1. Head_

    Ngô Tất Tố

    (..1894 - 20.4.1954)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đi Thăm Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham (Nguyễn Như Hùng) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      16-02-2016 | VĂN HỌC

      Đi Thăm Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham

       NGUYỄN NHƯ HÙNG
      Share File.php Share File
          

       

      Giáo sư Nguyễn-Khắc-Kham sinh ngày 23 tháng 12 năm 1908 tại Hà Nội, mất ngày 8 tháng 3 năm 2007 tại San José, California; thọ 100 tuổi.

      Thầy từng dạy các trường Trung Học Petrus-Ký, Chu-Văn-An, Đại-học Văn-khoa Saigon (1954-1975), Huế (1961-1962), Vạn-Hạnh (1966-1967), Cao-đẳng Sư-phạm Saigon, sau đổi thành Đại-học Sư-phạm (1954-1975)... Thầy còn giữ nhiều chức vụ trong các cơ quan văn hóa, trong các phái đoàn tham dự hội nghị quốc tế. Thầy cũng đã để lại nhiều trước tác rất giá trị...

      Học Xá đăng bài này để tưởng nhớ một vị thầy khả kính có công rất nhiều với nền Quốc học Việt Nam.


         Giáo sư Nguyễn Khắc Kham
          (Chụp ngày thăm Thầy 9/2003)

      Trong giới cắp sách đi học ở thế hệ thập niên 50-60 chắc không mấy ai là không biết đến danh tiếng GS Nguyễn Khắc Kham, một nhà giáo dục gương mẫu, một học giả uyên bác, một bậc Thầy của bao thế hệ. Thầy là giáo sư trường Chu Văn An từ ngoài Bắc đến trong Nam. Môn dạy chính của Thầy là Pháp văn vì Thầy tốt nghiệp cử nhân văn chương (licence en letters) và cử nhân luật khoa (licence en droit) tại Paris năm 1934. Tuy nhiên ít ai được biết GS Nguyễn Khắc Kham là người đầu tiên dạy triết học bằng tiếng Việt tại trường Chu Văn An Hà Nội trong chương trình Việt ngữ Hoàng Xuân Hãn (niên khóa 1944-45 hiệu trưởng là GS Nguyễn Gia Tường và niên khóa 45-46 hiệu trưởng là GS Dương Quảng Hàm)


      Trong buổi tiệc tân niên mừng xuân Quý Mùi tổ chức ngày 8 tháng 2 năm 2003 của hội cựu học sinh CVA Bắc Cali (CVABC) các GS hiện diện gồm có: GS Lê Văn Lâm, GS Nguyễn Xuân Vinh, GS Cung Nhật Tân, GS Nguyễn Hữu Hưng, GS Nguyễn Đức Hưng, GS Trần Quang Lãng. Vắng mặt GS Nguyễn Đức Hiếu, GS Lê Thành Việt và GS Nguyễn Khắc Kham. Theo bài tường trình buổi họp mặt này trong "Tin thư CVA/BC" ngày 17/05/03, GS Nguyễn Khắc Kham năm nay đã 94, mặc dầu tinh thần còn minh mẫn nhưng sức khỏe đã yếu kém nên không tham dự được.


      Không phải chỉ buổi họp này mà mấy kỳ họp mặt CVA trong vòng gần đây cũng không thấy Thầy tham dự. Vì thế tôi đề nghị hội CVA/BC tổ chức một buổi đến thăm Thầy. Thầy Ở ngay San Jose, thật thuận tiện và vinh hạnh cho đám học sinh CVA/BC. Bao nhiêu môn đệ của Thầy ở rất xa muốn đến thăm Thầy đâu phải dễ, nhờ cuốn đặc san này mà biết được tin tức về Thầy.


      Hơn tháng trước đây, tôi có gọi điện thoại thăm sức khoẻ Thầy và báo cho Thầy biết tin nhà sách Hông Bàng sắp dẹp tiệm. Thầy hay đi xe bus đến đây tìm mua sách. Vùng Thung lũng Hoa Vàng, với số dân Việt tị nạn hàng trăm ngàn người, từ trước tới nay có 3 nhà sách: Toàn Thư, Tự Do, Thư Lâm. Khi Toàn Thư đóng cửa thì Hồng Bàng thay thế. Nay Hồng Bàng cũng đi theo Toàn Thư. Thị trường chữ nghĩa tiếng Việt ở hải ngoại ngày một ảm đạm. Các tiệm sách ngày nay còn cầm cự được có thể là nhờ bán băng đĩa ca nhạc. Tin nhà sách Hồng Bàng sắp đóng cửa và hạ giá các loại sách, giới cao niên trong vùng phần lớn đều biết. Và Thầy cũng đã biết vì thường ngày Thầy vẫn theo dõi tin tức qua báo chí, qua đài phát thanh địa phương. Thầy có mua được vài cuốn sách trong dịp nhà sách Hồng Bàng sắp đóng cửa.


      NGÀY VIẾNG THĂM


      Anh hội trưởng CVABC Phạm Nguyên Khôi đã liên lạc với GS Nguyễn Khắc Kham và được Thầy cho một cái hẹn. Sáng ngày Chủ Nhật 7 tháng 9, 2003, chúng tôi 3 người, anh hội trưởng PNK, anh cựu hội trưởng Vũ Mạnh Phát và tôi hẹn nhau 10 giở sáng trước cửa nhà Thầy. Chưa kịp bấm chuông, đã thấy GS, quần áo chỉnh tề mở cửa mời chúng tôi vào nhà. GS bắt tay từng người và từ tốn chỉ ghế cho chúng tôi ngồi. Cả 3 chúng tôi đã được hầu chuyện với GS một vài lần. Lần nào cũng vậy, khi đã có hẹn, GS luôn luôn quần áo chỉnh tề ngồi sẵn trong nhà đợi khách. Dù người khách đó chỉ là học trò thế hệ sau của học trò Thầy.


      - "Cô mặc chúng con". Vừa nói, tôi đỡ khay trà từ tay Cô, phu nhân GS. Hôm nay trông Cô không được khỏe. Thầy bảo, mấy hôm nay Cô hơi bị mệt. Thế mà Cô vẫn loay hoay trong bếp và mang ra khay bánh Trung Thu. Lần nào tới thăm Thầy, chúng tôi cũng được uống trà tàu, ăn bánh ngọt và thường chỉ gặp Thầy Cô. Căn nhà hai tầng, sân sau trồng nhiều cây ăn trái. Nghe nói, Thầy Cô sống với gia đình người con gái ở đây. Trông thấy bánh nướng, bánh dẻo bầy trên bàn, tôi mới chợt nhớ ra là sắp Tết Trung Thu. Thật đáng trách, hôm nay là ngày 11 tháng 8 âm lịch, còn 4 ngày nữa là Tết Trung Thu. Các chợ VN trưng bầy đầy bánh trái, lồng đến cho thiếu nhi. Thế mà cả 3 đứa chúng tôi không ai nhớ hay để ý đến ngày Tết Nhi Đồng sắp tới. Nay được ăn bánh Trung Thu uống nước trà tàu của Thầy Cô mà cảm thấy lỗi đạo đối với bậc Thầy đáng kính. Đến thăm Thầy vào dịp sắp Tết mà không có gì đem theo chúc Tết Thầy Cô. Thật sự thì hôm nay tôi có đem theo một tấm hình khổ lớn chụp Thầy tại nhà một người quen mà chưa có dịp kính tặng Thầy. Tôi được biết đã nhiều lần Thầy từ chối nhận quà. Nếu khách nói khéo quá hay cứ để quà lại, Thầy phải nhận, nhưng Thầy Cô lại phải tìm quà khác biếu lại hay mua món khác đáp lễ dù rằng người khách đó chỉ là hạng con cháu hay môn đệ của Thầy. Xưng hô với môn đệ, Thầy thường gọi Ông với Tôi. Từ tốn, điềm đạm, thân mật. Ít lộ vẻ vui buồn trên nét mặt. Luôn luôn giữ phong cách nhà nho xưa. Tinh thần minh mẫn, suy nghĩ bén nhạy, đối đáp nhanh chóng, ở tuổi 95 ít người được sức khoẻ tốt như Thầy. Tuy nhiên thính lực bị hạn chế, phải ghé gần tai và nói lớn Thầy mới nghe được.


      GS NGUYỄN KHẮC KHAM, THẦY CỦA THẦY


      - "Thưa Thầy, nhóm cựu HS CVA vùng bắc Cali này dự định ra một số đặc san vào mùa xuân tới (Giáp Thân, 2004). Chúng con đến trước hết thăm Thầy Cô, sau là xin vài lời chỉ giáo của Thầy"


      Đây là một cuộc nói chuyện thân mật, ăn bánh trung thu uống nước trà tầu, giữa Thầy trò nên chúng tôi cố tránh tạo ra một không khí phỏng vấn có vẻ báo chí chuyên nghiệp. Cả 3 chúng tôi không ai cầm giấy bút ghi chép gì cả. Nhưng chúng tôi có đem theo một máy ảnh và một máy ghi am nhỏ cầm tay. Cốt là để lưu giữ vài hình ảnh và lời nói của Thầy, khi Thầy ở tuổi 95.


      Hình ảnh và lời giảng trên bục của GS Nguyễn Khắc Kham, khởi đầu từ năm 1937 đến năm 1974 (năm GS nghỉ hưu từ trường đại học ngoại ngữ Tokyo), chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn rồi ra ngoại quốc, trải qua các trường trung học Gia Long, Hoài Đức, Thăng Long, Văn Lang, Bưởi, Chu Văn An, Minh Tân, Văn Hóa, Petrus Ký, đến các trường đại học Văn Khoa, Sư Phạm, Vạn Hạnh, ngoại ngữ Nhật Bản (Tokyo). Rất nhiều môn sinh của GS hiện nay ở rải rác khắp nơi trên thế giới vẫn còn nhớ và rất mong muốn biết tin tức về vị Thầy đáng kính. Khi tin chúng tôi tới nhà vấn an GS Nguyễn Khắc Kham được anh hội trưởng CVABC thông báo trên diễn đàn điện thư CVA, nhiều các bạn từ xa gọi đến mong muốn được liên lạc với Thầy, nhưng tiếc rằng vì tuổi già nên những ngày gần đây Thầy rất khó nghe được qua điện thoại. Trong số đó có nhóm CVA Úc Châu vùng Sydney, anh hội trưởng CVA Nguyễn Bát Tuấn ngỏ lơi muốn có hình ảnh mới nhất của GS Kham để đăng trong đặc san của hội phát hành vào tháng 10/2003. Đặc san CVA của chúng tôi mãi tới đầu năm 2004 mới phát hành, chẳng lẽ tấm hình Thầy của chúng tôi chụp lại phải in sau đặc san của các bạn? Nói vui thế thôi, chứ CVA Nguyễn Bát Tuấn đã nhận được hình ảnh GS Nguyễn Khắc Kham cho kịp ngày lên khuôn báo rồi.


      Suốt 40 năm trong ngành giảng dạy, GS Nguyễn Khắc Kham đã đào tạo biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò nhỏ nhất của GS hiện giờ cũng phải trên 50 tuổi, còn tuổi của những học trò kỳ cựu phải tới trên tám chục hay chín chục. Ngay cố GS Nguyễn Đình Hòa cũng từng nhận là môn đệ của GS Nguyễn Khắc Kham. Trong "Lời nói đầu" của Tuyển tập Ngôn Ngữ và Văn Học VN số đặc biệt Khánh Hạ GS Nguyễn Khắc Kham nhân dịp thượng thọ 85 tuổi, GS Nguyễn Đình Hòa viết: "Riêng chúng tôi đã sớm có liên hệ của một học trò đối với thầy Nguyễn..." Thật đúng GS Nguyễn Khắc Kham là bậc Thầy của Thầy chúng tôi.


      GS NGUYỄN KHẮC KHAM, MỘT HỌC GIẢ UYÊN BÁC, MỘT CUỐN TỰ ĐIỂN SỐNG


      Thời tiết chuyển mùa sắp sang thu làm người già thấy mệt mỏi. GS cho biết mấy hôm nay hai cụ không được khỏe. Hàng ngày GS phải uống nhiều thứ thuốc. Tuy thế GS vẫn ưu ái vui vẻ tiếp chuyện chúng tôi suốt hơn 3 giờ đồng hồ. Bao nhiêu thắc mắc được dịp đưa ra hỏi Thầy. Từ truyện văn học lịch sử, đến truyện người, truyện vật, truyện xưa truyện nay, GS đều giải đáp một cách thỏa đáng. Sau bao biến đổi của cuộc sống, với tuổi 95, nhiều cụ đã lú lẫn, nhưng GS vẫn giữ được trí nhớ thật tốt. Chúng tôi thường nói với nhau, GS là cuốn Bách Khoa tự điển sống. Rất vinh hạnh cho anh em CVABC chúng tôi được cư ngụ ở gần GS. Khi tra cứu điều gì không được, lại tìm đến thỉnh ý Thầy.


      Có lần tôi muốn tìm kiếm nguyên bản "thất trảm sớ" của cụ Chu Văn An dâng lên vua Trần Dụ Tông (1341-1369) để xin chém 7 kẻ lộng thần. Chúng ta ai cũng biết CVA là một vị quan thanh liêm, cương trực. Vua Trần không nghe, CVA xin từ quan về quê nhà mở trường dạy học. Sử sách mà tôi được đọc chỉ ghi sơ sài như thế. Làm sao tìm ra nguyên bản Thất trảm sớ. Làm sao tìm ra tên tuổi, chức tước của 7 kẻ gian thần đó. Tra cứu khắp nơi không thấy giải đáp, tôi đành phải cầu cứu GS Nguyễn Khắc Kham. Thầy nói: Thất trảm sớ của ông Chu An (theo gs, không có ai tên Chu Văn An cả, tên đúng là Chu An hay có thể là Chu Văn Trình) dâng lên vua nhà Trần nay không thấy lưu truyền, có thể bị thất lạc hoặc đã bị tiêu huỷ. Tên tuổi của 7 người đó cũng trong tình trạng như vậy. Thế là tôi yên trí, không phải mất công tìm tòi ở đâu nữa. Tuy nhiên qua câu chuyện Thất trảm sớ của người xưa làm ngày nay tôi tự nghĩ, với chế độ dân chủ, tự do như ở Hoa Kỳ ngày nay thì những người như cụ CVA có phải dâng sớ tâu trình lên Tổng thống không. Không. Cứ việc tố cáo qua báo chí, qua quốc hội. Ngay cả Tổng thống có tội cũng bị pháp luật trừng trị, huống hồ gì chỉ là vài tên quan chức lộng quyền đàn áp dân lành. Rồi đến đây tôi lại thắc mắc, nếu như câu chuyện dâng sớ của cụ CVA mà xẩy ra ở VN hiện nay thì sao? cụ CVA có được yên ổn mà về quê mở trường dậy học không? Hay xã hội đen đến hỏi thăm sức khoẻ?


      THƯ VIỆN CỦA GS NGUYỄN KHÁC KHAM


      Tôi gọi là thư viện để nói lên số lượng sách hiếm quý trong tủ sách của GS. Phần lớn là sách báo về văn học VN, đủ mọi thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Hoa, Nhật... Một số báo chí rất xa xưa xuất bản tại VN bằng tiếng Việt, như Đại Nam Đăng Cổ Tùng báo, Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí... hay tiếng Pháp như Notre Journal, Notre Revue, L'Annam Nouveau... còn lưu giữ trong thư viện của GS. Tiếc rằng, theo GS, phần lớn các tài liệu đó còn nằm trong thùng, chưa được xắp xếp lại thứ tự, giấy biến mầu vàng và chữ rất khó đọc.


