1. Head_

    Trúc Phương

    (.0.1939 - 18.9.1995)

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Dịch Thuật và Giải Cấu Trúc (Ngu Yên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      8-11-2023 | VĂN HỌC

      Dịch Thuật và Giải Cấu Trúc

        NGU YÊN
      Share File.php Share File
          

       


      Roland Barthes nhận định, giải thích văn bản không có nghĩa là cho văn bản một ý nghĩa, mà để đánh giá nội dung đa nghĩa của nó. Nếu đã là đa ý nghĩa trong cùng một văn bản, dịch thuật phải đối phó ra sao?


      Khái niệm Giải Cấu Trúc liên quan đến dịch.


      Giải Cấu Trúc đi tìm ý nghĩa ban đầu (original meaning) để đưa ra những ý nghĩa khác biệt trong ngôn ngữ. Ý nghĩa khác biệt trở thành chính yếu, ít phụ thuộc vào ý nghĩa gốc rễ, nhưng chính thức đại biểu cho ý nghĩa trong một văn bản cụ thể. Nói một cách khác, Giải Cấu Trúc đi nhận diện ý nghĩa trong cơ cấu ngôn ngữ. Công việc nhận diện này, đã có lần được Nietzche nhận xét, không có văn ngôn nào có thể tách rời ra khỏi sinh hoạt giải thích ý nghĩa. Nói một cách khác, ngôn ngữ có ý nghĩa vì sự liên hệ lẫn nhau. Sự liên hệ này tạo cho từ ngữ có ý nghĩa phù hợp trong câu hoặc trong văn bản. Cơ bản Giải Cấu Trúc cho rằng, không có gì thoát ra ngoài văn bản. Chính Derrida đã giải thích trong một phỏng vấn, ông nói, không phải tất cả ý nghĩa đều thể hiện trên trang giấy, chứa đầy trong chữ viết, nhưng tất cả những kinh nghiệm được cấu trúc như một mạng lưới để truy cập dấu vết. Do đó, Walter Benjamin nhận xét, nhiệm vụ của dịch giả bao gồm việc tìm kiếm những hiệu lực của ngôn ngữ, đã được dự định trước, để dịch lại như một tiếng vọng từ văn bản chính. Ông viết ”..[...]... Một bản dịch thật sự là một văn bản minh bạch, rõ ràng. Không bao gồm toàn thể văn bản gốc, không làm mù mờ sự trong sáng, nhưng cho phép ngôn ngữ thuần túy được soi tỏ tất cả những chi tiết trong văn bản chính, cho dù được tăng cường thêm phương tiện [diễn đạt bên bản dịch]....” (W. Benjamin, The Task of Translator, 2000, trang 21.)


      Một từ ngữ bao gồm ngữ hình hoặc ngữ thái (cái biểu hiện, signify), ngữ nghĩa (cái được biểu hiện, signified) và nghĩa ám chỉ, (được xếp vào cái được biểu hiện.) Trong khi Cấu Trúc Luận quan tâm về ngữ nghĩa, Giải Cấu Trúc quan tâm về ngữ hình ngữ thái. Derrida tóm lược quan niệm về dịch thuật trong tầm nhìn của Giải Cấu Trúc: “Sự khác biệt [trong ý nghĩa ngôn ngữ] không bao giờ thuần túy, trong dịch thuật cũng không khác hơn. Về khái niệm dịch thuật chúng ta có thể thay thế bằng khái niệm chuyển đổi: một sự chuyển đổi quy định của một ngôn ngữ bởi một ngôn ngữ khác, của một văn bản bởi một văn bản khác. Chúng ta sẽ không bao giờ có, trong thực tế chưa bao giờ có, việc truyền đạt những ngữ nghĩa [cái được biểu hiện] thuần túy từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, hoặc trong nội hàm của cùng một ngôn ngữ.[...]...” Nói một cách khác, ý nghĩa của ngôn ngữ có thể xác định như hình thái của ngôn ngữ. Dịch hình thái ngôn ngữ là sự chuyển dịch cụ thể, trong khi chuyển dịch ý nghĩa là một công việc bất định.


      Giải Cấu Trúc và Dịch.


      Jacques Derrida, người sáng lập Giải Cấu Trúc, đã cống hiến điều gì cho dịch thuật? Trong tác phẩm "Deconstruction and Translation" (Giải Cấu Trúc và Dịch Thuật) của Kathleen Davis, đặt lại vai trò quan trọng của từ ngữ “Différance” mà Derrida đã đưa ra, trở thành nền tảng luận lý của Giải Cấu Trúc. Như vậy, Différance là gì?


      Khởi đầu từ ý tưởng của Saussure, “...ngữ nghĩa thống nhất giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện..” có khoảng cách, và khoảng cách này được Derrida gọi là Differance (khác chữ „a‟ trong từ chính thức Difference.) Sự khác biệt giữa Differance và Difference chẳng những nói lên sự khác biệt của ký hiệu, mà còn bao gồm sự khác biệt của thời gian. Có nghĩa là, từ lúc một từ ngữ tiêu biểu viết ra cho đến khi thật sự cảm nhận ý nghĩa đúng đắn, sẽ mất một khoảng thời gian, do đó, bản thân của ký hiệu Difference cũng không thể bao gồm ý niệm này, cần một tên gọi mới: Differance. Về sau Pym giải thích kỹ thuật hơn, ông viết, ”Những Cái Thể Hiện viết xuống, có thể du hành phiêu lưu vào thế giới, sẵn sàng để được giải thích theo nhiều cách khác nhau, theo nhiều phương pháp khác nhau...” Ông tiếp tục nhận định đường lối trực diện với văn bản., “..Ý nghĩa luôn luôn được tạo lại từ đầu, như vậy không cần mất nhiều thời giờ tìm kiếm nơi tác giả của tác phẩm, tốt hơn nên ngồi xuống với văn bản rồi nỗ lực tìm kiếm ý nghĩa từ đó...” Công việc đầu tiên của dịch là tìm hiểu văn bản gốc. Đối với Giải Cấu Trúc, dịch chỉ có thể thực hiện những gì dịch giả đã hiểu được từ văn bản gốc, ý nghĩa của văn bản vẫn mở rộng và kéo dài, do đó, có bao nhiêu dịch giả, có bấy nhiêu sự khác biệt.


      - Khái niệm sự khác biệt (difference).


      Bắt đầu từ De Saussure cho rằng, ý nghĩa của ngôn ngữ là vấn đề khác biệt, khi phân tích ngữ hình, ngữ thái, ngữ nghĩa và nghĩa ám chỉ. Derrida không đồng ý về mối tương quan hài hòa giữa mức độ cái biểu hiện và mức độ của cái được biểu hiện trong một ngôn ngữ. Ý nghĩa bị phân tán rải rác dọc theo một dãy các biểu hiện dài vô hạn. Theo ông, ý nghĩa của ngôn từ luôn luôn là trò chơi của sự hiện diện và vắng mặt. Do đó, ý nghĩa không thể hiểu được ngay lập tức khi nó hiện diện vì cần phải chờ, tìm đến ý nghĩa lúc nó vắng mặt. Dịch nghĩa đen, sát nghĩa, thường khi không tỏ lộ hết ý nghĩa trong tương quan với văn bản.


      Ngôn ngữ là hệ thống biểu hiện, trong đó cái biểu hiện tương tác với nhau qua một quá trình luân chuyển vô chừng để tạo ra ý nghĩa. Ý nghĩa là sản phẩm của văn bản và không có trước, cũng không có ngoài văn bản. Để giải cấu trúc một văn bản là để khám phá sự đa vị đa nghĩa đa năng của nó và mở nó ra để giải mã, làm cho nó dễ hiểu hơn.


      - Phương pháp tiếp cận dịch ý nghĩa của Giải Cấu Trúc.


      Trong Translated! Papers on Literary and Translation Studies, năm 1988, J. Holmes nhận định, chủ nghĩa Giải Cấu Trúc đưa ra Mẫu hình (mẫu ngữ, paradigm) khác cho văn học dịch, chứng minh rằng cho dù những nghịch lý và mâu thuẫn thể hiện trên bề mặt văn bản, nhưng vẫn có một sự thống nhất trên căn bản ở bên trong. Trên thực tế, nhà Giải Cấu Trúc tìm kiếm những mâu thuẫn, nghịch lý để phát hiện những động lực ngấm ngầm từ những ham muốn, thất vọng mà tác giả che giấu hoặc vô thức biểu lộ, để có thể dịch sát ý nghĩa một cách tối đa. Mặc dù, họ vẫn biết ý nghĩa của họ chỉ là ý nghĩa cảm nhận riêng dựa trên những công ước chung. Phương pháp tiếp cận này xem văn bản gốc phụ thuộc vào chuyển dịch vì không có dịch, văn bản gốc sẽ giữ nguyên vị trí “không được biết tới.” Quan điểm về sự bất ổn của ý nghĩa văn bản đối với dịch, được học giả R. Arrojo xác định, “Sự công nhận quan niệm Giải Cấu Trúc như toàn bộ đặt vào nghi vấn sự ổn định ý nghĩa của từ ngữ hoặc khái niệm giải thích những khó khăn khi xác định giải mã cấu trúc và những ẩn ý cố hữu khiến dịch thuật [có thể dịch ra ] trong vài câu [khác nhau]..” (Arrojo, Dekonstruktion, 1999, trang 101.)


      Derrida phê phán Cấu Trúc Luận như một hình thức chủ nghĩa toàn trị, đến độ muốn giải thích toàn bộ văn bản hoặc quan niệm, bằng cách làm cho văn bản hoặc quan niệm phản ứng toàn bộ với một công thức hoặc lý thuyết quản trị nó. Do đó, dịch thuật theo những công thức, lý thuyết này, chưa hẳn là tiêu chuẩn chọn lựa.


      Giải Cấu Trúc làm lung lay một số quan niệm "an toàn" liên quan đến dịch thuật, giáo sư ngôn ngữ học Paivi Koskinen nhận định, "... bằng cách phủ nhận sự hiện hữu của sự Thật, tính nguyên bản và vai trò trung dung, Giải Cấu Trúc đã cướp đi của chúng ta những sai lầm thoải mái trong một thế giới đơn thuần và dễ hiểu. Chúng ta mất đi sự an toàn, nhưng bù lại, chúng ta có được những khả năng vô tận, vận hành vô hạn của ý nghĩa."


      Jacques Derrida và Dịch Thuật.


      Vào gần cuối thế kỷ 20, trực tiếp và gián tiếp Derrida đã viết về dịch thuật, quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau trong nội hàm và chung quanh ngoại vi của bản văn. Ông viết, "..Khởi đầu dịch là từ ngữ," và “ Nếu văn bản có nghĩa là vải vóc, tất cả tiểu luận được định nghĩa [một cách] ngoan cố là may như lược chỉ.” Vai trò quan trọng của chữ, đặc biệt rõ ràng trong quan niệm của ông, trong tác phẩm Des tours de Babel, 1985, và The Ear of the Other: Otobiography, transference, translation, 1985. Thế nào là dịch thuật "thích đáng"? Câu hòi này là tác phẩm What is a "relevant" translation? 2001.


      Dịch thuật là tiếp cận và liên tục tiếp cận từ ngữ; không phải chỉ trong ý nghĩa biểu hiện của từ, mà trong ý nghĩa sinh hoạt hoặc gây ra hiệu quả của từ trong văn bản. Có nghĩa là sự vận hành sinh động của từ ngữ qua kích thước của thời gian và không gian. Vị trí của chữ đến trong một thời gian nhất định và một không gian xác định và không thể có chữ nào khác xuất hiện vào ngay giao điểm đó. Một chuyển dịch sinh động không thể tách rời giữa ngữ cảnh và ngữ ý. Ngữ cảnh dễ tìm thấy tương đương, tương đồng qua tự điển. Còn ngữ ý thuộc về văn bản gốc, đôi khi rất đặc thù, thường khi khó chuyển dịch.


