1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ông Nguyễn Hiến Lê và 100 tác phẩm (Bách Khoa) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      24-06-2017 | VĂN HỌC

      Ông Nguyễn Hiến Lê và 100 tác phẩm

        BÁCH KHOA
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà văn Nguyễn Hiến Lê
         dưới mắt họa sĩ Tạ Tỵ

      Ô. Nguyễn Hiến Lê sanh ngày 8-1- 1912 tại Hà nội (trong khai sanh ghi 8-4–1912) quê ở làng Phương-Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn-Tây (Bắc Việt).


      Học ở trường Yên phụ (Hà nội) rồi trường Bưởi, trường Cao đảng Công chánh.

      Năm 1935 bắt đầu viết ký ức, rồi viết du ký, tiểu luận, thứ đến phiên dịch! 1945 có được độ chục bản thảo, đã thất lạc gần hết vì giặc giã.

      Làm nhân viên sở Công-chánh, từ năm 1935, thuộc ngành Thủy lợi (Hydraulique) thường đi công cán miền Hậu giang, nên biết nhiều người và cảnh miệt này.


      Cuốn sách được in trước hết là cuốn “Tổ chức công việc theo khoa học” do một ông hạn xuất bản giùm, năm 1948. Một cuốn sách tuy mỏng mà tốn công, là cuốn du ký “Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười". Viết cho Thanh Nghị, không gửi được, bản thảo thất lạc ở Đồng Tháp-mười năm 1946, viết lại năm 1953.


      Sau biến cố lịch sử 1945, không trở lại ngạch cũ, mà dạy học tư ở Long-xuyên, rồi sau ở Trung-học Thoại-Ngọc- Hầu trong 3 năm. Đến năm 1952, thôi dạy lên Saigon; năm sau dựng nhà xuất bản, và từ đó đến nay, chỉ sống bằng cây viết.

      (Trich trong “Sống và Viết” của Nguyễn-Ngu-Í, do Ngày Xanh xuất bản 1966).

      Tác phẩm thứ 100 của Nhà văn Nguyễn Hiến Lê – “Mười câu chuyện văn chương” - do Trí Đăng xuất bản ra đời vào đúng lúc Miền Nam đương chìm trong khói lửa và cục diện đổi thay đột ngột từng ngày, trong thi hàng triệu dân lại một lần nữa rời bỏ sản nghiệp vượt qua những chặng đường di tản máu lệ cực kỳ thê thảm. Do đó mà những vấn đề văn hóa có bị ngập dưới trăm ngàn âu lo về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội v.v... cũng là điều không có gì đáng ngạc nhiên.


      Trong những trang Thư mục, ở phần cuối cuốn sách "10 câu chuyện văn chương”, có bản liệt kê đầy đủ nhan đề những tác phẩm của tác giả đã được xuất bản, từ 1954 đến 1975, phân loại như sau: Văn-học (9 tác phẩm: 15 cuốn); Ngữ pháp (2 tác phẩm); Triết học (7 tác phẩm: 8 cuốn); Lịch sử (8 tác phẩm: 11 cuốn); Chinh trị – Kinh tế (8 tác phẩm); Gương danh nhân (10 tác phẩm); Cảo luận - Tùy bút (13 tác phẩm); Giáo dục - Giáo khoa (13 tác phẩm: 14 cuõn}; Tự luyện Đức Trí (21 tác phẩm) Du ký (2 tác phẩm); Tiểu thuyết dịch (7 tác phẩm: 10 cuốn). Cộng tất cả là 100 tác phẩm gồm 114 cuốn trong số này có 45 dịch phẩm.


      Trong một cuộc tiếp xúc gần đây với nhà văn Nguyễn Hiến Lê, Bách Khoa đã đặt với ông một số câu hỏi như sau:


      – Xin ông cho biết qua nội dung cuốn sách thứ 100 “Mười câu chuyện văn chương” của ông.

       

      – Hầu hết đều là những bằi đã đăng trên Bách-Khoa trong 10 năm trở lại đây, về bước đầu của tôi trong ngành xuất bản,về chánh tả Việt ngữ, về sự nghiệp của Đông Hồ, về hôn nhân với nghề cầm bút, về đời sống của nhà văn.... tóm lại là một ít hồi ký và suy tư của tôi trong mười mấy năm xuất bản và viết văn. Tôi tiếc có mấy bài không thể in lúc này được, phải dành cho một tập khác: “Văn chương và thời thế” để đợi một thời khác.


       

      Vài tác phẩm của học giả Nguyễn Hiến Lê. (Nguồn: kệ sách Học Xá)

      - Sau cuốn thứ 100 này, những cuốn kế tiếp (thứ 101, 102, 103..) sẽ là những cuốn gì và do nhà xuất bản nào ấn hành?

       

      - Sau cuốn này là cuốn “Tourgueniev” do Nhà xuất bản Lửa Thiêng đương in. Đây là một trong loạt ba cuốn về ba tiểu thuyết- gia lớn của Nga, thế kỉ 19, sau Tolstoi, Dostoievski. Hai cuốn kia là “Gogol”“Tchekov” (đều đã viết xong) mỗi cuốn gồm 2 phần:


      1) Đời sống và sự nghiệp.

      2) Trích văn.

      Cuốn thứ 102, 103 chưa biết được có phải là hai cuốn đó không, hay là những cuốn trong các sách sau đây cũng đã viết xong:


      Trang Tử (dịch và phân tích trọn bộ Nam Hoa Kinh).

      Văn minh Trung-Hoa (dịch Will Durant).

      Nửa thế kỉ sống vì nghệ thuật (đời 5 nghệ sĩ),

      Tôi tập viết tiếng Việt

      Một mùa hè vắng bóng chim (dịch Han Suyin).

      Con đường thiên lí.

      Những bản thảo trên đây đều chưa trao cho nhà xuất bản nào.


      - Xin ông cho biết về những tắc phẩm ông đương viết và dự định sẽ vịết sau này?

       

      -Tôi đương viết chung với Ô. Giản Chi về Tuân Tử và định sẽ viết: Hàn Phi Tử, Nhân loại đi về đâu, nhưng thời cuộc như vầy, tôi không có hứng viết nữa. Tôi lại thấy như 7, 8 năm trước sự vô ích, vô nghĩa của công việc mình làm.


      - Trong bài viết trên số này (Ô: Nguyễn Hiến Lê và tôi). Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có băn khoăn về một vài bệnh mà ông đã phải chịu đựng trong nhiều năm qua. Vậy xin ông cho biết tình trạng sức khỏe của ông lúc rày ra sao?

       

      - Sức khỏe tôi từ năm ngoải đã kém mấy năm trước, (chỉ là bệnh gìà thôi chứ không có gì quan trọng) nhưng nhờ vài bạn bác-sĩ tận tình săn sóc, nên tôi vẫn làm việc được.


      Cũng nhân dịp này ông Nguyễn Hiến Lê cho biết thường ngày ông vẫn làm việc đều, sáng viết, chiều viết và tối nghỉ để đọc. Lúc nào đau, mệt mới nghỉ. Trong các sách của ông đã xuất bản, ông mất công nhất với “Chiến quốc sách” vì phải đối chiếu nhiều bản khác nhau, hoặc có những bản chú thính không đủ. Cũng với những lý do đó ông đã mất công nhiều với Cổ Văn Trung quốc (đã xuất bản) và Trang Tử (đã viết xong). Thường rất nhiều sách của ông đã được in đi in lại nhiều lần nhưng những lần tái bản, ít khi ông phải sửa lại. Riêng cuốn Đông-kinh Nghĩa-thục sắp ìn lại lần thứ ba, thì mỗi lần tái bản là một lần ông phải thêm bớt vì có những tài liệu mới do các sách viết về Đông kinh Nghĩa thực ra về sau. Trong 100 cuốn sách, đứng đầu vẽ tái bản nhiều nhất là cuốn sách dịch: Đắc nhân tâm nguyên tác của Dale Carnegie do nhà Phạm văn Tươi xuất bản lần đầu năm 1951.


      Bách Khoa

      Nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 75 Tháng 6, 2017
      Chủ đề: Những số báo văn học cuối cùng của miền Nam

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Ông Nguyễn Hiến Lê và 100 tác phẩm Bách Khoa Giới thiệu

    3. Bài viết về học giả Nguyễn Hiến Lê (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Hiến Lê

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Hiến Lê, Kẻ Sĩ Trong Thời Đại Chúng Ta (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Ông Nguyễn Hiến Lê Và Tôi (Đỗ Hồng Ngọc)

      Nhân đọc bản thảo cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ (Võ Phiến)

      Ông Nguyễn Hiến Lê và 100 tác phẩm (Bách Khoa)

      Ngõ Phất Lộc: Từ Nguyễn Hiến Lê đến Người Buôn Gió (Đoàn Thanh Liêm)

      Nguyễn Hiến Lê (Ngô Thế Oanh)

      Nguyễn Hiến Lê trong đời tôi (Nguyễn Mộng Giác)

      Nguyễn Hiến Lê và Không Khí của Văn Hóa VNCH (Hoàng Anh Tuấn)

      Nguyễn Hiến Lê, học giả tự học (Hoàng Yên Lưu)

      Xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau năm 1975 qua cuốn Hồi kí của học giả Nguyễn Hiến Lê (Dung Khanh)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Hồn Đại Việt, Giọng Hàn Thuyên (Nguyễn Hiến Lê)

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)

      Hồi ký Nguyễn Hiến Lê (isach.info)

      Tác phẩm trên Việt Nam Thư Quán

      Tâm tình học giả Nguyễn Hiến Lê (Lê Phương Chi)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)

      Vũ Tiến Lập với Tạp Ghi Thơ II (Hồ Trường An)

      Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)

      Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Viet-Studies (Nguyễn Thế Thanh)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)