|
Hùng Lân(23.6.1922 - 17.9.1986) | Lê Thương(8.1.1913 - 17.9.1996) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Tác giả Nguyễn Ngọc Thạch
Sau khi nghe lệnh đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh, một loạt các vị Tướng lảnh đã bất khuất tuẫn tiết như: Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân khu IV; Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân khu II; Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó Quân khu IV; Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh; Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh; Trung tá Nguyễn Văn Long, Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia v.v... Một số đã bị đem đi xử tử hình như: Đại tá Hồ Ngọc Cẫn, Tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện; Thiếu tá Huỳnh Túy Viên, Quận trưởng quận Đầm Dơi, Cà Mau; Thiếu tá Tôn Thất Trân, Tiểu đoàn trưởng Địa Phương Quân tỉnh Hậu Nghĩa ..v.v...Và có rất nhiều vụ trả thù xử tử thủ tiêu đã xảy ra ở khắp mọi nơi.
Sau khi chiếm được Sài Gòn, VC liên tịch thu ngay Quân Y Viện Cộng Hòa, hung hăng tàn bạo xua đuổi tất cả những thương bệnh binh ra khỏi bệnh viện, mà trên người vẫn còn đây thương tích máu mủ chưa lành. Bốn mươi tám giờ sau họ đem xe ủi đất san bằng Nghĩa trang Quân đội ở Hạnh Thông Tây và phá sập Nghĩa trang Quân đội ở Biên Hòa. Tuợng Thương Tiếc, một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật, để tưởng nhớ những chiến sĩ trận vong, cũng bị họ đặt mìn phá nát.
Một tháng sau VC ra lệnh bắt tất cả quân cán chính của chính quyền miền Nam ra trình diện học tập cải tạo. Bị tập trung vào trong những trại tù lao động khổ sai, được che đậy dưới mỹ từ là trại cải tạo. Mới đầu họ nói là học tập 10 ngày, một tháng, sau đó thì 3 năm, rồi 5 năm và sau cùng thì không cần dấu diếm gì nữa mà họ nói là học tập chừng nào tiến bộ thì về, chứ không có thời hạn nào nhất định.
Trong thời gian ở trong tù, VC toàn quyền muốn đánh đập hay thủ tiêu tùy tiện, không có luật lệ hay quy chế quốc tế nào, mà tùy theo luật rừng của mỗi trại mỗi địa phương. Điều đặc biệt là mấy vị tu sĩ đều bị theo dỏi rất là gắt gao. Vì VC không tin bất cứ một tôn giáo nào, ngoài bác và đảng. Chỉ có bác và đảng mới cho cơm ăn áo mặc, AK mã tấu mà thôi. Không có một đảng viên cộng sản nào theo đạo, họ thấy ai đeo tượng Chúa hay tượng Phật là họ rất ghét, và tuyệt đối cấm kỵ việc đọc kinh hay làm lể trong trại. Tượng Chúa tượng Phật bị đập phá triệt hạ, chùa chiền nhà thờ trở thành nhà kho hay nơi hội họp. Ở trại tù Hóc Môn nơi Liên đoàn 5 Công Binh cũ, tượng Phật và tượng Chúa ở phía trước hội trường đã bị chúng chặt gãy đỗ nằm ngổn ngang mà không cho thu dọn.
Để trấn áp tinh thần tù cải tạo, vào tháng 10 năm 1975 VC có lập ra tòa án quân sự Quân khu 7 để kết án tử hình anh Lê Đức Thịnh về tội lén lút đưa thư về nhà, vì trong thời gian đó họ dấu bặt không cho thân nhân gia đình biết tin. Họ cho tổ chức một phiên tòa thật rình rang ở trại tù Long Giao tỉnh Long Khánh. Bắt loa phóng thanh khắp mọi nơi trong trại để mọi người đều nghe và bắt mỗi nhà cắt cử một nguời lên tham dự. Tòa án của họ chỉ có phần buộc tội và đọc bản án tử hình đã được định sẵn và sau đó đem ra phía sau xử bắn ngay để mọi người đều nghe và đặc biệt là ngày hôm trước họ đã cho đào sẵn cái huyệt để chôn anh Thịnh.
Án tử hình Thiếu tá Trần Văn Bé khóa 19 Võ Bị Đà Lạt. Tôi biết anh Bé rất nhiều khi còn ở Trung đoàn 9 Sư đoàn 5 Bộ Binh ở Chơn Thành. Sau này anh về làm ở Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 5 ở Lai Khê và sau đó thuyên chuyển đi Tiểu khu Định Tường. Sau khi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa được lệnh buông súng xuống, chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, VC vào tiếp thu Sư đoàn 5 Bộ Binh ở Lai Khê, chúng liền tìm bắt Thiếu tá Bé đem ra xử bắn ngay. Nhưng chúng đã giết lầm Thiếu tá Bé Trưởng phòng 1, chứ không phải là Thiếu tá Bé Trưởng phòng 2. Biết trước sau gì cũng bị trả thù nên anh Bé đã tìm cách trốn trại ở Suối Máu Biên Hòa. Trong khi leo rào trốn ra thì một người bạn cùng trốn chung theo là anh Phạm Văn Tư cũng cùng khóa 19 Võ Bị Đà Lạt, bị vuớn hàng rào kẽm gai không ra được. Vì anh Tư mặc áo màu đỏ dễ thấy, nên bị VC ở chòi canh phát giác bắn trọng thương, sau đó tên Thiếu úy VC bắn bồi thêm 4 phát nữa, bắn nát cả hai tay hai chân của anh Tư. Anh Tư vẫn còn sống thoi thóp cho đến sáng hôm sau thì mấy vệ binh vào lán dẫn 6 anh tù đi chôn xác anh Tư. Còn anh Bé chạy được ra ngoài lẫn trốn đuợc một ngày, nhưng hôm sau cũng bị chúng bắt lại và đem ra xử bắn.
Ở trại Katum Tây Ninh thì có anh Nguyễn Đình Thơ truớc làm Pháo đội Trưởng Pháo Binh bị VC nghi ngờ là có ý định trốn trại, vì khi đi ra ngoài lao động, anh có đem theo một cái mùng dùng để làm lưới bắt cá ở các hố bom B52. Anh Thơ là một người rất khảng khái, anh hay kình chống lại những lời nhạo báng của VC, nhục mạ chế độ cũ, nhục mạ những người lãnh đạo của miền Nam trước đây mà họ gọi là “chế độ việt nam cộng trừ, lá cờ ba que, thằng diệm, thằng nhu, thằng thiệu, thằng nguyễn con cầy v.v..”. Vì thế bị quản giáo vệ binh căm thù để ý. Trong đêm đó anh bị đánh đập khảo tra tàn nhẫn cho đến sáng, sau cùng chúng đem anh ra bắn ở sau hè ban chỉ huy trại vào lúc 4 giờ sáng.
Năm 1977, lúc đó ở trại T1 Katum Tây Ninh do một Tiểu đoàn VC canh giữ. Trong Tiểu đoàn này có những tên sĩ quan VC rất là hung tàn khát máu như Đại úy Vân Tiểu đoàn Truởng, Đại úy Thịnh Chính trị Viên Tiểu đoàn và Thiếu úy Tấn quản giáo khối 3. Sau khi sát hại anh Nguyễn Đình Thơ thì không bao lâu sau tới ba anh Nguyễn Quang Tuyến, Phùng Nhật Cường và Lê Văn Điền.
Trong một bửa đi lao động, ba anh có nhiệm vụ đi lấy mây trong rừng sâu về trễ giờ nên bị họ nghi ngờ là có ý định trốn trại. Anh Tuyên truớc làm ở Truờng Bộ Binh, anh Cường là sĩ quan biệt phái dạy Pháp văn ở trường Sư phạm Vĩnh Long, anh Điền làm ở Tiểu khu Thừa Thiên. Trước đó người nhà của anh Tuyến có gởi thư lên trong đó có nói đến một người ở trong gia đình đã vượt biên thành công và đã qua đến Hong Kong. Vì tất cả thư từ đều bị kiểm duyệt, nên tên quản giáo đã biết và để tâm nghi ngờ theo dõi, gán ghép cho anh Tuyến là có ý định muốn trốn trại để vượt biên đi theo. Lúc đó tội vuợt biên bị họ coi như là tội phản quốc, tội bán nước cầu vinh, bám chân đế quốc, tội này rất là nặng không thể nào tha thứ đuợc.
Trong đêm đó cả ba anh đã bị tra khảo đánh đập hành hình rất là tàn nhẫn, theo như lời kể của một nguời tù bị giam gần đó. Hai anh Tuyến và Điền bị trói thúc ké, bị cột hai ngón tay cái lại phía sau lưng, kéo ghịt choàng lên cổ, bị đem ra bắn ở phía sau hè của ban chỉ huy trại vào lúc 4 giờ sáng. Riêng còn anh Cuờng thì bị cùm cả hai tay hai chân, đây là loại cùm phải gập người lại rất là đau đớn. Vài ngày sau thì mẹ của anh Cường hay tin, chạy lên khóc lóc thảm thương, van xin lạy lục để xin được vào gặp mặt con, nhưng họ đã đuỗi bà về. Vài ngày sau thì họ dùng búa đập đầu anh Cường chết một cách rất là tàn nhẫn. Đây là những hành vi vô cùng tàn bạo của những con người cộng sản độc ác tiểu nhân, chuyên trả thù đánh người bại trận. Mộ của các anh được chôn lấp bên đường mà những người đi chôn xác các anh về kể lại cho biết, còn VC thì họ cấm tù nhân đến gần hay báo tin cho người nhà biết.
Năm 1976 lúc tôi còn ở trại tù Hóc Môn, đó cũng là căn cứ cũ của Liên đoàn 5 Công Binh, thì có anh Nguyễn Văn Tưng, trước kia là Huấn luyện viên Thái Cực Đạo. Anh là một người rất khảng khái, anh đã chửi lại bọn quản giáo vệ bình là tay sai bán nước cho Nga Tàu, cho nên họ rất thâm thủ nhốt anh trong conex, loại thùng sắt đặc biệt có cửa bằng song sắt ở phía trước để dễ bề theo dõi. Chuồng conex này đặt ở phía ngoài hàng rào và cách dãy nhà khối 10 trại T5 không xa lắm,
Đối với VC là họ rất ghét tất cả các tôn giáo và luôn luôn kềm kẹp rất kỹ trong các ngày lễ tôn giáo. Đêm lễ Giáng Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1976, anh Tưng vẫn chửi bọn vệ binh như thường lệ, nhưung lần này chúng đã tính truớc nên định giết anh. Chúng rọi đèn bấm vô thùng sắt coi anh nằm ở đâu, xong rồi vừa tắt đèn là chúng chỉa súng AK47 vô thùng sắt bắn một loạt đạn. Với tầm tác xạ sát cận, chúng định chắc là anh sẽ chết, chớ không tài nào tránh đi đâu được. Chúng tôi nghe tiếng kêu la thất thanh của anh “nó bắn tôi rồi anh em ơi”, rồi im bặt. Chúng bỏ đi và cho đánh kẻn báo động, cho lệnh tập hợp điểm danh đe dọa.
Đến sáng ra thấy máu chảy lênh láng ra ngoài, chúng mới cho gọi bác sĩ Dõng là bác sĩ của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, cũng ở tù chung ra coi. Thật không ngờ anh Tưng vẫn còn sống, nhưng anh đã bị gãy hết hai chân. Theo như lời anh kể lại, thì khi vệ binh rọi đèn vô thùng sắt là lúc anh đang nằm. Vì sinh nghi nên anh vụt đứng dậy, vì vậy loạt đạn mà VC bắn quét ở phía dưới sàn, ngay chỗ anh nằm, làm anh bị trúng đạn cả hai chân mà không chết. Bác sĩ Dõng mới rửa sạch vết thương bằng nước muối và băng bó lại, đồng thời kêu gọi anh em ở trong trại ai có thuốc trụ sinh thì cho, may ra cứu được mạng sống anh Tưng. Tất cả mọi người đều đóng góp gom lại cũng khá nhiều, mà việc đưa thuốc cho anh là cả một vấn đề rất khó khăn, vì chúng luôn luôn theo dõi kiểm soát khám xét rất là gắt gao. Vì thế người mang cơm ra cho anh phải lén lút nhét thuốc vô trong cơm, sau đó thì phải nấu cháo và hòa thuốc vô trong cháo mới qua mặt được tụi vệ binh và nhờ vậy mà sau một thời gian thì anh Tưng đã lành vết thương như một phép lạ.
Họ rất ghét những người trí thức, họ ghét ngay cả những người nào mang kính, vì theo họ mang kính tức là trí thức. Khi ở trại Suối Máu Biên Hòa có một thiếu tá VC tên là Nghè, cán bộ giáo dục, đi xe gắn máy Honda bóng lộn. Khi lên lớp ông ta đã rất hùng dũng tự xưng là nhà ông đã ba đời làm chăn trâu, cho nên ông rất lấy làm hãnh diện là giai cấp bần cố nông rặt giống và là thành phần nòng cốt của cách mạng.
Cũng ở trại Suối Máu Biên Hòa có lần thiếu úy VC tên Lầm là quản giáo, dẫn một toán tù đi lao động làm rẩy bên ngoài, ở phía sau trại. Đang lúc đi thì xe lửa chạy ngang qua, không biết một người nào trên xe lửa ném một cục đá trúng ngay mặt thiếu úy quản giáo, máu ra đầm đìa, ngã ra bất tỉnh, làm anh em tù phải khiêng ông ta về trại. Sau đó thì được ông trung tá trại trưởng mồm loa mép giải đề cao “tinh thần hy sinh của thiếu úy quản giáo đã bảo vệ cho trại viên được an toàn, nếu không thì dân chúng vì căm thù mà sẽ giết hết sĩ quan ngụy”. Sau đó mỗi lần đi lao động mà thấy xe lửa chạy ngang qua là ông quản giáo nhà ta rút súng lục ra cầm tay, lăm lăm như sẵn sàng để nhả đạn, trông thật tức cười.
Cũng ở trại Suối Máu Biên Hòa, trong một dịp Tết, ông trung tá công an truởng trại huênh hoang tuyên bố là sẽ cho làm một con bò để nấu bò rôti, làm cả trại cuời ồ. Vì chưa nghe ai nấu món bò rôti bao giờ, mà chỉ biết có món gà rôti, vì vậy cho nên ông ta có biệt danh là “Trung tá Bò Rôti”. Mỗi khi có dịp “nễ nớn nàm nợn”, một con heo chia cho mấy ngàn tù, thành ra mỗi người được một miếng thịt to bằng đầu ngón tay, mà việc phân chia “cân đo đong đếm” phải rất tinh vi, phải thật là chính xác.
Lúc ở trong trại, trong thời gian đầu, khi chưa cho gia đình thăm nuôi thì bị đói dữ lắm, đói lòời xương khu, trơ xương đầu gối, người cảm thấy nhẹ nhàng lâng lâng như muốn bay bổng. Mỗi ngày chỉ có một chén cơm mà toàn là gạo mục. Đồ ăn thì thường xuyên là rau muống luột, chúng tôi gọi là canh râu rồng và muối hột thì gọi là thịt cọp, vì khi nhai nghe cọp cọp. Sau này thì không cho ăn muối nguyên hột nữa, mà phải hòa tan ra thành nước muối vì sợ để dành trốn trại.
Lúc ở trại Hóc Môn, ông Lê Quang Uyển, cựu Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phải xin vô làm chân thợ rèn để được thêm một chén cháo mỗi buổi sáng. Tôi nhờ biết cách bắt mấy con kỳ nhông bò trên hàng rào, nên cũng kiếm được chút ít protein. Nhưng muốn bắt mấy con kỳ nhông không phải là chuyện dễ dàng, vì khi nghe tiếng động lại gần là nó vụt chạy trốn rất nhanh. Nhưng nhờ tôi khám phá ra giống kỳ nhông khi nghe tiếng huýt gió thì nó nằm im, vì vậy khi tôi tới gần mà nó vẫn còn ngoãnh đầu nghe huýt gió, nhẹ nhàng tôi đưa thòng lọng vào cổ nó một cách thật êm xuôi.
Ở trong trại tù, bất cứ con gì động đậy là đều ăn đuợc: ếch nhái, ểnh ương, chuột bọ, rắn rết, thằn lằn, cắc ké, kỳ nhông, con giun, con gián, ngay cả con trùng ở dưới đất cũng có người đào lên để nấu cháo ăn. Con cào cào châu chấu thì quá ngon, còn được gọi là tôm bay, vì khi nướng lên nó thơm như tôm nướng.
Nếu nhìn một đoàn tù đang di chuyển, ta sẽ thấy mọi người đều cúi gầm đầu. Đây không phải là họ cảm thấy xấu hổ tủi nhục, mà là tại vì ai ai cũng nhìn xuống dưới đất, để tìm kiếm nhặt nhạnh bất cứ thứ gì có thấy được. Cái gì cũng quí giá và hữu dụng, kể cả như một cây đinh, một cọng kẻm, một miếng gỗ nhỏ, giấy nylon hay một miếng vải vụn v.v...
Ở trong tù bị đói lâu ngày nên thèm hai thứ: một là đuờng, hai là mở. Tôi còn nhớ lần đầu tiên được gia đình lên thăm nuôi, vợ tôi có cho tôi nửa ký đường vàng hột xoài rất là ngon. Tôi định để dành ăn trong vài tháng, nhưng mà vì thèm quá nên tôi lấy một cục đường ra ăn. Ăn xong hết một cục mà vẫn còn thèm nên ăn thêm một cục nữa, và cứ ăn như vậy cho đến khi hết sạch mà không có cách nào dừng lại đuợc. Tôi thèm một nồi thịt kho mà phải thứ có nhiều mỡ, bánh tét hai nhưn, nhưng với nhưn mỡ thì mới ngon. Đêm đêm anh em thường kể chuyện ăn hàm thụ, toàn là các món ngon ở các nhà hàng sang trọng truớc đây.
Các trại thường là nhà tôn, nếu trong rừng thì nhà bằng tranh. Nhà thì gọi là lán, nhiều lán hợp lại thành khối gọi là K, nhiều khối hợp lại thành trại gọi là T. Mỗi lán chứa đúng một trăm mạng, nằăm sắp lớp dưới sàn xi măng hay nền đất. Giang sơn mỗi người bề ngang chỉ được có 8 tấc, mà phải được đo đạt phân chia rất là kỹ lưỡng. Không ai được lấn ranh ai và chỉ được nằm nghiêng người chứ không nằm thẳng lưng ra được. Mủi sát mủi, hơi thở sát nhau, vì vậy mà phải nằm nguợc chiều nhau, mũi người này, ngửi chân người kia cho đở ngộp. Đặc biệt người nằm ở cuối nhà thì phải nằm bên cạnh lổ cầu hôi thúi, vì ban đêm tù nhân không được ra khỏi nhà.
Trong lúc ở trại Suối Máu Biên Hòa trong đêm lễ Noel năm 1978, các anh em đã bừng lên khí thế đấu tranh rất là mãnh liệt. Các trại thông đồng liên lạc với nhau, đồng loạt nỗi lên chống đối hô to khẩu hiệu “đả đảo cộng sản”, đánh những tên tay sai anten, đập thùng đập lon ầm ầm. Các linh mục làm Thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh một cách công khai, không còn lén lút sợ hãi nữa. Tiếng súng đại liên bắn dọa ngoài cổng, anh em trong tù chỉ mong sao đồng bào Hố Nai nghe được mà lên tiếng huởng ứng theo. Sau đó thì VC giả vờ như không để ý hay đá động gì đến việc này. Chừng một tháng sau thì chúng bắt đầu ra tay truy lùng bắt bớ chuyển trại một số trong đó có rất nhiều Cha, Sư, rồi không biết số phận ra sao.
Về việc che đậy các hành động độc ác tàn bạo ở trong các trại tù thì rất là tinh vi mà không có cách nào ở thế giới bên ngoài thấy biết được. Tôi còn nhớ khi ở trại Katum Tây Ninh vào năm 1977, có một phái đoàn Hội Nhân đạo Á Châu đến thăm trại để quan sát tình hình các trại học tập cải tạo. Trước khi phái đoàn đến thăm trại T2, thì VC đã cho sắp xếp chuẩn bị rất là kỹ luởng. Cho làm vệ sinh trong mấy ngày liền, đem di chuyển các tù nhân bị nhốt bị cùm kỷ luật hay bị bệnh đi gởi sang các trại khác sâu vô trong rừng và cho làm một con heo để đải phái đoàn. Cho tất cả trại viên được nghĩ lao động và cho tổ chức cuộc thi đấu bóng chuyền, nhưng cuộc chơi chỉ bắt đầu khi phái đoàn vô đến trại. Vì vậy khi phái đoàn đi thăm trại, thấy đâu đâu cũng vui vẻ, trận đấu bóng chuyền đang lúc hào hứng và một bữa ăn thật đặc sắc. Cả trại như được một dịp nghỉ xả hơi ăn Tết và chúng cũng sắp đặt sẵn ai được quyền tiếp xúc và những câu trả lời đều đã được định sẵn.
Sau khi phái đoàn về rồi thì tất cả các trại từ T1 cho đến T5 đều chịu cùng chung số phận là bị cắt bớt phần ăn trong một tháng trời để bù vào số chi phí mà trại T2 đã xuất ra để tổ chức cho cuộc đón rước linh đình đó và họ cũng nói thẳng ra cho mọi người biết về việc cắt bớt phần ăn này. Vì vậy đã ăn đói thì nay lại càng bị đói hơn. Và khi về phái đoàn Nhân đạo Á Châu đã lên tiếng cho thế giới biết rằng: “các trại học tập cải tạo rất là tốt, cuộc sống rất vui tươi, ăn uống rất là sang trọng”. Những lời nhận xét này đã làm anh em trong tù vô cùng thất vọng vì chỉ khi nào thế giới bên ngoài lên tiếng bênh vực thì bên trong nhà tù gông cùm mới được nới bớt.
Theo như chính sách khoan hồng lừa bịp của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam, thì những người phục vụ trong chế độ cũ sẽ được tha tội chết, nhưng sẽ bị đày ải giết lần mòn trong các trại tù lao động khổ sai, và sau cùng là sẽ tập trung cả gia đình giòng họ vợ con của họ vào trong những vùng chỉ định cư trú, trong những vùng sơn lam chuớng khí, vĩnh viễn suốt đời. Cũng giống như những trại tù Gulag ở miền băng giá Tây Bá Lợi Á bên Nga Sổ hay những trại tù cải tạo của Trung Cộng và Bắc Hàn trong những vùng thâm sơn cùng cốc hiện nay. Điều này ngoài Bắc họ đã làm, sau năm 1954 VC đã giam giữ những người của chế độ cũ vào trong những vùng rừng thiêng nước độc trong dãy Hoàng Liên Sơn, biệt tăm biệt tích, xa hẳn với xã hội bên ngoài.
Nhưng cổ nhân đã nói “mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên”, quỷ kế thâm độc này của VC chưa kịp thi hành thì cả khối cộng sản trên toàn thế giới, đã bị sụp đổ tan tành không còn manh giáp. Ngay cả cái nôi của chủ nghĩa cộng sản là Liên bang Sô Viết cũng không còn tồn tại được nữa. Điều này đã làm cho VC hoang mang mất tin tưởng vào con đường tiến lên thiên đường cộng sản. Vì vậy họ bèn nghĩ ra một phương kế mới là hòa hoãn với Tây phương để kéo dài sự thống trị. Và do sự can thiệp của Tổng Thống Reagan của Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao của VC là Nguyễn Cơ Thạch đã lên tiếng đồng ý cho tù cải tạo đi ra nước ngoài để lấy tiếng là nhân đạo. Nhưng thực sự ra là để tống khứ thành phần bất trị này ra khỏi nước, để họ dễ bề trong việc đàn áp đối kháng ở trong nước, đồng thời sẽ thu được lợi nhuận về sau.
- Con Đường Bi Đát - III Nguyễn Ngọc Thạch Tham luận
- Con Đường Bi Đát - II Nguyễn Ngọc Thạch Tham luận
- Con Đường Bi Đát - I Nguyễn Ngọc Thạch Tham luận
- Đường Tìm Tự Do - IV: Vượt Biên Và Vượt Biển Nguyễn Ngọc Thạch Hồi ký
- Đường Tìm Tự Do - III: Trốn Trại Nguyễn Ngọc Thạch Hồi ký
- Đường tìm tự do - II: Tù Cải Tạo Nguyễn Ngọc Thạch Hồi ký
- Đường Tìm Tự Do - I: Những Ngày Cuối Cùng Của Trường Bộ Binh Nguyễn Ngọc Thạch Hồi ký
• Bóng Đêm (Trần Hồng Văn)
• Một Người Tên Là Lovac (Trần Hồng Văn)
• Chiếc Bóng (Trần Hồng Văn)
• Một Cuộc Trao Đổi Công Bằng (Trần Hồng Văn)
• Trăm nghìn nhánh khổ (Vũ Thế Thành)
• Một Đêm (Trần Yên Hòa)
• Cây Thập Tự Giá (Trần Hồng Văn)
• Chuyện người con gái có tên ‘Nguyễn Thị Di Tản’ (Hoàng Thị Tố Lang)
• Pho Tượng Chac-Mool (Trần Hồng Văn)
• Ông Giáo Sư Dạy Sử (Vương Mộng Long)
Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn)
Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu
Một Đêm Phiền Muộn
Tiếng Vọng từ Đáy Vực
Đại Sư Và Giai Nhân
Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân)
Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn)
Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục
• Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)
• Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)
• Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)
• Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)
• Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)
• Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)
• Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)
(Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)
- Chiếc Bóng Bên Đường - Nàng (1970)
- Người Cô Đơn (1972) - Xa Lộ Không Đèn
- Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)
- Chúng Tôi Muốn Sống (1956)
- Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)
- Tứ Quái Sài Gòn - Những Giọt Sương Khuya
- Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2
- Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |