|
Hùng Lân(23.6.1922 - 17.9.1986) | Lê Thương(8.1.1913 - 17.9.1996) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
GARDEN GROVE, California (NV) – Thánh Lễ An Táng và tiễn đưa cố Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh về nơi an nghỉ cuối cùng vừa diễn ra sáng Thứ Sáu, 29 Tháng Bảy, trong không khí trang nghiêm tại nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô (nhà thờ Kiếng), Garden Grove.
Thánh Lễ do Giám Mục Nguyễn Thái Thành, giám mục phụ tá Giáo Phận Orange, làm chủ tế và các linh mục Việt Nam thuộc Giáo Phận Orange cùng đồng tế.
Giám Mục Nguyễn Thái Thành nói: “Xin đại diện Đức Cha Kevin Vann [giám mục Giáo Phận Orange], tất cả các linh mục hiện diện nơi đây và ở Giáo Phận Orange, xin phân ưu với tang quyến của Giáo Sư Alphonsô Nguyễn Xuân Vinh. Là người Việt Nam, chúng ta hãnh diện có một nhà bác học tài ba, với nhiều tài năng và thành công có tầm mức ảnh hưởng trên thế giới. Như quý vị đã nghe mấy ngày qua, ông là vị tư lệnh Không Quân, đã đưa miền Nam Việt Nam lên tầm cao quốc tế, ông cũng là một nhà văn mang tên Toàn Phong, với quyển ‘Đời Phi Công’ đã làm mềm lòng bao thế hệ.”
“Nhưng điểm son cao quý nhất của ông chính là Tiến Sĩ Khoa Học Không Gian từ Đại Học Colorado và là giáo sư của Đại Học Michigan gần 30 năm. Với kiến thức khoa học, ông đã vẽ đường bay của phi thuyền Apolo 11 và hướng dẫn cho hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên mặt trăng. Điều này chính tôi đã nghe ở Việt Nam năm 1970, khi tôi chuẩn bị thi Tú Tài I và Tú Tài II, và có lòng ngưỡng mộ ông từ lúc đó,” Giám Mục Thành tiếp.
“Tôi đồng ý với Bùi Chí Vinh khi đã viết ‘Nòi giống Tiên Rồng làm rạng rỡ năm châu/ Văn võ song toàn mà không cần đến gươm đao/ Nhân nghĩa lễ trí tín vượt hàng rào biên giới.’ Là người Công Giáo, tôi cảm tạ ơn Chúa đã ban cho bác học Nguyễn Xuân Vinh những tài năng đặc biệt đó. Những thành quả tốt đẹp của ông mà chúng ta vừa nhắc đến làm tôi nhớ đến lời Chúa dạy là hãy dùng những nén bạc Chúa ban, những nén bạc trí thức, mà giúp cho đời sống khoa học xã hội,” vị Giám Mục tiếp.
Với bài giảng trong Thánh Lễ An Táng, Linh Mục Thái Quốc Bảo, chánh xứ nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, nói: “Giáo Sư Vinh suốt cuộc đời cống hiến cho đất nước, cho dân tộc, không những thế, ông dành rất nhiều thì giờ để chiêm nghiệm về cuộc đời và sự sống để đón nhận Thiên Chúa, và cụ thể hơn là Chúa Giêsu Kitô. Khi đón nhận Thiên Chúa như thế, ông cũng noi gương Thánh Lazarô, tuyên xưng niềm tin của ông vào sự sống hằng cửu, sự sống phục sinh. Xin cộng đoàn dân Chúa, cùng ông bà anh chị em con cháu trong gia đình, cảm ơn ông vì sự hy sinh tận tụy phục vụ, những điều ông đã làm cho quê hương đất nước.”
Nói về cố Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, bà Nguyễn Thị Nghinh Xuân (Phiến Đan), hiền thê của cố giáo sư, cho hay: “Trong giờ phút cuối cùng này, bản thân tôi và gia đình rất hãnh diện vì mọi người vẫn yêu mến ông, một người luôn muốn các thế hệ trẻ tiếp nối theo bước cha ông. Chúng tôi nghĩ rằng cộng đồng Việt Nam nên khuyến khích con cháu chúng ta muốn học giỏi, phải có sự quan tâm đến tổ quốc, dù là đất nước Hoa Kỳ hay Việt Nam, đó là hướng đi của ông đã theo.”
“Giáo Sư Vinh luôn quan tâm đến giới trẻ trong nước và những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), ông vẫn luôn đóng góp với khả năng của mình. Giờ thì ông đã ra đi, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Giải Khuyến Học Nguyễn Xuân Vinh và thương phế binh VNCH, cũng như những cựu quân nhân Hoa Kỳ trong giai đoạn tới, đó là những việc chúng tôi sẽ tiếp nối,” bà chia sẻ.
Trong Thánh Lễ An Táng, đặc biệt có những cựu chiến sĩ Không Quân VNCH, và các học sinh Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Bưởi-Chu Văn An Nam California, cùng các thân hữu cùng đến viếng.
Ông Trần Vệ, thuộc Phi Đoàn 243 và Phi Đoàn 219, cho hay: “Khi lớn lên, tôi vào lính sau ông Nguyễn Xuân Vinh sáu năm, nên không biết ông ấy là ai, chỉ biết nhà văn Toàn Phong với quyển ‘Đời Phi Công’ làm ảnh hưởng rất lớn đến bao lớp trai trẻ VNCH, thế là chúng tôi gia nhập Quân Chủng Không Quân.”
“Qua nhiều năm khủng khiếp của cuộc đời quân ngũ, có cả nét đẹp và cả đau thương khi đất nước đổi chủ. Qua bên đây tình cờ tôi biết ông khoảng hai mươi mấy năm. Những lần ra mắt sách, tôi đều có gặp ông, một người rất bình dị, rất thương anh em lính chúng tôi. Những tình cảm mà Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh đã dành cho chúng tôi rất nhiều,” ông Trần Vệ nói.
Ông Nguyễn Công Huân, hội trưởng Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Bưởi-Chu Văn An Nam California, cùng phái đoàn của trường đến viếng, cho hay điều ít ai biết đến là Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh từng là giáo sư dạy tại trường Chu Văn An Sài Gòn.
“Là thế hệ trẻ tuy chưa bao giờ là học trò của thầy Nguyễn Xuân Vinh, bởi vì lúc đó chúng tôi còn ở bậc tiểu học, chỉ biết rằng rất hãnh diện khi thầy dạy ở đó, và sau này thầy là một khoa học gia không gian nổi tiếng thế giới. Thầy là biểu tượng văn võ song toàn, khi dạy ở trường, thầy đã là một tư lệnh Không Quân VNCH. Là người Việt, chúng tôi rất hãnh diện khi có một nhân tài phục vụ khắp thế giới! Sau này thầy là cố vấn cho hội, chúng tôi lại càng ngưỡng mộ hơn nữa. Thầy là tấm gương người Việt Nam học hỏi không ngừng cho thế hệ trẻ sau này!” ông Huân chia sẻ.
Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh qua đời lúc 2 giờ 39 phút chiều Thứ Bảy, 23 Tháng Bảy, tại tư gia ở Costa Mesa, California, hưởng đại thọ 92 tuổi.
Ông là người nổi tiếng không chỉ về binh nghiệp mà còn đóng góp nhiều cho khoa học, đặc biệt là lĩnh vực không gian từ Việt Nam, Pháp đến Hoa Kỳ, và còn là nhà văn với bút hiệu Toàn Phong.
Năm 1951, ông nhập ngũ vào Quân Đội Quốc Gia tại trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định, tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy phục vụ ngành Không Quân và được đi du học tại Học Viện Không Quân ở Salon-de-Provence, Pháp (École de l’Air).
Đầu năm 1954, ông tốt nghiệp bằng phi công. Sau đó, ông phục vụ chuyên ngành tại Pháp và Maroc. Trong thời gian này, ông ghi danh học đại học và thi đậu bằng cử nhân toán ở đại học Aix-Marseille University.
Một năm sau, ông được lệnh trở về Việt Nam và được thăng cấp trung úy, phục vụ trong Bộ Tư Lệnh Không Quân. Cuối năm 1955, ông được thăng cấp đại úy làm trưởng phòng nhân viên trong Bộ Tư Lệnh Không Quân, rồi lên thiếu tá làm tham mưu phó tại Bộ Tư Lệnh Không Quân.
Năm 1957, ông được thăng cấp trung tá, làm tham mưu trưởng Không Quân. Một năm sau, ông được thăng cấp đại tá, được bổ nhiệm làm tư lệnh Không Quân.
Năm 1962, ông xin giải ngũ và du học Hoa Kỳ, bắt đầu sự nghiệp khoa học của mình khi mới 32 tuổi, và lấy bằng Tiến Sĩ Khoa Học Không Gian tại đại học University of Colorado, Boulder, năm 1965, sau khi thực hiện thành công nghiên cứu công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền do NASA tài trợ.
Sau đó, ông làm giáo sư đại học University of Michigan, rồi lấy thêm bằng Tiến Sĩ Quốc Gia Toán Học tại Đại Học Sorbonne, Paris, Pháp. Năm 1982, ông là giáo sư của ngành Toán tại đại học National Tsing Hua University, Đài Loan.
Kể từ đó, ông được bầu vào một số cơ quan khoa học, làm diễn giả tại các hội nghị và đại học khắp thế giới, và được đại học University of Michigan phong tặng chức Giáo Sư Danh Dự ngành kỹ thuật không gian vì công lao đóng góp cho khoa học và giáo dục.
Trong sinh hoạt hội đoàn cộng đồng vùng Little Saigon, Orange County, California, Giáo Sư Vinh cũng là chủ tịch Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại bắt đầu từ năm 2003. [qd]
- Tiễn biệt GS Nguyễn Xuân Vinh, một đời khoa học cống hiến cho nhân loại Văn Lan Tường thuật
- Một nhạc sĩ, một nhà thơ, cùng ra mắt CD 'Hoa Bay Khắp Trời' Văn Lan Giới thiệu
• Nguyễn Xuân Vinh – Một đời Người trong Chuyến Bay Siêu Thanh (Hoàng Xuân Trường)
• Tiễn biệt GS Nguyễn Xuân Vinh, một đời khoa học cống hiến cho nhân loại (Văn Lan)
• Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh: Một Nhà Toán Học Nghệ Sĩ (Dương Viết Điền)
• Phỏng Vấn Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh (Hương Kiều Loan)
• Nguyễn Xuân Vinh (Học Xá)
Phỏng Vấn Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Vinh
(Phiến Đan)
"Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh" Một Tấm Gương Kiên Nhẫn Cho Giới Trẻ (Nguyễn Tường Tâm)
Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh ra mắt sách ‘Vui Ðời Toán Học’ (Nguyên Huy/Người Việt)
Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh - Một Nhà Giáo, Một Văn Sĩ (Nguyễn Anh Tuấn)
Nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh với "Đời Phi Công" (Diệu Tần)
(Nguyễn Mạnh Trinh)
Đọc "Vui Đời Toán Học" (VHLA)
Món quà từ nhà khoa học nguyễn Xuân Vinh (Phạm Thanh Nghiên)
Lại Viết Về Thầy Nguyễn Xuân Vinh
(Xuân Đỗ)
(sites.google.com)
• Hoàng Dung - Đi Vào Cõi Vô Cùng
(Nguyễn Xuân Vinh)
• Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Xuân Vinh)
• Tôi và Toán học (Nguyễn Xuân Vinh)
• Bourbaki, Nhà Toán Học Của Thế Kỷ Hai Mươi (Nguyễn Xuân Vinh)
- Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh nói về những đóng góp của mình trong ngành không gian
- Đao Pháp Du Tử Lê Trong Thơ Văn
(dutule.com)
- Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh: Phần I, Phần II.
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |