1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lê Chiều Giang và ‘Không Đứng Mãi Trong Tranh’ (Trịnh Cung) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-11-2023 | VĂN HỌC

      Lê Chiều Giang và ‘Không Đứng Mãi Trong Tranh’

        TRỊNH CUNG
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà thơ Lê Chiều Giang

      Lời dẫn: Tôi nhận được cuốn sách Không Đứng Mãi Trong Tranh của Lê Chiều Giang từ chính tác giả gửi tặng. Đây là cuốn sách được viết bởi người vợ của một hoạ sĩ nổi tiếng thuộc nhóm Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam - Saigon trước 1975 nên rất đặc biệt nếu không muốn nói là chưa từng có từ trước đến nay trong giới làm hội hoạ. Và tôi rất xúc động khi cầm nó trên tay và đã đọc một mạch. Tất cả quá khứ của vợ chồng hoạ sĩ Nghiêu Đề và bằng hữu một thời thân thiết nay ùa về. Bài viết dưới đây, không phải là bài điểm sách, chỉ là những cảm xúc của một người bạn, một ngẫu hứng bởi Không Đứng Mãi Trong Tranh.

      Trịnh Cung

      *


      1. “Người Mẫu”


      Đã lâu lắm rồi, tôi tưởng Giang đã biến vào cổ tích tình yêu, sau sự ra đi của người tình vào năm 1998 tại San Diego, thành phố cực nam của California. Sở dĩ, tôi không gọi anh ấy, hoạ sĩ Nghiêu Đề, là “người chồng” của Giang, bởi vì chàng luôn luôn là “người tình” – anh vốn là hoạ sĩ lãng tử nhất trong bọn tôi, những hoạ sĩ làm nên Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam trước 1975.


      Với cuốn sách Không Đứng Mãi Trong Tranh vừa được Nhân Ảnh xuất bản 2021, Lê Chiều Giang đã chính mình bước ra từ cổ tích của một chuyện tình đẹp, mê muội và dữ dội. Như bất kỳ chuyện tình đặc biệt nào đã đi vào văn học sử, được người đời truyền tụng.



        Bìa sách 'Không Đứng Mãi Trong Tranh'

      Không Đứng Mãi Trong Tranh là một tuyển tập những hồi ức của tác giả về thế giới tình yêu của riêng mình với người chồng. Bừng lên trong tác phẩm là không khí văn nghệ của Saigon những năm xưa. Saigon, một thời sống động, nhiệt tình hiện sinh, hấp tấp và vội vã... Chúng tôi sống mà cứ cảm thấy cuộc đời như sắp kết thúc bởi những ra đi của bằng hữu trong giới văn nghệ giữa Saigon ngày một phân hoá chính trị nặng nề, và bị ám ảnh bởi nền tự do sắp bị tiêu vong vì chiến tranh.


      Sách dầy 161 trang trên khổ 14 x 21 cm, bìa sách là tranh sơn dầu của Nghiêu Đề, bao gồm 32 tiết mục gồm văn và thơ với lời tựa của nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ.


      Mở đầu cho những hồi ức của mình, “Người Mẫu” là một hồi ức đầy kịch tính, từng dòng nối tiếp nhau như những con sóng xua đuổi nhau không ngừng cuốn người đọc khi nổi khi chìm vào chuyện tình đầy mê muội của cô bé yêu tranh và nghiện mùi hương của sơn dầu với chàng hoạ sĩ tài hoa, lãng tử. Dù tôi đã thân quen với Chiều Giang và Nghiêu Đề từ những ngày hai người mới yêu nhau, nhưng khi đọc “Người Mẫu,” tôi lần đầu mới được biết các tình tiết cực kỳ ma mị, say đắm u mê và bất chấp rủi ro trên hành trình 25 năm gắn bó mặn nồng của họ, từ những năm tháng khốn khó trong nước cho đến những ngày phiêu linh lưu vong ở Hoa Kỳ sau 1975. Tình yêu ấy dường như không có thật, như một câu chuyện hư cấu hoang đường, nhưng lại hoàn toàn là chuyện thật diễn ra mỗi ngày trong cuộc đời mà những người thân và bằng hữu của nàng và chàng cùng chứng giám, với nhiều cảm xúc đan xen giữa ngưỡng mộ và ái ngại. Một thứ tình yêu vừa quá mỏng manh, dễ vỡ nhưng không kém phần gắn chặt mãnh liệt từ khởi đầu và chỉ kết thúc khi chàng, hoạ sĩ Nghiêu Đề, trút hơi thở cuối cùng vì bệnh ung thư.


      “Người Mẫu” từ khi còn là cô bé trốn lễ bỏ nhà thờ, trốn học bỏ trường lớp, bất chấp sự ngăn cấm của bố mẹ để đến một nơi, một nơi cô bé quyết trở thành người mẫu cho một chàng hoạ sĩ trong một lần tình cờ gặp gỡ, một gặp gỡ định mệnh. Từ đó, cô bé Giang bắt đầu trở thành nhân vật chính của những bức tranh, những tác phẩm của Nghiêu Đề. Sau 25 năm, cho đến tận cuối đời, Nghiêu Đề vẫn chỉ có một nhân vật “mẫu” cuối cùng là Lê Chiều Giang.


      Vệt màu đỏ mỏng chàng vẽ dưới mi mắt nàng như sợi máu rỉ ra từ tình yêu dành cho nàng mà chàng sắp phải từ biệt. Đó là bức tranh cuối cùng của Nghiêu Đề vẽ Lê Chiều Giang, không phải đó là một kết thúc của cuộc tình dù Nghiêu Đề đã buông cọ, bỏ rơi mầu sắc. Với sách Không Đứng Mãi Trong Tranh, trong đó, “Người Mẫu,” Lê Chiều Giang, đã làm cho mối tình của Nghiêu Đề dành cho người mình yêu trở nên tiếp tục, trở nên vĩnh hằng... Dù Lê Chiều Giang không chết theo chồng, như nàng Jeanne Hebuterne, người mẫu, người tình Pháp của nhà danh hoạ người Ý, Modigliani. Jeanne Hebuterne đã lao xuống từ ban công, khi quan tài của người yêu được đưa đi ngang qua cửa nhà nàng ở Paris năm nào thuộc thế kỷ 20.


      Lê Chiều Giang chọn cách chết khác, cái chết từng ngày trong hoài niệm một cuộc tình thần thánh, đẹp ma mị như tranh của chàng, trong đó hình bóng của nàng là linh hồn của tác phẩm, của hội họa Nghiêu Đề, một di sản quan trọng của nền hội hoạ hiện đại Saigon.


      2. “Một Chín Chín Tám”


      Là bài thơ đặc biệt nhất, không chỉ trong số 14 bài thơ Lê Chiều Giang cho in cùng những câu chuyện trong Không Đứng Mãi Trong Tranh, mà hình như trong thi ca mà tôi đã từng đọc lâu nay, đã không hề có một nội dung nào như thế.


      Và, trong lời tựa, nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ đã viết:


           Hoạ sĩ Nghiêu Đề

      “... Điều đặc biệt khác, tôi thích Thơ cô. Những bài thơ hiện thực đầy ẩn dụ, và bàng bạc trong thơ Lê Chiều Giang, vẫn còn nguyên cái tính chất quyết liệt, không ngờ.


      Quyết liệt như mối tình thơ mộng của cô với người bạn tài hoa của chúng ta, Nghiêu Đề.”

      Cá nhân tôi cũng rất bất ngờ lần đầu đọc được thơ Giang, dù quen thân đã cả vài chục năm. Tôi rất thích cái tính cách quyết liệt trong thơ Lê Chiều Giang. Hơn nữa, những bài thơ ấy đã cho tôi chiếc chìa khoá để mở cánh cửa vào vùng ẩn mật của tâm hồn Giang. Những bài thơ như đã cho tôi lời giãi bày về cuộc mộng du cuồng điên của Giang, trong cõi tình tranh đầy màu sắc ma mị cùng chàng hoạ sĩ. Cũng phi lý trí như nàng từ lúc “Tuổi mười bảy không sách để cầm tay / Xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn” (Đinh Hùng), từ lúc trốn lễ nhà thờ, trốn lớp học, bất chấp lời can ngăn, đe doạ từ bỏ của bố mẹ, mê muội lao về phía có mùi hương của sơn dầu, tiếng gọi rực lửa của tình yêu, của định mệnh mà Trời chỉ dành riêng cho Giang cho đến ngày nàng trở thành người đàn bà, tự tay phủ lên xác người yêu bức tranh mà chàng đã vẽ nàng với đôi mắt “Một trời sao lặng.” Một ẩn dụ cuối cùng cho một tình yêu cực kỳ lãng mạn của lứa đôi, dù tất cả đã phải kết thúc trong tang thương ác liệt.


      Và đôi mắt ấy – chàng đã vẽ bằng “nét vẽ sắc như ngàn dao cắt” – Giang muốn chúng bay theo vào cõi thiên thu cùng linh hồn chàng

      Một Chín Chín Tám


      Ta chôn chồng ta

      Một lần.

      Duy nhất

      Ở giữa rừng gai không hoa trái mọc

      Đất.

      Đá.

      Rực cháy những lửa điêu tàn

      Ta đứng giữa trời.

      Lặng thinh.

      Không khóc


      Ta phủ xác người

      Bằng bức tranh xưa

      Nét vẽ sắc như ngàn dao cắt

      Vẽ mắt ta

      Một trời sao lặng

      Có tàn phai

      Mệt.

      Dấu trăng soi


      Ta chôn chồng ta một lần duy nhất

      Mắt của ta ở lại

      Với người

      [Trích: KĐMTT]

      Một Chín Chín Tám là năm trời đã như sập xuống cuộc tình phi thời gian của một lứa đôi đã được sinh ra, một này để chờ gặp và một kia để tìm đến. Họ đã yêu nhau trong bất chấp mọi ngăn cấm, mọi đe dọa từ bỏ, mọi thời tiết và mọi thiếu thốn.



          'Thiếu Nữ', tranh sơn dầu của Nghiêu Đề

      Và cũng là năm Lê Chiều Giang không còn tiếp tục làm “Người Mẫu” cho chàng hoạ sĩ tài hoa, lãng tử nhất của thời đại Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam - Saigon, hoạ sĩ Nghiêu Đề.


      Anh đã trút hơi thở cuối cùng tại thành phố San Diego sau nhiều tháng ngày chịu đựng đau đớn vì bạo bệnh.


      “Không khóc”

      “Ta chôn chồng ta một lần duy nhất”


      Đó là Lê Chiều Giang, quyết liệt là tính cách xuyên suốt cuộc đời của nàng như nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ đã viết.


      Phải chăng Lê Chiều Giang là hiện thân của đứa con mà nhà thơ Mỹ gốc Lebanese, Kahlil Gibran, đã mặc khải trong một bài thơ dành cho những bà mẹ, được in trong tập thơ nổi tiếng thế giới The Prophet, rằng:


      “Ngươi có quyền yêu thương con của ngươi nhưng không được quyền biến nó thành của riêng của ngươi / Nó chỉ mượn ngươi để đến với cuộc đời”


      Rõ ràng, đó chính là Lê Chiều Giang.


      3. “Bố Cáo Thất Tung” và 17 năm mất tích


      Chôn cất theo cùng Nghiêu Đề bức tranh chàng đã vẽ mình với đôi mắt, nơi trú ẩn cuối cùng của linh hồn người đã khuất, Lê Chiều Giang đã làm một chọn lựa phi thường, như được chỉ dẫn bởi một thứ ánh sáng tinh tuệ chỉ có ở những ai được Thần Thánh độ trì.


      “Ta chôn chồng ta một lần duy nhất,” Giang gửi đi một thông điệp cho cả cõi âm và cõi trần, rằng kể từ đây dù nàng vẫn tiếp tục đi trên đường đời, cũng sẽ chẳng có thêm một tình yêu nào xảy ra như thế với nàng. Và đôi mắt nàng sẽ không thuộc về ai sau này. Đôi mắt sắc tình của nàng đã thuộc về chàng mãi mãi. Từ nay, Lê Chiều Giang sẽ là một người đàn bà khác, người đàn bà với đôi mắt ráo hoảnh của một tâm hồn đã khác.


      Lê Chiều Giang, với tính quyết liệt và tinh tế của mình, đã chính danh kết thúc một cuộc tình ngông cuồng, rồ dại cho đến hết thanh xuân.


      Nàng lạnh lùng mở ra một cuộc đời khác, vì tố nữ của Nghiêu Đề đã chết, đã được chôn theo chàng. Bây giờ là Lê Chiều Giang, một người thiếu phụ khác, trống rỗng và cô đơn nhưng cháy bỏng, cuối cùng đã đưa ra lời: “Bố Cáo Thất Tung.”


      Nàng phải thay đổi, cho dù đó là một sự thay đổi đau đớn – hay tàn nhẫn? Bất chấp đây là một cuộc phiêu lưu kỳ thú hay hàm chứa nhiều thảm họa. Con đường phía trước sẽ đưa Giang về đâu? Thiên đường hay lại là những phù vân hào nhoáng?


      “Dẫn dắt ta về nơi

      ... không biết


      ...

      Những gì chờ

      Ở nơi sắp đến

      Bếp ấm?

      Hay tro tàn”


       

      'Chân Dung', tranh sơn dầu Nghiêu Đề đoạt Huy chương Bạc Hội Hoạ Mùa Xuân 1961.

      Và thật sự nàng đã liều lĩnh bước đi, sau khi vừa hoàn thành vai của một Tố Nữ trong tranh của một người tình đã kết duyên từ tiền kiếp. Và nhờ nàng mà những giấc mơ hội hoạ liêu trai của chàng đã được cứu rỗi.


      Như chuyện thần thoại, nàng là hiện thân Tố Nữ đã đến lúc bước ra khỏi những tác phẩm hội hoạ. Nàng đã bước ra khỏi tranh – bằng một lời rao truyền mất tích.

      Bố Cáo Thất Tung


      Cắm cổ

      Ta chạy bừa phía trước

      Đêm trắng toát

      Đêm,

      trắng toát

      Có tiếng nói nào trên trời kia

      Dẫn dắt ta về nơi

      ... không biết


      Ta ra đi

      Bàn chân u mê

      Thôi,

      Chắc không tìm đường trở lại

      Những gì chờ

      Ở nơi sắp tới

      Bếp ấm?

      Hay tro tàn

      Một ngày?

      Hay trăm năm

      Ta thật không biết


      Nếu chẳng thấy ta thành phố này

      Cũng đừng

      gắng tìm ở nơi khác

      Thôi,

      Hãy đăng

      “Bố cáo thất tung”

      Cứ nghĩ ta vừa

      Mất tích

      [Trích KĐMTT]

      Mất tích là một cuộc đi xa, đi thật xa của Lê Chiều Giang, quả phụ không muốn ai biết nơi mình sẽ đến là chốn nào, nơi đâu.


      Lặng lẽ, tiếp tục dâng hiến cho một tình yêu nghịch lý khác, vẫn bất chấp, liều lĩnh và man dại... Không thể khác, vì Lê Chiều Giang sinh ra để sống và để yêu. Sống hư ảo và yêu mê muội.


      Trịnh Cung

      25/11/2021


      Trịnh Cung

      Nguồn: VOA

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lê Chiều Giang và ‘Không Đứng Mãi Trong Tranh’ Trịnh Cung Tản mạn

      - Hoạ sĩ Nguyễn Lâm phục chế một tác phẩm sơn mài của nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí Trịnh Cung Nhận định

      - Xem ‘Việt Nam, Quá Khứ là Mở Đầu’ của Tiffany Chung Trịnh Cung Nhận định

      - Tôi đã vẽ như thế nào sau ngày 30 tháng Tư 1975? Trịnh Cung Hồi ức

      - Lâm Triết, ngôi sao hội họa hiện đại Việt Nam một thời vừa tắt Trịnh Cung Tạp luận

      - Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại của Huỳnh Hữu Ủy Trịnh Cung Nhận định

      - Xem và Đọc Lại Duy Thanh Trịnh Cung Khảo luận

      - Nhớ Về Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam Trước 1975 Trịnh Cung Tạp bút

      - Những Kỷ Niệm Về Lê Thành Nhơn Trịnh Cung Nhận định

      - Hồn Sài Gòn trong từng món đồ cũ Trịnh Cung Tạp bút

    3. Bài viết về nhà thơ Lê Chiều Giang (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Chiều Giang

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Lê Chiều Giang và ‘Không Đứng Mãi Trong Tranh’ (Trịnh Cung)

      - Phỏng vấn nhà thơ Lê Chiều Giang (Triều Hoa Đại)

      - Đọc Lê Chiều Giang: Không Đứng Mãi Trong Tranh (Phan Tấn Hải)

      - “Không đứng mãi trong tranh” – sách mới của Lê Chiều Giang (Nguyễn Thị Thụy Vũ)

      - Chiều buông… (Đỗ Nghê)

      - "Không Đứng Mãi Trong Tranh," tác phẩm đầu tay của Lê Chiều Giang (viendongonline.com)

       

      Tác phẩm của Lê Chiều Giang

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trần Quang Lộc - Người Về Khuất Chân Trời

      (Lê Chiều Giang)

      Tranh, tiếng nói cuối cùng (Lê Chiều Giang)

      Chân Dung –Thơ Lê Chiều Giang, nhạc Trần Duy Đức (Lê Chiều Giang)

      - Đứng Mãi Trong Tranh

      - Tiệc Ốc Ma

      - Phấn thông vàng và căn nhà ngói đỏ

      - Facebook

      Tác phẩm trên mạng:

      - hopluu.net    - vietbao.com

      - damau.org    - vanviet.info 

      - baotreonline.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” (Phan Tấn Hải)

      Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” (NP Phan)

      Tưởng nhớ Hoàng Ngọc Tuệ (Ngô Nhân Dụng)

      Trần Lê Nguyễn - Một thời có bão (Trần Áng Sơn)

      Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)