Bây giờ nơi xứ lạ
Mòn mỏi cánh chim bay
Rừng phong khô xác lá
Trải thảm lối đi dày
Bây giờ em ở đâu?
Mây chập chùng bản vắng
Bây giờ thương nhớ nhau
Chỉ còn là nổi đau…”
Và rồi, nhà thơ nhớ tới những bạn tù đã nằm xuống xuống viễn. Hồ Thanh Nhã đã giúp tìm mộ bạn tù...
Đó là cơ duyên cho bài thơ “Tìm Mộ” nơi trang 40-41 trong thi tập Hương Thơ Đầu Gió, trích:
...Anh nằm giữa đỉnh đồi hoang vắng
Mát rượi tàn cây dưới bóng sao
Con suối vòng cung qua mấy trại
Nhảy tung bọt sóng tháng mưa rào...
...Anh đến Sơn La rồi ở lại
Bạn bè sau đó cũng về Nam
Chiều nay trở lại tìm anh đó
Chớp mắt qua rồi mấy chục năm
.
Cây sao cổ thụ rồi đâu mất
Còn chỉ mênh mông sắn phủ đồi
Cách ngã ba này trăm rưỡi thước
Mồ hoang viễn xứ lạnh mưa rơi...
...Tôi dắt con anh trở lại đây
Mênh mông nghĩa tận khói hương dầy
Về Nam hương hỏa mồ yên tịnh
Chắc cũng còn hơn thổ trạch này.
Đặc biệt, bài thơ “Tìm Mộ” đã được nhạc sĩ Hào Quốc phổ nhạc.
Bản nhạc được hát rất cảm động ở đây:
Thơ cảm động, nhạc cảm động, tiếng đàn cảm động, giọng ca cảm động...
Hai tập thơ của Hồ Thanh Nhã đều có những dòng thơ rất cảm động, rất thiết tha.
Hiện nay, nhà thơ Hồ Thanh Nhã đã xuất bản 2 Thi phẩm:
1- Giọt nắng thiên thu - xuất bản năm 2009
2- Hương Thơ đầu gió - xuất bản năm 2016
Độc giả muốn tìm mua, xin liên lạc:
Hồ Thanh Nhã
9791 Ashford Ave
Westminster, CA 92683
(miễn cước phí trong nội điạ Hoa kỳ)
Email: nhaho2009@yahoo.com
Phone: (714) 696-4413.
Phan Tấn Hải
24/12/2016
- Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” Phan Tấn Hải Phan Tấn Hải
- Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Cùa Thơ Mộng, U Hiển Phan Tấn Hải Nhận định
- Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời Phan Tấn Hải Nhận định
- Tuyển Tập Trúc Giang MN: Biên Khảo Công Phu, Giá Trị Phan Tấn Hải Điểm sách
- Mùa Xuân Di Lặc Phan Tấn Hải Biên khảo
- Thi tập mới Lê Giang Trần: Pha Thơ Vào Biển Gió Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Tưởng Niệm Nhà Văn Văn Quang (1933-2022) Phan Tấn Hải Tạp luận
- Đọc “Lênh Đênh” Của Lưu Na: Thơ Mộng Và Đau Đớn Phan Tấn Hải Nhận định
• Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)
- Tiếng Hát Hậu Phương kỳ 135 với Nhà Thơ / Đại Úy Hồ Thanh Nhã - Thiết Giáp - 01/17/2017
(youtube.com)
- Xuân trên tường nhà dưỡng lão
Tác phẩm trên mạng:
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |