1. Head_

    Đỗ Khánh Hoan

    (5.8.1934 - 3.10.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ (Ngu Yên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      2-9-2023 | THƠ

      Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ

        NGU YÊN
      Share File.php Share File
          

       


      Thơ:

      Tưởng Tượng và Hư cấu

      Khi Tôi Đập Đầu Vào Cửa.


      (Yehuda Amichai. Do Thái. 1924-2000.)

      (Bản dịch Anh ngữ: Chana Bloch.)


      Khi đập đầu vào cửa, tôi hét lớn,

      “đầu tôi, đầu tôi,”

      rống lên “Cửa, cửa,”

      tôi không gào “Mẹ ơi”

      cũng không kêu “Chúa ơi.”

      Không tiên đoán ngày tận thế

      ngày không còn cửa không còn đầu.


      Khi em vuốt đầu, tôi thì thào,

      “đầu tôi, đầu tôi,”

      thì thầm “tay em, tay em,”

      không gọi nhỏ “mẹ ơi” hoặc “Chúa ơi.”

      Không có nhận thức kỳ diệu

      về bàn tay vuốt đầu trên thiên đàng

      khi bầu trời chẻ đôi mở rộng.

      Tôi gào thét, thì thầm, hoặc nói năng điều gì,

      chỉ để tự an ủi: đầu tôi, đầu tôi.

      Cửa, cửa. Tay em, tay em. (1)

      Tưởng tượng là một khả năng kỳ diệu của loài người. Nó vượt ra khỏi phạm vi không gian và thời gian. Nó sáng tạo những hình ảnh, ý tưởng một cách bất ngờ, biến hóa, lạ lùng. Giới hạn duy nhất của tưởng tượng là kinh nghiệm. Không có kinh nghiệm tàng trữ sẵn sàng trong nội tâm, trong vô thức, tưởng tượng không thể thành hình. Khả năng cao nhất của tưởng tượng là tạo ra những gì đẹp hơn, hay hơn, hài lòng hơn, bù đắp hơn, và tiếp cận sự thật hơn. Loại tưởng tượng này thuộc về thẩm mỹ. Ngược lại, những tưởng tượng từ bệnh lý, tâm bệnh, tâm lý yếu đuối, mang đến sợ hãi, suy nhược, và tử vong.


      Thơ, nghệ thuật nói chung, thuộc về tưởng tượng thẩm mỹ.


      Arezou Zalipour (Đại học Walkapo, New Zealand) viết vể tưởng tượng trong thơ:

      Trí tưởng tượng được liên kết với các khái niệm về cảm xúc, tình cảm và niềm đam mê từ những bản chất ban đầu của nó. Trí tưởng tượng được coi là khả năng tạo ra những hình ảnh gắn liền với cảm xúc, đam mê, ham muốn, ác cảm và những thứ tương tự được gọi là “trạng thái cảm xúc” (Hume 1978). Mối liên hệ chặt chẽ giữa hình ảnh với cảm xúc và cảm xúc liên quan đến chúng, thực tế là mỗi tâm trí có khối lượng hình ảnh riêng tạo nên những trí tưởng tượng khác biệt cho những người khác nhau. Nhà thơ và tác giả đều kết nối đam mê, cảm xúc và tình cảm với những hình ảnh do họ tạo ra. Hiện tượng này ngụ ý sự tồn tại nhiều hơn một phương thức tưởng tượng trong thơ ca và văn học.


      Trí tưởng tượng ban đầu được coi là tương tự như trí nhớ vì nó được cho làm trung gian giữa các hình ảnh tái tạo của các thực tại tinh thần hơn là các thực tại giác quan. Khái niệm hóa này làm nổi bật một số khía cạnh của trí tưởng tượng được phát triển sau này khi trí tưởng tượng trở nên khác biệt với trí nhớ. Vị trí này liên kết trí tưởng tượng với thực tế tinh thần hơn là cảm giác. Sự khác biệt ban đầu giữa trí nhớ và trí tưởng tượng nhấn mạnh thực tế là trí nhớ đề cập đến quá khứ trong khi trí tưởng tượng thì không (Hobbes 1651). [..]”

      Hư cấu là một khả năng khác, khả năng xây dựng tưởng tượng thành một mô hình, một tư duy, một thứ gì mang ý nghĩa như một tổng thể. Nếu tưởng tượng là bột, đường, trứng, kem, trái cây, thì hư cấu là phương pháp làm bánh. Nếu tưởng tượng là lính, tướng, vũ khí, quân trang… thì hư cấu là chiến thuật hành quân. Nếu tưởng tượng là đàn ông, đàn bà, tình yêu, vật chất, tình cảm… thì hư cấu là tuyển chọn, kết hợp những tưởng tượng để viết nên một bài thơ.


      Thơ Hư Cấu.


      Tìm hiểu thơ Hư Cấu là tìm hiểu hai quá trình:


      1- Khả năng tưởng tượng cấu tạo sản phẩm tưởng tượng, bao gồm hình ảnh, sinh hoạt của dãy hình ảnh, ý và tứ.


      2- Khả năng hư cấu sử dụng sản phẩm tưởng tượng sáng tạo thơ. Hai quá trình này được xác nhận trong khái niệm: Tưởng tượng và hư cấu xuất hiện cùng một lúc với ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ, không có tưởng tượng, không có hư cấu. Vì vậy, khi chúng ta công nhận có ngôn ngữ thơ, một thể loại ngôn ngữ cảm tính lý trí (rational emotion) có thẩm mỹ cao và ý nghĩa thú vị, tức là chúng ta cũng công nhận tưởng tượng và hư cấu phải có những bản sắc của ngôn ngữ thơ.


      • Có bốn loại tưởng tượng:


      • 1- tưởng tượng sáng tạo,

      • 2- tưởng tượng tái tạo.

      • 3- tưởng tượng tái lập

      • 4- tưởng tượng tái dụng.


      Hầu hết thơ hôm nay đều nằm trong phạm vi thơ Hư Cấu. Sự phân biệt giữa sáng tạo, tái tạo, tái dụng và tái lập trong sản phẩm tưởng tượng sẽ giúp nhà thơ sáng tác với hiệu quả sáng tạo hơn. Ví dụ như: “Chớ rửa lông mày chết cá ao anh” (ca dao). Ví dụ như “Nhân Mã”, sinh vật thần thoại đầu người thân ngựa (Centaur). Ví dụ: “Trăng bay lả tả trên cành vàng” (Rượt Trăng. Hàn mặc Tử).


      - Tưởng tượng sáng tạo là tưởng tượng cấu tạo những sản phẩm tri thức chưa bao giờ có. Những hình ảnh và những tứ thơ mang tính nguyên bản.


      - Trong khi tưởng tượng tái tạo sử dụng những sản phẩm tưởng tượng sáng tạo để tạo ra một sản phẩm biến dạng. Những hình ảnh và những tứ thơ thể hiện một cách mới lạ hoặc thể hiện với ngụ ý khác thường.


      - Tưởng tượng tái lập là tưởng tượng lập lại những tưởng tượng đã sẵn có với sáng kiến chế biến thành sản phẩm đồng dạng hoặc tương tựa.


      - Tưởng tượng tái dụng là sử dụng lại những sản phẩm tưởng tượng quen thuộc, phổ thông, nhàm chán, loại tưởng tượng này nên tránh dùng trong thơ. Vì dụ, đời là dòng sông... Tình như hoa hồng... giang hồ cánh chim bay...


      • Ví dụ câu thơ của William Stafford trong bài Strokes: “The birthday of the old require such candles.” (Sinh nhật của người già đòi hỏi những ngọn nến như thế.) Đến một tuổi già nào đó, sinh nhật sẽ không cần bánh, không cần lời ca chúc mừng, thậm chí, không cần ngọn nến. Nhưng ngọn nến xuất hiện để tượng trưng, ngụ ý sự chết đã gần. Sinh nhật, ngọn nến, người già, ba hình ảnh sinh hoạt với nhau phát sinh cảm giác chua chát, mỉa mai, tự trào... Một tưởng tượng sáng tạo. Từ nguyên bản này, có thể đưa ra một tưởng tượng tái tạo, ví dụ: “Ngày ra trường của cậu bé mồ côi đòi hỏi đôi lời âu yếm.” Còn tưởng tượng tái lập, có thể là: “Sinh nhật người già đòi hỏi tấm ảnh thời còn trẻ.” Ba loại tưởng tượng này đều được sử dụng trong thơ.


      • Riêng về những tưởng tượng phù hợp cho thơ, được Arezou Zalipour của đại học Waikato, New Zealand nghiên cứu và phát biểu, tưởng tượng có khả năng tạo ra những hình ảnh mang tính thơ (poetic image.) và những hình ảnh này có khả năng tạo ra ý nghĩa cho ngôn ngữ. Hình ảnh thơ thông thường không mang theo những ý nghĩa cũ, khái niệm cũ, không có tính thời gian. Là sự tương tác giữa ý thức và vô thức.


      Trong khái nhiệm hiện đại, các phương pháp của phái tâm lý theo Freud như “liên kết tự do“ (free association) và phái tâm lý theo Jung như “tưởng tượng tích cực” (active imagination) cho thấy tưởng tượng sáng tạo có tính tự chủ và tự phát phù hợp với sáng tác nghệ thuật và thi ca. Trong sáng tác thơ, tưởng tượng giúp nhà thơ nhận thức được nội tâm và vô thức của bản thân. Cùng một lúc, có thể giúp người đọc trải nghiệm những ý muốn, những tri thức, mà họ băn khoăn hoặc chưa nghĩ đến.


      • Tưởng tượng trong thơ được sử dụng như một phương tiện, hoặc một phương thức để tìm hiểu thực tế một cách khác hơn thực tế. Vì tưởng tượng thơ chuyên chở, pha trộn giữa thật và không thật, giữa hiện thực và hiện thực ảo. Giải thích điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng, tưởng tượng giúp nhà thơ khám phá những gì không thực tế trong thế giới thực tế, đưa đến khái niệm thành lập một hiện thực ảo với ý nghĩa vượt qua thực tế. Một thế giới ảo bao la chứa đựng những gì không thực. Một thế giới song hành với cuộc sống, không tùy thuộc vào bản thân tác giả và độc giả.


      Tuy nhiên, tưởng tượng trong thơ cho những hình ảnh trực tiếp và cụ thể về đối tượng có thật. Nghĩa là, có thể quan sát, nhận thức, phân tích... những hình ảnh tưởng tượng như hình ảnh thực tế. Trong thời đương đại, những hình ảnh tưởng tượng được nghiên cứu như những đối tượng thật vì sự thật không còn hiện diện. Ví dụ những hình ảnh ảo trong khoa học viễn tưởng, có nhiều điều đã trở thành thực tế, như tàu ngầm, máy bay, đồ vật điện tử... Nói một cách khác, hình ảnh tưởng tượng có tính hiện hữu trong tương lai.


      Học Thuật Về Hình Ảnh Tưởng Tượng Trong Thơ.


      Tưởng tượng không chỉ cấu tạo những hình ảnh cụ thể thực tế mà còn tạo ra những ý niệm trừu tượng, những luận lý, nhất là những phi lý mang tính hữu lý. Tưởng tượng có hình ảnh hoặc không có hình ảnh đóng vai trò và mang hiệu quả khác nhau trong thơ.


      • Những tưởng tượng không hình ảnh cho bài thơ ý nghĩa trừu tượng, thích hợp với tư tưởng siêu hình, triết học, nhân sinh quan, luận lý... nhưng thiếu sống động. Loại tưởng tượng này thích hợp với văn xuôi hơn thơ. Cùng một lập luận, một bài thơ dùng quá nhiều những hình ảnh trừu tượng, như tự do, công bình, trầm tư.... thường làm bài thơ tiêu cực. Robert Bly gọi là “thơ khô”. Thơ trước khi mang đến tư duy, phải là thích thú, khoan khoái. Tuy nhiên, vì bản chất của tưởng tượng không hình ảnh có khả năng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, do đó, cũng cần thiết cho thơ.


      • Những tưởng tượng có hình ảnh tuy ảo nhưng có nguồn gốc hoặc hình thể từ hiện thực, có thể cụ thể hóa trong ý niệm. Có thể đối xử như hình ảnh thực tế. Loại hình ảnh này giữ chủ lực trong thơ. Vừa có khả năng sinh động vừa có khả năng gợi ý. Về mặt thẩm mỹ, hình ảnh và sinh hoạt tạo ra tứ thơ, cần thiết cho bài thơ. Sự phối hợp và dàn trải giữa hai loại tưởng tượng, có hình ảnh và không hình ảnh, thuộc khả năng sáng tạo.


      Ví dụ bài thơ “Mưa” của Robert Creeley. Hai loại tưởng tượng xen kẽ trong cấu trúc thơ tự do, tạo ra sự sinh động và chiều sâu cho văn bản.

      Suốt đêm tiếng mưa

      trở đi trở lại,

      rồi rơi vào

      im lặng, mưa dai dẳng.


      Bản thân tôi là ai

      cần phải nhớ rõ

      Có cần phải nhắc nhở

      thường xuyên?


      Điều này không dễ dàng

      thậm chí khó khăn,

      tiếng mưa đổ xuống

      mang cho tôi


      điều gì nhiều hơn điều này,

      điều gì không nhất định

      tôi bị giam giữ vào

      nỗi bất an cuối cùng.


      Em, nếu yêu tôi,

      hãy nằm xuống bên cạnh.

      Hãy vì tôi, như cơn mưa,

      giải tỏa


      mệt mỏi, mê muội,

      khao khát lưng chừng bởi thờ ơ.

      Để ướt

      với hạnh phúc tạm hài lòng. (2)

      Từ tưởng tượng bình thường, cường độ tưởng tượng gia tăng, sẽ tạo ra những loại tưởng tượng khác lạ (fantasticism), nếu cao hơn nữa sẽ trở thành những tưởng tượng quái dị, huyền ảo, giả tưởng....


      • Tưởng Tượng mang chất thơ, gọi tắt là “tưởng tượng thơ” (Poetic Imagination), Hoặc nói một cách kỹ thuật, tưởng tượng tạo ra hình ảnh, ý tứ, ngôn ngữ có tính chất thi vị, mỹ thuật, thích thú. Là một trong số thành phần cấu tạo ra sáng tạo. Tưởng tượng thơ có khả năng thông tin truyền đạt, có khả năng tạo ra ý nghĩa khác hơn ý nghĩa đang hiện dụng, có khả năng làm đẹp bài thơ. Có cơ hội đưa ra phẩm chất giá trị cao. Luôn luôn đòi hỏi sự nhạy cảm, sinh động, và thâm ý.


      Đặc điểm của tưởng tượng thơ là sự độc lập và tự lập, không nhất thiết dựa vào sự tiếp ứng của các giác quan. Thậm chí, không cần nhận thức (giác quan nội tâm) hỗ trợ trong quá trình tưởng tượng. Tưởng tượng không phải đối đầu với những hình ảnh từ hiện thực khách quan. Tưởng tượng thơ là sức mạnh của thi sĩ. Phong cách tưởng tượng thơ là tài hoa. Khi thi sĩ tạo ra tưởng tượng thơ là tạo ra một thế giới riêng tư, song hành với thế giới thực tế. Vì vậy, nếu thế giới ảo này không có giá trị, không quyến rũ, không có gì hay ho, thì người đọc sẽ chọn thế giới thực tế.


      Một đặc điểm nữa của tưởng tượng thơ là kết hợp được những điều mâu thuẫn, thỏa thuận những nghịch lý và hữu lý, có thể tổng hợp những phức tạp để đưa một hình thức khác, một ý tứ khác, mới lạ và riêng tư.


      Ví dụ, “Ca Khúc Người Hát Xiệc” của Heberto Padila. Bản dịch: Alastair Reid. Chiến tranh máu lửa và ca khúc tình tự được kết hợp để đưa đến khái niệm sự yên bình mong manh cho dù chỉ là một bài hát.

      Thưa đại tướng, đang có trận chiến

      giữa lệnh ra quân và ca khúc của tôi.

      Chuyện này luôn luôn xảy đến:

      cả đêm lẫn ngày.

      Không ngủ, không mỏi mệt

      một trận chiến kéo dài đã lâu năm,

      nhiều đôi mắt không còn thấy mặt trời mọc

      trong đó ông không thể tưởng tượng, lệnh lạc, vũ khí, chiến hào.


      Một trận chiến dữ dội

      nói về mỹ thuật, như giẻ rách

      như binh phục phai màu.

      Một trận chiến kệch cỡm

      chỉ thiếu sân khấu dựng huy hoàng

      nơi những tên hề đến từ mọi hướng

      gây náo loạn như trong hội hè,

      mỗi tên biểu diễn lòng trung thành và dũng cảm.


      Thưa đại tướng, tôi không hủy hoại hạm đội và xe tăng,

      không biết chiến tranh còn bao lâu nữa

      nhưng mỗi đêm mỗi quân lệnh bị triệt tiêu không ai thi hành,

      và, không thất trận, một ca khúc của tôi sống sót. (3)

      • Sản phẩm tưởng tượng xuất hiện qua hai thái độ của nhà thơ: thụ động và tích cực. Trong trường hợp thụ động, nhà thơ đề tâm trí lan man theo tưởng tượng. Hình ảnh và ý tứ lôi cuốn nhà thơ hoặc theo một chủ đề, ý chính nào đó, hoặc như thuyền gác mái chèo trôi theo sông. Trong trường hợp tích cực, nhà thơ sử dụng ý thức tập trung vào một vấn đề, chủ đề hoặc một đối tượng, vận dụng tưởng tượng tạo ra những bối cảnh, diễn tiến hoặc chi tiết cần thiết. Tưởng tượng thụ động thường dùng cho thơ cảm tính (emotional poetry). Tưởng tượng tích cực thường dùng cho thơ trí tuệ (rational poetry).


      • Đối với thơ, tưởng tượng cung ứng ba hiệu quả thiết yếu:

      1- Giúp tác giả diễn tả dễ dàng và thâm thúy những ý nghĩ khó giải thích hoặc khó mô tả theo thực tế.

      2- Gia tăng giá trị thẩm mỹ của bài thơ.

      3- tác động cảm xúc và mở rộng ý nghĩa cho người đọc.


      Trong ba hiệu quả, hiệu quả thứ ba liên quan đến hiệu quả thứ nhất. Sự tưởng tượng của nhà thơ truyền đạt và xúc tác khả năng tưởng tượng của người đọc. Hình ảnh, ý tứ của nhà thơ và hình ảnh, ý tứ của người đọc không hoàn toàn giống nhau, có khi, khác biệt. Tuy nhiên, quan điểm chính là cảm xúc và nhận thức. Sản phẩm tưởng tượng trong văn bản phải có khả năng gây cảm xúc qua hình ảnh và tứ thơ. Tạo ra năng lực dẫn đưa tâm trí độc giả xuyên qua những hình ảnh, tứ thơ, để tiếp xúc với ý nghĩa và tinh thần của bài thơ.


      Ví dụ, bài After Lorca của Robert Creeley, nghĩa đen của bài thơ thể hiện khá rõ ràng. Nhà thờ là cơ sở kinh doanh và nhân công chia làm hai thành phần giàu và nghèo. Họ được sử dụng và đối xử khác biệt. Từ đó, sự cảm nhận dẫn đi xa hơn, mỗi người đọc sẽ đối diện với ý thức bản thân trong tôn giáo mà họ chọn lựa.

      Nhà thờ là doanh nghiệp,

      người giàu là doanh nhân.

      Khi họ kéo chuông

      dân nghèo đến tận hiến,

      khi người nghèo chết chỉ được một thánh giá gỗ,

      đưa vội vã vào tha ma.


      Nhưng khi người giàu chết,

      họ được lễ phước lành

      một thánh giá vàng, rồi cẩn thận, cẩn trọng

      đưa ra nghĩa trang.


      Dân nghèo ngưỡng mộ

      và nghĩ thật là quá hay. (4)

      Nghệ thuật hư cấu.


      Nghệ thuật thể hiện những hình ảnh, ý tứ tưởng tượng, đồng thời với ngôn ngữ, lên trang giấy trắng hoặc màn ảnh trắng, là nghệ thuật hư cấu. Nói một cách khác, hư cấu thơ là nghệ thuật thông đạt thơ bằng ngôn ngữ, đồng thời bằng những sản phẩm tưởng tượng.


      Hư cấu trong thơ được xem như một phương cách dùng để tìm hiểu thực tế qua những gì không hiện diện nơi thực tế. Ví dụ: “Ánh trăng khi mặt trời soi gương chân thật hơn ánh nắng”, “Yêu ẩn trốn sau danh từ ‘hạnh phúc, phục tùng sầu đau múa hát ngoài mặt chữ.” Bất kỳ là một thực tại nào cũng có phần vắng mặt của nó. Nhiệm vụ của nhà thơ là khám phá phần vắng mặt và gợi ý một giải thích có ý nghĩa riêng. Hãy khoan viết câu thơ nếu chưa bị kích thích bởi những gì vắng mặt nơi đối tượng thực tế.


      Hư cấu bao gồm công việc kết hợp khả năng tưởng tượng với những khả khác của tâm trí, như: phán đoán trực giác, sở thích chọn lựa, phê phán kiểm soát, thông tin với vô thức...Một quá trình phức tạp, khó có ai có thể phân tích chức năng của những thành phần đã sinh hoạt ra sao trong diễn tiến sáng tạo. Công việc này thuộc về tâm lý nhiều hơn thi ca. Lập luận nghiên cứu này có phần lý thuyết vì trong thực tế, thơ đã là sản phẩm tổng hợp có tâm lý dự phần.


      Hư cấu là phương trình, tưởng tượng là một trong những ẩn số, đưa đến đáp số là bài thơ. Ví dụ vào toán học sẽ dễ cho việc phân tích chi tiết, cho dù chúng ta đã biết, những chi tiết này không có biên giới rõ rệt trong toàn khối.


      • Hư cấu gần thực tế và hư cấu cao tưởng tượng: Sự khác biệt là cường độ hư cấu. Hư cấu gần thực tế dễ tạo lòng tin của độc giả. Hư cấu cao tưởng tượng cho tứ thơ những biến hóa khác thường và kỳ diệu. Hư cấu hoạt động sôi nổi và hiệu quả do mật độ nhận thức và cường độ cảm xúc. Hư cấu đi sâu vào tâm điểm của đối tượng hoặc chủ đề với khả năng khám phá những kỳ lạ, khác thường, để tưởng tượng bay lượn trên bề mặt tạo hình ảnh, ý tứ. Hư cấu ở mức độ cao thường đến từ vô thức, đa dạng, nhiều màu sắc, chuyên chở những ý nghĩ thâm thúy một cách bất ngờ. Hư cấu do ý thức hướng dẫn, thường mang theo bóng dáng luận lý, dễ cảm nhận hơn hư cấu từ vô thức. Thơ cần cả hai loại hư cấu, tùy vào sáng tác thể loại thơ nào.


      So sánh hai ví dụ: Nhà thơ John Milton diễn tả hoa Dailsy (hoa Cúc) qua mức độ hư cấu cao: “The white pink and the pansy freaked with jet”. ( Màu hồng trắng và hoa păng-xê lốm đốm đen huyền.) Nhằm vào vẻ bên ngoài với tưởng tượng từ một loại hoa khác. Trong khi nhà thơ William Wordsworth theo tưởng tượng đi sâu vào đối tượng, “Sweet silent creature” (Sinh vật lặng lẽ dịu dàng.) (Connell S.J. 1913:46)


      • Năng lực hư cấu và năng lực sáng tạo của khả năng hư cấu: Phân biệt trên lý thuyết, 1- sự phát minh ra những hình ảnh, 2- sự kết hợp các hình ảnh này vào toàn khối tưởng tượng.


      Năng lực hư cấu là sinh hoạt thực hành cho khả năng tưởng tượng. bằng cách kích thích những chi tiết phát minh từ đối tượng, chủ đề vào trong thơ. Ví dụ như tạo bối cảnh, hành động, câu chuyện... Những hình ảnh thành hình từ ý nghĩ, phản ứng và cảm xúc của tác giả. Những hình ảnh này sẽ đi vào cấu trúc của bài thơ.


      Những hình ảnh phát minh từ cảm xúc mạnh sẽ tập trung vào đối tượng, chủ đề một cách thuần túy. Nhà thơ không quan tâm đến màu sắc, hình dạng, ... vẻ bên ngoài, mà đi sâu vào tâm điểm. Tạo nên phẩm chất thâm trầm, riêng tư. Trong khi những hình ảnh đến với cảm xúc nhẹ thường biến hóa, khéo léo, phẩm chất phổ quát, nhà thơ không bị rơi vào trạng thái say mê, lý trí can thiệp vào tứ thơ, đôi khi thiếu kinh nghiệm phán đoán, chọn lựa, sẽ trở thành giả tạo.


      So sánh các hình ảnh trong hai ví dụ: Hư cấu từ cảm xúc nhẹ thường rơi vào sinh hoạt mô tả hoặc trình bày những chi tiết có khả năng tạo thú vị và ý nghĩa. Trong khi, hư cấu trong lúc cảm xúc mạnh thường dẫn đến một tứ với ý nghĩa sâu sắc. Màu tím đẹp như ánh sao và bầu trời đầy rong rêu như nền tảng đá. Cả hai chỉ có thể thấy một mặt.


      Ánh sáng rơi xuống từ không trung;

      Nữ hoàng trẻ đẹp đã chết sớm

      Bụi trần đóng kín mắt Helen. (5)


      Màu tím trên tảng đá rong rêu

      Một nửa nhìn không thấy;

      Đẹp như ngôi sao, khi một mình

      tỏa sáng trên trời cao. (6)


      • Năng lực sáng tạo của khả năng hư cấu: Trong khi khả năng hư cấu là kết hợp và dàn trải những hình ảnh, những sinh hoạt vào một hình ảnh toàn thể, một tứ thơ toàn bộ, thì năng lực sáng tạo có chức năng làm cho hình ảnh, tứ thơ: 1- mới lạ, khác thường, 2- sống động, nổi bật, 3- gia tăng thẩm mỹ và 4- thâm thúy ý nghĩa. Mục tiêu chính của năng lực sáng tạo là kích thích cảm xúc cho cả hai, tác giả và độc giả, đồng thời, bằng một cách nào đó, đánh thức tâm trí thưởng ngoạn để cảm nhận ý nghĩa thông đạt. Trong quan điểm này, tưởng tượng là phương tiện hữu hiệu nhất vì đưa ra hình ảnh và sinh hoạt của hình ảnh, dễ kích hoạt tâm lý và ý thức.


      Ví dụ, bài Cánh Bay Buồn của Donald Hall.

      Nàng vây quanh tôi

      như một ngày mưa,

      dù để đầu trần

      vẫn không bị ướt.

      Tôi đi trên lối mòn trơ trụi

      hát những lời vẩn vơ

      về phụ nữ.

      Một cánh bay nghiêng trên chân trời đại dương.


      Một mảnh vỡ

      phi cơ rơi

      theo thủy triều trôi dạt,

      quấn rong biển, màu xanh

      nước biển thủy tinh.


      Bộ xương nhỏ bên trong

      vẫn nhớ lúc động cơ trục trặc,

      im lặng, khóc gào

      vô vọng, kéo dài cơn hấp hối

      đâm vào

      và ra khỏi biển. (7)

      Ngành nghiên cứu thơ cho rằng quá trình hư cấu do trực giác nội tâm điều động. Khi nhà thơ rơi vào trạng thái tâm lý cảm tính, cảm xúc gia tăng theo bước khám phá về đối tượng hoặc chủ đề. Diễn tiến khám phá là diễn tiến thu thập hình ảnh, tứ thơ tưởng tượng. Diễn tiến này kéo dài trong một khoảng thời gian. Đây là lúc nhà thơ thường chìm vào suy nghĩ miên man về một chủ đề hoặc về một điều gì. Khi hình ảnh hoặc tứ thơ được chọn lựa vi sở thích hoặc vì nét độc đáo, bài thơ thành hình. Tưởng tượng và hệ thống hư cấu hoạt động trên cơ sở văn hóa, sở thích, kinh nghiệm và cá tính của nhà thơ.


      Tưởng Tượng, Hư Cấu, Mô Tả, Kể Chuyện.


      Hầu hết học thuật thơ sử dụng mô tả và kể chuyện. cả hai nghệ thuật này đều trình bày những hình ảnh móc nối nhau hoặc những hình ảnh sinh hoạt với nhau.


      • Sống động và trung thực: Tưởng tượng và hư cấu chọn lựa và truyền đạt, trước hết là những hình ảnh sống động, có sinh khí và trung thực. Cả hai đều đòi hỏi cường độ cao. Chính cường độ này sẽ kích thích cảm xúc và khả năng cảm nhận của độc giả.


      Chiều mang tiếng nói đi theo gió

      Mang theo ngọn nắng khuất về tây

      Có chi trong nắng mà tôi nhớ

      Một giọng cười hay sợi tóc bay?

      (Trích Men Mùa Hạ của Trân Sa.)


      • Hiệu quả cảm xúc: Hình ảnh tưởng tượng và sinh hoạt của nó trong thơ đòi hỏi tác động cảm xúc. Cường độ cảm xúc này chẳng những ảnh hưởng tâm tình mà còn gây thích thú cho tinh thần người đọc.


      Sau này tôi già sẽ không còn yêu

      Không còn nhớ thương không còn hờn giận

      Tóc tôi sẽ bạc da tôi sẽ nhăn răng tôi sẽ rụng

      Tay run run chống gậy làm sao cầm tay nhau

      Đêm nằm xương sẽ mỏi lưng sẽ đau

      Làm sao tựa má kề môi cho nổi

      (Trích Bài Năn Nỉ Cuộc Đời của Trân Sa.)


      • Ấn tượng hợp nhất: Một trong vài yếu tố thành công của nhà thơ là quán xuyến các hình ảnh và các sinh hoạt vào một mối để trình bày ý chính hoặc chủ đề. Khi tác giả tái xét bài thơ của mình, nên quan tâm:

      1- Những tưởng tượng trực tiếp hoặc đi sâu vào đề tài, là những tưởng tượng mang tính nhất quán, cần làm nổi bật hoặc thâm thúy.

      2- Những tưởng tượng diễn tả chi tiết chung quanh hoặc trên bề mặt của đối tượng, cần phải tuyển chọn theo tiêu chuẩn, sinh động, nhất quán, phù hợp, và gợi cảm. Đôi khi chỉ cần thay đổi tính từ và động từ để gia tăng hoạt động, màu sắc và âm thanh. Nhất là thơ độc thoại và tự sự, những chi tiết mọc ra từ chi tiết, dễ dẫn bài thơ đi xa chủ đề, phai nhạt tính nhất quán. Khác với truyện trong văn xuôi vì thơ không giải thích. Thơ thuyết phục người đọc một cách tự nguyện, không áp đảo, không hướng dẫn tâm trí thưởng ngoạn như văn xuôi.


      Thơ Việt thường chú trọng “nhan sắc”, “dáng dấp” “điệu đàng” của từng câu thơ. Ví dụ như: “Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm /...Gió lướt khướt kéo mình qua cỏ rối / ...” (Tương Tư Chiều, Xuân Diệu) “Đôi mắt sáng là hành tinh lóng lánh / Lúc sương mờ ai thở để sương tan...” (Cần Thiết, Nguyên Sa.) Dĩ nhiên, mỗi thời đại, những nhà thơ sáng tác theo cảm tính sẽ tô điểm nhan sắc, sửa sang dáng dấp, lời nói điệu đàng theo nhịp sống và theo sở thích lãng mạn. Điểm nhấn ở đây là dù nhà thơ yêu thích phô diễn tài năng ở mặt hình thức đến mức độ nào, vẫn phải cân bằng với nội dung, không thể để ý tưởng hời hợt hoặc lạc lõng. Ví dụ bốn câu thơ bên dưới. Mỗi câu mang một số hình ảnh trong sinh hoạt, tạo ra hình ảnh toàn câu, khác biệt, rời rạc. Bốn hình ảnh toàn câu kết hợp thống nhất, xây dựng sắc mệnh người phụ nữ.


      Là đàn bà, hoa của thượng đế

      Ngày kiêu hãnh yêu tình nhân mặt trời

      Đêm sợ hãi cùng sương nhỏ lệ

      Cái đẹp nàng ngắn chỉ một mùa thôi.

      (Đàn Bà, Trân Sa.)


      • Tưởng tượng và hư cấu trong thi ca có hai khuyết điểm, cần phải tránh ngay từ thói quen, hoặc loại bỏ khi tái xét (edit) bài thơ:


      1- Giả tạo. Đây là những tưởng tượng do ý thức tạo ra, có mục đích phô trương, cố nói một điều gì cho có vẻ cao kỳ, nhưng ý nghĩa tầm thường hoặc vô cảm. Nói chung, khi có ý đồ gài trong hình ảnh, ngôn ngữ, tứ thơ, mà không phục vụ cho giá trị thơ, tưởng tượng đó giả tạo.


      2- Tưởng tượng xa lìa hiện thực. Sự tưởng tượng và sinh hoạt hư cấu luôn luôn phản ảnh thực tế, không nhiều thí ít. Nhiều kinh nghiệm thực tế, bài thơ gần hiện thực. Tưởng tượng, hư cấu, thăng hoa cao độ chia làm nhiều thể loại thơ, đi từ thơ khác thường, thơ kỳ quái, thơ chuyển đổi hiện thực, thơ siêu thực, thơ hóa ảo hiện thực, thơ khoa học viễn tưởng, và thơ hậu nhân bản...Mỗi loại thơ khác nhau ở mức độ pha loãng tưởng tượng vào hiện thực.


      Khi hư cấu tiến vào vùng vắng mặt của một thực tại đang hiện diện, tưởng tượng bắt đầu gia tăng cường lực, nẩy sinh nhiều hình ảnh ý tứ, nhất là khi đi sâu vào những nơi bí ẩn của thực tế, sẽ phát tác nhiều hình ảnh và những sinh hoạt của các dãy hình ảnh một cách bất ngờ, bất thường, kỳ lạ, và hoang tưởng. Tùy theo mức độ ảo của tưởng tượng: Khi dang díu với vô thức sẽ sinh ra tưởng tượng siêu thực (Surrealism), hóa ảo (Magic Realism), giả tưởng (Sience Fiction), khi tích cực với ý thức sẽ sinh ra tưởng tượng khác lạ (fancy), kỳ quái (Fantasticism), chuyển đổi thực tế (Transrealism), mô phỏng hiện thực (Hyperealism). hóa ảo (Magic Realism) ...v...v... Gọi chung là “tưởng tượng hư cấu hiện thực” (fancy-realistic imagination).


      Tuy nhiên, khi tưởng tượng được hư cấu vượt thoát quá xa hiện thực, bài thơ thường mất dần tính trung thực, chỉ dựa vào lòng tin và sở thích của nhà thơ. Bản chất chung của thưởng ngoạn là từ tốn, đôi khi trì trệ. Họ thường không theo kịp.


      Tổng hợp những nghiên cứu gần đây đưa đến khái niệm quá trình của tưởng tượng bắt đầu từ hồi tưởng. Những hình ảnh móc nối, gần gũi, biến dạng từ những hình ảnh đã thâu nhận và tồn trữ trong trí nhớ. Nhưng khi tưởng tượng gia tăng khả năng ảo đến một mức độ nào, sẽ rời cơ sở trí nhớ, tiếp xúc với trực giác. Trực giác không phải là đoán chừng, cũng không phải vô thức ngẫu nhiên, mà là hình thái cao nhất của khả năng thông minh với sự hỗ trợ của siêu nhận thức. Vì vậy khả năng tưởng tượng có tính nhạy bén và bất ngờ mang đến những hình tứ vượt quá mạng kiểm soát của trí tuệ. Nhất là khi tưởng tượng hướng về tương lai, về sự kiện ký quái, sản xuất những hình tượng xa cách những tài liệu trong bộ nhớ. Tưởng tượng, hư cấu thuộc về nghệ thuật. Tưởng tượng, hư cấu qua ngôn ngữ, ký hiệu thuộc về thơ.


      Tưởng tượng thơ với chức năng sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong thơ đương đại. Thi sĩ Coleridge nói rằng, thơ làm chúng ta nhìn đời sống một cách mới, tháo gỡ những lớp phủ quen thuộc đã che đậy lâu ngày những ý nghĩ và nhận thức của con người. Thơ hư cấu có đặc điểm là đánh thức tâm trí. Và có khả năng tồn tại suốt dòng thi ca.


      Ghi

      Poetry of Imagination.


      (1) When I Banged My Head on the Door


      When I banged my head on the door, I screamed,

      "My head, my head," and I screamed, "Door, door,"

      and I didn't scream "Mama" and I didn't scream "God."

      And I didn't prophesy a world at the End of Days

      where there will be no more heads and doors.

      When you stroked my head, I whispered,

      "My head, my head," and I whispered, "Your hand, your hand,"

      and I didn't whisper "Mama" or "God."

      And I didn't have miraculous visions

      of hands stroking heads in the heavens

      as they split wide open.

      Whatever I scream or say or whisper is only

      to console myself: My head, my head.

      Door, door. Your hand, your hand.


      (2) The Rain. Robert Creeley


      All night the sound had

      come back again,

      and again falls

      this quiet, persistent rain.


      What am I to myself

      that must be remembered,

      insisted upon

      so often? Is it


      that never the ease,

      even the hardness,

      of rain falling

      will have for me


      something other than this,

      something not so insistent

      am I to be locked in this

      final uneasiness.


      Love, if you love me,

      lie next to me.

      Be for me, like rain,

      the getting out


      of the tiredness, the fatuousness, the semilust of intentional indifference.

      Be wet

      with a decent happiness.


      (3) Song of the Juggler. Heberto Padilla.


      General, theresa battle

      between your orders and my songs.

      It goes on all the time:

      night, day.

      It knows neither tiredness or sleep

      a battle that has gone on for many years,

      so many that my eyes have never seen a sunrise

      in which you, your orders, your arms, your trenches

      did not figure.

      A rich battle

      in which, aesthetically speaking, my rags

      and your uniform face off.

      A theatrical battle

      it only lacks dazzling stage sets

      where comedians might come on from anywhere

      raising a rumpus as they do in carnivals,

      each one showing off his loyalty and valor.

      General, I cantdestroy your fleets or your tanks

      and I dontknow how long this war will last

      but every night one of your orders dies without

      being followed,

      and, undefeated, one of my songs survives.


      (4)

      The church is a business, and the rich

      are the business men.

      When they pull on the bells, the

      poor come piling in and when a poor man dies, he has a

      wooden

      cross, and they rush through the ceremony.


      But when a rich man dies, they

      drag out the Sacrament

      and a golden Cross, and go doucement, doucement

      to the cemetery.


      And the poor love it

      and think it's crazy.


      (5)

      (Brightness falls from the air;

      Queens have died young and fair;

      Dust hath closed Helen's eye.) (Nash, “A Litany”.)


      (6)

      (A violet by a mossy stone

      Half hidden from the eye;

      Fair as star, when only one

      Is shining in the sky.) (Wordsworth, “Sweet and Virtuous”.)

      (Connell S.J. 1913:47)


      (7)

      She was all around me

      like a rainy day,

      and though I walked bareheaded

      I was not wet. I walked

      on a bare path

      singing light songs

      about women.


      A blue wing tilts at the edge of the sea.


      The wreck of the small

      airplane sleeps

      drifted to the high tide line,

      tangled in seaweed, green

      glass from the sea.


      The tiny skeleton inside

      remembers the falter of engines, the

      silence, the cry without

      answer, the long dying

      into

      and out of the sea.

      (The Blue Wing. Donald Hall.)


      Ngu Yên

      Nguồn: Academia.edu

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Dịch Thuật và Giải Cấu Trúc Ngu Yên Nhận định

      - Nữ họa sĩ Ann Phong - Dấu Người Trên Đất Ngu Yên Nhận định

      - Cọp Sách và Thư Mục Ngu Yên Hồi ức

      - Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ Ngu Yên Tiểu luận

      - Bài Thơ Tài Tình Ngu Yên Tiểu luận

      - Câu Hỏi Về Bài Thơ Ngu Yên Tiểu luận

      - Màu Thời Gian Với Lê Uyên Và Phương Ngu Yên Tạp luận

    3. Thơ và bài viết về Thơ (Học Xá)

       

        Thơ và Bài viết về Thơ:

        Cùng Mục (Link)

      Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)

      Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)

      Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)

      Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)

      Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào (Trần Yên Hòa)

      Tản mạn về bài thơ "Lời nguyện của rừng" (Trần Đăng Hồng)

      Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)

      Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ (Ngu Yên)

       

       

        Thơ Dịch:

       (Vietnamese Poetry translated into English)

       

      Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:

       

      Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)

      Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)

      Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)

      Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)

      ......

      Huỳnh Sanh Thông dịch:

       

      Thăng Long (Nguyễn Du)

      Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)

      Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)

      Thăng Long Thành Hoài Cổ

       (Bà Huyện Thanh Quan)

      ......

      Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:

       

      Cùng khổ (Bùi Chát)

      Hoa sữa (Bùi Chát)

      Bài thơ một vần (Bùi Chát)

      ......

      Các tác giả khác dịch:

       

      Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)

      Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)

      Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)

      ......

       

       

        Thơ Cổ:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )

      Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)

      Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)

      Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)

      Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)


      Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)

      Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

        Thơ Tuyển:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)

      Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)

      Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)

      Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)


       

        Trang Thơ các Tác Giả:

       

       

        DANH NGÔN (Proverbs)

       

         • Chí Khí

         • Xử Thế

       

        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

       

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)