|
Bùi Giáng(17.12.1926 - 7.10.1998) | Du Tử Lê(.0.1942 - 7.10.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác
Tôi viết những dòng này khi thân xác ông đã thành tro bụi, có lẽ rồi sẽ được đem về rải trên dòng sông Côn quê hương ông. Tôi nhớ, hơn mười năm trước tình cờ nghe trên sóng phát thanh “Đọc truyện đêm khuya” trích đọc tiểu thuyết “Sông Côn Mùa Lũ” từng kỳ. Thật bất ngờ, nó gây cho tôi một cảm xúc mạnh. Có lẽ vì đêm khuya thanh vắng con người dễ xúc động, cũng có thể vì giọng người đọc truyền cảm làm tôi lắng nghe. Đêm đông, gió qua những đụn cát như từ làng An Thái thổi vào phòng tôi. Nằm trong chăn ấm, không gì thú bằng đón nghe giọng nói nhẹ nhàng của người kể chuyện như nghe chính tâm tình của các nhân vật. Vậy là hàng đêm tôi trôi lững lờ bên dòng sông Côn, lắng nghe tiếng thì thầm của Huệ, nhịp tim run rẩy của An, thao thức cùng mối tình trong sáng nhưng truân chuyên của họ... rồi chìm vào giấc ngủ.
Rồi một ngày, tôi cũng đi tìm bộ trường thiên này. Sách tái bản lần 2 giấy trắng in đẹp, đóng bìa cứng trang trọng nhưng... thời gian đó giá bộ sách quá đắt so với tôi. Tôi không thể mua mà chỉ đứng đọc trong cửa hàng sách Fahasa, sau đó tìm đọc trong thư viện trường.
Tôi gặp ông cũng thật kỳ lạ.
Với tôi là một bất ngờ vì tôi không hề nghĩ đến.
Nhưng với ông là một dự tính. Ông nói với tôi như vậy. Ngay lập tức tôi hiểu vì sao.
Chắc chắn nếu tôi là một chủ biên như ông tôi cũng sẽ làm như vậy.
Cả hai ngầm hiểu. Vì sự cố tôi gặp khi lần đầu tiên đăng bài trên tạp chí của ông.
Và chính nó đã gây cho tôi một cú sốc.
Lần ấy, ông hỏi tôi cặn kẽ mọi việc. Nói tôi đã dám chịu trách nhiệm trả lời tường tận trên talawas là một thái độ can đảm. Trách tôi trước khi gửi bài sao không cẩn thận hơn. Phê bài trả lời của tôi với ông VĐN hơi dài. Ông cảm thấy áy náy sau sự việc này, ông muốn biết tôi đang sống ra sao, có ảnh hưởng gì đến tôi không?.
Ấn tượng đầu tiên mà tôi kính trọng ở ông chính là tinh thần chịu trách nhiệm của một cựu chủ biên này.
Tôi hỏi ông về tình hình văn học ở hải ngoại, những suy nghĩ của mình khi đọc Mùa biển động, Ngựa nản chân bon... những thắc mắc mà tôi muốn tìm hiểu.
(Kệ sách Học Xá)
Sau này, tôi mới biết nhà văn Nguyễn Mộng Giác không xa lạ gì với những người thân bên cạnh tôi. Những ông cậu, dượng của Nghĩa cùng làm việc với ông ở Sở học chánh biết ông từ thuở ban sơ, ông mời họ về làm việc khi được bổ nhiệm làm Chánh sự vụ Sở học chảnh. Bà mợ kể là bạn học với ông thời còn để tóc bum bê nhảy lò cò, thầy Châu là ba ông dạy học, ông theo cha đến lớp học luôn. Buồn cười là cô Nh bên phía mẹ tôi lại là em dâu của ông. Tôi thật không ngờ cái tỉnh miền biển này quá nhỏ bé, dây mơ rễ má gì mà nhìn đâu cũng thấy toàn người quen là quen.
Lần mẹ ông mất, tôi đến thăm. Mấy ngày sau, sợ ông buồn, tôi và Nghĩa mời ông ăn sáng và đi dã ngoại. Tôi nói: “Có quán bánh xèo tôm nhảy, rau mầm này ngon lắm thầy, đặc sản Bình Định, bán trong quán ngôi nhà cổ đối diện tháp đôi. Ăn sáng xong đi Tuy Phước ra vùng quê nghen thầy.” Hôm ấy, ông vui lắm. Nhìn rất thanh niên, quần kaki màu kem, áo sơ-mi xanh nhạt, ông đeo máy ảnh ngồi phía sau Nghĩa chở. Tôi lái xe bên cạnh, hình như có đuôi bám theo. Ông nói việc của người ta ăn lương mà, công việc của họ, mấy cậu trẻ này cũng có văn hóa, trách nhiệm giao họ phải làm thôi, có lần thầy mời ngồi uống cà phê nói chuyện phiếm nữa.
Hôm đi chơi đó không thành, bất ngờ ông đột quỵ, tôi sợ hãi gọi taxi chở ông đi cấp cứu. Đến bệnh viện ông đã bất tỉnh. Cũng may hôm ấy Dao Tiên con gái ông vừa về đến Quy Nhơn.
Mấy hôm sau tôi đến nhà thăm. Ông ngồi trên giường tập vật lý trị liệu. Tôi hỏi thầy đã khỏe chưa. Ông cười, còn ngồi nói chuyện với em được là biết khỏe rồi. Tôi đùa, nhìn thầy giống đang luyện môn “Cửu âm Bạch cốt trảo” trong Cửu Âm Chân kinh. Lúc đó hai tay ông đang quơ chụp, quơ chụp trong không trung, câu nói của tôi làm ông cười lớn. Môn đó lợi hại lắm thầy, luyện thành công là thành bá chủ võ lâm. Nghe đến môn “Bạch Cốt trảo” của nữ ma đầu Mai Siêu Phong trong “Thần điêu đại hiệp” là ông khoái rồi. Ông bắt đầu thao thao bất tuyệt về những nhân vật kiếm hiệp, những ân oán giang hồ, sao gọi là chính, sao gọi tà, biết ai là tà, biết ai là chính. Cuộc đời làm gì có chính tà phân minh. Như nhân vật Nhạc Bất Quần trong “Tiếu ngạo giang hồ”, suốt truyện người đọc mê say là một chính nhân quân tử, nhưng cuối cùng lại là một ngụy quân tử
Tôi nhớ trong cuốn tiểu luận “Nỗi băn khoăn của Kim Dung” ông từng nhận định:
“Động cơ chính của tất cả mọi anh hùng hào kiệt chính phái không phải là thù nhà, không phải là hành hiệp trượng nghĩa, không phải là thi hành công lý nhân danh xã hội con người. Đằng sau lớp sơn lòe loẹt, là tham vọng ... nếm được hương vị đệ nhất cao thủ võ lâm”.
Trong cuộc đời này, phải có một trực giác sáng suốt, có cái nhìn trong sáng chưa từng bị thành kiến chi phối, chưa bị ảnh hưởng lệch lạc của xã hội. chút ít kinh nghiệm người ta mới có thể phân biệt được hai nẻo chính tà.”
Mấy năm trước tôi bị "đánh tơi bời” trên mặt báo vì bài viết về Trịnh Công Sơn, trong lòng quá bối rối tôi điện thoại cho ông, cách nửa vòng trái đất mà giọng ông vẫn âm vang như thầy giáo giảng bài. Bây giờ em đã hiểu “Văn trường là chiến trường” như thế nào rồi phải không, mấy bác VP và Tạ Chí Đại Trường đang ngồi nhà thầy nghe chuyện còn kháo nhau: “mấy ông Bình Định quê ta tự dưng lăng xê con nhỏ nổi như cồn mà không mất tiền. Mất mặt quá.”
Tôi biết ông đang đùa trấn an cho tôi vui, khi nghe giọng tôi lúc ấy đầy khẩn thiết.
Mỗi lần nhớ đến ông, tôi lại nhớ đến nụ cười bình yên, giọng nói ôn tồn. Mặc dù ông đang bệnh nặng nhưng trong ông lúc nào cũng yêu đời. Ông sống an nhiên, có lẽ vì hiểu rõ sống-chết vô thường. Có lần ông còn nói đùa bác VP già rồi mà nhát lắm, nghe nói đến chết là sợ, nghe nói đến nhà thương là run.
Mỗi năm Tết đến tôi đều gọi điện chúc xuân, thường là cô Chi bắt máy ríu rít một hồi rồi cô mới chuyền máy cho thấy, cô nói mỗi lần nhận điện bên nhà ông mừng lắm đó, ông ấy đang chờ cô đưa máy đây.
Tết vừa rồi, tôi điện thoại vẫn cô Chi bắt máy, cô nói dạo này ông ấy mệt nhiều ra vào nhà thương luôn, thầy đã buông bút rồi em. Tôi nghe ngậm ngùi quá, rồi cô chuyền máy cho thầy nói chuyện. Tôi không biết có đúng vậy không, nhưng sao tôi vẫn nghe giọng nói của thầy còn “hào sảng”, thầy vẫn cười giòn trên điện thoại. Tôi kể về những dự định của mình, ông khuyến khích hãy làm đi, em cứ làm đi.
Tố email cho Vũ hỏi thăm về thầy Nguyễn Mộng Giác. Vũ mới qua Mỹ đến bệnh viện thăm thầy mấy tháng trước. Vũ cho hay ông minh mẫn, vẫn còn bàn về nhân vật, cấu trúc tiểu thuyết như suốt cuộc đời ông say mê... Tôi vẫn nuôi hy vọng thầy còn trụ được, và thầy sẽ khỏe lại, rồi sẽ nghe giọng thầy lần nữa.
Bây giờ, mỗi lần nghĩ đến ông tôi lại nhớ đến nụ cười hồn hậu, nhớ đến những lần nói chuyện cùng ông, mà thật lạ, lần nào cũng vậy, mỗi lần nói chuyện xong tôi đều cảm thấy bình yên. Đúng vậy, thật bình yên trong tâm hồn.
Quy Nhơn, ngày 09/8/2012
- Nụ Cười Bình Yên Ban Mai Hồi ức
- Níu Một Đời, Giữ Một Thời Ban Mai Nhận định
- Nguyễn Đức Sơn - Lão quái dị trên đồi Phương Bối Ban Mai Tạp luận
• Nụ Cười Bình Yên (Ban Mai)
• 'Nguyễn Mộng Giác và Bằng Hữu,’ chân dung một nhà văn (Trần Doãn Nho)
Bài viết về Nguyễn Mộng Giác (Nhiều tác giả)
Nguyễn Mộng Giác (Nhiều tác giả)
Nguyễn Mộng Giác và người Bình Định (Thụy Khuê)
Mùa biển động của Nguyễn Mộng Giác (Thụy Khuê)
Một nét trong phong cách Nguyễn Mộng Giác (1940-2012) (Nguyễn Hưng Quốc)
Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Mộng Giác (Hợp Lưu)
Tiểu sử và tác phẩm nguyễn mộng giác (Trần Doãn Nho)
Nguyễn Mộng Giác và “Sông Côn Mùa Lũ” (Mặc Lâm/RFA)
Trò chuyện với Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác (Nguyễn Khắc Phê)
Tiểu sử (wiki)
• Đọc Lại Hoàng Đạo (Nguyễn Mộng Giác)
• Nghĩ về Kiệt Tấn (Nguyễn Mộng Giác)
• Nhìn Lại Một Năm Văn Chương Hải Ngoại
(Nguyễn Mộng Giác)
• Đọc Tâm Thanh, Từ Một Góc Riêng
(Nguyễn Mộng Giác)
Tác phẩm trên mạng:
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |