1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Viết về Nghiêm Sĩ Tuấn (Phạm Liêu)

      23-07-2021 | VĂN HỌC

      Viết về Nghiêm Sĩ Tuấn

        PHẠM LIÊU
      Share File.php Share File
          

       

      Làm gì có xương nào phơi vô nghĩa, càng vô nghĩa bao nhiêu càng ý nghĩa bấy nhiêu, vả chăng xương nào thay thế được xương mình. Trái đậu thì hoa tàn. Hạt giống có chết cây mới nảy mầm xanh, sao nói là vô nghĩa được".
      Nghiêm-Sĩ-Tuấn.

      CON NGƯỜI



         Nhà văn Nghiêm Sỹ Tuấn
          (7.2.1937 - 11.4.1968)

      Trầm tĩnh đến độ lạnh nhạt, trông anh giống một nhà tu khổ hạnh hơn một Y sĩ Dù. Nghiêm Sĩ Tuấn sinh ngày 7-2-1937 tại Nam Định Bắc Phần, trong một gia đình trung lưu nho giáo. Được thân sinh dạy vỡ lòng năm lên bảy, mãi đến năm 14 tuổi anh mới thực sự cắp sách đến trường (Dũng Lạc Hà-Nội). Bảy năm Trung và bảy năm Đại học.


      1955 - 58 học-sinh Nghiêm-Sĩ Tuấn luôn được xếp ưu hạng trong những môn ngoại ngữ Anh, Pháp, Đức, Hán tự và Việt-nam tại trường Chu Văn An.


      Ngay từ thủa thiếu thời, anh đã tỏ một ý chí cương nghị, một sự phục tòng hiếm có. Vâng lời phụ mẫu anh theo học dự bị y khoa (P.C.B) năm 1958 và tốt nghiệp Y Khoa Đại học Đường năm 1965.


      Những người bạn xa gần không một ai có thể phủ nhận thiện chí «làm một cái gì cho xứ sở" của anh. Để đóng góp thật sự, để nối liền ý thức và hành động anh đã tình nguyện về Dù. Được thuyên chuyền về Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, anh đi tham dự hầu hết những cuộc hành quân quan trọng của đơn vị. Là vị Y sĩ đầu tiên hai lần bị thương anh vẫn vui vẻ tái xuất giang hồ.

      Tôi bắt đầu lội từ 11-8-66. Tới nay đã tham dự 11 cuộc hành quân hay chiến dịch. Dài nhất 78 ngày, ngắn nhất 2 ngày. Có mặt tại đủ bốn Vùng Chiến Thuật. Ba lần ở địa đầu nước An-nam Cộng-hòa.


      Một Saut trận ở mật khu Thới lại Cờ đỏ thuộc Vùng bốn. Một lần bị thương cũng ở Vùng 4 trong cuộc đi ngắn nhất, ngắn nhất vì trúng đạn được về, chứ không phải chính nó ngắn có 2 ngày thôi đâu. Hai tháng khập khiễng dưỡng thương ở nhà. Tái xuất giang hồ từ đầu tháng 7-67. Và bây giờ mừng lễ Giáng sinh ở DAKTO, sau khi leo núi xuống đèo 15 ngày ròng rã. Đã lên ăn ngủ trên mấy đỉnh 1416, 1556. Đại khái cũng nhiều mệt nhọc, mà cũng nhiều thích thú".

      (Trích trong thư gởi bạn đề ngày 28-12-67)


       Chân dung Y sĩ Trung úy Nghiêm Sỹ Tuấn qua nét họa của Y sĩ Đại úy Lê Văn Công, Virginia, USA 2018 [size 16 x 20’’, acrylic on canvas]

      Trong đơn vị, anh luôn tỏ ra là một quân nhân giàu lòng vị tha bao dung rộng rãi với các quận nhân thuộc hạ, tự xếp mình trong một kỷ luật sắt đá, một thứ kỷ luật tự giác. Qua những bài viết trong Nguyệt san Tình Thương và nhiều tạp chí khác, anh đả kích mọi sự chống đối, dù nhân danh một sự kiện gì. Theo anh chiến tranh không thể tự nó đáng nhờm gớm. Chỉ đáng khinh bỉ những nhân chứng ngoại cuộc chỉ trỏ vô trách nhiệm,


      Anh viết:

      «Chiến tranh chỉ xấu xa và tàn bạo trong mắt những người đứng xa chỉ trỏ. Cha ông chúng ta khi xưa đã nhất định tiếp tục nó, và đã chiến thắng chắc vì hiểu rằng trật tự và kỷ luật trong sức mạnh con người là một cảnh tự nó đẹp dễ làm cảm động, dễ làm thán phục. Nhất là khi có những sức mạnh bên ngoài đến gây xáo trộn trật tự và kỷ-luật ấy".

      Tội trộm nghĩ thứ "trật tự và kỷ luật" trên, anh đã tìm thấy ở các đơn vị Dù. Sự kiện này cắt nghĩa phần nào cho việc lựa chọn một đơn vị sôi động nhất để nối liền nhân sinh quan đã vạch sẵn với hành động nhập cuộc bước xuống cuộc đời của anh Nghiệm Sĩ Tuấn chủ trương một sự hy sinh tự nguyện, một sự đơn phương chấp nhận sự thể. Từ đấy, cái đẹp đẽ sinh ra, cái dũng sẽ nẩy nở. Kể rằng có một quân nhân thuộc hạ thường mơ ước một ngày nào có thể mua một chiếc máy ảnh giống như cái «CA NON» mà Nghiêm Sĩ Tuấn thường mang theo bên mình. Thế rồi trong một cuộc hành quân, người binh sĩ này tử trận. Y sĩ Tuấn về thăm gia đình người xấu số, không quên mang theo chiếc máy hình ngày nào, kính cẩn đề trên bàn thờ, rồi im lặng ra về.


      Trên cương vị của một Sĩ quan, anh luôn cương trực thẳng thắn: Tình đồng đội của người Y sĩ trẻ thật bao la. Nghe tin anh nằm xuống, họ đều rã rời buồn tiếc. Chỉ có sự mến phục mới cắt nghĩa nổi cảnh những anh binh sĩ Dù chất phác ngồi khóc sướt mướt bên mộ khi tiễn anh về lòng đất lạnh. Một quân nhân Dù vì quá thương tiếc vị Y sĩ của mình, đã không bình tĩnh chụp ngay áo một tù binh Việt Cộng, vừa khóc vừa gào thét rằng tên này đã giết Y sĩ Tuấn. Các bạn đồng đội can ngăn phải trái mãi anh mới thôi.


      Được lệnh về phục vụ tại bệnh viện ĐỖ VINH, Nghiêm Sĩ Tuấn xin tiếp tục theo TĐ 6 ND hành quân tại Khe Sanh.



      Ngày 11-4-1968, tại làng Vei, Đại Đội anh đi theo đụng độ nặng. Những quả 81 của VC nổ long trời xung quanh anh. Hai binh sĩ ở tuyến đầu bị mảnh vào bụng được di tản về toán cứu thương. Y sĩ Tuấn nhảy ra khỏi hầm trú ẩn, trầm tĩnh băng bó hai thương binh, sang nước biển cho họ. Những cử chỉ chậm chạp thong thả. Trong lúc anh đang tiếp nước, một quả tạc đạn rớt ngay trước mặt. Những người y-tá chung quanh đều bị thương nhưng không chết. Chỉ có mình anh trầm tĩnh lìa bỏ cuộc đời như anh đã trầm tĩnh chấp nhận những sự kiện đã xảy ra trong đời anh.


      MỘT NHÂN SINH QUAN


      Mặc ai nói đông nói tây anh vẫn bình thản đi theo con đường đã vạch. Những ngtrời bạn anh kề rằng anh tôn trọng kỷ luật đến độ làm cho những người khác khó chịu. Dưới một bề ngoài trầm lặng, tiềm tàng một nếp sống nội tâm cuồng nhiệt.


      Anh thật nhiều tham vọng. Anh muốn nhiệm vụ của một quân nhân Dù đi kèm một Y sĩ tiền tuyến của anh phải kiện toàn. Không bao giờ ta thán bất cứ một sự gì. Không bao giờ tìm tòi sơ hở của kẻ khác để chỉ trích, phê bình, chê bai. Người khác có cảm tưởng anh im lặng để hành động nhiều hơn, hữu hiệu hơn thật đúng là một triết lý của hành động.


      Tất cả những trầm tĩnh bên ngoài chỉ để che đậy một sự nổi dậy liên tục của nội tâm. Đọc văn anh, chúng ta liên tưởng đến một KAFKA. Những chi tiết nhỏ nhặt của ngoại cảnh bắt nguồn cho một phân tích gẫy gọn súc tích cho một vấn đề chủ yếu. Từ một chuyện hai đứa bé cãi nhau về miếng đất con trâu vỉa hè, anh viết:

      "Ngẫm ra hai đứa bé đều có lý, nghe như chuyện mặt trời xa gần. Tôi đâu dám cuồng vọng trộm đặt mình vào chỗ đứng của một Thánh nhân, song quả thực tôi có phải xử vụ này, tôi cũng đành chịu. Thời buổi đua tranh sơ hở thì đến thân mình còn mất nữa là. Cứ tôi tự do, không làm việc đang làm có người khác sẽ làm mất. Giả sử có kẻ bảo: Tôi có tự do, vậy tôi tự do hay không tự do là quyền tự do của tôi, chắc chẳng ai dám nói tôi... điên rồ".

      N.S.T "Ngồi ăn cơm một mình".

      Anh đã từ một sự kiện không đâu dẫn độc giả vào một thế giới riêng biệt của Nghiêm Sĩ Tuấn, thế giới biểu tượng của cử chỉ và ngôn từ. Trong những áng văn anh đã viết, triết lý của hành động và hành động trong kỷ luật được nêu ra và nhắc lại nhiều lần. Âu cũng là, tôi trộm nghĩ, một trong những nguyên do chính khiến anh đã chọn binh chủng Nhảy Dù.


      Tưởng cũng nên nhắc lại, những quan niệm của một vài danh tướng về binh chủng này.

      «Pour les Parachutistes, la guerre, ce fut le danger, l'audace... Maintenant que la basesse deferle, euxrega ident le ciel sans palir, et la terre sans rougir».

      (Thiếu tướng Charles de Gaulle 6-6-1963).


      "Với những chiến sĩ Nhảy Dù, chiến tranh là hiểm nghèo, là táo bạo. Bây giờ sự thấp hèn đầy dẫy, họ nhìn trời không sợ sệt, nhìn đất không thẹn thùng".

      "Họ như từ một thế giới khác đến, thở không khí trong lành hơn. Các vị chỉ huy có những dáng dấp huyền thoại".

      JEAN LARTÉGUY

      Dáng dấp Nghiêm Sĩ Tuấn là dáng dấp của một nhà khổ hạnh. Anh chấp nhận tất cả: Ngay những điều bất hạnh có thể xảy ra trong mai hậu khi anh dấn thân. Nhiều người cho những sự hy sinh của anh vô nghĩa, nếu không nói phi lý, anh hiền hòa đáp lại:

      "Làm gì có xương nào phơi vô nghĩa, càng vô nghĩa bấy nhiêu và chẳng xương nào thay được xương mình. Trái đậu thì hoa tàn. Hạt giống có chết cây mới nẩy mầm xanh, sao nói là vô nghĩa".

      Anh chấp nhận ngay cả sự chết một mai của mình nếu không nói những áng văn của anh như bản di chúc cuối cùng của một người sắp ra đi. Chấp nhận sự chết để tự dọn mình là một triết lý khổ hạnh, mà ít người bằng tuổi anh đã dám nhận làm chỉ nam cho đời mình.



      PHẠM LIÊU

      (Trích trong Mũ Đỏ.)


      Phạm Liêu

      Nguồn: Nguyệt san Tiền Phong số 38, 15-12-1968
      (Trần Hoài Thư sưu tập)



      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Viết về Nghiêm Sĩ Tuấn Phạm Liêu Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Nghiêm Sỹ Tuấn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nghiêm Sỹ Tuấn

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Viết về Nghiêm Sĩ Tuấn (Phạm Liêu)

      Đọc ‘Y Sĩ Tiền Tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn…’ (Phạm Hồng Sơn)

      - Nghiêm Sỹ Tuấn (Ngô Thế Vinh)

      - Nghiêm Sỹ Tuấn Đi Vào Lửa Đỏ Chiến Tranh (Phan Nhật Nam)

      - Bác Sĩ Nghiêm Sỹ Tuấn và Thông Điệp Mùa Xuân (Trần Thị Nguyệt Mai)

      - Các tác giả khác viết về Nghiêm Sỹ Tuấn

       

      Tác phẩm của Nghiêm Sỹ Tuấn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Nghiêm Sỹ Tuấn tuyển tập

      - Tác phẩm Nghiêm Sỹ Tuấn

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)

      Đọc Tập Thơ Chép Tay Của Nhà Thơ Nguyễn Như Mây (Mang Viên Long)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)