1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lâm Triết, ngôi sao hội họa hiện đại Việt Nam một thời vừa tắt (Trịnh Cung) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      30-12-2018 | HỘI HỌA

      Lâm Triết, ngôi sao hội họa hiện đại Việt Nam một thời vừa tắt

        TRỊNH CUNG
      Share File.php Share File
          

       

      Họa sĩ Lâm Triết qua đời, hưởng thọ 80 tuổi (Du Tử Lê)

      Họa sĩ Lâm Triết (1938 - 2018) (Trường vẽ Gia Định)


          Họa sĩ Lâm Triết
      (Hình: Lâm Thuyên và Yến Nhi)

      Tôi vừa nhận được tin từ nhà thơ DTL cho hay họa sĩ Lâm Triết, một tài năng hội họa hiện đại xuất sắc của Miền Nam vào những thập niên 60 của thế kỷ 20, vừa tạ thế ở tuổi 80 hơn tại Việt Nam vì trọng bệnh.

      Tài năng hội họa của anh tỏa sáng ngay lúc còn đang học năm thứ nhất tại Trường CĐMT Huế. Khi tôi đậu vào năm thứ nhất cùng trường thì anh là một sinh viên đàn anh mà tôi rất ngưỡng mộ và lấy anh làm mục tiêu cố gắng học hành. Anh và tôi đều từ phương xa đến đây, Lâm Triết từ Bồng Sơn- Bình Định, tôi từ Nhatrang- Khánh Hòa, cùng ở trọ chung tại kiệt (hẻm) 1 đường Âm Hồn Thành Nội Huế cho đến khi hết niên khóa 1958 thì Lâm Triết thôi học để chuyển về Sài Gòn học Trường Quốc Gia C ĐMT Gia định. Tuy nhiên, anh không học hết để thi tốt nghiệp, không rõ lý do, nhưng có thể là do anh yêu lối vẽ hiện đại, một xu thế rất mạnh ớ châu Âu lúc bấy giờ và đang lôi cuốn giới nghệ sĩ trẻ khắp thế giới, trong đó có Việt Nam mà Tạ Tỵ là họa sĩ đi đầu. Thêm nữa, Trường QG CĐMT rất bảo thủ, không cho phép sinh viên vẽ ngoài cách của nhà trường khi còn đang theo học, đã có một số bị đuổi học vì vẽ Modern như Nguyễn Trung là một điển hình.



          Ngựa (Tranh Lâm Triết)

      Đỉnh cao của hội họa Lâm Triết là với bức sơn dầu có tên “Ngựa” (hình đính kèm), anh đoạt Huy chương Vàng Hội Họa Mùa Xuân 1962, giải thưởng hội họa cấp quốc gia hằng năm được tổ chức tại Sài Gòn. Bức “Ngựa”được vẽ theo khuynh hướng Trừu tượng, một khuynh hướng hội họa rất mới tại Việt Nam lúc bấy giờ, đã gây ngạc nhiên cho giới nghệ sĩ tạo hình vì sự táo bạo khi họa sĩ sử dụng bố cục lệch mà vẫn tạo được sự thăng bằng bởi những mảng màu từ đậm đến nhạt, tất cả đều chuyển động trên toàn bộ mặt tranh rất phong phú và nhịp điệu rất sinh đông khiến người xem bị cuốn hút khi đối diện.


      Tuy nhiên, kể từ đó, Lâm Triết dần vắng bóng trong các cuộc triển lãm ở Sài Gòn, ngay cả anh cũng không làm một triển lãm cá nhân nào cho đến ngày anh rời khỏi Việt Nam, khi Miền Nam sụp đổ vào ngày 30-4-1975.


      Rồi khoảng 15 năm sau, tôi gặp lại Lâm Triết tại Sài Gòn, anh mời tôi một bửa tối tại nhà hàng trong khách sạn New World và cũng từ hôm đó anh có một cuộc sống mới tại quê nhà với Minh, một phụ nữ thành đạt từng là học trò cũ của anh, khi Lâm Triết làm thầy giáo môn vẽ tại một trường trung học ở Phan Thiết. Tôi được biết rằng Minh từng yêu thầm thầy Triết nhưng phải đợi sau nhiều chục năm mới cùng thầy yêu của mình thành chồng vợ.


      Và Minh đã làm cho tài năng hội họa của Lâm Triết hồi sinh, chị đã mở gallery trên đường Đồng Khởi (Tự Do) để triển lãm tranh Lâm Triết và trong khuôn viên rộng lớn của nhà chị ở Thảo Điền (làng báo chí cũ) có hẳn một hành lang bày thường trực tranh trừu tượng rất đẳng cấp của Lâm Triết)


      Và cũng chính Minh, cách nay khoảng 10 năm, tôi được tin Lâm Triết trở bệnh cũ nặng, bệnh động kinh, chị phải đưa anh về Bình Định để dưỡng bệnh, vì không còn cách nào khác để chữa trị. Cuối cùng Lâm Triết đã ra đi vĩnh viễn tại nơi anh sinh ra, Bồng Sơn - Bình Định vào ngày 17 tháng 12 năm 2018.


      Viết vài dòng tưởng niệm một ngôi sao hội họa Việt Nam vừa lịm tắt.


      Bolsa. Dec. 18-2018

      Trịnh Cung

      Nguồn: dutule.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lê Chiều Giang và ‘Không Đứng Mãi Trong Tranh’ Trịnh Cung Tản mạn

      - Hoạ sĩ Nguyễn Lâm phục chế một tác phẩm sơn mài của nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí Trịnh Cung Nhận định

      - Xem ‘Việt Nam, Quá Khứ là Mở Đầu’ của Tiffany Chung Trịnh Cung Nhận định

      - Tôi đã vẽ như thế nào sau ngày 30 tháng Tư 1975? Trịnh Cung Hồi ức

      - Lâm Triết, ngôi sao hội họa hiện đại Việt Nam một thời vừa tắt Trịnh Cung Tạp luận

      - Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại của Huỳnh Hữu Ủy Trịnh Cung Nhận định

      - Xem và Đọc Lại Duy Thanh Trịnh Cung Khảo luận

      - Nhớ Về Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam Trước 1975 Trịnh Cung Tạp bút

      - Những Kỷ Niệm Về Lê Thành Nhơn Trịnh Cung Nhận định

      - Hồn Sài Gòn trong từng món đồ cũ Trịnh Cung Tạp bút

    3. Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)

      Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)