|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Lê Giang Trần
và tập thơ mới ra (Photo PTH)
Thi sĩ Lê Giang Trần tuần qua vừa phát hành thi tập mới, nhan đề rất mực gió lộng ngàn trùng: Pha Thơ Vào Biển Gió.
Tập thơ mới ấn hành để kết thúc một năm 2019, đầy những giông bão tình yêu của chàng thi sĩ lãng mạn vào hàng thượng thừa trong làng chữ nghĩa hải ngoại.
Thi tập “Pha Thơ Vào Biển Gió” do nhà xuất bản Sống ấn hành, với tranh bìa và một số phụ bản của họa sĩ Đinh Trường Chinh. Trong thi tập dày 260 trang còn có một hình vẽ tác giả do họa sĩ Trịnh Cung thực hiện. Và một số hình ảnh được ghi lại qua ống kính camera của Trịnh Cung và Trần Triết.
Thi tập “Pha Thơ Vào Biển Gió” gốm 123 bài thơ mới nhất của Lê Giang Trần. Cuối sách là Lời Bạt, với 2 bài viết:
— Thú vui trải nửa đời công tử — do Vô Ngã viết;
— Nơi khách địa, nhớ Sài Gòn xưa, tôi đọc Sài Gòn ở phố luu vong của Lê Giang Trần — do Thiện Hỷ viết.
Y hệt như những giọt cà phê đậm đặc nhất, những bài thơ thời kỳ này của thi sĩ Lê Giang Trần dễ làm chúng ta mất ngủ, với những thao thức về những đời thơ bay theo gió lộng ra biển. Có phải thơ chàng là để trôi theo biển gió? Hay là thơ cũng lấm bụi theo chân giang hồ của chàng thi sĩ? Biển đến rồi đi, nhưng đời nhà thơ rất mực vô định… Từng chữ thơ ngâm ngùi.
Ấn phí: 20 USD.
Email tác giả: legiangtran@yahoo.com
Sau đây là Lời Tựa của thi tập.
LỜI TỰA PHA THƠ VÀO BIỂN GIÓ
Pha thơ vào biển gió
Pha thơ vào giang hồ
Biển đi chào biển đến
Bến hải hồ làm thơ
Tôi chuyển về California sau hơn hai năm đầu tiên định cư và học hành, làm việc tại Chicago. Từ đó và thuở ấy, biển là nơi tôi hay đến, lặng lẽ một mình hay đôi khi cùng người bạn gái, có khi cùng lũ bạn, có khi đưa bạn phương xa đến viếng biển dọc theo một chiều dài đáng kể, xuyên qua nhiều thành phố. Tôi còn nhớ như in một đêm tôi cùng anh Phạm Công Thiện và nàng Loan, ba người đến biển New Port Beach trong một khuya trăng sáng để thả vào sóng biển nhánh hoa hồng cho Krishnamurti vừa mới qua đời ngày hôm qua…
Biển còn là một ấn tượng, một dấu ấn, thầm lặng nhưng chứa chan nỗi niềm đối với những ai là người vượt biển. Biển đi. Biển đảo. Biển đến. Biển nơi sống tạm dung đời tị nạn. Bờ Tây ngút mắt về bờ Đông của đại dương, bên ấy là quê nhà.
Cuộc sống trôi lăn theo dòng đời lưu vong của tôi thoắt đã 40 năm, thời gian dài hơn đời sống trưởng thành trên quê hương Việt Nam. Sau một quảng thanh niên lang bạt, tung trời, va chạm mỗi ngày với sân khấu cuộc đời tạm dung ở Little Saigon, đã dần dà khép lại bởi hoàn cảnh sống của bản thân. Thơ đã là người bạn song hành cùng bước trên con đường đời mình.
Facebook là nơi tôi tải lên những bài thơ chuyên chở tâm trạng hay nói lên những trăn trở trong cuộc sống lưu vong, và về nơi quê nhà, theo lăng kính của mình. Đó là một thời gian buồn rười rượi nhưng nhận được niềm vui nho nhỏ là thơ được những thân hữu còn quan tâm hay các bạn FB có lòng yêu thơ chia sẻ. Những bài thơ “tức cảnh sinh tình” ấy đếm lại là con số không ít, và tôi cũng không ngờ, nay đến lúc đúc kết thành một tập thơ. Tôi đã chọn lọc, nhuận bút gọn lại, và bỏ đi rất nhiều bài mang tính tâm sự cá nhân vu vơ. Với tình trạng thơ ngày càng ít đọc giả, thi phẩm chỉ nói lên việc hoàn tất một công việc đã làm, và để làm quà tặng chứ không còn được nhà sách nhận bày bán trên giá sách, nên thay vì trải ra đôi ba quyển, đã được gom chung vào một thi tập cho nhẹ chi phí in ấn.
Thoạt đầu, tựa tập thơ được nghĩ đến là “Gieo Thơ Trên Tường Face Book” với chữ phê bút Việt-hóa thay cho F.B; nhưng cuối cùng được chọn là “Pha Thơ Vào Biển Gió” vì biển là một tiêu biểu ấn tượng, cũng là nơi tôi thường đến lặng lẽ gửi tâm trạng mình vào tiếng sóng, tiếng chim hải âu và gió biển. Biển đến đã trở thành biển gió mang tâm tình tôi bay vào mười phương, bay về bên kia Thái Bình Dương, nơi xa tắp ấy là quê nhà, một quê hương đã trở thành “phế tích” – nói theo kiểu nhà thơ Trịnh Y Thư trong tập “phế tích của ảo ảnh” của anh – chữ phế tích thật buồn và cay đắng, ảnh hưởng vào thơ tôi khá nhiều. Với tôi, đã tàn mộng quay trở về sống chết ở thổ ngơi ấy, quê hương hay quê nhà chỉ còn lại cái tên Việt Nam trong tấm lòng nhớ thương ray rứt.
Tôi xin gửi lời cảm tạ đến thi-họa sĩ Đinh Trường Chinh, đã cung cấp cho tập thơ những bức tranh đầy thi tính của anh dùng làm phụ bản, đặc biệt là bức tranh làm bìa tập thơ. Ngoài ra, là hai bài viết trang trọng của thi sĩ Vô Ngã và Giáo Sư Thiện Hỷ mà tôi may mắn tìm lại được, nay đăng vào phần Bạt tập thơ này.
Tập thơ này chuyển tải những trăn trở giới hạn, nằm trong một số tiêu đề: Tự cảm, nơi sống, hồi niệm, bằng hữu, quê nhà và một vài nụ cười đau. Tôi không mong đợi sự phản hồi nào về “Pha Thơ Vào Biển Gió.” Đơn thuần chỉ là lăng kính của một tâm hồn làm thơ, rất cá nhân, và bình dị, thả thơ bay vào một biển gió mênh mông…
Lê Giang Trần
Tháng 9 sinh nhật, 2019
VÀI LỜI VỀ MỘT QUÁ KHỨ THƠ
Thơ, một “không gian” mà định mệnh đã đẩy tôi vào khi đời sống lưu vong và tình yêu xô tôi rơi xuống hố thẳm. Dưới đáy vô vọng, thơ hiện đến như nàng tiên an ủi tâm hồn, thơ hóa thành chiếc thang dây để tôi trèo lên mặt đất đón lại ánh sáng, và tôi cũng cảm tạ những bàn tay bạn hữu đã đưa ra, đã níu giữ chiếc thang, đã vỗ vai tặng cho sinh lực giúp tôi đứng lên đi tiếp quãng đường đời. Thời gian ấy, những thi sĩ mà tôi có duyên được kết giao đều khuyến khích đứa em này tiếp tục thở bằng hơi thở của thơ, những Mai Thảo, Du Tử Lê, Nguyên Sa, Ngọc Hoài Phương… và gần gũi nhất, Phạm Công Thiện, Cao Đông Khánh, Nguyễn Tất Nhiên, Lữ Mộc Sinh, Phạm Việt Cường, Nguyễn Diệu Thắng… một thời Bolsa ấy…
Từ đó tôi có hai nhân cách trong một con người: người người và người thơ. Khi hiện hữu là người thì đương đầu với miếng áo chén cơm, làm việc để chi trả cho cuộc sống như mọi người. Khi hiện thành người thơ thì lãng đãng như kẻ vô trí, trái tim là chủ đạo, lý trí khó chen vào, chỉ có đạo Phật là có khả năng cảnh tỉnh tâm thức này; vì thế một nhân cách tâm linh lại tách ra riêng, không can thiệp vào sinh hoạt người thơ nữa, nhưng lại ảnh hưởng đến nhân cách làm người.
Nói gì thì nói, tôi đã chịu ơn thơ. Cách đáp lại là cư xử với thơ bằng một nhân cách con người hiền lành, cứ ở hiền. Từ quá khứ ấy trải qua đến nay, tôi với thơ vẫn tri kỷ. Đã đôi phen phụ nàng thơ đi theo nàng khác, thế mà nàng thơ vẫn im lặng kiên trì sống âm thầm bên cạnh. Mỗi lần “nàng người” chán chường tôi, thì nàng thơ lại hiện ra bên cạnh an ủi vỗ về nỗi buồn thầm lặng. Nàng thơ đã tặng tôi một mạch ngầm sức sống.
Lê Giang Trần
(30, 31 tháng 5, 2018 viết để nhớ Ngày sinh của rắn Phạm Công Thiện 01 tháng 6)
- Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” Phan Tấn Hải Phan Tấn Hải
- Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Cùa Thơ Mộng, U Hiển Phan Tấn Hải Nhận định
- Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời Phan Tấn Hải Nhận định
- Tuyển Tập Trúc Giang MN: Biên Khảo Công Phu, Giá Trị Phan Tấn Hải Điểm sách
- Mùa Xuân Di Lặc Phan Tấn Hải Biên khảo
- Thi tập mới Lê Giang Trần: Pha Thơ Vào Biển Gió Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Tưởng Niệm Nhà Văn Văn Quang (1933-2022) Phan Tấn Hải Tạp luận
- Đọc “Lênh Đênh” Của Lưu Na: Thơ Mộng Và Đau Đớn Phan Tấn Hải Nhận định
• Thi tập mới Lê Giang Trần: Pha Thơ Vào Biển Gió (Phan Tấn Hải)
- Đọc sách Lê Giang Trần: Con đường tay trái đi về mặt trời (Phan Tấn Hải)
- Đọc Lê Giang Trần với thi tập Trái Bôm Tình Yêu (Phan Tấn Hải)
- Trạm người quá bước (Nguyễn Lương Vỵ)
- “Trạm Người Quá Bước”: Thơ mộng mãnh liệt (Phan Tấn Hải)
- Đọc thơ Lê Giang Trần (Chân Phương)
- Huyết Âm Tụng Hát Thi Ca, Nguyễn Lương Vỵ Đang Là
- Loài Thơ
Thơ văn trên mạng:
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |