1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Điểm SCHIFFLER của tam giác (Lê Đức Thịnh) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      10-6-2011 | KHOA HỌC

      Điểm SCHIFFLER của tam giác

        LÊ ĐỨC THỊNH
      Share File.php Share File
          

       

      Trong quá trình tự tìm tòi về các loại điểm đặc bíệt trong tam giác tôi bắt gặp một số tính chất về điểm Schiffler của tam giác. Tôi cảm thấy rất tâm đắc với các tính chất này. Tuy nhiên, có một điểm tôi cảm thấy không thật sự vừa ý là các tính chất và định lí được phát biểu một cách rất đơn giản nhưng các cách chứng minh lại phải sử dụng đến công cụ tâm tỉ cự, phương pháp tọa độ - một phương pháp hiện đại nhưng không tiện dụng đối với học sinh kể cả học sinh giỏi. Mong muốn trình bày vấn đề cho trong sáng hơn đã thôi thúc tôi đi tìm lời giải sơ cấp hơn, "đẹp mắt" hơn cho bài toán. Đến nay tôi đã thu được những kết quả nhất định xin được trình bày cùng bạn đọc trong bài viết này. Lê Đức Thịnh (GV THPT NK Trần Phú, Hải Phòng)

      Ta bắt đầu bằng bài toán sau về định nghĩa điểm Schiffler của tam giác:


      Bài toán 1. Giả sử I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Khi đó bốn đường thẳng Euler (*) của tam giác BIC, CIA, AIB, ABC đồng quy tại một điểm S gọi là điểm Schiffler (**) của tam giác ABC.

      (*) http://agutie.homestead.com/files/center/nine_point_center_euler.html

      (**) http://mathworld.wolfram.com/SchifflerPoint.html


      CHỨNG MINH


      Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác, G là trọng tâm tam giác, M là trung điểm BC, G' là trọng tâm tam giác BIC, AI cắt BC tại D, cắt đường tròn (O) tại J, đường tròn (I) tiếp xúc với cạnh BC tại K, JG' cắt OG tại S, cắt AM tại E (h.1).

      Rõ ràng J là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BIC. Do đó JG' là đường thẳng Euler của tam giác BIC.


      Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác GOM với cát tuyến SEJ, ta có:

      SG/SO . JO/JM . EM/EG = 1. Suy ra:

      SG/SO = JM/JO . EG/EM = JM/R . EG/EM

      (R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC).


      Sử dụng định lý Menelauss cho tam giác IAM với cát tuyến JG'E, ta có:

      JI/JA . EA/EM . G'M/G'I = 1. Do G' là trọng tâm tam giác BIC nên:

      EA/EM = 2.JA/JI = 2.JA/JB = 2.JB/JD = 2.JI/JD

      (do JI2 = JB2 = JA . JD). Do đó:

      EG/EM = GM/EM - 1 = 1/3 . AM/EM - 1

                  = 1/3 . [EA/EM + 1] - 1 = 1/3 . EA/EM - 2/3

                  = 2/3 . JI/JD - 2/3 = 2/3 . ID/JD = 2/3 . IK/JM = 2/3 . r/JM

      (r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC)

      SG/SO = JM/R . EG/EM = JM/R . 2/3 . r/JM = 2/3 . r/R  (1)


      Tương tự, ta thấy các đường thẳng Euler của các tam giác CIA, AIB cũng cắt OG tại S (xác định bởi hệ thức (1)).

      Vậy các đường thẳng Euler của bốn tam giác ABC, BIC, CIA, AIB đồng quy tại S.


      *


      Một tính chất khác của điểm Schiffler được mô tả trong bài toán sau:


      Bài toán 2. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) và I1, I2, I3 lần lượt là tâm đường tròn bàng tiếp ứng với các góc A, B, C của tam giác. A1, B1, C1 tương ứng là giao điểm của các cặp đường (OI1, BC), (OI2, CA), (OI3, AB). Khi đó các đường thẳng AA1, BB1,CC1 đồng quy tại điểm Schiffler S của tam giác ABC (h.2).


      CHỨNG MINH


      Ta chứng minh A, S, A1 thẳng hàng. Thật vậy:

         sinAJG'/sinOJG' . sinJOG/sinAOG . sinOAA1/sinJAA1

      = sinIJG'/sinMJG' . sinMOG/sinAOG . sinOAA1/sinI1AA1

       

         2SIJG' / IJ.JG'      2SMOG/MO.OG    2SOAA1/OA.AA1

      = --------------------  .  ----------------------  .  -----------------------

         2SMJG'/MJ.JG'    2SAOG/AO.OG     2SI1AA1/I1A.AA1

       

      = 2MJ/IJ . AO/2OM . OA1/I1A1 . I1A/OA

      = 2MJ/BJ . BO/2OM . OM/I1P . I1P/OAsinA/2

      =2sinA/2 [1/(2sinA/2)] = 1.

      Do đó theo định lý Ceva dạng lượng giác trong tam giác AOJ, suy ra AA1, OG, JG' đồng quy.

      Tức là AA1 đi qua S. Tương tự, ta kết luận rằng AA1, BB1, CC1 đồng quy tại S.


      Như vậy từ hai bài toán trên ta thu được điểm Schiffler S của tam giác ABC là điểm đồng quy của 7 đường thẳng, gồm có: 4 đường thẳng Euler của tam giác BIC, CIA, AIB, ABC và 3 đường thẳng AA1, BB1, CC1.


      *


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Bây giờ ta hãy theo dõi một cách mô tả khác của điểm Schiffler được nêu trong bài toán:


      Bài toán 3. Giả sử đường tròn bàng tiếp ứng với góc A của tam giác ABC tiếp xúc với các đường thẳng BC, CA, AB lần lượt tại A', B', C'. Gọi A'' là điểm đối xứng của A' qua B'C'. Tương tự ta định nghĩa điểm B", C". Khi đó AA", BB", CC" đồng quy tại điểm Schiffler S của tam giác ABC.


      CHỨNG MINH


      Bổ đề 1. Với các kí hiệu như ở bài toán 1 thì OI1 là đường thẳng Euler của tam giác A'B'C'.

      Chứng minh: Dựng các đường thẳng qua A và song song B'C', qua B và song song C'A', qua C và song song A'B'. Các đường này cắt nhau tạo ra tam giác DEF (h.3). Ta có:

      AI1 B'C' ==> AI1 EF, BI1 A'C' ==> BI1 DE.

      Do đó I1 là trực tâm tam giác DEF. Nhận thấy O là tâm đường tròn Euler của tam giác DEF. Nên OI1 là đường thẳng Euler của tam giác DEF. Mà đường thẳng Euler của hai tam giác A'B'C' và DEF cùng phương, và đều đi qua I1 nên OI1 cũng là đường thẳng Euler của tam giác A'B'C' (đpcm).


      Bổ đề 2. Ba điểm A, A1, A" thẳng hàng.

      Chứng minh: (h. 4) Theo bổ đề 1, nếu gọi H' là giao điểm của OI1 và A'A" thì H' là trực tâm tam giác A'B'C'.

      Gọi I là chân đường phân giác hạ từ A xuống BC.

      Ta có: II1/IA = ra/ha = a/(b+c-a)    (2)

      (trong đó ra, ha tương ứng là bán kính đường tròn bàng tiếp ứng với đỉnh A, độ dài đường cao hạ từ A của tam giác ABC; a = BC, b = AC, c = AB). Mặt khác:

      A'H'/A'A" = (A'H'.B'C')/(A'A".B'C')

      = (- 2ra.cosA'.2ra.sinA')/4SA'B'C'

      = - 2ra2.sin2A' / 8ra2.sinA'.sinB'.sinC'

      = - 2sin2A' / (sin2A' + sin2B' + sin2C').

      Hơn nữa:

      B' = A'C'A = C/2, C' = A'B'A = B/2,

      suy ra: A' = 180o - B' - C' = 90o + A/2.

      Do đó: A'H'/A'A" = sinA / (-sinA + sinB + sinC) = a/(b+c-a)   (3)


      Từ (2) và (3) suy ra II1/IA = A'H'/A'A".

      Vậy A, A1, A" thẳng hàng.

      Rõ ràng theo bổ đề 2 và kết quả bài toán 2 thì bài toán 3 được chứng minh.


      Qua chứng minh trên ta thấy rằng bài toán 3 là một bài toán khó và lời giải của nó vẫn phải dùng đến kết quả của bài toán 2. Hi vọng rằng bạn đọc có thể đưa ra một lời giải đẹp hơn nữa cho bài toán 3. Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn để hoàn chỉnh hơn nữa bài viết này.


      Lê Đức Thịnh

      (Toán Học & Tuổi Trẻ số 365, tháng 11 2007)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Điểm SCHIFFLER của tam giác Lê Đức Thịnh Khảo cứu

    3. Bài Khảo Cứu & Bài Tập Hình Học (Học Xá)

       

      • Bài Khảo Cứu

        Cùng Mục (Link)

      Có Và Không Của Thế Gian (Hoàng Dung)

      DNA, Đặc Tính Sự Sống và Sinh Vật (Hoàng Dung)

      Thử Tìm Hiểu ChatGPT (Đào Như)

      Những khám phá mới về Chất Trắng Trong Não Bộ (Trần Hồng Văn)

      Siêu Thượng Không Gian: Chương Kết Luận (Trà Nguyễn)

      Vài Mạn Đàm Về Sao Trời (Hoàng Dung)

      Vật Lý Lượng Tử Và Ý Nghĩa Thiền Học Của Vật Chất (Hoàng Dung)

      Những Quan Niệm và Học Thuyết Mới về Vũ Trụ (Phần 2) (Trần Hồng Văn)

      Những Quan Niệm và Học Thuyết Mới về Vũ Trụ (Phần 1) (Trần Hồng Văn)

      “Mỹ Ngữ” Và “Anh Ngữ” Khác Nhau Thế Nào? (Đàm Trung Pháp)

       

      • Hình Học (Bài Tập)

       

      Bài 1 - 10,    Bài 11 - 20,

      Bài 21 - 30,   Bài 31 - 40,

      Bài 41 - 47,

      Bài 48 (Điểm Schiffler của tam giác)

       

      Bài  IOM: 7 - 38,   41 - 45,   46 - 51



      • Anh Ngữ

       

       

      • Đố Vui:    1,   2

       

      Liên Kết Trong Mục Học Toán (Học Xá)
       

      Liên Kết

      IMO
      Wolfram MathWorld
      The Math Forum
      USAmts
      Komal
      MathLinks
      Cut-The-Knot

         Từ Điển Anh Việt

       

          

       


       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)