1. Head_

    Cao Đông Khánh

    (..1941 - 12.12.2000)

    Lê Phổ

    (2.8.1907 - 12.12.2001)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Buổi trao giải văn học Phan Thanh Giản (Trần Doãn Nho) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      29-10-2021 | VĂN HỌC

      Buổi trao giải văn học Phan Thanh Giản (15.8.2021)

        TRẦN DOÃN NHO
      Share File.php Share File
          

       

      HOUSTON, Texas (NV) – Rốt cuộc, giải văn học Phan Thanh Giản cũng đã đi đến một kết thúc tốt đẹp!


      Ký giả Phan Thanh Tâm (trái) và tác giả Nguyễn Văn Hưởng. (Hình: Ban tổ chức hội thảo)

      Vào chiều Chủ Nhật, 15 Tháng Tám, nhân “Buổi Hội Thảo và Triển Lãm về Nhân Vật Lịch Sử Phan Thanh Giản” do Gia Đình Cựu Học Sinh Trung Học Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm Cần Thơ tại Houston, Texas, tổ chức tại Trung Tâm Sinh Hoạt Mai Vàng, Houston, Hội Văn Hóa & Giáo Dục Phan Thanh Giản chính thức trao giải thưởng văn học Phan Thanh Giản cho tác giả đoạt giải, đúng vào thời điểm đã được công bố trong bản thông báo đầu tiên vào Tháng Sáu, 2018


      Hiện diện trong buổi sinh hoạt này, có ông Nguyễn Trung Quân – cựu hiệu trưởng trường Phan Thanh Giản (trước 1975), diễn giả Winston Phan Đào Nguyên từ California sang, diễn giả Nguyễn Thụy Đan từ New York sang, nhiều cựu học sinh trường Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ), cùng nhiều quan khách, bằng hữu và đông đảo đồng hương người Việt hiện cư ngụ ở Houston. Ngoài ra, còn có mặt một số nhà văn, nhà thơ: Bùi Huy, Phan Xuân Sinh, Lương Thư Trung, Trần Bang Thạch (MC của buổi sinh hoạt).


      Giải thưởng văn học Phan Thanh Giản có chủ đề “Miền Nam Việt Nam Trước và Sau Năm 1975” do Hội Văn Hóa & Giáo Dục Phan Thanh Giản đứng ra tổ chức nhằm “có được tác phẩm của thế hệ đã trải nghiệm qua các biến động lịch sử cận đại – vài mươi năm nữa họ không còn; cùng với chủ định xóa mờ hình ảnh thời VNCH của Cộng Sản Việt Nam,” theo bản thông báo đầu tiên ngày 25 Tháng Tám, 2018.


      Điểm qua diễn tiến của việc tuyển chọn tác phẩm trúng giải, ông Phan Thanh Tâm, đại diện hội, cho biết:


      - Về việc dự giải: “Tổng cộng có 32 người hứa sẽ gởi bài nhưng giờ chót chỉ có 29 bài gởi dự giải. Các tác giả gởi bài dự giải là từ Hoa Kỳ, Việt Nam và Úc. Không có ai ở Âu Châu. Hầu hết những người dự thi đã ngoài 60 tuổi. (…) Trong số tác giả dự giải có cả cựu học sinh trường trung học Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm trước đây. Cô Phan Khanh, một thành viên cốt cán trong ban tổ chức, đã loại bỏ 20 bài trước vì phần hình thức không theo đúng tiêu chuẩn thể lệ đề ra…”


      Nhà văn Trần Doãn Nho (phải), một trong bốn thành viên Ban Giám Khảo giải văn học Phan Thanh Giản. (Hình: Ban tổ chức hội thảo)

      - Về việc chấm giải:

      “Ban Giám Khảo làm việc theo thể thức độc lập, không có trao đổi, thương lượng hay ảnh hưởng lẫn nhau. Không ai biết kết quả bầu chọn của ai; tùy theo nhận định, quan niệm, thẩm thức của từng giám khảo. Cuộc bầu chọn đã tiến hành qua ba giai đoạn. Hai giai đoạn đầu loại bớt để chỉ còn hai tác phẩm. Giai đoạn cuối xem tác phẩm nào nhất và tác phẩm nào nhì. Giai đoạn này nhà văn Lê Thị Huệ, vì lý do riêng, đã ‘rút tên ra khỏi ban giám khảo,’ không tham dự. Chỉ có bốn giám khảo quyết định chung cuộc về giải văn học Phan Thanh Giản: Trương Anh Thụy, Trần Doãn Nho, Nguyễn Văn Sâm và Từ Thức. Cả bốn vị đều đi đến kết quả là chẳng tác phẩm nào đoạt được giải nhất và nhì. Ban Tổ Chức tuyệt đối không can dự vào công việc của Ban Giám Khảo.”

      - Về kết quả: “Không có tác phẩm nào đoạt được giải nhất ($15,000) và giải nhì ($5,000). Ban Tổ Chức quyết định trao giải khuyến khích cho hai tác phẩm ‘Tình Đời Tình Người’ của ông Nguyễn Văn Hưởng và tác phẩm ‘Đi Về Phía Tây Khi Tàn Chinh Chiến’ của ông Vũ Phan được coi là khá nhất trong chín (9) tác phẩm được chuyển qua Ban Giám Khảo để thẩm định. Mỗi vị sẽ nhận $2,500.” (…) “Số tiền $15,000 còn lại sẽ chuyển giao cho Bác Sĩ Thái Ngọc Ẩn, chủ tịch Hội Đồng Điều Hành, để sử dụng vào các công tác giáo dục.”


      Tác giả Nguyễn Văn Hưởng, sinh năm 1948, là một sĩ quan trong quân đội VNCH. Sau năm 1975, ông bị tù “cải tạo,” sau đó, vượt biên. Ông đã xuất bản hai truyện ký “Tử Vi” (2016) và “Bước Chân Định Mệnh” (2019). Ông từng tham dự giải “Viết Về Nước Mỹ” do Việt Báo tổ chức, trúng giải danh dự 2001 với tác phẩm “Hoa Ve Chai” và giải chung kết “Giọt Nước Mắt” năm 2004.


      Tác giả Vũ Phan, sinh năm 1959, cư ngụ ở Sài Gòn từ trước 1975 cho tới nay.


      Trong hai tác giả, chỉ có ông Nguyễn Văn Hưởng từ California đến dự. Tác giả Vũ Phan hiện ở trong nước, vì lý do an ninh bản thân, ông không thể đến dự và cũng không thể cử người đại điện được.


      Một góc trong hội trường Trung Tâm Sinh Hoạt Mai Vàng, Houston, Texas. (Hình: Ban tổ chức hội thảo)

      Phát biểu trong buổi trao giải, nhà văn Trần Doãn Nho, một trong bốn thành viên trong Ban Giám Khảo, nhận xét:

      “Điều đầu tiên tôi muốn nói là cảm giác hân hoan và nhẹ lòng khi cuối cùng cuộc tuyển chọn giải văn học nghệ thuật do Hội Văn Hóa & Giáo Dục Phan Thanh Giản đứng ra tổ chức, dù không hoàn toàn đáp ứng với lòng mong mỏi của Ban Tổ Chức cũng như Ban Giám Khảo chúng tôi, nhưng đã có một kết thúc tốt đẹp. (…) Thực tình mà nói, chúng tôi không mấy vui vì hai lý do: thứ nhất là số tác phẩm chuyển đến Ban Giám Khảo quá ít ỏi (chín tác phẩm); thứ hai là Ban Giám Khảo không chọn được tác phẩm nào để trao hai giải nhất và giải nhì. Nhưng dù sao, chúng tôi cảm thấy an lòng là chúng tôi đã tiến hành việc tuyển chọn bằng sự trong sáng của lương tâm người cầm bút và tấm lòng yêu mến văn chương nghệ thuật nước nhà.”


      “Chúng tôi không quên gửi lời cám ơn đến tất cả các nhà văn đã gửi tác phẩm đến tham dự giải. Theo thiển ý chúng tôi, có đoạt giải hay không đoạt giải, đoạt giải này hay giải kia, những điều này hoàn toàn không phải là thước đo giá trị văn chương. Giá trị của mỗi tác phẩm nằm trong chính mỗi tác phẩm và nỗ lực liên tục của tác giả trong sáng tác qua thời gian dài. Giải văn học nghệ thuật Phan Thanh Giản, chỉ là một sinh hoạt và là sinh hoạt rất có ý nghĩa trong nhiều sinh hoạt khác của nền văn học hải ngoại. Chúng tôi cho rằng các tác giả tham dự giải cũng như Ban Tổ Chức và Ban Giám Khảo, tất cả chúng ta đều đã chung tay đóng góp một phần vào sự bảo tồn và phát triển nền văn học nghệ thuật hải ngoại nói riêng và văn học nghệ thuật nước nhà nói chung.”


      “Sau hết, thay mặt Ban Giám Khảo, chúng tôi thành thật chúc mừng hai tác giả đoạt giải khuyến khích. Tác giả Nguyễn Văn Hưởng có mặt, nhưng tác giả Vũ Phan, tiếc thay, vì lý do an ninh bản thân đã không đến dự được. Đó là một điều thật đáng buồn. Chúng tôi mong mỏi quý vị sẽ tiếp tục viết những tác phẩm khác mỗi ngày mỗi hay hơn, mỗi ngày mỗi có giá trị hơn để làm phong phú thêm sinh hoạt văn học nghệ thuật.”

      Bày tỏ cảm tưởng của mình sau khi nhận giải, tác giả Nguyễn Văn Hưởng cho biết “Tình Đời Tình Người” là một phần trong tập hồi ký dài, đã được ông viết từ những năm 2006, 2007. Khi nghe tin về giải thưởng văn học Phan Thanh Giản, một người bạn thân của ông khuyến khích ông nên tham dự. Ông chần chừ mãi cho đến khi có thông báo gia hạn của Ban Tổ Chức, và người bạn này lại tiếp tục khuyến khích nữa, ông mới quyết định gửi tác phẩm đi. Ông ngậm ngùi cho biết, người bạn ấy giờ đây đã qua đời, không có dịp chứng kiến ngày ông nhận giải. Đây là một kỷ niệm khó quên trong đời, theo ông. Ông cũng cho biết là ông sẽ xuất bản tác phẩm này trong một ngày gần đây. (Trần Doãn Nho) [qd]


      Hội Văn Hóa & Giáo Dục Phan Thanh Giản được thành lập năm 2014 tại Arizona, trụ sở tọa lạc ở Massachusetts, Hoa Kỳ. Chủ tịch Hội Đồng Đại Diện là ông Phan Thanh Tâm và chủ tịch Hội Đồng Điều Hành là Bác Sĩ Thái Ngọc Ẩn.


      Riêng về việc tuyển chọn tác phẩm, cũng cần ghi nhận: các thành viên Ban Giám Khảo làm việc trong tinh thần tự nguyện, không nhận bất cứ thù lao nào từ Ban Tổ Chức.


      (August 25, 2021)

      Trần Doãn Nho

      nguoi-viet.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tình bạn trong văn chương Trần Doãn Nho Phiếm luận

      - Tưởng nhớ Phan Xuân Sinh Trần Doãn Nho Nhận định

      - Một cái gì rất Nguyễn Xuân Hoàng: Sổ tay Trần Doãn Nho Nhận định

      - ‘Nghiệp’ thơ của Trần Yên Hòa Trần Doãn Nho Nhận định

      - Đọc Ngu Yên: Trải nghiệm học thuật về thơ Trần Doãn Nho Nhận định

      - Tranh Tĩnh Vật Trần Doãn Nho Tạp bút

      - Tháng Tư, nói chuyện tị nạn Trần Doãn Nho Tạp luận

      - Một truyện rất Huế, ‘Thương Nhớ Hoàng Lan’ Trần Doãn Nho Giới thiệu

      - Từ một tờ bìa báo cũ... Trần Doãn Nho Hồi ức

      - Buổi trao giải văn học Phan Thanh Giản (15.8.2021) Trần Doãn Nho Tường thuật

    3. Giải Phan Thanh Giản (Phan Thanh Tâm) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Giải Phan Thanh Giản

        Cùng Tạp Chí (Link-1)

      Thư Mời ra mắt sách và thảo luận cuốn Mối Thâm Tình Của Nguyễn Đình Chiểu... (Phan Thanh Tâm)

      Buổi trao giải văn học Phan Thanh Giản (15.8.2021) (Trần Doãn Nho)

      Thông Cáo Kết Qủa Chính Thức Giải Văn Học Phan Thanh Giản (Phan Thanh Tâm)

      Thông Cáo Kết Qủa Giải Văn Học Phan Thanh Giản (Phan Thanh Tâm)

      Giải Văn Học Nghệ Thuật Phan Thanh Giản (Phan Thanh Tâm)

      Thông cáo: Giải Văn Học Phan Thanh Giản (Phan Thanh Tâm)

       

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)

      Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)