|
Trúc Phương(.0.1939 - 18.9.1995) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Mai Ninh
(HS Phan Nguyên vẽ)
Nước Pháp là miền đất cũ, truyền thống văn hoá lâu đời của Âu Châu, nên êm đềm tinh tế và hơi già nua so với Mỹ trẻ trung, thôi bạo đôi khi. Sự kiện này có ảnh hưởng ít hay nhiều tới các cư dân, nên khi đi vào địa hạt tình dục, Mai Ninh có bút pháp bóng bẩy, văn hoa... đặc Tây của các nhà văn miền này. Dù có tiếng nhà văn Việt nữ viết bạo nhất ở Pháp, cũng vẫn tinh tế, êm đềm như cách thể chảy của giòng sông Seine. Chúng ta hãy đọc một truyện tiêu biểu, Ảo đăng, của nhà văn này:
"Bàn tay kéo tấm áo của tôi lên. Nó ấp vào da đùi một mềm ấm đến nỗi tôi không co quắp sợ mà các thớ thịt tự động dãn ra, hứng lấy. Cố mở mắt nhưng toàn một màu tối mênh mang hay là thứ sương dầy đặc bao phủ chập chùng. Bàn tay thứ nhì vờn lên ức ngực, tìm tòi núm vú xoay tròn. Cả thân tôi giựt cướn, bàn tay ấy vỗ về ấn nhẹ tôi xuống như trấn tĩnh, tuột hẳn chiếc áo khỏi người, ôi hình nhân trần trụi... Những ngón vẽ vòng trên da bụng tôi bắt đầu căng nứt, rồi bỗng lần xuống dưới vuốt, vân. Tôi giựt mình, đoá mận tiá như đang đón đợi mời mọc tự bao giờ, vội vã bấn lên. Những cọ sát mơn man, những tấm cánh lịm hồng viền tím vén ra, rung rinh bao giọt sương li ti. Bất chợt, mặc kệ hoa còn đang hốt hoảng, một chiếm hữu chợt xâm suốt qua nhụy qua đài qua cuống, lọt vào không nể nang. Lạ lùng, nó là gì mà đủ trơn đủ mềm đủ cứng để phá nứt bao tầng đất hoang, đụng tới đáy động thâm sâu, vùng vẫy. Nó là gì mà có khả năng buốt tê và mềm nhũn lòng hoa không ngờ như thế. Những cánh hoa như búp tay từng ngón xoè ra vươn lên đón nhận rồi lại quắp vào ấp chặt giữ níu lấy nó không rời, cùng nhau chuyển động vừa nhịp nhàng vừa thôi thúc. Tất cả từ đáy lưng tôi cong lên náo nức, những giọt sương không còn là hơi nước mà đã là cuộn vỡ của mạch sống dâng trào. Bóng trắng chờn vờn trên tôi. Một vành môi chụm đầu ngực, đặt lên mắt, phớt qua vành tai, vờn quanh bụng. Tôi muốn níu lấy những sợi tóc nhưng chàng đã vuột ra, ấp đầu vào giữa vùng chân tôi mở bung quơ quíu. Dường như có mùi hương lẫn rượu nồng, có tiếng chim kêu hoan lạc, có tiếng sáo rơi từ trên không rớt lặn vào mặt nước con kinh rồi thổi sục lên, những giọt vỡ hoang tuôn tưới, đẫm tràn hai bờ rêu cỏ. Con rắn xanh của chàng cuốn lấy cả thân tôi, nó đẩy bụng tôi rướn cao, nó ghìm lưng tôi trĩu xuống. Những mấu răn cắn nhẹ, chiếc lưỡi nhọn lóc lách, nhụy hoa tơi tả. Tôi không giữ nổi hơi thở nói chi phân biệt được đâu là tay người hay ý rắn."{HL68, 12-2002}
Trên đây là chép nguyên văn một đoạn văn tả một cuộc làm tình của Mai Ninh, một đoạn văn lê thê không xuống hàng một lần, nhiều văn ảnh bóng bẩy, bóng gió, văn chương đến độ người đọc phải mò mẫm đoán ý chính của tác giả. Thỉnh thoảng lại dùng những chữ Việt thuộc loại bí mật, không biết xuất phát từ miền nào VN. Thí dụ như hai câu chót: 'mấu răng', 'lưỡi nhọn lóc lách', 'ý rắn' dùng để chỉ những gì vậy? Thắc mắc là thắc mắc thế thôi, không có nghĩa là chê Mai Ninh viết không hay. Chỉ có điều khi đọc văn Mai Ninh, nên đọc theo lối ghi nhận những con chữ để lại nơi mình, hiểu đại khái theo những ấn tượng này. Nhất là đừng đòi hỏi truyện, miêu tả nào cũng phải tuân theo dàn bài cổ điển: Nhập đề (những tán tỉnh vuốt ve mở đầu), Thân bài (những động tác chính), Kết luận (xuất tinh). Gần đây một số phụ nữ thuộc loại feminist chê lối dàn bài như thế là quá đàn ông, quá phụ hệ, chỉ hợp với nam giới. Bởi vì, như một số nhà nghiên cứu gần đây về tình dục đã công bố, sự khoái cảm của phụ nữ là từ từ dâng, là miên man trước khi cực điểm, là kéo dài rồi tan dần như sóng biển vào bãi cát phẳng, chứ không 'một phút huy hoàng rồi chợt tắt'{Xuân Diệu}.
Mưa đá âm dương. Đó là tên một truyện ngắn hơi dài của Mai Ninh. Đọc cái tên truyện, đã thấy phảng phất hương vị thần thoại rồi, nhưng đây không là truyện cổ viết lại, nếu có phân loại, chắc sẽ được gọi là hiện thực huyền ảo. Nhân vật nữ là Phượng, tên của một loài chim, còn chàng là Ngư, nghĩa là cá. Chàng và nàng ân ái trên bãi cát ven biển: "Phượng bỏ rơi mình lâng lâng trong cảm giá rạt rào bất giác tuôn trào từ bụng, thốn lên co cứng hai đầu ngực. Nàng cọ nửa mặt vào những hạt cát li ti xoay tròn một sắc hồng kỳ diệu, rướn người ủ ấp từng đợt nước dồn rung động dưới thân... Ngư dội lên những dùi chuông chắc nịch dịu dàng. Thế rồi Ngư bất ngờ hất nàng xuống, đột ngột bỏ đi, cơ thể cuộn dài như thân cá, duỗi theo dòng nước ra biển nhanh không ngờ." {Việt 6, 2000}
Chàng tuyên bố mình là loài cá giam mình trong biển ấm, còn nàng là loài chim, chỉ đoàn tụ được khi: "Bao giờ em sờ tay lên hòn đá âm dương khoanh vòng nửa trắng nửa đen ở cửa sông ấy là em giải thoát, gỡ thả anh về bơi lội trong thế giới của sự sống." Nói xong chàng từ giã để đến vùng đất ngút ngàn, miền địa đầu trái đất. Dĩ nhiên nhớ chàng, nàng bắt đầu một hành trình đi tìm khắp các cửa sông trên thế giới để kiếm đá âm dương. Một đêm trên bãi biển có nhiều thanh niên đốt lửa vui chơi có một cô gái trẻ du mục nhẩy múa với "hai bầu ngực đầy căng như chỉ chực bứt sợi dây cột manh áo bó sát thân, cũn cỡn trên cái váy xoè nhiều mầu, để lộ lõm xoay tròn xoe giữa bụng". Phượng ngủ thiếp đi và khi thức giấc lúc khuya, nàng được chứng kiến màn làm tình của cô gái với một chàng trai:
"Cô gái co cặp đùi nở nang quấn cứng dưới vành mông của chàng trai chỉ còn manh áo trắng mỏng manh, đang dạng chân cử động dồn dập... Phượng mở bừng mắt, hai gò ngực nhức căng. Hơi thở gấp rút của gã trai và tiếng đứa con gái gầm gừ như thú mắc bẫy... rung đứt những sợi thần kinh của Phượng... Bỗng nhiên Ngư lại hiện ra lừng lững giữa bầu trời băng xanh lạnh giá..." như để khuyến khích Phượng tiếp tục cuộc hành trình đang dang dở, đến khi nàng lọt vào được một căn nhà lạ lùng có một người đàn ông tàn tật đang ngồi hút thuốc. Biết mục đích của cô gái, người đàn ông chống nạng dẫn cô gái đi tới một cửa sông có đá âm dương. Và đúng lúc nàng nhìn hòn đá, người đàn ông vòng tay ôm, quật ngã trên nền đá và hỏi cô chàng Ngư đang ở nơi nào. Khi đã biết, "Người đàn ông ấy đã quỳ trên mặt đất, hai tay thành khẩn khép lại vạt áo đẫm nước trên khuôn ngực trần của cô gái, xốn xang lời tạ tội... người con gái đã đứng dậy, lững thững xuống đồi. Khi ấy trận mưa đá cũng vừa ngưng, hồng hạc lại họp đàn bình thản la đà nơi cửa con sông." Truyện chấm dứt ở câu trên, với bầy chim hồng hạc la đà nơi cửa con sông, để người đọc ngẩn ngơ theo đúng văn phong của Mai Ninh: cái gì đã xảy ra vậy, mọi sự sẽ ra sao vậy?
- Mai Ninh - Tình Dục Và Các Nhà Văn Nữ Di Dân Việt... Thế Uyên Nhận định
- "Mạnh Côn", Cá Kình Thế Uyên Tạp bút
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |