1. Head_

    Đỗ Khánh Hoan

    (5.8.1934 - 3.10.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tíến) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      28-8-2024 | VĂN HỌC

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động

        CHU TẤT TIẾN
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Dương

      Từ thập niên 1980, sau khi sinh hoạt kinh tế đã dần dần ổn định trong cộng đồng người Việt, một hình thức sinh hoạt văn hóa mới đã được thực hiện, mới đầu còn rụt rè, trong phạm vi nhỏ giữa các thân hữu, dần dần đã phát triển thành một sinh hoạt đều đặn và có tiếng vang lớn trong các cộng đồng đông đảo người Việt di tản: “Sinh hoạt giới thiệu tác phẩm mới” mà chúng ta thường quen gọi tắt là Ra Mắt Sách.


      Buổi sinh hoạt giới thiệu cuốn “Hồn Tôi Chuông Gió” của tác giả, nhà văn, nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Dương đến từ Texas, tổ chức tại Westminster, California, trong chiều Chủ Nhật 19 tháng 7 năm 2015, là một buổi sinh hoạt mang nhiều đặc tính rất lạ, không giống những buổi giới thiệu sách khác. Thường lệ, diễn tiến của buổi giới thiệu sách thường giống nhau: Sau lời chào mừng và cám ơn của ban Tổ chức, tác giả sẽ trình bầy về mục đích của việc viết cuốn sách đó, rồi mời một số diễn giả đến để phê bình, nhận xét về tác phẩm đó. Song song với những lời phát biểu, thường có phụ diễn văn nghệ, để làm giảm đi sự khô khan của các lời phát biểu cũng như để tăng thêm giá trị của tác giả, khi có những giọng hát hay và những bài ca thích hợp được trình bầy.


      Nhưng tại buổi giới thiệu sách của nhà văn, nhà thơ Thanh Dương, tác giả chỉ gửi đến độc giả những nụ cười nhẹ nhàng, dịu dàng, mà không nói một lời nào, cho dù có rất nhiều lời đề nghị. Sự dịu dàng, yên lặng ấy mang đầy chất thơ, và tuy không phát ra lời, mà độc giả đã thấy Thanh Dương nói rất nhiều qua ánh mắt bẽn lẽn, trong sáng của chị, tác giả muốn nói rằng: “Tôi chỉ là cái chuông gió, đơn sơ và giản dị. Tôi mẫn cảm với tất cả sự rung động của không gian, từ một cơn gió nhẹ, đến một cái lắc tay, tôi hân hoan vang tiếng cho đời vui, những âm thanh, điệu nhạc hồn nhiên mà tôi kêu lên trong hạnh phúc, mong được làm giảm đi những căng thẳng của cuộc đời, giúp mọi người hiểu rằng, ta nên yêu nhau, thương nhau, hơn làm cho nhau hờn giận. Nếu tiếng chuông tôi reo lên mà chưa đủ cho nhân gian vui vẻ, tôi sẵn sàng hiến cả trái tim tôi cho đời.”


      Và thế là Thanh Dương đứng giữa độc giả, gần như thẹn thò, gần như ngượng nghịu, nổi thẹn thò, ngượng nghịu của cô dâu mới về nhà chồng, đứng giữa những cha mẹ, họ hàng mới, giữa những cặp mắt đổ dồn về minh, hân hoan chào đón.


      Điều lạ lùng thứ hai, mà không một tác giả nào có được, đó là tác phẩm bằng xương thịt, người MC, ca sĩ duyên dáng, phong độ, trí thức, Đại Dương, mà tác giả đã tạo thành khoảng 40 năm trước đây. Tác phẩm nóng bỏng trí thức ấy được sắp thứ nhất trên 3 tác phẩm khác, vì chính là người con trai của tác giả. Anh đã điều khiển chương trình rất điêu luyện, nhưng không kém phần văn chương. Đại Dương cho biết cuộc đời của mình, như một con chim xa đàn nay tìm được tổ cũ, bên người mẹ dấu yêu, người đã tạo tác ra một tác phẩm có rất nhiều điều đặc biệt. Người MC thứ hai cũng rất đặc biệt, Uyển Diễm, phu nhân của môt bác sĩ, con gái của Nhà Thơ, Nhà Văn Bích Huyền. Cặp MC này đã từ lâu như đôi chim uyên, vẫn đứng trên nhiều sân khấu để điều khiển các chương trình âm nhạc, rất nhịp nhàng, giọng bass bên này cất lên, thì giọng Alto bên kia tiếp nối, không có một nét hở. Rồi đến một nhân vật, “tự nguyện làm MC”, là Kim Loan, người em bé nhỏ trong gia đình Thanh Dương, cũng là một tác giả văn, thơ, đã làm cho hội trường như ấm hẳn lên qua giọng nói đơn sơ mà nhí nhảnh như con chim non của cô. Kim Loan tiết lộ nhiều chuyện rất dí dỏm về bà chị của mình, khiến cho độc giả và khán giả hôm đó đã hiểu Thanh Dương nhiều hơn và mến Thanh Dương nhiều hơn. Bên cạnh đó, các diễn giả: Nhà Văn Bích Huyền (người tổ chức chương trình), Giáo sư Đỗ Dung, Nha Sĩ Liên Hương, Nhà Văn Hà Nguyên Lãng, Nhà Văn Chu Tất Tiến, và MC Thúy Anh đã làm cho độc giả chỉ muốn chạy đến gần Thanh Dương và tặng cho Nhà Văn, Nhà Thơ dịu hiền này những tình cảm tha thiết như người đi xa lâu ngày bây giờ mới gặp lại.


      Điều đặc biệt thứ ba là không khí giới thiệu sách thường là trịnh trọng đã bị chìm ngập trong các cung bậc của một chiều nhạc thính phòng tuyệt diệu, với tiếng đàn Piano điêu luyện bậc thầy của Nhạc Sĩ Quốc Vũ và hai cây guitar có tiếng đàn rất lãng mạn, phong phú, đôi khi dồn dập như sóng biển, đôi khi lại vi vút như tiếng chim sơn ca trong một buổi chiều lộng gió, của nhạc sĩ Tiến và nhạc sĩ Nam. Và những tiếng hát, không biết nói sao nhỉ?, đã làm cho toàn thể hội trường như lắng đọng trong từng nốt nhạc của Diễm Quỳnh, Tạ Hùng Cường, Mai Dung, Ngọc Quỳnh, và của chính MC Đại Dương, nhất là khi anh hát chung với người ca sĩ có giọng hát thiên phú Philip Huy. Người ca sĩ có dáng điệu khả ái này hát tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Anh đã chinh phục cảm tình của khán giả rất nhanh. Cuối cùng, tiếng hát óng mượt của ca sĩ Bích Vân, người thiếu nữ trẻ trung có giọng hát Trời cho, một thiên tài âm nhạc, đã làm cho hội trường như muốn vỡ ra với giọng Soprano cực kỳ thanh thoát của cô.


      Để đến lúc chia tay, tất cả các giọng ca đã hát trong chiều ấy đều sát vai nhau và hát bài Hãy Yêu Nhau Đi, thay cho Thanh Dương, người luôn muốn cho xã hội tươi đẹp, và muốn cho mọi người yêu nhau mãi mãi. Chiều giới thiệu tác phẩm của Nguyễn thị Thanh Dương đã kết thúc trong các vòng tay thân mật, êm ái của tất cả mọi người hiện diện.


      Chu Tất Tiến.

      21 tháng 7 năm 2015.


      Chu Tất Tíến

      Nguồn: vietbao.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động Chu Tất Tiến Tường thuật

    3. Bài viết về nhà văn Nguyễn Thị Thanh Dương (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Thị Thanh Dương

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Thị Thanh Dương

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đường Vẫn Ngược Chiều (Nguyễn Thị Thanh Dương)

      - Hình bóng người lính còn sống mãi trong tôi

      - Yêu Lính

      - Vợ Cũ

      - Tình cuối đời

      - Người Trong Mộng

      - Vẫn còn xứng đôi

      - Ước vọng cuối đời người

       

         Bài trên mạng:

      - vbmdhk.org        - vietpen.org

      - vanbutnamhoaky.com   - vietbao.com

      - ngo-quyen.org     - hung-viet.org

      - saimonthidan.com  - phusaonline.free

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)