      Điều này, đã được Gentler nhắc đến phần nào khi bình giải từ Différance. Ông nói, ý nghĩa của từ Différance thay vì Différence cho thấy, sự vắng mặt của ngôn ngữ trong văn bản. Dịch thuật còn cưu mang nghi vấn đi tìm ý nghĩa "vắng mặt" dựa trên chữ nghĩa "hiện diện". Do đó, dịch thuật trở thành sự biến đổi của tiềm tàng thay vì chỉ thụ động chuyển dịch ý nghĩa nhìn thấy trên bản văn. Derrida xác nhận, "Ký hiệu tiêu biểu sự hiện diện nằm trong sự khiếm diện." (1982:9)


      "Dịch thuật chưa bao giờ hoàn toàn 'đáng tin cậy', luôn luôn có điều gì 'tự do' trong đó. Dịch thuật chưa bao giờ thiết lập được căn cước, luôn luôn chưa đầy đủ, cần bổ túc, và không bao giờ có thể diễn đạt trong sáng..." (Venuti, 1992:8.) Luôn luôn có khoảng cách giữa bản gốc và bản dịch.


      "Bản gốc" và dịch theo Giải Cấu Trúc.


      Để có thể tồn tại như một công việc có ý nghĩa, văn bản dịch phải mang dấu vết của văn bản gốc. Văn bản gốc vốn đã mang nhiều tầng lớp ý nghĩa và liên quan hổ tương nội hàm. Chỉ có thể cảm nhận bởi mắt đọc. Đọc là một cách dịch riêng của độc giả. Như vậy, sự dị biệt giữa văn bản gốc và văn bản dịch không chỉ là điều sẵn có, mà đã được chứng minh một cách rõ ràng. Do đó, việc chuyển dịch và bản dịch luôn luôn phải được duyệt lại.


      Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của Giải cấu Trúc trên dịch thuật không nhất thiết xem như công kích tình trạng dịch không được như nguyên gốc. Van de Broeck nói, "Giải Cấu Trúc không phải là hành vi phá hủy mà là hành động thay thế."


      Dịch thuật qua Giải cấu Trúc đặt nghi vấn về giá trị tương đương giữa bản gốc và bản dịch, giữa từ ngữ gốc và từ ngữ dịch. Và giá trị tương đương này không còn là mẫu mực để thi hành dịch thuật.


      Derrida kết luận, "Dịch thuật là sáng tác; đúng vậy, không chỉ là chuyển dịch như sao chép, mà còn là văn bản sinh sôi được phát huy từ bản gốc."


      (Trích từ "Translating traces: Deconstruction and the practice of translation" của J.L.Kruger, Đại học Tây Bắc Vanderbjlpark.)


      Ảnh hưởng Giải Cấu Trúc trên dịch.


      Trước hết các học giả như Pym, tranh luận về sự thích hợp của Giải Cấu Trúc đối với dịch thuật. Ông cho rằng, một số ý tưởng liên quan đến Giải Cấu Trúc, không hẳn thuộc về Giải Cấu Trúc. Ý nghĩa của văn bản, của lời lẽ là quan điểm chung. Newmark nhận xét, Derriada đã theo ý tưởng của Benjamin trong khái niệm, dịch không phải là sao chép, cũng không phải là giải thích nhưng là những bổ ngữ (ngôn ngữ bổ túc) để hoàn thành thông đạt từ văn bản gốc. Trong khi E. Hirsch lập luận rằng ý nghĩa của văn bản, có thể biết một cách khách quan nơi ý nghĩa của những người đọc có trình độ.


      Như vậy dịch thuật sẽ phải đứng trước một chọn lựa ý nghĩa có phạm vi rộng trong nghĩa đa diện. Điều này làm cho văn bản gốc mất đi sự đòi hỏi nghĩa sát. Học giả J. Searle là người phê phán quan niệm của Derrida gắt gao nhất. Ông cho rằng khi trình bày sự bất ổn ý nghĩa của văn bản, đã cho phép sự bất ổn tiếp tục và kéo dài bất ổn hơn trong dịch thuật. Và quan trọng hơn hết, văn bản của Giải Cấu Trúc cũng bất ổn về ý nghĩa trong tinh thần ý nghĩa luôn luôn bất ổn của Derrida. Ông đưa ra kết luận nên từ chối những nguyên tắc này. Trong thực tế, cho dù có sự khác biệt một cách tự nhiên hoặc ngẫu nhiên, chưa hẳn đã cần hoặc sẽ có một nguyên tắc xử lý sự khác biệt. Tiến vào dịch thuật, Searle giới thiệu hai điều khoản quan trọng: Nền (background) và Mạng (network): “ ...nhìn tổng quát, đặc điểm và chủ định của ý nghĩa chỉ có thể đưa ra một tập hợp nền với năng lực, khả năng, phỏng định, nói tóm lại là „làm thế nào để biết‟. Hơn nữa, ngoài nền tiền-quy ước này, chức năng của ý nghĩa và chủ ý thông thường đòi hỏi một mạng lưới khá phức tạp cho kiến thức, ước muốn và lòng tin cẩn...v...v... (Searle. Literary Theory and Its Discontents,1996, trang 101-135.)


