1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc Ngu Yên: Trải nghiệm học thuật về thơ (Trần Doãn Nho) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      23-5-2023 | VĂN HỌC

      Đọc Ngu Yên: Trải nghiệm học thuật về thơ

        TRẦN DOÃN NHO
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Ngu Yên

      Trong “Ý Thức Sáng Tạo Thơ,” (1) tác phẩm mới của nhà thơ Ngu Yên dày 600 trang, thì “Sáng tác là hành động đa dạng và biến hóa.” Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà thơ trên thế giới đã và vẫn tiếp tục tìm tòi và sáng tạo ra rất nhiều cách sáng tác khác nhau để làm mới, làm phong phú thơ.


      Ngu Yên đã dành một phần khá dài của tác phẩm biên khảo này, giới thiệu nhiều hình thức thơ được hình thành dựa vào cấu trúc ý tưởng, ngôn ngữ và tứ thơ, kể cả những hình thức mới nhất của thế kỷ 21, xuất hiện trong nền văn chương thế giới. Ở mỗi một hình thức, tác giả đi sâu và lý giải một cách tường tận về mặt học thuật, đồng thời cụ thể hóa nó với những dẫn chứng thơ của các nhà thơ quốc tế hoặc những bài thơ thuộc loại “thử nghiệm” của chính tác giả.


      Một trong những hình thức đầu tiên, đó là thơ “củ hành.” Ngu Yên cho biết, “Hầu hết những bài thơ hay trên thế giới từ giữa thế kỷ 20 là những bài thơ trong dạng củ hành” (183). Đó là những bài thơ với nhiều lớp vỏ bao chặt, vây kín những gì bí ẩn trong lõi. Người thưởng ngoạn, khi đọc, tìm cách lột từng lớp vỏ, như ta lột một củ hành, cho đến khi tìm thấy nghĩa thâm trầm của nó nằm sâu ở “bên trong,” qua những ẩn văn. Ẩn văn là những ẩn dụ, dụ ngôn, huyền thoại, ngụ ý… chứa đựng trong toàn bài hay trong tứ thơ, hay thậm chí trong mỗi nhóm chữ hay mỗi chữ. Ngu Yên khẳng định, “Ẩn văn là bản sắc của thơ” (187).


      Thơ “lưỡng cực” và “đa cực”: Thơ lưỡng cực có cấu trúc bài thơ đặt trọng điểm ở hai đầu mở và kết (197) trong lúc thơ đa cực “chứa đựng nhiều bài thơ ngắn bên trong, sắp xếp theo tứ tự tương tự như tứ văn trong truyện ngắn” (204).


      Thơ “tụ đích” và “diễn thuật”: Thơ “tụ đích” có tứ và ý thơ dẫn đến một mục đích nào đó, còn thơ “diễn thuật” “chú trọng đến thể hiện tính độc đáo, xuất sắc, nét nổi bật, ý nghĩ thâm trầm nơi tứ thơ và câu thơ” (224).


      Thơ “hư cấu” là loại thơ diễn ra qua hai quá trình: tưởng tượng và hư cấu. Cả hai quá trình này “xuất hiện cùng một lúc với ngôn ngữ.” Tưởng tượng là khả năng sử dụng những kinh nghiệm và tri thức có sẵn để tạo ra những hình thái khác của chúng. Còn hư cấu? Ngu Yên giải thích: “Bất kỳ một thực tại nào cũng có phần vắng mặt của nó,” tức là những phần không hiện diện ngoài thực tế khiến ta không thấy, không nghe, không cảm nhận được. Làm thơ là “phải khám phá phần vắng mặt đó, để gợi ý một giải thích có ý nghĩa riêng” (244). Vậy thì, hư cấu là khả năng khám phá phần vắng mặt của hiện thực và tìm cho nó một ý nghĩa để đưa vào thơ, theo Ngu Yên.


      Tùy theo mức độ tưởng tượng, thơ hư cấu sẽ cho ra đời nhiều cấu trúc thơ khác nhau: Hiện thực khác thường (Fancy Realism), Hiện thực kỳ quái (Fantasticism), Tự thức (Metapoem), Hóa ảo hiện thực (Magic Realism), Khoa học viễn tưởng (Science fiction), Hậu nhân bản (Posthumanism), Chuyển đổi thiện thực (Transrealism). Tất cả những hình thức thơ này gọi chung là thơ “tưởng tượng hư cấu hiện thực” (fancy-realistic imagination) (251).


      Nói gọn, đó là một sự pha trộn giữa hiện thực và hư cấu. Mức độ đậm, nhạt của sự pha trộn đó sẽ tạo nên sự khác biệt. Tuy nhiên, Ngu Yên lưu ý: nếu để độ hư cấu đi quá xa, thơ sẽ trở thành giả tạo.


      Hãy đọc một trích đoạn bài thơ “chuyển đổi hiện thực” của Marin Sorescu, Lỗ Ma Ni (1936-1997), tựa đề “Định Mệnh” (Destiny) do Ngu Yên chuyển ngữ:


      “Con gà mái tôi mua đêm qua

      Đông lạnh

      Đã sống lại

      đẻ một quả trứng lớn nhất thế giới

      được trao giải thưởng Nobel


      Quả trứng phi thường

      chuyển từ tay này sang tay khác

      vòng quanh thế giới trong vài tuần

      theo quỹ đạo mặt trời

      365 ngày liên tục

      (…)

      Rốt ráo, suốt đời tôi phục vụ nghệ thuật

      bỗng dưng nổi tiếng: người chăn nuôi gia cầm”


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Đề cập đến những khuynh hướng thi ca mới xuất hiện trong thế kỷ 21, Ngu Yên giới thiệu “Poetry of Metamodernism,” mà tác giả (tạm) dịch là Thơ Kết Hợp Hiện Đại. Đó là khuynh hướng “tổng hợp phẩm chất tốt nhất của hai chủ nghĩa Hiện Đại và Hậu Hiện Đại.” Hai chủ nghĩa này vốn mang những đặc tính đối nghịch nhau vào trong văn chương và thi ca nói chung. Điều này đòi hỏi phải sinh hoạt theo “nhịp sống” của thời đại, nghĩa là phải “vượt qua những tiêu chuẩn căn bản để tiến vào những đòi hỏi phức tạp, từ tư tưởng đến tâm lý, từ khoa học đến siêu hình của thế kỷ 21” (303).


      Ngoài ra, tác giả còn gới thiệu một số khuynh hướng thơ khác như “Thơ Tìm Thấy” (Found Poetry), “Thơ Tân Thành Thật” (New Sincerity) và đặc biệt, “Thơ Thị Kiến” (Visual Poetry).


      Thơ Thị Kiến vốn khởi đầu bằng Thơ Cụ Thể (Concrete Poetry) và rồi vượt qua nó, xuất phát từ nghệ thuật thị kiến vốn có một phạm vi rộng lớn, bao gồm nhiều ngành khác nhau, từ hội họa, nhiếp ảnh, phim ảnh cho đến thời trang, kiến trúc kể cả nghệ thuật dệt vải, nghệ thuật xây cất, vân vân.


      Tóm lại, là nghệ thuật thị giác, vì thế kỷ 21 được xem như là thời đại của thị giác. “Khả năng vĩ đại của Internet cho chúng ta ‘thấy’ thế giới rộng mở, sâu thẳm, cao vời” (360). Từ đó, thơ Thị Kiến đưa đến nhiều tiểu loại khác nhau: thơ Chữ (Lettering), thơ Đối Tượng (Object), thơ Chữ Viết Tay (Handwritten), thơ Ấn Loát (Typography), thơ Cắt Dán, vân vân.


      Xin vừa đọc vừa nhìn một bài thơ Thị Kiến thử nghiệm của tác giả (362):


       

      “Đàn ông trước khi có đàn bà.” (Hình chụp trong sách “Ý Thức Sáng Tạo Thơ” của Ngu Yên)

      Đọc một bài thơ như thế này, độc giả “không cần quan tâm nhiều về ngữ nghĩa, mà chú trọng đến toàn bộ dàn trải hoặc thiết kế trên nền,” theo tác giả. Vì “đôi khi hình thức quan trọng hơn nội dung” (352). “Đọc toàn thể bài thơ như nhìn ngắm một khối nghệ thuật trưng bày.” Và phải đọc nhiều lần, theo dõi từ toàn bộ cho đến từng thành phần cấu tạo, kết hợp cách này hay cách khác “để tạo nên những góc nhìn khác nhau” (352).


      Và cuối cùng, Ngu Yên giới thiệu “Thơ Mô Hình,” cũng nằm trong khuynh hướng thơ của thế kỷ 21. Thường thì độc giả chỉ tiếp xúc với thơ bằng ngôn ngữ bố trí từ trái qua phải và từ trên xuống dưới và qua ngôn ngữ, tìm thấy ý nghĩa. Thơ mô hình khác hơn. “Nhà thơ sử dụng những góc nhìn, những khuôn diện, tạo thành những mảnh rời, để người đọc có cơ hội ráp lại bằng nhiều kiểu khác nhau” (365-366).

      *


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Thực tình mà nói, đọc nhiều hình thức làm thơ như thế này có thể làm người đọc bối rối, không biết cái nào hay, cái nào dở, cái nào nên bắt chước, cái nào nên loại bỏ. Thực ra, theo Ngu Yên, “Không có cách nào hay hơn cách nào. Cách hay nhất là cách phù hợp với cá tính và hoàn cảnh mỗi người” (184).


      Từ đó, ta tìm thấy rằng, thơ quả tình là một thế giới rộng mở, về hình thức lẫn nội dung, đối với người thích làm thơ đã đành mà còn với cả bất cứ ai thích đọc thơ. Và sẽ thấy thơ không hề lâm vào bế tắc như người ta thường bi quan. Đúng ra, chỉ có người làm thơ bế tắc, chứ thơ không bao giờ bế tắc. Bế tắc chỉ vì người ta cố tình “nhốt” thơ lại trong một số hình thức hay nội dung giới hạn nào đó.


      Tóm lại, trong khi giới thiệu nhiều hình thức làm thơ, Ngu Yên đồng thời cũng muốn nêu bật lên tính đa dạng của thơ và của ngôn ngữ. Nó chứng tỏ thơ là một cái gì thay đổi, biến chuyển, không có điểm dừng.


      Đó là lý thuyết. Còn thực hành thì sao? “Trong thực hành, những tư duy trong nội dung bài thơ đã được cưu mang nhiều ngày tháng hoặc một phần trong ý tưởng lớn về một điều gì, một đề tài nào đó. Khi bài thơ thành hình, thói quen và kinh nghiệm sáng tác sẽ tự động dàn trải hình ảnh, tứ và ý thơ qua ngôn ngữ và cấu trúc chọn lọc một cách tự phát,” theo Ngu Yên.


      Vì thế, nhà thơ “nên để bài thơ tự điều chỉnh âm thầm trong tâm tư bởi vô thức sáng tác.” Vì những động lực bí ẩn trong tâm trí “sẽ thâm nhập vào bài thơ theo thời gian, sẽ biến dạng tứ thơ, ngôn ngữ, thi pháp” cho đến một hôm, nhà thơ cảm thấy đầy đủ và bài thơ tự hoàn tất, tất nhiên là sau khi đã được, nói theo ngôn ngữ Ngu Yên, “nêm nếm, pha chế, điều lượng” một cách nào đó. Có lẽ vì vậy, Ngu Yên cho rằng ta cần phân biệt giữa “thơ” và “bài thơ.” “Thơ” tự bản thân, không thể xác định, không thể diễn ngôn. “Chỉ khi nào có bài thơ, câu thơ mới có thơ hiện hiện” (212).


      Nhưng Ngu Yên lưu ý người làm thơ một điều: khi một bài thơ mà những khiếm khuyết không thể sửa chữa được, thì cách hay nhất là hủy diệt nó đi. “Xóa bỏ một bài thơ chỉ là giết chết một thân xác, còn phần hồn sẽ đầu thai vào thơ tương lai” (207).


      Một nhận định khá lạ nhưng vô cùng chính xác! (Trần Doãn Nho)


      Ghi chú:

      (1) “Ý Thức Sáng Tác Thơ,” Ngu Yên biên soạn, “Insperative Esquisse Press” xuất bản, phát hành Tháng Chín, 2019. Liên lạc: tapdang@yahoo.com hay Phung Dang, 5202 Contour Pl., Houston, Texas 77096.

      (2) Những con số để trong ngoặc đơn là để chỉ số trang.


      Trần Doãn Nho

      nguoi-viet.com

      Tạp chí Đọc và Viết. Tam Cá Nguyệt Số Mùa Hè năm 2023



             Bản pdf

      MỤC LỤC


      • Thơ Octavio Paz (phần một). 04

      • Truyện ngắn: Con Bò. Bull của Mạc Ngôn. 16

      • Tiểu luận: Lý thuyết Biểu Hiện Trong Nghệ Thuật của Noel Carroll. The Philosophy of Art. 38

      • Điêu khắc: Chủ đề “Lạ”. 52

      • Thơ. Ngôn Ngữ cho Thế Kỷ mới. Language for a New Century. 65

      • Tiểu luận: Thi Pháp Nhận Thức. Cognitive Poetics của Chloe HarrisonPeter Stockwell. 88

      • Truyện ngắn: Đêm Về Lại Ngôi Làng. A Village After Dark của Kazuo Ishiguro. 95

      • Nhiếp ảnh: Chủ đề “Đẹp Trần”. 113

      • Thơ Octavio Paz (phần hai). 128

      • Tiểu luận: Tổng Quan Lý Thuyết Sáng Tạo. An Overview of Creative Theories của James C KaufmanVlad P. Glaveanu. 151

      • Truyện ngắn: Yente của Olga Tokarczuk. 176

      • Công Án: Một Tay Phát Âm Thanh. Yoel Hoffman thực hiện. 196

      • Truyện ngắn: Ngọn Lửa Nhỏ. A Samll Flame của Yiyun Li. 202

      • Hội họa: Chủ đề “Dầu Truồng”. 223

      • Phỏng vấn: Abdulrazak Gurnah. 238

      Nguồn: independent.academia.edu
      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tưởng nhớ Phan Xuân Sinh Trần Doãn Nho Nhận định

      - Một cái gì rất Nguyễn Xuân Hoàng: Sổ tay Trần Doãn Nho Nhận định

      - ‘Nghiệp’ thơ của Trần Yên Hòa Trần Doãn Nho Nhận định

      - Đọc Ngu Yên: Trải nghiệm học thuật về thơ Trần Doãn Nho Nhận định

      - Tranh Tĩnh Vật Trần Doãn Nho Tạp bút

      - Tháng Tư, nói chuyện tị nạn Trần Doãn Nho Tạp luận

      - Một truyện rất Huế, ‘Thương Nhớ Hoàng Lan’ Trần Doãn Nho Giới thiệu

      - Từ một tờ bìa báo cũ... Trần Doãn Nho Hồi ức

      - Buổi trao giải văn học Phan Thanh Giản (15.8.2021) Trần Doãn Nho Tường thuật

      - Đọc Thơ Viêm Tịnh Trần Doãn Nho Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Ngu Yên (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Ngu Yên

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Ngu Yên (Học Xá)

      Đọc Ngu Yên: Trải nghiệm học thuật về thơ (Trần Doãn Nho)

       

      Tác phẩm của Ngu Yên

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Dịch Thuật và Giải Cấu Trúc (Ngu Yên)

      Nữ họa sĩ Ann Phong - Dấu Người Trên Đất

      (Ngu Yên)

      Cọp Sách và Thư Mục (Ngu Yên)

      Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ (Ngu Yên)

      Bài Thơ Tài Tình (Ngu Yên)

      -  Độc Quạnh

      -  Không thể dán nụ cười đã bể

      -  Bao Giờ Người Hóa Ma

      -  Tạp chí Đọc Và Viết (bản pdf)

      -  Thư Mục

      -  Trang nhà

       

         Bài viết trên mạng:

       - vietbao.com    - amvc.free.fr

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)

      Vũ Tiến Lập với Tạp Ghi Thơ II (Hồ Trường An)

      Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)

      Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Viet-Studies (Nguyễn Thế Thanh)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)