      Nói đến thư viện sách báo tiếng Việt ở vùng bắc Cali này, tôi còn được biết đến tủ sách gia đình rất phong phú và giá trị của cụ Nguyễn Huy Trực, một nhiếp ảnh gia danh tiếng với những cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật phong cảnh quê hương, một giáo sư nhiếp ảnh cho các lớp ảnh nghệ thuật tại hội Việt Mỹ / Sài Gòn và các lớp ảnh tại hải ngoại. Cụ còn là một nhà nghiên cứu văn hóa VN với các bài khảo cứu viết về di tích lịch sử rất công phu.


      Tôi chưa mượn được quyến sách nào từ tủ sách của GS Nguyễn Khắc Kham vì muốn tìm kiếm điều gì, hỏi GS là được giải đáp ngay. Còn từ thư viện của nhiếp ảnh gia Nguyễn Huy Trực, đã nhiều lần tôi mượn mang sách về nhà. Quyển nào cũng được dán nhãn "From the library of Nguyễn Huy Trực". Cụ xắp xếp thứ tự, tổ chức khoa học. Trong thư viện, chung quanh 4 vách tường, sách trên kệ chất cao đến trần nhà. Có ghế để với cao như trong các thư viện lớn. Cách đây hơn một năm, vài sinh viên VN trong nhóm Việt học tình nguyện mỗi cuối tuần đến thư viện Nguyễn Huy Trực để giúp phân loại sách báo theo từng bộ môn, đánh số thứ tự, hệ thống hóa các dữ kiện cho vào máy điện toán. Mượn, trả đều có sổ sách ký nhận. Nhiều sách chưa thấy bầy bán trong các tiệm sách địa phương, thế mà thư viện Nguyễn Huy Trực đã có. Suốt ngày Cụ bận rộn, vất vả mà vui với công việc phụng sự văn học nghệ thuật. Nhưng dạo gần đây, sức khỏe Cụ đã không cho phép.


      TIỂU SỬ VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA GS.


      GS Nguyễn Khắc Kham sinh ngày 23 tháng 12 năm 1910 tại Hà Nội. Như vậy GS cùng tuổi Canh Tuất (1910) với ông Ngô Đình Nhu và ông Hồ Hữu Tường? Không, thật sự tuổi ta tôi sinh năm Mậu Thân (1908). Năm Mậu Thân 1968, Cụ vừa tròn một vông con Giáp. Trong thời gian VC tổng công kích vào các đô thị lớn miền Nam Tết Mậu Thân, GS đang công tác tại Nhật Bản. Cụ tổ tam đại vốn gốc họ Nguyễn Doãn, sinh quán xã An Điềm, huyện Thiện Lộc, phủ Đức Quang, Xứ Nghệ An. Thân phụ GS là nhà báo Nguyễn Văn Luận, cùng thời với nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh. GS có một trai (sống ở Pháp) và 4 gái (2 người ở Hoa Kỳ). GS cho biết: Hai người con gái còn ở VN và ngôi nhà của ông thân tôi tại Hà Nội, hiện nay Nông Đức Mạnh đang chiếm ngụ.


      Đậu cử nhân văn khoa và cử nhân luật khoa tại Paris năm 1934. Về VN làm giáo sư hoặc kiêm nhiệm hiệu trưởng một số trường trung học tại Hà Nội. Hội viên ban văn học hội Khai Trí Tiến Đức. Viết báo với bút hiệu Lãng Hồ hay một vài bút hiệu khác cho các báo L'Annam Nouveau, La Patrie Annamite, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Trung Bắc Tân Văn, Trung Bắc Chủ Nhật. Chủ nhiệm Báo Mới, Hà Nội. Từ 1946 tản cư về vùng quê Việt Bắc. Trở lại Hà Nội năm 1952, giảng viên đại học Văn Khoa và hiệu trưởng trung học tư thục Minh Tân và Văn Hóa ở Hà Nội. Di cư vào Nam năm 1954, giáo sư các trường trung học Petrus Ký, CVA, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Huế, Vạn Hạnh, Cao Đẳng Sư Phạm, Đại Học Sư Phạm. Sau lần lượt giữ các chức vụ Xử lý Giám Đốc Viện Khảo Cổ, Giám Đốc Nha Văn Hóa kiêm tổng thư ký Uỷ Hội Quốc Gia UNESCO. Ngoài ra GS còn giữ nhiều chức vụ trong các cơ quan văn hóa, trong các phái đoàn tham dự hội nghị quốc tế. Tháng 9/1967 Cụ sang Nhật làm Giáo sư biệt thỉnh, sau được vinh thăng Giáo Sư thực thụ tại đại học Ngoại ngữ Tokyo. Cụ về hưu năm 1974. Đến tháng 4/1975 miền Nam VN rơi nốt vào tay CS. Cụ nghĩ ở Nhật cũng không an toàn với các quốc gia CS bao quanh, Cụ quyết định cùng phu nhân người Nhật (người mà cùng với GS di cư từ Bắc vào Nam năm 1954) xin tị nạn sang Pháp với con trai (l975) rồi năm 1976 sang Mỹ đoàn tụ với con gái.


      Công trình trước tác văn học của GS Nguyễn Khắc Kham rất nhiều bằng các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Nhật. (Chi tiết có thể tham khảo trong Tuyển Tập Ngôn Ngữ và Văn Họe VN số 2 Tập I, Dòng Việt 1994).


      VÀI HÌNH ẢNH ĐÁNG NHỚ


      Hình ảnh hai cụ già Á Đông, cụ Ông đội mũ, chống gậy từ trước, cụ Bà xách túi theo sau. Hình ảnh quen thuộc nơi quy tụ đông đảo người Việt tị nạn tại thung lũng điện tử San Jose, bắc Cali. Dáng nghiêng nghiêng về phía trước, chậm chạp đi từng bước một. Từ đằng xa, tôi đã nhận ra GS Nguyễn Khắc Kham và Phu nhân. Lái xe vào lề đường, bước xuống chắp tay kính cẩn chào Thầy Cô.


      - Kính Thầy Cô, Thưa Thầy Cô đi đâu đây ạ?

      Thầy Cô dừng lại, ngẩng lên và nhận ra tôi:


      - Chúng tôi đi đến nhà GS Lưu Khôn.

      - Kính mời Thầy Cô lên xe con đưa đến nhà GS Lưu Khôn


      Đến nơi, ông bà Lưu Khôn đã chờ sẵn trước cửa để chào đón (vì đã được điện thoại trước của Thầy Kham) và dẫn chúng tôi vào thang máy đưa lên nhà ở lầu hai. Chưa ngồi xuống ghế, Cô đã lấy từ trong túi xách ra cân bánh trung thu đưa biếu OB Lưu Khôn (Thầy cô biếu lại vì tết nào trò Lưu Khôn cũng đến tết Thầy Kham). Ông bà chủ nhà cảm động và không thể chối từ được, nghiêng người trang trọng đỡ lấy hộp bánh đầy tính sư đệ.


      - Thầy Cô còn mất công mang đến cho chúng con. Chúng con xin cám ơn Thầy Cô.


      GS Lưu Khôn từng là môn đệ của GS Nguyễn Khắc Kham. Thế là bữa đó tôi được hầu truyện hai vị GS khả kính đã một thời cùng giảng dạy tại đại học Văn Khoa Sài Gòn và lại có dịp thưởng thức bánh trung thu của Thầy Cô Nguyễn Khắc Kham và trà tàu của Ông Bà Lưu Khôn.


      Hình ảnh thứ hai mà tôi nhớ mãi là lối chào theo kiểu Nhật Bản của giáo sư phu nhân. Mỗi khi tiễn đưa khách ra về, GS và phu nhân ra tận ngoài cửa, thân mật, chân tình từ giã khách. Hai tay chắp lại, lưng hơi vòng về phía trước, Cô gật đầu chào khách, đúng cung cách của người phụ nữ Nhật Bản thời xưa. Một hình ảnh rất đẹp, rất quý phái. Chúng tôi vào hàng con cháu, đáp lễ bằng cách cũng chắp tay, cúi đầu, lưng cong xuống thấp hơn một chút. Có lần Cô còn chạy ra sân sau hái mấy trái lê chín trao cho chúng tôi khi ra về. Lần nào cũng vậy, xe ra tới đầu khúc rẽ, chúng tôi ngó lại vẫn thấy Thầy Cô còn đứng trước cửa nhìn theo. Hình ảnh đáng yêu, đáng kính đó của hai thân hình bé nhỏ mang nặng trên lưng còng lớp lớp thời gian và khối dầy kiến thức đã in đậm trong tâm trí tôi, làm sao có thể quên được. Cầu mong Thầy Cô luôn luôn khỏe mạnh, vui sống bên con cháu và các môn đệ của Thầy.


      VÀI LỜI NHẮN NHỦ CỦA THẦY


      Thu thập tiểu sử và các công trình trước tác của các GS CVA.


      Thầy đề nghị, ưu tiên những vị quá cố. Chúng tôi xin ghi nhận. Hiện nay tôi thấy một vài website CVA đã in hình và tiểu sử một số giáo sư. Tuy chưa đầy đử nhưng bước đầu cũng là điều đáng khích lệ.


      Thư viện CVA.


      Đây là mong muốn của chúng tôi. Mấy lần trước Thầy cũng nhắc nhở như vậy. Thu thập các tác phẩm của các GS, các học sinh CVA. Từ ngày thành lập tới nay, gần 100 năm, biết bao công trình nghiên cứu, trước tác của các thành viên CVA. Bây giờ làm sao thu thập, lưu giữ, điều hành? Thật là nan giải, với thành phần nhân sự quá ít ỏi và phương tiện hầu như không có gì. Mong muốn như vậy nhưng thực hiện không phải dễ. Cần sự tiếp tay của nhiều người. Hy vọng trong tương lai gần đây, các cựu môn sinh của GS cùng với các cựu học sinh CVA cố gắng để có thể thực hiện phần nào những gì mà các bậc Thầy của chúng ta như GS Nguyễn Khắc Kham đã nhắc nhở. Và gần đây, nghe nói một thư viện của trung tâm Việt Học tại thủ đô người Việt tị nạn, vùng quận Cam, Nam Califomia, đã đi vào hoạt động. Thật đáng ca ngợi.


      VÀI HÌNH ẢNH VỀ THẦY:


       

      GS Nguyễn Khắc Kham và phu nhân (ngồi)
      chụp với vợ chồng trò Lưu Khôn và vợ chồng trò Nguyễn Như Hùng (tháng 12/2002)

       

      Thầy Cô Lưu Khôn

      Nguyễn Như Hùng

      (Văn Hóa Việt Nam số 71, MÙA ĐÔNG 2015

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đi Thăm Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham Nguyễn Như Hùng Tạp bút

    3. Bài viết về Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Khắc Kham

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thầy Nguyễn Khắc Kham - Võ Trường Toản Miền Nam (Nguyễn Văn Sâm)

      Đi Thăm Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham (Nguyễn Như Hùng)

      - Vinh Danh‎ GS Nguyễn Khắc Kham (Viện Việt Học)

      - Tưởng nhớ 10 năm ngày giáo sư Nguyễn Khắc Kham vắng bóng (sites.google.com)

      - Tang Lễ Thầy Nguyễn Khắc Kham (vietbao.com)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Khắc Kham

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tài liệu về Quần Đảo Hoàng Sa & Trường Sa

      (Nguyễn Khắc Kham)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)