|
Trầm Kha(..1948 - 19.1.1974) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Cao Mỵ Nhân
Mỗi lần được đọc một tập thơ, tôi như được tiếp sức trên đoạn cuối chặng đường dài đã thấm mệt.
Do vậy, tôi chăm chú theo dõi “Đưa Người Tình Đi Tu”, thi phẩm mới nhất của Cao Mỵ Nhân và xin ghi lại đÔi dòng cảm nhận.
Đây không phải lần đầu tôi đọc thơ Cao Mỵ Nhân, vì từ năm 1979 tôi đã đọc Cô qua tập thơ đầu tiên: “Thơ Mỵ”.
Nói đúng ra, tôi đã đọc thơ Mỵ từ khi chúng tôi mới quen biết nhau, khi cô còn là nữ sinh Trưng Vương, qua những trang báo xuất hiện tại Sài Gòn.
Cao Mỵ Nhân, người Làm Thơ, qua các thi tập đã xuất bản trước đây và “Đưa Người Tình Đi Tu” hôm nay, luôn mang dáng dấp hiền hòa đầy ắp tâm tư, tình cảm, kỷ niệm quê hương; trái lại với Cao Mỵ Nhân, người Viết Văn, qua “Chốn Bụi Hồng” sắc sảo và từng trải với những bước đời lắm gian truân và hệ lụy.
“Đưa Người Tình Đi Tu”, có mối tơ vương tưởng chừng không bao giờ dứt được:
Hương trầm từ độ phai hoa
Bao nhiêu Xuân tứ nhạt nhòa trong sương
Thơ tình dang dở giai chương
Chỉ vì một mối tơ vương lạc dòng...
(Chút hương phai)
Còn có niềm khắc khoải, dù muốn thoát tục, muốn từ bỏ, cũng mãi phải vấn vương:
Đốt nén hương lòng cho cháy hết
Những gì dĩ vãng thích nâng niu
Vần thơ thoát tục chưa hề viết
Đã nhắc nhau cùng bỏ chữ Yêu.
(Sắc tức thị không)
và:
Ngọc lan rớt xuống vai gầy
Hương tan loãng giữa trời mây vận hành
Cà sa ai quên cho đành
Ướt thân áo, lại tươi cành nhớ thương.
(Ướt vạt Cà Sa)
Cao Mỵ Nhân là một khuôn mặt nổi bật trong các Nữ Thi Nhân vẫn miệt mài sáng tác, hầu như không mệt mỏi. Với mình, Cô luôn trung thực:
Mặt trời khát vọng điêu linh
Đang chìm xuống đáy biển tình dâng cao
Bỗng nghe nhung nhớ phương nào
Rất thầm vọng tới, làm giao động về.
(Dấu Xưa)
Với người, cô luôn quan tâm:
Vẫn trên danh nghĩa chưa tròn
Gởi người tình lỡ nỗi buồn chẳng vơi
Chiều nay đứng trước biển khơi
Lênh đênh cánh mộng rong chơi quê nghèo.
Bên cầu sinh hóa quạnh hiu
Mái chùa giờ đã rong rêu mấy tầng
Từ đi sương gió ngại ngùng
Nghĩ người mưa nắng cũng chừng ấy thôi.
(Vào Hạ)
Có thể nói, Cao Mỵ Nhân là một trong số rất ít người Thơ ở hải ngoại - cả nam, nữ - còn làm thơ bảy câu tám chữ (Đường Luật) với phong cách mới. Thơ Đường của Cô tuy vẫn tôn trọng niêm luật, nhưng không gò bó:
Ngồi xem hoa nở giữa mênh mông
Chợt tỏa, chợt phong một cõi lòng
Sắc uyển quỳnh xưa còn mãi trắng
Dòng thi tứ cũ vẫn luôn trong
Mười năm mơ mộng làn sương bạc
Trọn kiếp bâng khuâng ánh lửa hồng
Ai thắp vòng nhang che mắt Phật
Áo lam giờ đã ngả mầu không.
(Bát Ngát Trời Không)
Đọc “Đưa Người Tình Đi Tu” như hiện ra trước mắt tôi, lãng đãng màn khói sương bao phủ mái cổ tự, như văng vẳng tiếng kinh kệ, chuông mõ... mà thấy con người lâng lâng như thoát tục.
Trước và sau Cao Mỵ Nhân hẳn là đã và sẽ có nhiều vần thơ nhuốm màu Thiền, riêng với “Đưa Người Tình Đi Tu”, tôi cảm nhận được chân tình của người thơ trong và ngoài lằn ranh Đời, Đạo.
Tôi chăm chú nghe Cô nói với mình, với người – bằng những vần điệu chuyên chở dòng thơ như bất tận – nỗi lòng của Cô, bao giờ cũng thiết tha tình nghĩa, vấn vương nhiều kỷ niệm đã in sâu vào tâm khảm, không dễ gì quên được.
(Sacramento, CA. Mùa Thu Năm Tân Tỵ 2001)
Vài hàng tiểu sử tác giả
Cao Mỵ Nhân sinh quán tại Chapa, Hoàng Liên Sơn, Bắc Việt, học tiếu học tại trường Lệ Hải, thành phố Hải Phòng.
Năm 1954, bà theo gia đình di cư vào Nam, học trường Trưng Vương Saigon.
Sau đó, bà theo chương trình đào tạo Cán Sự Xã Hội Caritas.
Ra trường, bà gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1975, thuộc thành phần cấp Tá, Cao Mỵ Nhân bị tù cải tạo Cộng Sản.
Năm 1991, bà sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, hiện ngụ tại thành phố Hawthorne thuộc tiểu bang California.
Tác phẩm đã xuất bản:
Thơ:
- Hoa Sao
- Thơ Mỵ I
- Thơ Mỵ II
- Áo Màu Xanh
- Đưa Người Tình Đi Tu
- Lãng Đãng Vào Thu
Đoản văn:
- Chốn Bụi Hồng I
Sẽ xuất bản:
- Mấy Vần Thơ Ma, thơ
- Chốn Buị Hồng II, đoản văn
Trích từ tập thơ "Lãng Đãng Vào Thu" (Cao Mỵ Nhân)
- Đôi Dòng Cảm Nhận tập thơ "Đưa Người Tình Đi Tu" của Cao Mỵ Nhân Hoàng Ngọc Liên Nhận định
• Đôi Dòng Cảm Nhận tập thơ "Đưa Người Tình Đi Tu" của Cao Mỵ Nhân (Hoàng Ngọc Liên)
• Bài TỰA cho tập thơ Cao Mỵ Nhân (Võ Thạnh Văn)
Nữ sĩ Cao Mỵ Nhân ra mắt thi phẩm ‘Nhịp Tim Thơ’ (nguoi-viet.com)
Thi Tập Thơ Xướng Họa Cao Mỵ Nhân & Trịnh Cơ (Phương Hoa)
Tâm tư lênh đênh ngày tháng trong thơ Cao Mỵ Nhân (Diệu Tần)
Cái Ngã của Cao Mỵ Nhân (Việt Bằng)
Đôi bài thơ tình đáng nhớ (Thế Phong)
Chiều Thơ Nhạc: Tập Thơ Nhịp Tim Thơ Cao Mỵ Nhân (vietbao.com)
Thơ xướng họa: quangduc.com
Bài viết và Thơ trên mạng:
- hung-viet.org - vanngheboston
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |