1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thầy Nguyễn Khắc Kham - Võ Trường Toản Miền Nam (Nguyễn Văn Sâm) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      6-5-2020 | VĂN HỌC

      Thầy Nguyễn Khắc Kham - Võ Trường Toản Miền Nam

        NGUYỄN VĂN SÂM
      Share File.php Share File
          

       

      TƯỞNG NIỆM GS NGUYỄN KHẮC KHAM

      (Tôn Sư Trọng Đạo)


      Giáo sư NGUYỄN KHẮC KHAM, cựu Giám Đốc Nha Văn Khố và Thư Viện Quốc Gia, Nguyên Giáo sư Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, sinh năm 1908, đã từ trần lúc 14:00 giờ ngày 08 tháng 3 năm 2007 (nhằm ngày 10 tháng Giêng năm Đinh Hợi) tại tư gia, thành phố San Jose, tiểu ban California, Hoa Kỳ, hưởng Đại Thọ 100 tuổi.


      Năm 2005 tại San Jose tổ chức Lễ Chúc Thọ cụ GS NGUYÊN KHẮC KHAM do Hội Người Việt Cao Niên tổ chức, dịp này các ông Thị Trưởng Milpitas (Jose Esteves), Ông Giám sát viện quận hạt Sata Clara... đã trao bằng chúc thọ đến Giáo sư NGUYỄN KHẮC KHAM...


      Nhân dịp MỪNG THỌ TRĂM TUỔI của Giáo sư NGUYỄN KHẮC KHAM diễn ra thật trang trọng ngày 14 tháng 01-2007 tại San Jose California, tạp chí VHVN số 36 đã dành một số trang đăng những sáng tác đầy tâm huyết và cảm động dành tặng Giáo sư như để "báo cáo" những thành tựu của môn sinh góp phần đáng nhớ đối với "Thầy Của Bậc Thầy Chúng Tôi" của các tác giả: GS Nguyễn Như Hùng (Thăm Thày: Giáo sư Nguyễn Khắc Kham), GS Nguyễn Tuấn Khanh (Văn Hoá Lão Tướng Quân), GS Nguyễn Văn Canh (Vài Mẩu Chuyện Về GS Nguyễn Khắc Kham), GS Dương Đức Nhự (Những Thông Số Của Văn Hoá), Nhà văn Tạ Quang Khôi (Trăm Năm Trong Cõi...), Nhà văn Hoàng Phùng Miên (Vài Cảm Nghĩ Nhân Dịp Lễ Khánh Thọ Bách Niên Thầy Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham), GS Tạ Quốc Tuấn (Dấu Vết Ngoại Ngữ Trong Các Từ Chỉ Thân Thuộc Việt Ngữ), GS nhà văn Doãn Quốc Sỹ (Công Cha Nghĩa Mẹ Ơn Thầy), Nhà thơ Dư Thị Diễm Buồn (Buổi Sinh Nhật Bách Niên "Thầy Của Thầy Tôi"), GS - nhà văn Nguyễn Văn Sâm (Giới thiệu Một Bài Văn Đặc Biệt Của Trương Vĩnh Ký (1882) KIẾP PHONG TRẦN - kính tặng Thầy tôi, GS Nguyễn Khắc Kham), GS Lê Văn Đặng (Giới Thiệu Tập Thơ Chữ Hán... nhân dịp Viện Việt Học tổ chức lễ Mừng Thọ Trăm Tuổi của Thầy Nguyễn Khắc Kham), GS Lưu Khôn (Thuyết Ngũ Hành, ... kính mừng GS Nguyễn Khắc Kham thượng thọ 100 tuổi), Nhà văn Trác Như (Tình Nghĩa Thầy Trò)...