      Theo sát nghĩa biểu hiện là chiến lược dịch của Giải Cấu Trúc hoặc nhóm học giả Hậu Cấu Trúc Luận. Tuy nhiên nếu toàn bộ văn bản văn chương dịch sát nghĩa sẽ trở thành bản dịch không thích hợp, chỉ đơn thuần là bản sao phỏng bản gốc, có thể phục vụ văn bản không văn chương, nhưng khó thỏa mãn cho văn bản văn học. Sự chuyển tải cấu trúc trên bề mặt không, chưa đủ. Cần thừa nhận những yếu tố quan trọng khác ngoài cấu trúc.


      Sự trơn trợt bất ổn của ý nghĩa ngôn từ không có nghĩa là người đọc không thể hiểu theo cách thông đạt, bằng chứng rõ rệt, trước và sau Giải Cấu Trúc, con người vẫn tiếp tục hiểu và trao đổi ngôn ngữ nói và viết. Tuy nhiên, với những ưu điểm của Giải Cấu Trúc cho văn học chính, cũng như văn học dịch, một nhãn quan trực diện hơn về chi tiết, cấu trúc và ẩn ý trong văn bản. Văn bản gốc được khảo sát kỹ lưỡng hơn và khoa học hơn. Điều này có nghĩa văn bản dịch phải nỗ lực nhiều hơn để thể hiện ý nghĩa của văn bản gốc.


      Trong hơn 50 năm qua, các nhà tư tưởng, các chuyên gia từ nhân chủng học cho đến văn hóa, vẫn tiếp tục khai phá những lý thuyết về dịch thuật. Đa số hầu như đồng ý về sự thay đổi cần thiết cho dịch thuật rời khỏi lãnh vực truyền thống "chữ thay chữ; nghĩa thay nghĩa", nhưng thay đổi thế nào? Chưa có sự thống nhất hoặc xác định chung. Chỉ có nhiều lý thuyết khác nhau, tạo ra những môn phái dịch thuật khác nhau.


      Phải chăng lời ví của Yevgeny Yevtushenko là một tiêu biểu cho nhan sắc của dịch thuật? "Dịch thuật như một phụ nữ. Nếu là mỹ nhân thì không đáng tin. Nếu đáng tin thì thường khi không xinh đẹp."


      Ngu Yên

      Nguồn: academia.edu

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Dịch Thuật và Giải Cấu Trúc Ngu Yên Nhận định

      - Nữ họa sĩ Ann Phong - Dấu Người Trên Đất Ngu Yên Nhận định

      - Cọp Sách và Thư Mục Ngu Yên Hồi ức

      - Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ Ngu Yên Tiểu luận

      - Bài Thơ Tài Tình Ngu Yên Tiểu luận

      - Câu Hỏi Về Bài Thơ Ngu Yên Tiểu luận

      - Màu Thời Gian Với Lê Uyên Và Phương Ngu Yên Tạp luận

    3. Bài viết về nhà thơ Ngu Yên (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Ngu Yên

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Ngu Yên (Học Xá)

      Đọc Ngu Yên: Trải nghiệm học thuật về thơ (Trần Doãn Nho)

       

      Tác phẩm của Ngu Yên

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Dịch Thuật và Giải Cấu Trúc (Ngu Yên)

      Nữ họa sĩ Ann Phong - Dấu Người Trên Đất

      (Ngu Yên)

      Cọp Sách và Thư Mục (Ngu Yên)

      Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ (Ngu Yên)

      Bài Thơ Tài Tình (Ngu Yên)

      -  Độc Quạnh

      -  Không thể dán nụ cười đã bể

      -  Bao Giờ Người Hóa Ma

      -  Tạp chí Đọc Và Viết (bản pdf)

      -  Thư Mục

      -  Trang nhà

       

         Bài viết trên mạng:

       - vietbao.com    - amvc.free.fr

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)