1. Head_

    Bùi Giáng

    (17.12.1926 - 7.10.1998)

    Du Tử Lê

    (.0.1942 - 7.10.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhớ Người Thơ Nhà Binh Đỗ Tư Long-Trần Miên Trường (Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-7-2022 | VĂN HỌC

      Nhớ Người Thơ Nhà Binh Đỗ Tư Long-Trần Miên Trường

        CAM LI NGUYỄN THỊ MỸ THANH
      Share File.php Share File
          

       

      Bài liên quan:

        - Tưởng nhớ Trần Miên Trường, người thơ đã ngủ giấc thiên thu (Nguyễn Thị Mỹ Thanh)



      Anh dùng hai bút hiệu: Đỗ Tư Long, tên thật, và Trần Miên Trường. Sau này tôi tự hỏi, sao anh lại lấy bút hiệu Trần Miên Trường, để rồi ngủ giấc thiên thu?


      Nơi đây, những chiều thứ Bảy, hầu như quá quen với những cây bút dành cho tuổi học trò và với những độc giả thường xuyên đến thăm. Đó là phòng họp của Tòa soạn Tuổi Hoa, nằm cùng một khu vực với Nhà sách Đức Mẹ. Gọi là phòng họp nhưng thật ra là một căn phòng nhỏ, thường ngày chỉ có hai, ba người ngồi làm việc, thậm chí nhiều hôm chỉ có một người. Vậy mà khi họp mặt lại vui lắm! Đó là nơi mọi người quen nhau đến, và đến làm quen với nhau. Mới đầu có một chút e dè, nhưng sau thì chan hòa như bạn thân.


      Và như thế, Trần Miên Trường đã là bạn thân của Tuổi Hoa trước cả tôi. Hơn thế nữa, anh có một giọng cười hồn nhiên, sảng khoái, như thể cuộc đời vốn dễ dàng với mình. Ai có e ngại cách mấy, nghe giọng cười của anh sẽ thấy mình được hồn nhiên theo cùng.


      Quê nhà của Trần Miên Trường ở tận ngoài Huế. Những lần về hậu cứ, anh đều ghé tòa soạn Tuổi Hoa ở đường Kỳ Đồng, Sài Gòn. Đặt chiếc mũ "bê-rê” đỏ lên bàn, và thế là người lính tạm trở về đời sống dân sự. Gặp ngày thường, anh ngồi làm thơ, gửi bài, và trò chuyện cùng “cô cò” Mỹ Thanh. Gặp thứ Bảy, ôi thôi họp mặt vui vẻ, chuyện trò râm ran.


      Tôi từng nghĩ, Long làm thơ như người ta thở. Nghĩ sao viết vậy, nhưng... ra thơ.


      Nhà thơ trẻ, viết rất đều và rất hăng, từ trước Tết Mậu Thân. Những bài thơ thường viết dành cho các bé, và cho tuổi học trò. Những vần thơ cũng dành cho đời lính, cho những ưu tư khắc khoải của những người tham dự vào cuộc chiến. Hầu như số bán nguyệt san nào cũng có bài của Đỗ Tư Long - Trần Miên Trường.


      Ngày 6 tháng Năm, năm 1970, cánh dù đã rơi trên chiến trường Campuchia. Nhà thơ trẻ được mười chín tuổi. Giọng cười hồn nhiên đã tắt.


      Chân dung của anh: chân dung của vạn người lính.


      Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

      Tháng 5, 2022

      Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

      (Nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 99 tháng 7-2022)
      Tưởng Nhớ Bằng Hữu Đã Khuất & Giới Thiệu Tạp Chí Chỉ Đạo

      Thơ Đỗ Tự Long - Trần Miên Trường


      HẸN XƯA TRONG MẶT TRỜI BUỒN


      Hơi thở học trò vô tội

      Bọn mình sưởi ấm cho nhau

      Mai tao đi vào quân đội

      Bọn mình, thôi, giã từ nhau.


      Những ngón tay gầy đen nhánh

      Một lần gói trọn niềm thương

      Mai tạo chim trời vỗ cánh

      Thơ ngây rồi cũng lên đường.


      Son giá ngày xanh một thuở

      Mái trường phong kín buồn vui

      Xa rồi bút nghiên sách vở

      Tao đi cảnh luống ngậm ngùi.


      Từ đó bọn mình cách trở

      Gió mưa lạnh tuổi trăng sao

      Trong hoang liêu buồn nhắc nhở

      Thư từ nhớ viết cho tao.


      Mai tao đi vào quân đội

      Hành trang nặng trĩu tủi hờn

      Súng gươm mới mười lăm tuổi

      Vào đời chưa thấy lớn khôn.


      Hẹn xưa một lần chưa nhạt

      “Long mày đi trước bình yên

      Chờ bọn tao về họp mặt

      Một ngày từ giã bút nghiên.”


      Trong mặt trời buồn nhắc nhở

      Hẹn xưa đã hiện hữu rồi

      Bọn mình chừ chung hơi thở

      Súng gươm ấm lại môi cười.


      Ngày mai nắng mới reo ngoài nội

      Thanh bình trăm hoa nở đua duyên

      Bọn mình, thôi, giã từ quân đội

      Trả súng gươm về với bút nghiên.


      Trần Miên Trường (1969)

      Thư Quán Bản Thảo số 99 tháng 7-2022


      *


      Tiếc thương

      tranh bìa TH của họa sĩ ViVi


      VIẾT CHO QUYÊN TRONG CƠN SỐT


      Thôi anh tuổi trẻ đi rồi

      Bàn tay vụng dại níu đời bánh xe

      Hình như trời đã sang hè

      Nên môi mặn chát biển về chia ly


      Thôi rồi tuổi trẻ bỏ đi

      Xác thân tôi đó còn gì nữa đây

      Nỗi buồn vi vút qua mây

      Mắt sâu đã đỏ những ngày ưu tư


      Nhìn thời gian quá mỏi nhừ

      Và tôi cũng quá mỏi nhừ bi thương

      Nhớ về tuổi nhỏ thiên đường

      Nhớ về bóng mát vô thường bày tay


      Mà nghe nghiệp lớn lưu đày

      Linh hồn tôi cũng tháng ngày nhớ mong

      Rêu phong lưng đá ngùi trông

      Vết thương lở lói ẩm dòng tháng năm


      Nghe ra rạn nứt âm thầm

      Bóng miên dạng trắng hao tầm vóc sương

      Và nghe giấc ngủ hoang đường

      Tôi mơ mình bước trên đường hoang sơ


      Trăm con kỷ niệm vỗ bờ

      Chừ nghe ngày tháng trơ trơ cuộc lòng

      (Tuổi Hoa số 72, ra ngày 1-7-1967)


      MÙA XUÂN TIỀN TUYẾN


      Tôi nhớ mùa xuân tiền tuyến

      Khi ngồi nghe súng dư âm

      Mùa xuân của rừng của suối

      Của người gác núi âm thầm.


      Hoa mai khuôn vàng nét thắm

      Mấy hàng cỏ dại xanh um

      Loài chim trùng khơi nước mặn

      Về đây mừng tuổi cho rừng


      Bướm say tình hoa mới nở

      Chập chờn tóc liễu xanh mơ

      Mây se nắng vàng rực rỡ

      Thùy dương sẵn tiếng mấy bờ.


      Tôi nhớ mùa xuân tiền tuyến

      Mùa xuân của lá của hoa

      Mùa xuân trĩu đầy tâm sự

      Của người gác núi xa nhà


      Tôi nhớ mùa xuân tiền tuyến

      Khi nhìn ánh lửa miền xa

      Mùa xuân của người gác núi

      Thức đêm gìn giữ sơn hà


      Tôi nhớ mùa xuân tiền tuyến

      Khi nhìn phương cũ xa xăm

      Mùa xuân của tình luyến mến

      Dạt dào đỉnh ngọc hương trầm


      Tôi yêu mùa xuân tiền tuyến

      Nên thương đất mẹ não nùng

      Và mùa xuân này bất diệt

      Của tôi và của núi rừng

      (Tuổi Hoa số 85-86, xuân Mậu Thân, ra ngày 15-1 và 1-2-1968)


      KHI VỀ THĂM TÒA SOẠN


      Chiều qua phố lạ – Sàigòn

      Chân ngơ ngác bởi mình còn chưa quen

      Từ xưa hẹn với chim Quyên

      Một ngày nào đó Trần Miên Trường về


      Thăm anh trong nắng vàng hoe

      Hẹn xưa chừ rộn trên lề bước chân

      Phong sương nên cũng ngại ngần

      Ba mươi tám đó Kỳ Đồng ở đây


      Gió rong hạt nắng vàng cây

      Buổi chiều trời đuổi mây bay ngút ngàn

      Mình từ biển núi quan san

      Theo chân đơn vị hành quân đêm ngày


      Hai mươi bốn tiếng cầm tay

      Miền xa đi phép thăm ai bây giờ

      Từ ngày khói lửa ven đô

      Ngỡ rằng thôi hết ước mơ trong hồn


      Chừ con lộ nhỏ Kỳ Đồng

      Mình về nhận diện vườn hồng Tuổi Hoa

      Gác chuông thánh thót hiền hòa

      Ý uyên nguyên đậm nét ngà ngọc ai


      Rằn ri xóm đạo lạc loài

      Mình nao nao bước tóc tai bồi hồi

      Nụ cười chợt nở trên môi

      Chim Quyên ngậm nắng bên trời cánh mây

      *

      Mặt trời lịm tắt về tây

      Gió rền rĩ chết bên này non cao

      Chia tay nhau hẹn mai sau

      Oanh vàng rộn tiếng xôn xao trên cành


      Và quê hương đẹp thanh bình

      Tuổi Hoa sống mãi cho mình về thăm

      Chiều qua phố lạ một lần

      Rồi mai mốt lại phong trần kiếp trai

      (Tuổi Hoa số 95, ra ngày 15-9-1968)


      TRÊN THIÊN ĐƯỜNG KÝ ỨC


      Anh đứng lại trên thiên đường ký ức

      Để nghe hồn nuối tiếc tuổi thơ bay

      Để nghe thương và nhớ nắng son gầy

      Màu nắng lụa ngày xưa anh rất mến


      Lòng thời gian đã bao lần xao xuyến

      Đã bao lần chua xót đến đau thương

      Từ khi anh Tuổi Trẻ bỏ lên đường

      Làm người lớn mà hồn chưa thấy lớn.


      Tóc vẫn xanh như mây trời buổi sớm

      Môi vẫn hồng như màu nắng vừa lên

      Những nụ mơ trong đáy mắt ngoan hiền

      Chưa kết trái đã rung tàn theo gió.


      Cửa cuộc đời từ khi tay lỡ gõ

      Là đắng cay mất mát bủa quanh hồn

      Là chim không về khi bóng xế hoàng hôn

      Hoa không nở khi trời ươm nắng lụa


      Bạn bè anh những người đồng trang lứa

      Vẫn yên vui trong bóng mát học đường

      Thắp ước mơ biển mộng thắm bay hương

      Trên trang vở còn thơm mùi giấy mới


      Chỉ riêng mình anh đầu tăm mặt tối

      Phải bon chen từng miếng áo miếng cơm

      Phải điêu ngoa miệng lưỡi để nuôi thân

      Và phải khóc phải cười trong giả dối


      Từ cơm áo dạy điêu ngoa miệng lưỡi

      Là thơ ngây không còn nữa trong hồn

      Là tóc trên đầu ngả trắng màu sương

      Như mặc niệm tuổi thơ mình đã mất


      … Anh đứng lại trên thiên đường ký ức.

      (Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 131, ra ngày 15-6-1970)


      TRẦN MIÊN TRƯỜNG

      Nguồn: tranthinguyetmai.wordpress.com

      Ad-22 Ad-22


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đi tìm người thương binh Nguyễn Thi Mỹ Thanh Truyện ngắn

      - Nhớ Người Thơ Nhà Binh Đỗ Tư Long-Trần Miên Trường Nguyễn Thị Mỹ Thanh Hồi ức

      - Điều Mẹ Không Quên Nguyễn Thị Mỹ Thanh Truyện ngắn

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)