|
Lê Mộng Bảo(..1923 - 8.10.2007) | Trần Tuấn Kiệt(.0.1939 - 8.10.2019) | Đinh Tiến Mậu(.0.1935 - 8.10.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Vũ Thế Thành
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!
Chấp bút vài dòng về cuốn “Một góc ký ức và bây giờ”, tác giả Vũ Thế Thành
Cho đến bây giờ, tuổi đã hạc, tôi vẫn chưa hiểu rõ cái ý của cái anh Chí Phèo, làng Vũ Đại, nói: ‘Ở đâu có này thì ở đó có kia’ là nghĩa lý làm sao?Phải chăng đó là một chủ trương sống huề cả làng? Nếu thật sự, anh Chí Phèo của tôi chủ trương như vậy thì tôi coi thường anh lắm!
Nhưng tôi biết chắc một điều, anh Chí Phèo là người radical, chơi tới bến, thường hướng dẫn và gợi hứng cho tôi nhiều điều; ngay cả cái nhân cách Chí Phèo, ngay cả cách chửi của anh cũng là một triết lý sống. Này nhé, cả làng Vũ Đại đã có một ai dám chửi quan chức từ trên xuống dưới? Anh chửi tuốt. Phải đấy, dám chửi điều xấu phải là một người có nhân cách lắm chứ! Hơn nhiều người. Muôn người mới có một.
Tôi theo anh không kịp. Anh chỉ khác tôi một điều. Anh sống bằng chửi còn tôi sống để cầm bút. Mà cầm bút như tôi thì quả thực: giấy bút lầm than. Tôi nói thật.
Trong thời đại này, một thời đại mà mọi giá trị đều mất giá. Viết tử tế là một điều khó lắm vì người tử tế không còn nữa.
Vậy mà tôi được đọc một nhà văn trong nước, Vũ Thế Thành, hiện ẩn cư tại Đà Lạt, viết một cuốn truyện mà như một làn gió thoảng giữa cơn bão táp thời cuộc. Ông viết nhẹ nhàng như chuyện đời thường, đọc như uống một ly chanh đường giữa cái nắng Sài Gòn; ông viết về chuyện bây giờ mà như thể viết về ở một nơi nào khác, viết như một hồi ức nhắc nhở, đọc chơi.
Nhưng, đọc anh, tôi thấy tôi trong đó: Cái tôi di cư thời Phú Thọ lều, cái tôi Đà Lạt thời sinh viên, cái tôi Sài Gòn nhớ nhớ quên quên. Nhất là cái tôi sau 1975 trong tâm trạng người Sài Gòn trong cuộc đổi đời.
Chỉ khác tôi một điều là những chuyện anh viết đều là chuyện xem ra nhỏ và không quan trọng. Nhưng chuyện nào cũng gợi ý một cách kín đáo về một cái gì khác. Nó không đến lộ liểu như câu chuyện “Chiếc bình vôi” hay “Con ngựa già của Chúa Trịnh” thuở nào.
Sự việc viết ra chỉ là cái cớ để nói về một điều không phải là cái ấy. Và phải chăng đó là chủ đích của người câm bút?
Như đã nói, đọc anh, tôi rất dễ chia xẻ vì có một mẫu số chung nào đó. Mẫu số chung ấy trong cùng một hoàn cảnh, càng cắm rễ sâu, khi phát tán càng có cơ hội gắn bó, gần gũi. Mỗi người một phương mà tấm lòng vẫn là một.
Cái tâm trạng chung là nhớ về. Không ngờ cái tâm trạng từ mỗi cá thể trở thành cái chung trong cái riêng. Nó sẽ tự phát trở thành một thứ ký ức tập thể (collective memory).
Cái nhớ của tác giả cũng là cái nhớ của tôi và của nhiều người khác đã từng một cội nguồn, đã từ đó mà lớn lên. Và chỉ cần một cái click nhẹ mọi sự sẽ như một cảnh trí quay lại của một câi đèn kéo quân.
Thật vậy, trong trí nhớ của tôi Đà Lạt là một thành phố quanh năm là mùa xuân.
Chỉ cần ngồi trên chiếc xe đò Minh Trung, qua khỏi Định Quán, đi qua Blao là như hít thở không khí Đà Lạt rồi. Một Đà Lạt còn giữ được vẻ nguyên sơ với những người Thượng từ một triền núi nào đó xuất hiện bất ngờ, trên vai gù một vài củ măng.
Vắng bóng người sơn cước, Đà Lạt mất cái căn cước của mình.
Đà Lạt cũng lộ cho thấy đó là một thành phố tiêu biểu cho phong cách thuộc địa với những biệt thự ẩn hiện dưới các triền đồi thơ mộng. Sân cù, thảm cỏ xanh mướt, đồi thông, tháp chuông trường Yersin màu gạch đỏ. Đẹp làm sao.
Nhà của dân chúng thì thường bàng gỗ sơn đủ mầu, có cửa kính, trước khi nó trở thành một thành phố của các đám cưới với tuần trăng mật.
Và dĩ nhiên, Đà Lạt của tôi cũng như của tác giả, không phải là thứ Đà Lạt với:
“nhà hàng, nhà cao tầng, các vạt đồi đã đốn cây xanh, còn trơ đất đỏ sẵn sàng cho những dự án hoành tráng, xứng tầm với thành phố du lịch, xứ sở ngàn hoa như có người nói` Người ta cắt một mảnh Sài Gòn lên, đem dán vào Đà Lạt và bảo rằng Đà Lạt đang phát triển trong quy hoạch.”
(trích bài “Kiều Lão Đà Lạt” của tác giả).
Một Đà lạt mà tác giả tự hỏi còn cái hồn ra sao?
Theo tôi, ký vãng cũ lúc nào không hay trở thành cái lẽ sống ở đời (La raison d’être) ở những người như tác giả.
Cho nên, từ một miếng ăn, dù tầm thường như nước măm tĩn Phan Thiết, trứng vịt lộn, miếng chả lụa với hương vị riêng của nó, mùi cà cuống, v.v., tất cả những thứ đó với vốn liếng chuyên môn khoa học về thực phẩm của tác giả trong sự phân tích hóa học, nó gợi nhớ người đọc đến Vũ Bằng, khi sống ở Sài Gòn cũng gợi nhớ về Hà Nội trong “Miếng ngon Hà Nội” với Cốm vòng, Rươi, Ngô rang, Khoai lùi, Gỏi, Chả cá, Thịt cầy thời trước 1975.
Nhưng tính chất khoa học của món ăn thì hẳn không tìm thấy trong “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng được.
Những phần viết về món ăn này chiếm một tỉ lệ ưu thế trong số bài viết của tác giả mà khéo sắp xếp và trình bầy, nó có cơ may trở thành như một thứ chủ thuyết phồn thực.
Nhưng trong tất cả các bài viết ấy, dù là một cảnh trí bên Pháp hay Đức như: Một chút Sài Gòn trong lòng Hamburg, Trăm nghìn nỗi khổ, Cà cuống, Con gián và đàn bà, Hồi đó tụi mày ở đâu, Ai hột vịt lộn.. hôn, Sài Gòn, Cà phê và nhạc sến, Món ăn dĩ vãng, Chuyện của một thời, Phút cuối trong tầm tay, tất cả đều kín đáo gửi đi một thông điệp.
Trong bài “Một chút Sài Gòn trong lòng Hamburg”, tác giả viết:
“Nửa đêm về sáng khi viết những dòng chữ này từ Hamburg, tôi chợt thấy nhớ và thương Sài Gòn lận đận, nơi tôi sinh ra, lớn lên và sống gần hết đời mình. Người ta cứ tiến, còn mình đứng yên, người bán buôn những hứa hẹn hoa mỹ, nhưng rất nhiều người vẫn nuôi hy vọng đổi đời qua những tấm vé số.”
Tâm trạng ấy là có thật và chỉ khi xa nhà mới thấy thấm thía.
Phải đi xa, ở xa có khi nửa vòng trái đất mới xót thương, tội nghiệp cho Sài Gòn. Sài Gòn đau đáu trong giấc ngủ muộn mỗi khi nghĩ về.
Bản thân tôi, đã từng nhiều đêm thao thức, đôi khi phẫn nộ mỗi khi đọc những tin tức xấu về đất nước mình. Có một thứ giao cảm rất gần gũi ở một không gian xa cách mịt mù mới cảm nhận được. Thật đến lạ. Người Sài Gòn mí nhau có thể chèn lách, vượt, đạp lên nhau để có thể lấn lên trước bất kể sinh mạng người khác. Rồi cảnh tượng xấu nhất có thể xảy ra là thây người nằm chết, máu me lênh láng đầy đường trước con mắt bàng quang của nhiều người.
Cái đó chỉ có thể xẩy ra ở Việt Nam.
Phần người ở xa không sao hiểu được! Đã có không biết bao nhiêu điều như thế của Sài Gòn, nay không hiểu được.
Sự chia xẻ của tôi với tác giả có thể còn trở nên căn thiết hơn khi tôi đọc bài Chuyện của một thời! Những kinh nghiệm của tác giả với 6 tháng đạp xích lô ghi lại những khoảnh khắc sống cũng như những nghịch cảnh khi Sài Gòn không còn có tên là Sài Gòn nữa là những kinh nghiệm đắt giá, của một người trong cuộc.
Tôi xin phép tác giả và độc giả ghi lại vài cảm nghĩ của tôi về một Sai Gòn thân thương, một Sài Gòn:
Thóc thơm
Gạo trắng
Gió hiền
Miền Nam phì nhiêu nắng ấm.
(Trích bài thơ của Dương Như Nguyện.)
Một Sài Gòn chỉ tóm gọn trong có một câu:
Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi!
Sài Gòn, 1969. Nguồn: OntheNet
Phải thú thực với lòng mình-thú thực với tác giả và những ai đọc những dòng này là khi về, đặt chân đến Sài Gòn, tôi có một cảm giác xa lạ và có cảm tưởng cuộc sống ở nơi đây như thể có gì đổi khác.
Mọi sự như không còn như trước nữa, một cuộc sống như thể ở một nơi nào khác.
Nó không phải là một Sài Gòn của tôi như thuở nào. Mà mục đích về là đi tìm cái Sài Gòn của tôi.
Vẫn đường phố ấy, vẫn con đường Duy Tân nhưng nay nhà cửa xây dựng san sát như chen chúc nhau để nhô lên. Nhộn nhịp hơn, nhưng cũng xô bồ hơn.
Đi dọc đường Lê Văn Duỵệt cũ, nơi tôi đã lớn lên, tôi kịp nhận ra, dọc hai bên đường, những sợi giây điện đủ loại, từng bó, từng chùm, chúng xoắn vào nhau hằng trăm sợi, quấn chằng chịt lấy nhau, len lỏi vào tầng hai của balcon mỗi nhà, chui vào ngõ hẻm, làm chĩu nặng nghiêng đổ các cột điện gỗ dưới sự trì kéo của chúng.
Tôi có một cảm giác sợ hãi không cắt nghĩa được. Chúng là những sợi gì? Tên chúng là gì? Chúng là ai?
Có thể là những sợi gian đối, lừa phỉnh! Sợi vu oan! Sợi tô hồng! Sợi gian tham! Sợi bóc lột! Sợi giam hãm tù tội. Sợi trói buộc trói tay! Sợi làm mất nhân phẩm con người!
Còn đâu là những sợi tơ trời, giăng mắc ràng buộc nhau trong thân phận lứa đôi?
Sài Gòn bây giờ còn là những tiếng động miên tục, ngày đêm, chu kỳ tần số âm thanh đập vào màng nhĩ trong lúc sống, lúc ăn nhậu, lúc tranh cãi, lúc làm hùng hục, lúc yêu đương phiền muộn cũng như trong lúc ngủ.
Tôi chỉ thực sự thấy Sài Gòn im ắng có một lần, một lần duy nhất mà thôi, trong cả năm. Đó là khoảng 5,6 giờ chiều ngày 30 tết.
Nhưng độ 10 giờ tối, nó lại trở về cơn mê điên cuồng của tiếng động. Trong cơn mê của tiếng động, con người không còn có dịp để nghe tiếng của con người cũng như tiếng động của thiên nhiên.
Đó là một cuộc sống vong thân của con người trong tiếng động. Tiếng động đã trấn áp tất cả!!
Đến gà không thể gáy, chó không còn sủa. Nào có ai nghe được tiếng chó tru ban đêm gọi đực. Tiếng u hờ bên sông.
Nói chi đến tiếng cựa mình của đài nụ nở hoa. Tiếng mưa rơi âm thầm hoặc lộp bộp trên tàu lá chuối.
Hết rồi tiếng chim líu lo trên cành! Tôi chưa từng hiếm hoi nghe được tiếng chim hót buổi sáng.
Giã từ tiếng gà gáy o o buổi sáng hay sau khi đạp mái.
Không bao giờ nữa còn nghe tiếng chuông nhà thờ buổi sáng cũng như tiếng lục lạc của trâu về chuồng.
Một đất nước của những kẻ thâm niên làm lịch sử mà tên tuổi giăng mắc đầy đường phố lại mâu thuẫn thay vắng bóng con người.
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!
Cám ơn tác giả đã cho tôi mượn đất viết đôi dòng ở trên để ghi lại một chút về Sài Gòn, của tác giả, cũng là của tôi, cũng là của những người miền Nam, của những kẻ đã ra đi và của những kẻ còn ở lại.
Trước khi kết thúc bài viết, tôi chỉ thấy có một điều khác biệt giữa tôi và tác giả. Đó là sự khác biệt về tâm trạng.
Là mỗi khi kết thúc một bài viết, tác giả thường bày tỏ một tâm trạng buồn. Một cái buồn như thể một triết lý sống trong nỗi bất lực, buông xuôi. Buồn là một thái độ và không bao giờ là một giải pháp, một cựa mình.
Nỗi buồn của tác giả làm tôi nghĩ đến cuốn sách mỏng, xuất bản năm 2013 của Amai B’Lan: Nước mắt của Rừng. Nỗi buồn và nước mắt có giải quyết được gì không?
Tôi ở xa. Tôi luôn luôn phẫn nộ. Chúa trước khi về cõi, chỉ nhắc các đệ tử: Các con phải tỉnh thức và cầu nguyện. Đó là cách nói của Chúa, cách nói của bậc thánh nhân.
Phần tôi, tôi có cách nói của tôi! Đất nước của chúng ta vốn trước đây muốn vượt qua sông, qua ngòi, phương tiện duy nhất của chúng ta là đi qua các cây cầu khỉ (monkey bridge)!
Đừng vội quên quá khứ của mình, đừng vội quên cha ông mình. Đừng vội quên cội nguồn. Vì thế, trước những sai trái làm tác hại đến đất nước, con người. Tôi bày tỏ sự phẫn nộ. Biết nói không, biết chối từ, biết lên tiếng khi cần lên tiếng. Cách nói ấy động não và bắt phải cựa mình. Đối với tôi, trên tất cả mọi thứ, vẫn là con người.
Phần tác giả, xin bạn đọc hoan hỉ cầm lấy và đọc tác giả, như tôi đã đọc.
- Tình Con Người trong truyện: Đôi mắt người bị xử bắn trong rặng bình bát Nguyễn Văn Lục Nhận định
- Nguyễn Chí Thiện: người cầm bút không bị bẻ gãy Nguyễn Văn Lục Nhận định
- Đọc “Một góc ký ức và bây giờ” của Vũ Thế Thành Nguyễn Văn Lục Nhận định
- Đôi dòng tưởng niệm cố Giáo sư Trần Thái Đỉnh Nguyễn Văn Lục Hồi ức
- Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học Nguyễn Văn Lục Nhận định
- Hiện trạng văn học miền Nam sau 1975 ở miền Nam và ở Hải ngoại Nguyễn Văn Lục Khảo luận
- Từ Nam Phong Tới Bách Khoa Nguyễn Văn Lục Khảo luận
- Giới Thiệu và Nhận Xét về Tập San Sử Địa của hai miền Nam Bắc Nguyễn Văn Lục Khảo luận
- Sách Cũ Miền Nam 1954 - 1975 Nguyễn Văn Lục Nhận định
- Từ Nguyễn Chí Thiện đến Nguyễn Đắc Kiên Nguyễn Văn Lục Nhận định
• Đọc “Một góc ký ức và bây giờ” của Vũ Thế Thành (Nguyễn Văn Lục)
Những thằng già nhớ Mẹ của Vũ Thế Thành (Uyên Hạnh)
• Trăm nghìn nhánh khổ (Vũ Thế Thành)
• Văn Chương Việt Nam Cộng Hòa (Vũ Thế Thành)
• Sài Gòn Muộn Màng Của Em Cũng Không Còn... (Vũ Thế Thành)
• Mê nhạc “sến" (Vũ Thế Thành)
Bài viết trên mạng:
Sài Gòn, một góc ký ức và bây giờ
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |