|
Cao Đông Khánh(..1941 - 12.12.2000) | Lê Phổ(2.8.1907 - 12.12.2001) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhiếp ảnh gia
Vũ Công Hiển
Vũ Công Hiển không phải là cái tên nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh tại Việt Nam, nhưng nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh quý trọng ông, bởi hằng năm ông đều đặn về nước sáng tác và giao lưu trong giới.
Riêng tại Mỹ và cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại, cái tên ông được biết đến nhiều. Ông đã từng đoạt nhiều giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế như Argentina 2017- Salón Internacional FAF 2017 (Federación Argentina de Fotografía), Argentina 2016: 4º Salon Int. - El Argentino; S4C: The Southern California Council of Camera Clubs (2015); S4C International Exhibition of Photography; SPA: Sunrise Photography Association - US...
Người tiên phong lồng ảnh vào nhạc
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Công Hiển tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1968. Ông dạy môn lịch sử tại Long Xuyên trong 4 năm. Sau đó, ông về dạy tại một trường trung học ở quận 7 (TP.HCM) cũng khoảng 4 năm. Trong giai đoạn này, Vũ Công Hiển đã mê chụp ảnh, nhưng máy ảnh chụp phim còn rất tốn kém nên anh giáo trẻ chưa dám đầu tư tối đa vào đam mê của mình. Dẫu vậy, anh vẫn âm thầm tìm đến những bậc thầy nhiếp ảnh để thụ giáo. Vào năm 1976, Vũ Công Hiển tiếp tục dạy môn sử tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM). Học trò của ông thời điểm này có danh ca Ý Lan, nghệ sĩ kịch nói Ái Như.
Năm 1978, ông định cư tại Mỹ. Sau khi được trắc nghiệm kiến thức, ông tiếp tục được dạy môn lịch sử Hoa Kỳ từ 1980 đến 1995. Từ 1995 – 2000 ông dạy môn toán và tin học. Nhưng từ năm 1993, ông bắt đầu sáng tác ảnh nghệ thuật. Thật nhanh chóng ông trở thành một nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng nhờ phong cách chụp ảnh độc đáo và riêng biệt.
“Công việc của một giáo viên tại Mỹ giúp cho tôi có một nguồn thu nhập đủ tốt để nuôi hai con gái học Đại học Harvard mà không phải nợ tiền trường sau khi tốt nghiệp. Thế nhưng trách nhiệm nuôi con cái cũng là lý do khiến tôi không còn thời gian thực hiện đam mê nhiếp ảnh khi tuổi c“Công việc của một giáo viên tại Mỹ giúp cho tôi có một nguồn thu nhập đủ tốt để nuôi hai con gái học Đại học Harvard mà không phải nợ tiền trường sau khi tốt nghiệp. Thế nhưng trách nhiệm nuôi con cái cũng là lý do khiến tôi không còn thời gian thực hiện đam mê nhiếp ảnh khi tuổi còn trẻ”, anh nói. Vũ Công Hiển cho biết thêm: “Vào năm 1993, tôi bắt đầu sáng tác và tham gia một câu lạc bộ ảnh nghệ thuật của người Việt tại California. Đây là một hội nghệ thuật phi chính trị, phi lợi nhuận. Đến năm 1995, tôi được bầu làm chủ tịch câu lạc bộ này. Anh em tin tưởng bầu chọn tôi vì các lý do như trình độ chụp ảnh, khả năng tổ chức, tính minh bạch trong tài chính”.
Vũ Công Hiển là một nghệ sĩ đa phong cách. Ông nổi tiếng với các bức hình chụp người mẫu nữ trong chiếc áo dài với phông nền là cảnh thiên nhiên đẹp kỳ vĩ. Đồng thời ông cũng chụp những bức ảnh cảnh vật, hay con người hòa quyện vào thiên nhiên rất độc đáo. Nhưng có lẽ một hoạt động giúp ông được đông đảo người Việt khắp thế giới biết đến là lồng hình ảnh nghệ thuật vào bài hát tiếng Việt. Theo đó, khi ông cảm được ý nghĩa và thông điệp của bài hát nào đó, ông xây dựng một clip các hình ảnh do ông sáng tác minh họa cho ý nghĩa của bài hát đó. Những hình ảnh đẹp khi thì lãng mạn, lúc thì sâu lắng và triết lý của các bức ảnh của ông phù hợp và góp phần nâng giá trị cho bài hát. Vũ Thành An là nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng với nhiều bài không tên. Chính tác giả này đã biên thơ cảm tạ Vũ Công Hiển khi ông lồng hình ảnh nghệ thuật hòa vào giai điệu bài hát của mình.
Nếu như nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh nghệ thuật chú trọng đầu tư thiết bị, kỹ thuật photoshop thì Vũ Công Hiển chỉ sử dụng loại máy đơn giản. Ông cũng dùng kỹ thuật photoshop nhưng ở mức vừa phải đảm bảo tính thực của bức ảnh. Điều quan trọng với ông là ý tưởng lạ để tạo ra bức ảnh. Vì lẽ đó, khi tham gia sáng tác cùng nhiều nghệ sĩ khác, ông thường chọn cho mình một góc riêng. Ông quan sát và tìm kiếm những gì mà người khác không để ý đến. Thế nên mỗi bức ảnh của Vũ Công Hiển luôn là nhưng khoảng khắc riêng và lạ. Điểm đặc biệt mà bất kỳ ai cũng nhận ra khi xem ảnh của Vũ Công Hiển đều nhận thấy là cách xử lý ánh sáng của ông luôn tạo ra một bức ảnh đẹp giống như được họa sĩ vẽ tranh tô màu kỳ công trên bức vẽ của mình.
Về sau, ông còn lồng vào các bức ảnh những câu danh ngôn và triết lý hay. Điều này, giúp cho ảnh của ông có thêm điều thi vị. Vũ Công Hiển chia sẻ: “Mỗi một bức ảnh có một ẩn ý sâu xa không thua kém một câu triết lý sâu sắc. Tuy nhiên, có khi người ta xem ảnh một cách lướt qua nên không đủ sự tỉnh táo nhận ra hết ý nghĩa của nó. Tôi muốn người xem dừng lại xem bức ảnh lâu hơn bằng cách viết lên đó những câu văn hay và khó hiểu. Tôi buộc người xem phải thưởng thức và suy ngẫm”.
Tính tiên phong và sự sáng tạo giúp cho các tác phẩm của Vũ Công Hiển có một vị trí đặc biệt trong giới nghệ sĩ nhiếp ảnh. Nhận được nhiều lời khuyến khích từ khán giả và đồng nghiệp, ông quyết định thành lập một website cá nhân. Tại đây, ông lưu giữ hàng ngàn bức ảnh đã chụp suốt hơn 20 năm qua. Ông cũng tiến hành xuất bản tập sách ảnh với phân nửa là ảnh ông chụp tại Mỹ và nhiều nước khác, và một nửa là hình ảnh Việt Nam. Kế tiếp, ông cho biết sẽ xuất bản tập sách ảnh thứ 2 mang tên Việt Nam quê hương mến yêu bao gồm nhiều bức ảnh chụp ở Việt Nam từ 2005 – 2018.
Theo nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Công Hiển, gần 10 năm nay, mỗi năm ông về Việt Nam ít nhất 3 tháng. Suốt thời gian đó, ông rong ruổi khắp đất nước để chụp ảnh. Hành trình này giúp ông nhận ra quê hương Việt Nam quá đẹp. Ông muốn tri ân bằng cách ghi lại và lưu truyền cho nhiều người Việt Nam cùng thế hệ và người sinh sau. Và đồng thời ông muốn giới thiệu ra quốc tế biết đến vẻ đẹp của đất mẹ Việt Nam, nơi ông sinh ra và lớn lên.
- Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Công Hiển: Người 'vẽ' tranh lên ảnh Huy Nguyễn Nhận định
- Tìm Hiểu Độc Giả Mỹ Huy Nguyễn Nhận định
- Ba Nhà Văn Mỹ Gốc Việt Huy Nguyễn Nhận định
• Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Công Hiển: Người 'vẽ' tranh lên ảnh (Huy Nguyễn)
Vũ Công Hiển (cothommagazine.com)
Nhà giáo tị nạn-Nhiếp ảnh gia Vũ Công Hiển với trên 30 video tuyệt đẹp làm đẹp cho đời
(luongvancanhuynhthuckhang.wordpress.com)
Tổng hợp 36 kinh nghiệm khi chơi ảnh
Tác phẩm trên mạng:
- Nghệ thuật qua ống kính Vũ Công Hiển
- Ảnh đẹp và những câu nói hay
- Hương Kiều Loan, nỗi đam mê (Đỗ Dung)
- Đôi Dòng Lịch sử Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam trước 1975 (Khôi Trần)
- Trò chuyện cùng GS Lê Văn Khoa nhân triển lãm nhiếp ảnh tại Houston (Băng Huyền)
- Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, tác giả bức ảnh Vá Cờ, qua đời (Đỗ Dzũng)
- Ảnh Siêu Thực (Trần Cao Lĩnh)
- Xem Triển Lãm Nhiếp Ảnh Của Nguyễn Cao Đàm (Đông Nguyên)
- Động Tĩnh Trong Ảnh (Trần Cao Lĩnh)
- Một Thời Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật (Nguyễn Cao Đàm)
Nhớ Thầy (Thu An)
Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Cao Đàm, Bóng Tối Và Ánh Sáng (Nguyễn Ngọc Dung)
Nguyễn Cao Đàm, Người thầy của nhiều thế hệ nhiếp ảnh Việt Nam (cbs.com)
Vinh danh và ngưỡng mộ (hoivietanh.net)
Ảnh Trần Cao Lĩnh (vnthuquan.net)
Sài Gòn 1950-1975 (SafeShare.TV)
• Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |