|
Bùi Giáng(17.12.1926 - 7.10.1998) | Du Tử Lê(.0.1942 - 7.10.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Nguyễn Thanh Việt
Văn hóa là gì? Nó khác với văn học như thế nào? Theo bài viết trên Wikipedia, văn hóa của một dân tộc được nhận định qua tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, phong tục, ẩm thực, trang phục, lễ hội và nghệ thuật. Nghệ thuật bao gồm văn học, kiến trúc, điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc. Như thể văn học là một phần thể của văn hóa. Đối với người Việt Nam sinh sống ở hải ngoại, những sinh hoạt của họ có thể được coi là văn hóa Việt Nam hay không? Hay chỉ những sinh hoạt ở trong nước mới được coi là văn hóa Việt Nam. Giả sử một tác giả người Mỹ gốc Việt dùng tiếng Anh để viết về một đề tài Việt Nam trong đó nhân vật chính là người Việt với cách thức suy nghĩ và hành động như một người Việt Nam. Vậy thì tác phẩm này có thể cho là thuộc về văn hóa Việt Nam hay không? Câu hỏi này có nhiều cách trả lời tùy theo quan điểm của người đọc nhưng bài viết này không nhằm vào việc trả lời câu hỏi trên mà tôi chỉ muốn giới thiệu với độc giả những cây viết người Mỹ gốc Việt đã thành công với những tác phẩm bằng Anh-ngữ mà đa số các đề tài đều về Việt Nam hoặc cuộc sống của người Việt ở hải ngoại. Các tác phẩm của họ đều được bán trên Amazon cho những độc giả ngoại quốc. Những tài liệu, thông tin về các tác giả này là do tôi lượm lặt lại từ các bài báo của Mỹ đang ở trên mạng. Công việc của tôi không khai phá thêm những gì mới mẻ ngoại trừ chuyển dịch lại cho những độc giả kém khả năng đọc tiếng Anh. Người Việt có câu “vô tri bất mộ”, nên chúng ta cũng nên tìm hiểu về những văn sĩ này cho dù mình có chấp nhận các tác phẩm của họ thuộc về văn hóa Việt Nam hay không. Sau đây là câu chuyện của ba nhà văn người Mỹ gốc Việt để tìm xem họ đã đến với cái nghiệp viết văn như thế nào.
Có thể nói trong các nhà văn người Mỹ gốc Việt, Nguyễn Thanh Việt là người thành công mà mới mẻ nhất.
Thế giới được biết ông qua cuốn tiểu thuyết “The Sympathizer” (tạm dịch là “Cảm tình viên”). Cuốn tiểu thuyết này đã mang lại cho ông giải thưởng Pulitzer dành cho văn chương. Nhờ đó cuốn tiểu thuyết trở nên thịnh hành, được thông dịch và bán tại 24 quốc gia trên thế giới. Đầu tháng 10 năm 2018, tôi qua Paris chơi và thấy truyện “The Sympathizer” của ông cả hai bản tiếng Anh và Pháp được bày bán tại một tiệm sách trong trung tâm thương mại Le Bon Marché. Đây là một vinh dự lớn cho bất cứ nhà văn nào chứ không riêng gì một nhà văn Việt Nam với một tác phẩm có tầm vóc quốc tế. Tuy nhiên thành công đã không đến với Thanh Việt một cách dễ dàng mà đây là kết quả của một công trình theo đuổi đầy kiên trì và quyết chí từ khi anh còn học trung học.
Nguyễn Thanh Việt sinh năm 1971 tại Ban Mê Thuột. Tháng Ba năm 1975 khi Ban Mê Thuột bị tấn công, mẹ ông để lại người con gái nuôi ở lại coi chừng nhà cửa, cùng ông và người anh bỏ nhà tìm đường vào Nha Trang. Bà ta nghĩ rằng chiến tranh chỉ tạm thời trong một thời gian ngắn và họ sẽ quay trở lại. Lúc đó bố của ông còn đang ở Sài Gòn trong một chuyến đi công việc. Họ đi bộ vài trăm cây số đến Nha Trang. Ở đây họ đáp tàu vào Sài Gòn. Đến nơi họ gặp lại người cha và cả gia đình đã xuống thuyền tìm đường đi tị nạn khi Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Gần 30 năm sau ông mới gặp lại người chị bị bỏ lại ở Ban Mê Thuột trong lúc chạy loạn.
Khi mới tới Mỹ, gia đình của ông bị chia ra làm ba vì không có người bảo lãnh nào chịu nhận cả gia đình bốn người. Bố mẹ của ông đi với một người bảo lãnh, người anh trai 10 tuổi được một gia đình khác bảo lãnh, và ông là một đứa bé bốn tuổi bị tách ra một mình để về với một gia đình mới. Tuy rằng ông chỉ phải sống xa bố mẹ vài tháng nhưng sự chia lìa lúc còn quá bé đã gây một ấn tượng lớn trong não trạng của ông. Như những người Việt Nam khác khi mới tới Mỹ vào những năm khởi đầu của làn sóng tị nạn, gia đình ông Việt phải phấn đấu với nhiều khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống. Ban đầu họ định cư ở Harrisburg, Pennsylvania và sống trong một khu nhà nghèo với những sắc dân thiểu số khác. Vài năm sau họ dọn về San Jose, California để có nhiều cơ hội kinh tế hơn. Đặc biệt là vì ở đây có đông người Á Đông tụ họp về sinh sống. Bố của ông mở một tiệm tạp hóa thực phẩm thứ nhì cho người Á Đông. Ông giúp bố mẹ coi sổ sách và lo về các tem phiếu thực phẩm của nhà nước vào buổi tối. Có một lần bố mẹ của ông bị cướp bắn ở trong tiệm. Rồi nhà của ông bị cướp. Khi tên cướp chỉa súng vào mặt ông đó là lúc mà ông ước ao được đi học đại học để tránh xa hoàn cảnh hiện tại. Tất cả những khó khăn này đã giúp cho ông cố gắng để thành công sau này.
Ông ghi danh học và chọn ngành Anh-ngữ (English major) vì ông có ước vọng được trở thành một nhà văn. Điều này làm bố mẹ của ông thất vọng nhiều vì họ mong ông trở thành một bác sĩ hơn là một nhà văn. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục theo đuổi ước vọng trở thành nhà văn của mình. Khi ông ra trường với bằng cử nhân Anh-ngữ và chủng tộc học (English and Ethnic Studies) tại University of California - Berkeley, ông nghĩ rằng mình sẽ không có đủ tài năng để kiếm sống bằng ngòi bút nên ông tiếp tục học thêm để lấy bằng tiến sĩ văn học để có thể đi dạy. Bốn năm sau khi mới 26 tuổi ông đỗ bằng tiến sĩ Anh-ngữ cũng tại trường đại học này. Sau đó ông được nhận làm một giáo sư giảng dạy tại University of Southern California, một trong những giáo sư trẻ tuổi nhất của trường.
Ông Việt nghiên cứu các đề tài văn chương liên quan đến chiến tranh Việt Nam để làm luận án tiến sĩ của ông. Nhờ đó ông có cảm hứng và tài liệu để viết "Cảm Tình Viên". Khi đi dạy ông cũng khởi đầu viết một tập truyện ngắn. Tuy nhiên tập truyện này không được ông in thành sách. Ông coi nó như một cách để ông tập viết truyện dài sau này. Ông kể ra rằng từ lúc ông khởi sự viết "Cảm Tình Viên" cho đến khi nó được in ra thành sách là hơn 10 năm. Điều này không có nghĩa là ông cần 10 năm mới viết xong cuốn sách. Tuy nhiên quá trình tìm nhà xuất bản và cơ hội để phát hành tác phẩm của mình cũng là một giai đoạn dài và đầy cam go. Ông nói, nếu 20 năm trước khi ông mới bắt đầu đi dạy và viết, ông sẽ không tin nếu người ta nói 20 năm sau tác phẩm đầu tay của ông mới thành công. Nhưng đây thật là một cái gương cho những người viết trẻ, nếu muốn thành công thì phải kiên trì giống như ông Nguyễn Thanh Việt. Hiện tại ông tiếp tục dạy học, xuất bản sách, cộng tác với báo chí Mỹ và nói lên những kinh nghiệm của người tị nạn.
Cũng giống như Nguyễn Thanh Việt, Phạm X. Andrew sanh ở Việt Nam nhưng đến Mỹ từ lúc còn bé. Ông sinh năm 1967 tại Phan Thiết. Bố của ông làm cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa và cơ quan tuyên truyền của Mỹ. Sau cuộc chiến ông ta cũng bị bắt đi cải tạo một thời gian ngắn. Khi được thả về, ông thuê thuyền cùng gia đình tìm cách đi vượt biên. Họ ở trại tị nạn tại Jakarta, Indonesia được 18 tháng và sau đó được một nhà thờ tin lành ở Shreveport, Louisiana bảo lãnh sang Mỹ. Sau khi ở đây được chín tháng, gia đình Andrew dọn sang San Jose, California vào năm 1977. Đây cũng là khoảng thời gian mà nhiều người tị nạn Việt Nam lúc ban đầu còn sống rải rác trên khắp nước Mỹ kéo nhau về tiểu bang Cali để sinh sống, tạo nên những cộng đồng Việt Nam đầu tiên trên nước Mỹ.
Khác với Nguyễn Thanh Việt, Phạm X. Andrew lúc còn trẻ không muốn trở thành một nhà văn mà lại muốn trở thành một họa sĩ. Ông Việt đã có can đảm đi ngược lại ước muốn của gia đình và chọn ngành Anh-ngữ để theo đuổi ước vọng làm nhà văn của mình. Ngược lại, ông Andrew đi theo bước chân người cha và chọn học ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ (aerospace engineering). Khi ra trường với bằng kỹ sư, ông được nhận vào làm cho hãng hàng không United Airlines. Sau một thời gian ngắn, ông cảm thấy không muốn bị gò bó trong môi trường của các công ty tập đoàn nhất là khi các cấp lãnh đạo của hãng United Airlines đa số là các người đàn ông da trắng. Ông cảm thấy mình không có nhiều triển vọng tiến thân trong môi trường này nên đã tự nghỉ việc và trở lại học đường. Tại trường đại học, Andrew tiếp tục học thêm để lây bằng phó tiến sĩ của ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ với luận đề về cơ học quỹ đạo (orbital mecchanic). Cùng một lúc, ông cũng ghi danh để học lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Nhưng ông nghỉ học nửa chừng và bỏ tất cả để tìm một hướng đi mới cho cuộc đời của ông. Lần này ông muốn trở thành một người sống bằng nghề viết, đi thám du đó đây và sống cuộc sống phiêu bồng.
Andrew có kể lý do ông ta bỏ học chương trình thạc sĩ trong cuốn hồi ký “Catfish and Mandala: A Two-Wheeled Voyage the Landscape and Memory of Vietnam” (Cá trê và Mạn-đà-la: Kỷ niệm và hành trình xuyên Việt bằng xe hai bánh), tác phẩm đầu tay của ông xuất bản năm 1999. Đây là một câu chuyện gia đình tế nhị nhưng có lẽ cần thuật lại để người đọc có thể hiểu được những u uẩn trong tâm hồn của ông đã đưa đến những quyết định táo bạo để thay đổi hướng đi trong cuộc sống. Chị lớn của ông thường bị bố đánh đập, Có một lần cô giáo ở nhà trường thấy được những vết bầm trên người cô ta và báo cảnh sát. Ông bố bị bắt vì tội hàng hung trẻ em. Chị của ông không tố án cha mình nhưng bộ nhà ra đi. Kể từ đó nhà ông không còn nhắc đến chị ấy coi như đó là một sự sỉ nhục của gia đình. Về sau chị ấy giải phẫu để trở thành đàn ông và quay trở về với gia đình. Tuy nhiên vì không được gia đình chấp nhận nên cô ta đã tự từ vài tháng sau đó. Cái chết oan ức của chị mình là một nỗi trăn trở làm cho Andrew băn khoăn, thao thức về mục đích và hướng đi của cuộc đời mình. Từ đó ông đã bỏ học và tìm cách mưu sống hoàn toàn bằng nghề viết.
Ông xin được vào làm cho một tờ báo địa phương. Một trong những công tác của ông là đảm trách tiết mục phê bình các tiệm ăn. Ông nói đây là một công việc thích hợp cho một thanh niên đang chết đói như ông. Cũng trong thời gian này, ông hay đi xe đạp ở miền tây nước Mỹ. Do đó ông quen được với những người thích đi xe đạp giống như ông và họ đạp xe khắp miền tây nước Mỹ. Ông đến Nhật để du lịch bằng xe đạp và vì một sự ngẫu nhiên ông đã về Việt Nam để đi du lịch từ Nam ra Bắc bằng xe đạp. Khi về Mỹ, ông viết một tập hồi ký về chuyến đi du lịch Nam Bắc bằng xe đạp này. Tác phẩm đầu tay của ông đã đạt được giải thưởng Kiriyama Prize, Whiting Writers' Award, Quality Paperback Book Prize, Oregon Literature Prize, Guardian Prize Shortlist Finalist và New York Times Notable Book of the Year.
Ông Andrew nói rằng mỗi một nhà văn trong thâm tâm họ biết được rằng có thể cưu mang được bao nhiêu tác phẩm. Ông nghĩ rằng sức mình chỉ có thể cho ra đời được hai đứa con mà thôi. Nên sau khi tác phẩm thứ hai kể về cuộc đời của bố ông, "The Eaves of Heaven: A Life in Three Wars" (Mái Hiên Thiên Đường: Một Đời Qua Ba Cuộc Chiến) được ra đời gần chín năm sau vào năm 2008, ông chú trọng vào đam mê thứ hai của ông đó là thực phẩm. Cũng nên nhớ rằng ông Andrew đã có một thời làm phê bình gia cho các tiệm ăn địa phương. Ông viết một cuốn sách dạy nấu ăn và có nhiều hoạt động liên quan đến lĩnh vực này.
Trong khi Nguyễn Thanh Việt và Phạm X. Andrew giới thiệu với các độc giả ngoại quốc người lớn về văn hoá Việt Nam thì Phạm Lê Uyên hay là LeUyen Pham giới thiệu văn hoá Việt Nam cho các trẻ em ngoại quốc vì bà là một nhà minh họa truyện trẻ em. Bà cũng là tác giả của hai cuốn truyện trẻ em dựa trên cuộc đời của bà. Cả hai tác phẩm “Big Sister, Little Sister” (Chị và Em, 2005) và “All the Things I Love About You” (Những Điều Mẹ Thương Ở Con, 2010) được nhiều khen thưởng và thịnh hành với trẻ em. Tuy nhiên, bà được biết đến qua trên 80 sách dành cho trẻ em mà bà đã minh họa cho các tác giả khác. Bà kể khi lên năm tuổi bà cảm thấy mình sống trong hai thế giới khác nhau. Khi ở nhà, bà chơi với các anh cả ngày mà không cần người trông coi. Họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt và ăn đồ ăn Việt Nam. Khi đi học thì lại là một thế giới khác vì các học sinh khác có quần áo mới hơn bà, họ ăn những thực phẩm được gói ở trong hộp, họ có những chỗ đi chơi mà bà chưa bao giờ được đến. Ngược lại họ không biết Việt Nam là ở đâu. Lúc giờ chơi bà phải chơi một mình và mong đến giờ ra về để được về nhà chơi với các anh. Một hôm bà đọc một cuốn sách có minh họa và nó đã mở ra cho bà một thế giới mới. Câu chuyện thời thơ ấu của bà Lê Uyên cũng giống X. Andrew thì hay đánh lộn với các học sinh thiểu số như thời thơ ấu của Nguyễn Thanh Việt và Phạm X. Andrew. Họ là những kẻ di dân mới đến và ban đầu cảm thấy phải sống ngoài lề thay vì hòa đồng với những đứa trẻ cùng tuổi. Phạm X. Andrew thì hay đánh lộn với các học sinh thiểu số khác khi còn ở trung học. Còn Phạm Lê Uyên thì tìm được sự giải toả qua những bức tranh hoạt họa của bà.
Phạm Lê Uyên sinh năm 1973 tại Sài Gòn và di tản qua Mỹ năm 1975 trong một chuyến không vận. Sau một thời gian đầu, gia đình của bà đã định cư tại Pasadena, California. Ban đầu bà ghi danh học trường Đại Học Los Angeles (UCLA) về ngành chính trị học. Hai năm sau, khi bà học một khóa hội họa ở đây, các giáo sư của trường khám phá ra tài năng vẽ của bà. Ông giáo sư chủ nhiệm đã vận động xin học bổng để bà được học ở Cao Đẳng Mỹ Thuật Pasadena (AI| Center College of Design at Pasadena). Ông đã thuyết phục bà theo đuổi ngành hội họa thay vì học chính trị học vì gia đình bà muốn bà thi vào trường luật sau này. Khi ra trường hội họa, bà được nhận vào làm cho hãng phim Dreamworks với một số lương khá cao. Tuy nhiên sau hai năm bà đã xin nghỉ việc ở đây và sống bằng nghề minh họa sách trẻ em.