      Nhân ngày giỗ đầu của Giáo sư NGUYỄN KHẮC KHAM, tạp chí VHVN số 40 có dành một số trang in các bài viết của quý vị Giáo sư, quý văn thi hữu khắp nơi chuyển về tham dự mục TƯỞNG NIỆM GS NGUYỄN KHẮC KHAM: GS Lê Văn Đặng (GS Nguyễn Khắc Kham (1908-2007) và Hai Người Bạn Hiếm Quý: GS Nguyễn Đình Hoà (1024-2000), TS Richard Abbott Gars (1914-2007), GS Lưu Khôn (Hình Ảnh Người Thầy), GS nhà văn Doãn Quốc Sỹ (Tưởng Niệm GS Nguyễn Khắc Kham), GS Tạ Quốc Tuấn (Việt Vương Câu Tiễn Có Chiêu Dụ Hùng Vương Không?), GS nhà văn Nguyễn Văn Sâm (Giới Thiệu Một Tuồng Xưa, Như Là Nén Hương Dâng Thầy Nhân Ngày Giỗ Đầu)...


      Và, đặc biệt năm nay, tạp chí VHVN số 88 mùa Xuân 2020, chúng tôi dành trang TƯỞNG NIỆM GS NGUYỄN KHẮC KHAM, với bài viết của GS - nhà văn Nguyễn Văn Sâm: THẦY NGUYỄN KHẮC KHAM - VÕ TRƯỜNG TOẢN MIỀN NAM, bài viết ÂU CƠ VÀ TRIỆU ẨU... của GS Tạ Quốc Tuấn, bài viết NHẠC TÀI TỬ PHỔ TRUYỆN THƠ KIỀU của GS Nguyễn Tuấn Khanh..., mời quý bạn đọc cùng chia sẻ.

      *

      THẦY NGUYỄN KHẮC KHAM - VÕ TRƯỜNG TOẢN MIỀN NAM



      GS Nguyễn Khắc Kham &
      GS Nguyễn Văn Sâm

      Tôi không biết từ bao giờ mình in trong trí rằng Giáo sư Nguyễn Khắc Kham là nhà giáo Võ Trường Toản của Miền Nam. Cụ Võ Trường Toản đất Gia Định trước đây, thế kỷ 19, dạy học nhiều người thành tài được tôn xưng là bậc tôn sư của vùng đất mới. Cụ Kham là vị Giáo sư lão thành ở trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn có lẽ từ khi trường được dời từ Hà Nội vô Sài Gòn những năm 1955-1956. Cụ dạy tôi lúc chứng chỉ Văn Chương Quốc Âm mới mở lần đầu tiên thay cho chứng chỉ Văn Chương Việt Nam bị hủy bỏ. Sinh viên nhiều người kêu thầy bằng Cụ hơn là kêu bằng thầy như thường lệ. Có thể vì cụ lớn tuổi, cũng có thể vì trọng cụ trong cử chỉ đĩnh đạc, điềm đạm vừa thân thiện vừa nghiêm nghị. Sinh viên thời đó hình như cảm thấy có sự cách biệt lớn lao giữa trò và Thầy nên ít giao tiếp với giáo sư của mình. Tôi ở trong số đó. Khi nói chuyện về vị thầy này thường dùng từ cụ, nghĩa là có sự cách biệt, chưa đủ thân thiết ngoài tình nghĩa thầy trò.


      Vậy mà mấy chục năm sau, ở trên nước Mỹ, qua trao đổi thơ từ tôi đã gọi cụ bằng Thầy và thấy rằng Thầy là hình ảnh của vị tôn sư được trọng vọng đã có công trong việc đào tạo Gia Định Tam Gia.


      Năm đó hứng thú thế nào mà tôi đăng lên sau cuối một truyện ngắn trên một tờ báo chợ nơi mình dạy học ở Texas là sẽ viết về vài vấn đề của truyện Nôm dựa trên các bản Nôm ngày nay còn thấy được và cần người đồng cảm trong công việc này.


      Sau đó không lâu tôi nhận được lời khuyến khích và để nghị cộng tác của Thầy. Lời lẽ rất khiêm nhượng và thành thật. Thầy nói là mình đương làm việc về những đính chánh lại của vài bài thơ Nôm xưa và cho biết Thầy chẳng biết tôi là ai, thấy cùng một mục tiêu nên muốn liên lạc thôi.


      Thế là hai thầy trò thân nhau từ đấy. Vì thời giờ hai bên đều không nhiều và việc đề ra coi bộ hơi nặng, công chuyện chẳng tiến triển gì. Bù lại, tình Thầy trò kết nối thiệt thắm thiết dầu rằng kẻ ở miền giữa nước Mỹ và người ở tuốt xứ viễn Tây.


      Tôi kính trọng Thầy mình, đó là điều tiềm ẩn trong lòng người ở thế hệ chúng tôi. Thầy thì rất khiêm nhường và sòng phẳng tới tuyệt đối, khiến cho tôi phải học điều này.


      Nhờ vả điều gì, mua gởi Thầy một quyển sách thầy cần, copy gởi đến thầy quyển sách nghĩ rằng thầy thích, thầy đều bằng cách này hay cách kia, trả tiền lại hoặc là giúp lại chuyện gì đó tương đương hay hơn. Thư đến vấn an Thầy, thế nào cũng được trả lời sớm... Sau này khi đã dọn nhà sang CA, có dịp đi ăn tiệm với Thầy, thế nào Thầy cũng đòi trả tiền, nhứt quyết trả tiền, không cho ai trong chúng tôi, những đứa học trò thiệt, hay học trò vói trả tiền.


      Chuyện tiền bạc thì cũng bình thường thôi. Dẫu rằng bài học sòng phẳng này được ôn lại với thầy nhiều lần nhưng tôi vẫn chưa thuộc. Học trò hay bạn bè đưa/cho tiền gọi là ủng hộ để in sách, tôi vẫn đưa tay ra nhận, coi đó như là cùng tôi chung lưng gánh vác một công việc văn hóa mà phần đông vì cuộc sống hay khác mục tiêu ở đời, đã thờ ơ.


      Thầy luôn luôn giữ lời hứa với bất kỳ ai. Tôi từng chứng kiến thầy khệ nệ bưng những thùng sách xuống, lục lọi, vui mừng lấy ra vài quyển sách mà ai đó nhờ thầy làm bản sao giúp toàn quyền hay chỉ một vài trang. Rồi lại ì ạch bưng lên để vô chồng ngay ngắn gọn gàng trong nhà xe. Công việc có tính cách lao động này Thầy cũng không cho ai phụ: Các ông cứ ngồi đó chơi đi, để tôi tìm... Thầy vừa thở vừa nói khổ quá người ta cần mà mình có thể cung cấp, đã hứa thì phải tìm, nhưng già rồi tìm có khi phải mất vài ba ngày mới thấy,..


      Người nhờ được tài liệu thì mừng, thì cám ơn, nhưng tôi biết chẳng ai hình dung được sự mệt nhọc của Thầy, chẳng ai biết rằng họ đã lấy đi tiêu xài một thời gian nào đó của Thầy mà Thầy không thể nào có lại được. Cái hay là lần tới, lần tới nữa, cũng chính người đó hỏi xin tài liệu khác Thầy vẫn giúp như chưa từng thở hào hển, chưa từng than khổ quá!


      Có lần trong điện thoại viễn liên tôi nói rằng mình muốn sưu tầm để phiên âm tuồng Nôm. Lời nói như một chia sẻ dự định của trò, thế mà vài ba tuần sau tôi nhận được trong một phong bì lớn bản chụp mấy hồi của tuồng Nhị Độ Mai, một tuồng mà chưa bao giờ tôi từng nghe nói tới. Quí biết bao! Tiếc rằng cho đến nay, hơn hai chục năm rồi, bản phiên âm xong đã lâu nhưng chưa có phương tiện và thời giờ thu xếp những bước chót cho việc in ấn...


      Công việc hợp tác nói ở trên nhìn chung là Thầy vừa giúp đỡ vừa chia sẻ tài liệu để trò có mà làm việc. Nhờ đó Thầy và trò đã cho xuất bản được quyền Trương Ngáo hay là người đi đòi nợ Phật. Rồi thấy nói thôi, từ nay thầy chỉ chỉ điểm những gì tôi cần nhưng sẽ không đứng tên chung nữa.


      Tôi nghĩ chắc thầy buồn phiền gì đó về sự xử sự của trò. Nhưng không phải vậy. Đó chỉ là sự thẳng thắng của Thầy. Người ta chỉ đứng tên chung khi có công nhiều. Trả lời giúp cho rõ nghĩa vài ba chữ thì không nên đứng tên chung, Thầy nói như vậy nhiều lần.


      Tôi nghĩ mình đã ảnh hưởng một phần nào đó cách xử sự của thầy, những mặt tốt, dĩ nhiên, những mặt xấu chắc là do ôn bài hoài mà chưa thuộc. Học trò, trăm em như một chịu ảnh hưởng từ người thầy các em kính trọng. Nhưng đó là lúc trẻ. Tại sao tôi chịu ảnh hưởng của Thầy khi tuổi đã hơn năm mươi?


      Câu trả lời: Vì thầy là Võ Trường Toản của Miền Nam, một Miền Nam có nền giáo dục Tôn Sư Trọng Đạo.


      Thầy không giảng lý thuyết gì với trò, nhưng nhìn hình ảnh Thầy vô hình trung người trò đã được học đã đi đúng đường, người Thầy đó đã sống đầy đủ ý nghĩa của một người Thầy, một người thiệt sự làm thăng hoa nghề giáo.


      Xin chép lại đây bài thơ trò viết về Thầy cảm xúc hơn 15 năm trước, khi Thầy ra đi.

      Võ Trường Toản ở Miền Nam


      Một trăm năm – con số đẹp,

      Thầy tôi một thế kỷ tuổi đời,

      Sức khoẻ còn, trí tuệ sáng ngời lóng lánh tinh anh.

      Vẫn trả lời cho học trò rất nhanh thắc mắc,

      Hay đi lục tìm tài liệu,

      Trong đám rừng chữ nghĩa trong nhà, trên kệ, trong phòng

      và đầy cả garage.

      Thân già bưng lên bưng xuống,

      Từng chồng, từng hộp, từng thùng,

      Những kiến thức một đời chắt chiu thâu góp.

      Không phàn nàn nửa tiếng đau lưng,

      Không than thân già mệt nhọc,

      Cũng không nói đến chuyện mất thời giờ hay bỏ lở nửa chừng,

      Thác rằng không tìm được,

      Hỏi và hỏi. Đáp và đáp.

      Tháng tháng năm năm

      Thân cò lặn lội.


      Học trò nhiều, nhiều quá, thế hệ nầy chồng chất thế hệ kia,

      Từ những năm bên này vùng xôi đậu học hành chẳng đủ sách đủ bàn,

      Từ thế hệ Thăng Long, bây giờ biết bao nhiêu người làm lớn,

      Tới những người của Đại Học Văn Khoa phôi thai Pháp mới vừa trao trả

      Chẳng chút tiện nghi, thiếu cả thầy, trò.

      Đến trường Văn Khoa của Miền Nam cất trên nền khám lớn cũ,

      Nơi từng giam cầm nhũng Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Hồ Hữu Tường,

      Những đại thụ của tư tưởng và hành động Việt Nam.


      Thầy rao giảng kiến thức nhân văn đối chọi lại những sai lầm sắt máu của thời đại nạn ngoại thuộc, xâm lăng, áp bức.

      Thầy hiền hòa che khuất những bóng roi gân bò và xiềng xích của quá khứ mất tự do,

      đi đâu cũng xin phép và mang theo giấy thuế.

      Thầy với những chuyện đi tìm tác giả Trinh Thử rất công phu.

      Học trò học hoài mà không sao đủ tài năng bắt chước.

      Thầy với bài về Hùng Vương Lạc Vương,

      Học trò học hoài mà không sao thuộc.

      Kiến thức đầy bồ,

      Sách vở đầy kho thầy đọc nghe mê mẩn.

      Nhưng...

      Dạy học là chuyện nhỏ

      Trao truyền kiến thức chất chồng học trò rồi không biết mình đắc thụ của ai

      Ra đời rùng mình là quên hết

      Đạo làm người là điều tôi học được ở thầy.

      Một Võ Trường Toản, hậu bán thế kỷ hai mươi của phương Nam

      Nhân nghĩa lễ trí tín,

      Cẩn thận, tương kính, thương người.

      Không bằng kiến thức mà bằng nhịp đập của con tim hòa trong đời sống


      Học trò đến nhà thầy được chăm lo từng chút.

      Miếng ăn giấc ngủ. [Ôi cảm động nào bằng!].

      Học trò ở xa, thầy gọi điện thoại dặn dò nên làm thế nầy thế nọ.

      Cho khỏi dính tiếng thị phi, cho không mắc vòng kiềm tỏa.

      Nên mua thuốc A thuốc B.

      Trị đau lưng, nhức mỏi...

      Tình thương ẩn tàng trong từng lời dặn, nói.

      Ân cần,

      Nhắc đi nhắc lại,

      Trăm tuổi đầu thầy vẫn như con gà mái xoè đôi cánh rộng ra bảo bọc đàn con,

      Những người đầu hai thứ tóc, chẳng có một chút máu thịt liên quan.


      Tôi vẫn hằng ngày ước ao.

      Được nghe tiếng thầy thật lâu mãi về sau,

      Qua đường điện thoại.

      Nhắc nhở môn sinh đi vào con đường đại đạo.

      Sống ra con người bằng chính gương sáng bản thân.

      Võ Trường Toản Miền Nam,

      Võ Trường Toản Miền Nam,

      Tôi xưng tụng nhưng không bao giờ thầy nhận.

      Chỉ cười hiền.


      Duyên từ tằng tằng kiếp,

      Giờ mới hân hạnh làm đệ tử của thầy.

      Cám ơn trăm năm đời.

      Cám ơn Võ Trường Toản Miền Nam.

      (Texas, 13-11-2004) (trích lại trang mạng Nam Kỳ Lục tỉnh. Org)

      Victorville, CA, Jan, 21, 2020

      Viết riêng cho số báo về Cụ Nguyễn Khắc Kham của tập san Văn Hóa Việt Nam, Houston, TX

      Nguyễn Văn Sâm

      (Văn Hóa Việt Nam số 88, MÙA XUÂN 2020

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bút ký về hai vị thầy của tôi Gs Nghiêm Toản và Lm Thanh Lãng Nguyễn Văn Sâm Bút ký

      - Nguyễn Vy Khanh: Đã Từng Có Một Nền Văn Học Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Sâm Nhận định

      - Bài nói chuyện nhân buổi RA MẮT SÁCH 45 năm sống ở Mỹ: Được Gì, Mất Gì? của GS Lê Thanh Hoàng Dân Nguyễn Văn Sâm Giới thiệu

      - Thầy Nguyễn Khắc Kham - Võ Trường Toản Miền Nam Nguyễn Văn Sâm Tạp luận

      - Nguyễn Mạnh An Dân: Tiếng thét trước tệ nạn Nguyễn Văn Sâm Nhận định

      - U Tình Lục, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thí nghiệm về đất trời Phương Nam Nguyễn Văn Sâm Giới thiệu

      - Buổi nói chuyện về ngữ học cơ cấu của một học giả tuổi gần trăm Nguyễn Văn Sâm Nhận định

      - Một chút Văn Khoa Sàigòn năm 60 Nguyễn Văn Sâm Tản mạn

      - Lê Hữu Mục: Tâm moa là mây Nguyễn Văn Sâm Tản mạn

      - Trương Vĩnh Ký, người giữ lửa cho tiếng nói Nam Kỳ Nguyễn Văn Sâm Điểm sách

    3. Bài viết về Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Khắc Kham

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thầy Nguyễn Khắc Kham - Võ Trường Toản Miền Nam (Nguyễn Văn Sâm)

      Đi Thăm Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham (Nguyễn Như Hùng)

      - Vinh Danh‎ GS Nguyễn Khắc Kham (Viện Việt Học)

      - Tưởng nhớ 10 năm ngày giáo sư Nguyễn Khắc Kham vắng bóng (sites.google.com)

      - Tang Lễ Thầy Nguyễn Khắc Kham (vietbao.com)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Khắc Kham

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tài liệu về Quần Đảo Hoàng Sa & Trường Sa

      (Nguyễn Khắc Kham)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Tưởng nhớ Cao Xuân Huy (1947-2010): đọc lại và đọc thêm (Bùi Văn Phú)

      Đọc lại Vòng Tay Học Trò sau 60 năm tác phẩm ra đời (Hoàng Thị Bích Hà)

      Lê Hân, Nhà Thơ (Nguyễn Vy Khanh)

      Thơ Lê Hân Từ Nguồn Nhạc Tình Ca (Hà Khánh Quân)

      Đọc sách Trở Lại Mật Khu Sình Lầy của Nguyễn Bửu Thoại (Hứa Hoành)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)