1. Head_

    Ngô Tất Tố

    (..1894 - 20.4.1954)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Người Cha (Trần Hồng Văn phóng tác) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-6-2021 | TRUYỆN

      Người Cha

       TRẦN HỒNG VĂN
      Share File.php Share File
          

       

      Truyện Ngắn Hồi Quốc
      Trần Hồng Văn phóng tác

      Tác giả: Trong giai đoạn thành lập quốc gia Bangladesh năm 1971, nhiều người thân trong gia đình Anwar Enayetullah bị giết. Sau đó ông trở thành một nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng tại Hồi Quốc. Những tác phẩm của ông viết bằng Anh ngữ và tiếng Urdu được xuất bản thành 10 tập. Nhiều truyện ngắn của ông được dịch ra trên 10 ngoại ngữ. Ông từng đoạt nhiều giải thưởng văn học quốc tế.

      1.


      Trong cái tĩnh mịch của màn đêm, tiếng đập cửa nghe thật rõ và cấp bách. Đã quá mười giờ tối, cả thành phố như chìm đắm trong sự mệt nhọc sau một ngày lên cơn sốt.


      Ngay khi quân đội Hồi Quốc đồng ý đầu hàng, cuộc không tạc vào thành phố ngưng ngay lập tức nhưng quân Ấn Độ vẫn chưa tiến vào thành phố Dacca này. Theo như tin tức loan báo thì có thể đến ngày mai cánh quân tiền phương mới đến để tiếp thu. Đây là lý do tại sao từ sáng sớm thành phố đã rối loạn lên. Hơn nữa, một cánh quân chính phủ Hồi Quốc vẫn đóng ở sát cạnh thành phố nên cũng tạo ra cảnh tượng ồn ào, náo loạn và bất ổn ở đây.


      Ông ta không thấy mặt thằng con Moni từ sáng nay. Chỉ có trời mới biết là nó ở đâu bây giờ. Có lẽ hiện giờ nó còn đang hăng say trong đám người reo hò chiến thắng tại khắp thành phố, để mặc người cha già thui thủi trong căn nhà hiu quạnh này.


      Một lúc sau, ông ta lại nghe tiếng đập cửa, lần này có vẻ dồn dập hơn. Uể oải, ông rời chiếc ghế mà phần lớn thời gian trong ngày ngồi ở đây, chầm chậm bước ra phía cửa chính. Chỉ mới tối hôm trước, cả thành phố còn chùm kín trong bóng tối với không khí chiến tranh ngột ngạt và dù cho lệnh giới nghiêm đã được bãi bỏ một phần từ chiều hôm nay, nhưng chiếc đèn bị cháy bóng ở ngoài hành lang vẫn chưa được thay. Cả căn nhà trống tối tăm và buồn thảm lạ lùng. Mở hé cánh cửa, ông ngạc nhiên khi thấy một thiếu phụ đứng bên ngoài. Trước khi kịp mở lời, cô ta đã vội vã lách người bước vào trong nhà và khóa cửa lại.


      Quay về phía ông, thiếu phụ nói với giọng hấp tấp và thật nhỏ bằng tiếng Anh:

      - Có phải ông là Rahman Sahib không? - Cô ta nhìn ông thật kỹ rồi nói tiếp - Ông Hafizur Rahman Sahib một dạo sống ở Pindi?


      Cô ta thật trẻ, nét mặt tái mét, run rẩy như con mèo con trong cơn sợ hãi.

      - Đúng vậy, chính là tôi. - Ông trả lời, giọng nói có vẻ ngạc nhiên - Nhưng ... cô là ai?

      - Cám ơn thượng đế, cám ơn thần Allah, xin cứu con với. Lần này cô ta nói bằng thổ âm Urdu (tiếng Hồi) - Chồng con kia kìa, nằm trong bụi cây đó ... anh ấy bị thương nặng, ra nhiều máu quá.


      Tay cô chỉ ra phía vườn. Bối rối, ông nhìn ra ngoài, mảnh vườn bé nhỏ không người chăm sóc nên cỏ mọc um tùm, một người có thể ẩn mình ở đó dễ dàng. Những cảnh tượng ghê gớm, chết chóc, thịt xương tan tác trong thành phố vẫn còn lởn vởn trong trí óc ông.


      Điều làm ông phiền lòng là thình lình chẳng biết từ đâu, không một lời mời mọc, thiếu phụ lạ lùng này lại đi vào nhà ông cầu cứu. Ông chẳng biết phản ứng ra sao với cô và người chồng của cô ta nữa. Nếu anh ta bị thương, ra nhiều máu thì tới giờ này có lẽ chết rồi. Trong vùng ánh sáng lờ mờ, ông thấy cô gái thật trẻ, chắc không ngoài hai mươi tuổi, dù cho chiếc sari rộng quấn quanh người cũng không che dấu được dấu hiệu đang mang thai, có lẽ bào thai đã tám chín tháng rồi không chừng.


      Không nói câu nào, ông chỉ chiếc ghế ra dấu mời cô ngồi. Nhưng thay vì làm theo lời ông, cô bước gần sát bên ông cầu khẩn:

      - Làm ơn ... xin làm ơn đem chồng con vào đây ... người ta sẽ thấy anh ấy... có lẽ bây giờ anh ấy bất tỉnh rồi.


      Ông ta nghĩ là sự quan tâm này có lý. Ít nhất có thể là Moni, thằng con trai ông, một sinh viên quá khích, kết bè kết đảng với nhóm chống Mukti Bahinis, những kháng chiến quân người Bangladesh. Nhóm kháng chiến này đang giữ vai trò chủ yếu trong cuộc chiến. Có lẽ nó đang đi với bọn đó để cướp bóc, lùng giết những người đàn ông, đàn bà và ngay cả con nít người Hồi nói tiếng Urdu.


      Thời gian trôi nhanh, chỉ có trời mới biết tương lai ra sao và người con gái vẫn nhìn ông một cách cầu khẩn, van nài sự cứu giúp của ông trong cái im lặng tuyệt vọng khi mà thần chết đang lởn vởn trong bóng đêm ngoài kia. Không cầm lòng được, ông mở cửa bước thẳng ra phía bụi cây mà cô gái đã chỉ.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      2.


      Mảnh vườn là một bãi đất lộn xộn hoang phế. Khoảng một năm trước đây khi tình hình chính trị trở nên tồi tệ, người làm vườn có gốc A Phú Hãn đã bỏ đi, ông không tìm được người thay thế bởi vì người làm vườn cũng như những người giúp việc khác trong nhà đều lo sợ sống ở thành phố này. Từ đó, cây cỏ trong ngôi vườn mọc um tùm tự nhiên theo như ý muốn của thần Allah. Trong vài tháng qua, những sự việc xẩy đến quanh ông, cho đất nước khốn khổ này không phải là ý muốn của thần Allah hay sao?


      Khi bước tới bụi cây rậm rạp gần bờ tường, thình lình ông nghĩ cô gái kia thật là dại dột khi theo chân ông ra ngoài này. Cô ta không nên ra đây mới phải. Cám ơn thượng đế, nơi đây tối tăm mịt mù. Tất cả bóng đèn đường đã bị phá hủy trong cơn lộn xộn vài ngày qua. Điều may mắn nữa là bầu trời lại u ám và đêm đen thình lình lạnh bất chợt. Ngoài kia phố xá vắng tanh.


      Ông già nâng người thanh niên bị thương lên và nói với cô ta:

      - Dĩ nhiên là sống rồi. Nhờ sự che trở của thần Insha Allah ngày mai thành phố sẽ trở lại bình thường, bác sẽ kiếm một bác sĩ chăm sóc rồi nó sẽ bình phục nhanh chóng.


      Ông nói dối. Lửa đang bừng bừng tại Mohammedpur và Mirpur, ai biết được tương lai sẽ ra sao?


      - Bác có chắc là đến mai tình hình sẽ ổn định không?

      - Sao lại không? - Ông trả lời một cách tự tin. - Quân đội Ấn Độ sẽ tới thành phố vào ngày mai, lúc đó mọi cuộc nổi loạn và lộn xộn sẽ bị dập tắt. Họ sẽ không bao giờ chấp nhận việc thành phố náo loạn. Bác chắc là quân luật sẽ được áp dụng và trật tự sẽ được vãn hồi.


      Dù miệng nói ra những lời như vậy nhưng một câu nói khác như thì thầm bên tai: "Tại sao lại phải nói dối, hỡi Hafizur Rahman? Tai sao lại chắc chắn về tương lai như vậy?"


      Nhưng ông phải làm sao bây giờ? Sự an toàn và tương lai cho cô gái cũng như cho hàng trăm ngàn người khác trong thành phố ở ngoài tầm tay của ông. Dù việc gì xẩy ra cho thành phố này mà trước kia thuộc về lãnh thổ của Hồi Quốc, tình trạng một người Hồi trở thành kẻ thù không đội trời chung của người Hồi khác, mà mới đây họ coi nhau như anh em, thật là một điều đáng bị sỉ nhục. Việc thù hận điên cuồng đưa đến việc chém giết lẫn nhau tại đây, nhưng có điều chắc chắn đó không phải là hành động hay thái độ của tất cả mọi người Hồi.


      Toàn thể dân Hồi hay sao? Ông thất vọng nghĩ như vậy. Trong thế giới nhỏ hẹp này, họ sinh sống ở đâu và họ là ai? Hiện nay họ trở thành người Bangladesh, công dân một quốc gia mới thành lập và chịu đựng những nỗi khổ với máu chẩy, thịt rơi. Họ phải di cư tới hai vùng đất của Hồi quốc, phần đất kẻ thù của họ. Ngọn lửa thù hận âm ỉ cháy, thần chết lúc nào cũng lởn vởn rình rập quanh họ, nhà cửa những người này có thể bị đập phá bất cứ lúc nào.


      Nhanh nhẹn, ông đóng tất cả cửa sổ và kéo màn cửa lại rồi quay về phía cô gái. Cô ta đang ngồi cạnh người chồng, hai tay ôm mặt thổn thức khóc. Ông đặt tay lên đầu cô tỏ dấu an ủi, mong cô đặt lòng tin nơi ông. Cử chỉ của ông làm cho cô an lòng, cô nhìn ông tỏ lòng cám ơn.


      - Hãy can đảm lên, cháu. Đừng lo nghĩ gì cả, hãy cầu nguyện thần Insha Allah che crở cho. Mọi việc sẽ đâu vào đó sớm thôi.


      Những lời nói trìu mến và thành thật làm cô gái mủi lòng. Cô đứng dậy, ôm lấy ông rồi vùi đầu vào ngực ông khóc nức nở. Bối rối, ông nhìn cô không nói thêm được câu nào. Trong cơn hỗn loạn hiện nay, ai dám mạnh miệng nói lên được lời bảo đảm nào? Ông không dám nhìn vào mắt cô, trách nhiệm về tình trạng khó khăn nguy hiểm của cô gái này là do chính những người đồng hương, những bạn bè, thân thuộc của ông gây ra.


      Ông chợt nhận ra là cô gái thật tiều tụy. Có lẽ cô ta không có gì bỏ vào bụng từ lâu rồi. Ông dìu cô ngồi lại bên giường cạnh người chồng rồi nói:

      - Để bác kiếm cái gì cho cháu ăn nhé. Nhớ khóa chặt cửa lại và đừng mở cho bất cứ ai vào ngoại trừ bác, nghe.


      Nét lo âu hiện lên mặt, cô hỏi vội:

      - Bác nghĩ là có ai tới đây sao?

      - Không, có thể là thằng Moni về. - Ông cố nói với giọng tự nhiên và bình tĩnh.


      Nghe tên Moni, nét mặt cô thay đổi hẳn, lần đầu tiên tới đây ông mới thấy cô mở nụ cười:

      - Moni Bhai? Cám ơn Trời, cám ơn thần Allah, giờ đây con không phải lo nghĩ gì nữa, có hai người thân yêu bảo vệ con rồi. Bác ơi, anh Moni giờ ra sao? Chắc là anh ấy cao lớn và đẹp trai hẳn ra rồi.

      - Cũng vậy thôi. Để bác đi kiếm cái gì cho cháu ăn đã. Nhớ là khóa cửa lại cẩn thận nghe cháu.


      3.


      Ad-22 Ad-22

      Làm sao ông có thể giải thích cho cô ta hiểu mối nguy hiểm, nhất là Moni đây? Ông đi tới nhà bếp, trong tủ lạnh hiện giờ chỉ còn hai quả trứng. Hai ngày trước, khi giờ giới nghiêm được bãi trong vài tiếng, mọi người chạy vội ra các cửa hàng vơ vét tất cả những gì có thể ăn được, người giúp việc của ông chỉ mang về được một chục trứng và một ổ bánh mì lớn. Hiện trong hũ plastic còn lại vài lát bánh. Sữa bột, sữa tươi đã hoàn toàn biến hết.


      Chiếc lò nướng bánh hư chưa được sửa, ông đốt chiếc lò ga rồi đặt ấm nước lên. Miếng bánh mì được nướng ở ngọn lửa bên. Trong khi đang tìm hũ mỡ để chiên trứng thì có tiếng động bên ngoài làm ông sững người. Tiếng động cơ của chiếc xe gắn máy vang dội trong cái tĩnh mịch của đêm tối. Ông biết là ai ở ngoài kia rồi. Mỗi lần Moni về nhà, nó thường phóng thật nhanh và để máy nổ tối đa. Ngoài nó ra ai dám làm ồn ào như vậy được.


      - Lạy thần Allah, xin ngài che chở. - Ông khấn thầm mắt nhìn ra phía cửa sổ. Đúng vậy, thằng Moni trong chiếc quần jean và chiếc áo khoác ngoài bằng da, bên trong là chiếc ao sơ mi phanh ngực dù dưới những cơn gió đêm lạnh cắt da. Nhìn cách ăn mặc, đầu tóc cùng lớp râu ria không ai có thể đoán được là nó mới hai mươi hai tuổi. Đậu chiếc xe cạnh tường, nó bước vào hành lang, miệng huýt sáo một bài hát quen thuộc. Ông mở cửa trước khi nó kịp gõ.


      - Ông già, ông làm gì trong bếp vậy? - Moni vồn vã hỏi.


      Ông mỉm cười gật đầu, cố nghĩ ra cách nào cho nó đi khỏi đây. Thấy ông không trả lời, nó cười lớn:

      - Ở tuổi này mà phải nấu nướng à? Đừng lo, ông già yêu dấu ơi, cố nhẫn nại một ngày nữa thôi. Ngày mai tôi sẽ bắt một mụ người Biharis (Chú thích: dân vùng đất Ấn Độ) về đây để phục vụ cho hai cha con mình suốt đời, cả một tên làm vườn nữa đấy.


      Nhìn thấy nét mặt người cha có nét khác lạ, hắn ngưng nói, soi mói nhìn ông một lát rồi hỏi:

      - Việc gì xẩy ra vậy? Nhìn ông thấy lạ quá.

      - Không sao cả, ba hơi mệt một chút. - Ông hấp tấp trả lời. - Mấy đêm nay ba ít ngủ, chỉ cần một đêm ngủ ngon thì sáng hôm sau sẽ khỏe lại thôi.


      - Không phải vậy, không phải chỉ mỏi mệt. - Moni nhìn ông chăm chú hơn. - Tôi biết việc gì gây phiền nhiễu cho ông, nhưng đó là lẽ thường thôi. Từ ngày nghỉ hưu đến nay, ông chỉ quanh quẩn trong nhà. Nhiều năm nay ông không chú ý gì đến những việc xẩy ra quanh đây. Ông không biết gì đến việc tổ quốc này bị sỉ nhục và dân chúng bị tụi Hồi Quốc ti tiện đối xử tàn tệ, tụi nó là những con heo bẩn thỉu ... Nhờ thần linh mà ngày hôm nay mình loại hết tụi nó đi rồi, chôn sống hết tụi nó, đày hết tụi nó xuống địa ngục ... Tôi biết những gì làm ông buồn lòng, có phải là ông nhớ lại thời gian sống ở Rawalpindi, Karachi và Lahore không? Càng nhớ về dĩ vãng càng làm ông buồn, phải không ... Tôi hiểu mà, rất khó mà quên được dĩ vãng.


      Nó ngưng nói, ngồi phịch xuống ghế, chân duỗi ra và ngáp.


      - Suốt tuổi thơ của con ở Rawalpindi, Karachi và Lahore, Moni ạ. - Ông cố gợi lại quá khứ êm đềm của nó. - Con không cảm thấy luyến tiếc quá khứ hay sao? Quá khứ không có một giá trị gì với con hay sao?


      - Thời xưa đã qua rồi, bây giờ chỉ còn lại sự hận thù và ghê tởm, sự xúc phạm và miệt thị ... một ước muốn được trả thù, một nguyện ước sẽ không bao giờ thỏa mãn cho đến khi chúng ta tiêu diệt hết bọn người không phải là công dân Bangladesh còn đang sống tại vùng đất thánh này.


      Những lời lẽ được thoát ra với sự hùng hổ, độc ác, tựa như những mũi dao đâm thẳng vào tim ông. Bất chợt Moni đứng dậy nói tiếp:

      - Ông quên tắt đèn trong phòng ngủ. Mình phải tiết kiệm điện. Đây là điện của dân Bangladesh chứ không phải là của dân Hồi đâu nhé.


      Nói xong, nó bước về phía phòng ngủ. Đầu óc ông làm việc thật nhanh. Bằng bất cứ giá nào cũng không được cho nó vào căn phòng này.

      - Moni, đừng tắt đèn. Ba đã phải sống bao nhiêu đêm trong bóng tối rồi, ít nhất đêm nay phải để cho sáng sủa một chút.

       

      - Được rồi, nhưng ít nhất là phải mở cửa sổ cho gió mát thổi vào chứ.

      - Đợi một chút, Moni. Ba muốn con làm chút gì cho ba ăn đi đã, ba đói lắm rồi. Bánh mì với trứng ... Ờ, nhanh lên, Moni, coi xem bánh mì cháy rồi kìa, mở cửa sổ ra mau, khói quá đi.


      Cười lớn, Moni bước vào bếp. Nhân cơ hội đó, ông bước nhanh về phía phòng ngủ và gõ nhẹ:

      - Bác đây, bé. Mở cửa mau.


      Cánh cửa hé mở, cô gái thò đầu ra ngoài. Trước khi ông bước vào trong, giọng nói cộc cằn của thằng Moni ngay phía sau:

      - Chắc đây là lý do khiến ông lo phiền phải không?


      Giật nẩy mình, ông quay mình lại giận dữ nhìn thẳng vào mặt đứa con. Thình lình Moni đẩy ông sang một bên rồi bước vào trong phòng, nó đảo mắt nhìn cô gái rồi tới người chồng đang nằm trên giường.

      - Trời đất, ông già làm gì đây. Ông dám dấu những con chó ghẻ ở đây à?

      - Câm miệng lại, Moni. - Ông quát lớn.


      Co rúm người lại, cô gái trợn mắt nhìn người mới tới. Một lát sau khi nhận được người đó là ai, nét mặt cô dịu lại. Cô nói với một giọng êm dịu:

      - Anh không nhận ra em à, Moni Bhai? ... Em là Sumbul đây mà.


      Nhưng Moni không trả lời, nó vẫn căng mắt nhìn cô, tia mắt chứa đầy ngọn lửa thù hận. Lần nữa, cô cố gợi lại ký ức của Moni.

      - Anh không nhận ra em sao, Moni. Nhà em bên cạnh nhà anh, chúng mình là bạn thân với nhau mà.


      - Moni Bhai? Ai là Moni Bhai? Còn mày là ai?- Thằng con trai hằn học nói, rồi nó đi về phía người thanh niên đang nằm trên giường, đôi mắt tóe lửa, hỏi với giọng khinh bỉ - Tên này là ai đây, một con chó lính Hồi phải không?


      Nhận biết tình hình nguy kịch, cô gái đáp vội:

      - Không phải, Moni Bhai. Anh ấy là chồng em đó, một người dân bình thường mà. Có phải anh quên hết quá khứ rồi không, Moni Bhai, cả chục năm mình là bạn, là láng giiềng với nhau mà.


      Mặc dù cô gái cố hòa dịu, thái độ của Moni vẫn hung dữ, nó dằn giọng:

      - Câm miệng lại, tao không biết Sumbul là ai cả. - Quay sang người cha, nó quắc mắt lên - Ông làm một việc sai lầm ghê gớm rồi đó.

      - Đừng nói những lời nhảm nhí đó, Moni. Con có thấy anh ta đang bất tỉnh không? Con bé Sumbul nữa, con có thấy không, nó không được khỏe ... lại đang mang thai nữa. Nó cần nghỉ ngơi và chăm sóc nữa.

       

      - Tôi thấy rồi. - Moni giận dữ trả lời - Bởi vậy mới cần phải tiêu diệt nó trước khi một tên người Hồi khốn kiếp khác sinh ra làm dơ bẩn vùng thánh địa này.


      Nói xong, nó rút khẩu súng trong túi ra. Cô gái nhìn thấy khẩu súng thì hoảng sợ, chạy lại bên ông già, hai tay nắm chặt lấy tay ông, miệng la lớn:

      - Ba ơi, cứu con với, cứu chồng con với ...


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      4.


      Cô ta gọi ông bằng cha. Trong một thoáng những kỷ niệm xưa lại trở về, lòng ông dấy lên một niềm an ủi và thương mến đối với cô gái nhỏ có mái tóc đuôi gà thường ngồi trong lòng ông mỗi buổi chiều. Hiện giờ cô gái đó đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm và ông phải tìm cách bảo vệ cô. Một tay ông đẩy Sumbul về phía sau, tay kia ông nắm chặt lấy tay của Moni, miệng thét lên:

      - Ngưng lại, Moni ... Đừng hành động ngu xuẩn như vậy. Nghe cha nói trước đã.


      Moni thét lên:

      - Không, ba à, tôi không thể ngưng tay được. Tôi đã thề là sẽ không để cho một tên người Hồi bẩn thỉu nào sống sót cả.


      Trước khi nó dứt lời, ông dồn hết sức lực, và chỉ có trời mới biết tại sao, nhanh như một làn chớp, ông đánh bay khẩu súng ra khỏi tay thằng Moni, tiện tay ông nhặt lấy khẩu súng, miệng ông la lớn:

      - Nếu con muốn giết hết người Hồi thì con giết ba trước đi. Con có biết là trong cuộc chiến dành độc lập, cha đã sát cánh cùng hàng triệu người dân Bangladesh, Punjabis (dân vùng bắc Ấn) Sindis (người Hồi giáo vùng Sind, nam Hồi) Baluchis (người vùng ranh giới giữa Pakistan và Ba Tư) Pathans (người A Phú Hãn) và những người mà con gọi là Biharis. Tất cả đã cùng nhau vào tận địa ngục để đấu tranh buộc người Anh phải trả độc lập. Con còn nhớ là chính ba đã từng hoạt động tích cực tranh đấu cho việc thành lập một nước Hồi không?


      Ông ngưng nói để thở. Những câu nói của ông làm thằng Moni sửng sốt trong giây lát. Trong vài giây phút ngắn ngủi đó, thằng con nổi loạn và người cha đứng mặt đối mặt như hai con thú hoang đang gầm gừ muốn ăn thịt nhau. Còn cô gái thì mặt tái ngắt bám chặt lấy ông già, tựa như cô gái nhỏ mong sự che trở của người cha, run rẩy như cành lá trong cơn giông bão.

      - Vậy là ông quyết định bảo vệ tụi nó đấy à. Để xem ông có thể làm được chuyện đó không nào.


      Nói xong nó định quay gót đi. Ông gọi giựt lại:

      - Con định đi đâu vậy?


      Nó lạnh lùng trả lời:

      - Đi gọi thêm bạn tới đây. Thằng Siddiqui cũng ở gần đây thôi.


      Lời nói này làm ông lạnh gáy. Ông biết thằng Siddiqui độc ác như thế nào. Cố giữ bình tĩnh, ông dằn giọng:

      - Ba cảnh cáo con đó, Moni. Ở nhà, không đi đâu hết.


      Thằng Moni không đứng lại, vừa đi nó vừa chế diễu người cha:

      - Nếu tôi cứ đi thì ông làm gì được tôi nào? Giết tôi à, tôi đây này, Moni, đứa con độc nhất của ông đó.


      Từ từ, nó quay sang phía cô gái.

      - Được rồi, ông có súng ... Cứ bắn đi. Để tôi giết con chuột bẩn thỉu này trước đã.


      Nó huýt sáo và tiến về phía cô gái. Cô ta thét lên sợ hãi. Chộp lấy tay, thằng Moni cố kéo cô ta ra khỏi người cha. Trong cơn hoảng loạn, bất chợt Sumbul nghe thấy một tiếng nổ chát chúa và tay cô được nới lỏng dần, tiếp theo là thằng Moni đang loạng choạng bước tới rồi ngã quỵ xuống.


      Khẩu súng vẫn còn trong tay ông già, nét mặt ông cũng sửng sốt không kém. Trước khi cô gái kịp chạy tới đỡ thằng Moni, ông già ném khẩu súng ra xa rồi chạy lại ôm lấy nó. Ông khóc nức nở như một đứa trẻ, mếu máo nói với nó:


      - Tha lỗi cho ba, Moni ... Ba phải làm như vậy. Ba không thể nhìn cô gái này bị hại, nó còn đang mang thai nữa ... Con có biết không, Moni, đứa bé sắp sinh phải được sống, thế hệ sau phải là cây cầu nối cho hai bên hận thù xích gần lại với nhau, thông cảm nhau. Làm sao ba có thể để cho con cướp đi mất những hy vong cuối cùng này, hả con ...


      Nước mắt chẩy xuống hai gò má hóp, ông lẩm bẩm nói với thằng con nằm bất động. Sững sờ và hoảng sợ, đôi mắt Sumbul trợn tròn. Tất cả mọi việc diễn ra như không có thực ... có phải là cô đang ở trong cơn ác mộng không?


      Chỉ một giây sau cô ngã xuống bất tỉnh.


      Trần Hồng Văn phóng tác

      Tác giả gởi

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Chuyện nàng Feridah Challoner Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Căn Nhà Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Người Khách Lạ Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Tên Phản Bội Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Đôi Mắt Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Như Một Giấc Mơ Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Con Cáo Sa Mạc Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Cánh Vạc Mùa Thu Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Bên Rạn San Hô Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Trai Bao Trần Hồng Văn Truyện ngắn

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Ông Giáo Sư Dạy Sử (Vương Mộng Long)

      Người Tù Binh Trở Về (Thảo Ca)

      Đêm Đình Chiến (Vũ Thất)

      Chuyện nàng Feridah Challoner (Trần Hồng Văn)

      Bắn chậm thì chết (Lê Hữu)

      Mua bán lạc xoong (Trần Yên Hòa)

      Căn Nhà (Trần Hồng Văn)

      Dáng Mỏng (Trần Yên Hòa)

      Người Khách Lạ (Trần Hồng Văn)

      Tên Phản Bội (Trần Hồng Văn)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)