Trong một buổi phỏng vấn với Oatley Academy, bà kể rằng bố mẹ bà muốn chị bà làm bác sĩ còn bà thì làm luật sư. Do đó khi ghi danh vào đại học, bà đã chọn ngành chính trị học để chuẩn bị học luật sư sau này. Nhưng khi vào học ở trường hội họa thì bà biết ngay hội họa chính là ngành mà bà yêu thích. Trong thời gian làm ở Dreamworks thì bà cũng minh họa vài cuốn sách trẻ em. Tuy nhiên bà biết rằng mình không thể làm hai thứ nên bà chọn sống bằng nghề minh họa sách và để cho giao kèo ở Dreamworks hết hạn. Bà biết rằng lương của người minh họa lúc ban đầu rất khiêm tốn. Do đó trong hai năm làm ở Dreamworks, bà dành dụm để có thể trang trải lúc ban đầu khi ra riêng một mình. Vì thái độ can đảm, dám theo đuổi nghệ thuật của mình, bà đã tạo cơ hội và cuộc mạo hiểm của bà đã đem lại cho bà nhiều thành công và danh vọng trong nghề của bà.
Ngoài ba nhà văn Mỹ gốc Việt trên cũng còn nhiều nhà văn Mỹ gốc Việt khác mà có lẽ trong tương lai tôi sẽ tìm hiểu thêm như Kien Nguyen, Nicole Duong, Mai Elliot, Jenn P. Nguyen, va Bich Minh Nguyen. Khi viết về ba nhà văn này, tôi không đào sâu nhiều về các tác phẩm và sinh hoạt hiện tại của họ. Tôi chỉ tò mò muốn biết hoàn cảnh nào đã đưa đẩy họ vào con đường văn chương. Chúng ta thấy rằng tuy sinh trưởng ở Mỹ và sáng tác bằng Anh-văn cho độc giả ngoại quốc, nhưng cả ba người vẫn còn mang tâm hồn Việt Nam và các tác phẩm, đề tài của họ ghi lại những kinh nghiệm, ưu tư, sinh hoạt của những người tị nạn. Họ đã có công giới thiệu cho người ngoại quốc và những thế hệ Việt Nam trẻ sinh trưởng ở ngoại quốc về văn hoá Việt Nam. Điều thứ hai cho thấy cả ba người đến với văn học do chính sự lựa chọn của cá nhân họ mà không có sự ủng hộ hoặc khuyến khích gì nơi bố mẹ. Ông Nguyễn Thanh Việt cho rằng đối với người Việt Nam ở hải ngoại, văn hóa gồm có truyền thống và cộng đồng. Truyền thống là áo dài, các điệu múa dân tộc hoặc thực phẩm. Cộng đồng là những khu phố Việt Nam, bày tỏ chữ hiếu hoặc trưng bày lá cờ Việt Nam.
Là những người di dân, ước vọng bảo tồn văn hóa vẫn là một ưu tư lớn trong chúng ta. Thử hỏi nếu cứ không có phát triển thêm trong lãnh vực văn học nơi thế hệ thứ hai thì liệu họ có thể giữ văn hóa Việt Nam được không hay văn hóa Việt Nam sẽ biến đổi theo họ và sẽ ra sao?
Tài liệu tham khảo:
https://vietnguyen.info/2016/growing-up-in-america
https://www.bookbrowse.com/biographies/index.cfm/author number/158 1/andrew-X-pham
https://en.wikipedia.org/wiki/Andrew X. Pham
http://diacritics.org/2011/04/leuven-pham-childrens-book-illustrator/
http://leuyenpham.blogspot.com/
https://www.simonandschuster.com/authors/LeUyen-Pham/22247775
- Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Công Hiển: Người 'vẽ' tranh lên ảnh Huy Nguyễn Nhận định
- Tìm Hiểu Độc Giả Mỹ Huy Nguyễn Nhận định
- Ba Nhà Văn Mỹ Gốc Việt Huy Nguyễn Nhận định
• Cuộc Gặp Gỡ Đong Đầy Hy Vọng (Thaophuong)
• Ba Nhà Văn Mỹ Gốc Việt (Huy Nguyễn)
Nhà văn Nguyễn Thanh Việt lo ngại bản dịch 'The Sympathizer' bị kiểm duyệt (An Tôn/VOA)
Trạng thái bất toàn: đọc cuốn “the refugees” của nguyễn thanh việt (Joyce Carol Oates / Chuyển ngữ: Nguyễn Ước)
Chuyện tình báo trong The Sympathizer (Bùi Văn Phú)
'Con đường khổ luyện dẫn tới thành công' (Nguyễn Phan Quế Mai)
Những câu chuyện không chỉ dành cho người Việt (Nguyễn Phan Quế Mai)
- Tiền Bối Của John Kelly Cũng Không Thể Hội Nhập
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |