1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Một Giờ với Nhà văn GS Triết học Đặng Phùng Quân (Nguyễn Thị Thanh Bình) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-07-2019 | VĂN HỌC

      Một Giờ với Nhà văn GS Triết học Đặng Phùng Quân

        NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà văn, GS Đặng Phùng Quân

      Nguyễn Thị Thanh Bình: Tiếc là trong buổi ra mắt của GS cuốn Đường Vào Văn Chương: Phê Bình Lý Trí Văn Chương, chúng ta chưa có nhiều thời giờ để đi sâu vào nội dung tác phẩm này. Vậy trong cái nhìn mong mỏi biến triết học, văn chương thành một thứ khoa học nhân văn, GS thấy cần phải có thêm điều gì để bàn về tác phẩm vừa mới xuất hiện, khi GS muốn đặt để văn chương qua “phê bình lý trí văn chương”?


      Đặng Phùng Quân: Để hướng dẫn người đọc đi vào tác phẩm, trong “Tự ngôn”, tôi nói rõ dàn dựng quyển sách gồm hai phần: phần chính văn trình bày phê bình-biện chứng những vấn đề cơ bản tổng quát hình thành khoa học văn chương và phần dưới dạng chú thích cuối mỗi chương sách nhằm phân tích-lịch sử để bổ xung những hệ luận trong quá trình lý luận.


      Tại sao lại gọi là “phê bình lý trí văn chương”? Khi đặt vấn đề phê bình lý trí, đã có nhiều tác giả trên thế giới, tuỳ vào quan điểm của mỗi người, trình bày lý trí dưới góc cạnh lý trí sử, lý trí biện chứng, lý trí thơ, lý trí phân tâm học, lý trí hiện tượng học, lý trí chính trị v.v… Đương nhiên là phải kể Kant là nhà triết học đã mở ra con đường phê bình lý trí thuần tuý, nghĩa là đi tìm một phương pháp mới của tư tưởng, ngõ hầu nhận ra những thành tố của lý trí thuần tuý. Mục đích của Kant là đi tìm xem khả năng tri thức của con người ta mang tính tổng hợp song lại có tính tiên nghiệm. Song tại sao lại gọi là “phê bình”, chính vì không phải chỉ đi tìm cơ sở cho một khoa học trong triết học, quen gọi là siêu hình học, vì đó là một khoa nghiên cứu đối tượng là cái gì vượt lên trên cái thường nghiệm thuộc về vật lý, mà còn định giới hạn khả năng của tri thức siêu nghiệm này.


      Phê bình lý trí văn chương cũng vậy, không phải chỉ tìm xem văn chương như thể một khoa học ở những mặt lập thành của nó, mà còn tìm hiểu thế nào là ý thức văn chương để xác định một khoa học văn chương, khả năng sáng tạo ra tác phẩm văn chương. Cho nên, ngay từ vào đầu, tôi đã nói đến lý trí văn chương là cái gì chia phần đồng đều cho mọi con người, tại sao là con người, ai cũng có tính văn chương, thích văn chương, làm văn chương và thưởng thức văn chương, giống như làm người, ai cũng có lương tri. Còn cái lương tri đó như thế nào, thì đã có biết bao nhiêu là quan niệm khác nhau. Lý trí văn chương cũng vậy, có bao nhiêu là lý thuyết khác nhau. Sở dĩ do khả năng đa dạng đó, cần phải làm công việc phê bình.


      Nguyễn Thị Thanh Bình: Điều đáng chú ý là chúng ta đã mở ra một cuộc hội thảo, đó là “Sự Tồn Tại Của Văn Chương Hôm Nay”. Là một diễn giả xuất sắc của ngày hôm ấy, xin G.S trình bày thêm cho những độc giả, khán thính giả vì lý do bận rộn đã không có mặt được biết liệu tương lai của văn chương sẽ đi về đâu, đặc biệt là văn chương trong thế giới thực, ở dưới đất này, khi thế giới toàn cầu hóa siêu xa lộ thông tin, sự ra đời của e-book của không gian ảo... liệu sẽ lấn át và có cơ may thay thế toàn diện cái gọi là văn học, văn chương chính thống chăng (như sự hình thành kệ sách e-book của nhóm nhà văn Phùng Nguyễn trên Da Màu chẳng hạn). Thử hỏi viễn cảnh này có trở thành xu thế hiển nhiên của văn học Việt Nam hiện đại?


      Đặng Phùng Quân: Có văn chương, là có ngôn ngữ, có văn tự, có sáng tạo, có thưởng ngoạn, có tác phẩm. Từ lúc có văn chương đến nay, phương tiện chính là quyển sách. Vai trò quyển sách có nhiều điều lý thú để đi phân tích: trong chương đầu của Đường vào văn chương, tôi đã đi từ khái niệm về văn tự, đọc và viết tương quan với nhau như thế nào, đọc như một hành vi của viết và viết tương tự cũng mở ra như một hành vi của đọc; ngày nay nhiều nhà phê bình quan tâm đến vị thế của người đọc, nhưng thực ra có thể nói Nguyễn Du khi hỏi ba trăm năm sau, không biết có ai còn nhớ, còn khóc cho ông, là đã ý thức sự hiện hữu của người đọc quan trọng như thế nào rồi. Công việc đọc và viết có thể xem như lực lượng sản xuất ra bản văn. Tôi muốn nói đến phản ứng của những trào lưu văn chương hiện đại nỗ lực chứng tỏ phá huỷ, thoát ra khỏi vòng rào bao quanh những điều kiện giả định trong mối tương quan giữa viết và đọc, muốn thoát ra khỏi khuôn khổ cổ điển. Có mối quan hệ mật thiết giữa bản văn và quyển sách văn chương. Lại nữa, giữa quyển sách và con người, có một tương quan vật chất, nghĩa là đi vào khoa văn chương, cần phải đọc quyển sách in trên “giấy trắng mực đen”, song ngày nay với sự xuất hiện của thế giới ảo, nghĩa là chúng ta có điện toán/vi tính, có e-book, liệu có làm đảo lộn quan niệm văn chương?


      Về mặt ý nghĩa văn chương, quan niệm quyển sách không thay đổi, song về mặt thông giao xã hội quả có thay đổi lớn lao. Người ta có thể vào những mạng điện tử để đọc e-book. Những tiện lợi quả thực nhiều: mọi dữ liện đã tồn trữ, thông tin tràn ngập mạng, có thể hình dung quang cảnh những quyển sách in, những thư viện, quán sách, cơ sở phát hành cổ truyền sẽ nhường bước cho những cơ chế chức năng điện tử, liệu nền văn minh sách vở có nhường bước cho văn minh siêu bản? Tôi nghĩ một quan niệm như thế phát xuất từ chỗ không phân biệt những phương tiện sản xuất văn hóa với phương thức sản xuất văn hóa. Tuy nhiên, một vấn đề có thể đặt ra là tác quyền liệu còn tồn tại trong thế giới ảo đó? Từ đó liên quan đến một luận đề trong phê bình hiện đại là cái chết của tác giả, kéo theo những hệ luận mà tôi đã khai triển trong sách.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Nguyễn Thị Thanh Bình: Cũng trong cuộc hội thảo ấy, nhà văn N.T. Thanh Bình đã tỏ vẻ quan tâm đến tác phẩm Phê Phán Hệ Tư Tưởng Mác-xít in năm 2002 của GS và từ đó đến nay, sau khi được một website như Thư Quán Việt Nam (vn thuquan) tung lên mạng thì tuồng như chúng ta thấy có sự hưởng ứng tìm đọc rất nhanh, nghe đâu đã gần cả 20 ngàn lần truy cập chắc hẳn là không thiếu những thành viên, đảng viên cộng sản... đều muốn biết một cây viết chuyên trị triết học như GS đã “phê phán” như thế nào về một thứ học thuyết đã trở thành “một thời để yêu và một thời để chết” của nhân loại? Một khi học thuyết của Karl Marx bỗng một hôm được (bị) Lenin chế biến thành thuyết lý Marx-Lenin và chúng ta cũng đã chứng kiến hiệu ứng say mê lý tưởng “cách mạng” cũng như “sinh mạng” của hàng triệu triệu người để “quật” lại tư bản, mở ra chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng và hiện chỉ còn sót lại trên trái đất con số đếm chưa đầy bàn tay, trong đó có VN thân yêu của chúng ta. Vậy xin GS cho biết điều gì là khả thi và điều gì là bất khả thi trong “hệ tư tưởng” này? Nói một cách khác, sự thành công và thất bại của nó mà một khi cũng đã được cóp nhặt xào nấu bởi một lãnh tụ mang tên gọi “tư tưởng HCM”?


      Đặng Phùng Quân: Quyển Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít là một kinh nghiệm đối với tôi về thực dụng của mạng điện tử. Quyển sách xuất bản năm 2002 chỉ khoảng mấy trăm ấn bản song khi đưa lên mạng, số lượt người đọc lên rất cao, chỉ để muốn nói những hiện tượng như mạng điện tử đã trở thành phổ biến như một tập quán nghiện ngập, những chế độ độc tài có thể đốt sách, cấm sách song không thể ngăn cản được thế giới ảo, sức mạnh của truyền thông mau đến độ thu hẹp lại không gian vật lý.


      Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít, ngay từ quyển Văn chương và lưu đày xuất bản năm 1985, tôi đã nhắc đến những người kinh qua chế độ cộng sản, như nhà thơ Ba Lan Czelslaw Milosz ghi nhận ngay từ thập niên 50 của thế kỷ, người dân ở những nước Đông Âu buồn bã nhận ra rằng số phận của họ bị định đoạt bởi những “quyển sách triết học”, chính là cái gọi là kinh điển Mác-Lênin.


      Trong sách Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít như tôi đã xác quyết là nhằm định vị sự phát triển và thất bại của chủ nghĩa Marx ở chung cuộc cùng với sự cáo chung của chế độ. Một người gốc Ba Lan khác, Zbigniew Brzezinski vào tháng 8 năm 1988, một năm trước khi xảy ra biến chuyển tại Ba Lan đưa phong trào Đoàn kết (Solidarnosc) trở thành một lực lượng chính trị có quỳền bính, đã hoàn tất quyển Sự phá sản vĩ đại (The Grand Failure) khẳng định chủ nghĩa cộng sản kế thúc ở cuối thế kỷ hai mươi. Tác giả báo hiệu sự hấp hối của chủ nghĩa cộng sản, và viết hối hả vì nhận xét “với tốc độ gia tăng sự tan rã lịch sử của chủ nghĩa cộng sản, dường như những biến cố quan trọng sắp tới sẽ xảy ra trước khi quyển sách tới tay người đọc”. Lời tiên đoán đã thành hiện thực ngay sau đó.


      Trong chương 9 của quyển Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít với tiêu đề “Phê phán thực tiễn chủ nghĩa Mác”, tôi gọi những nước còn giương lá cờ Đảng CS là những trầm tích hậu cộng sản của một thứ chủ nghĩa đã chết, một ý thức hệ của giai cấp mới của chủ nghĩa Djilas, người đã phát hiện ra giai cấp mới này. Cho nên có thể nói tóm gọn là những nước cộng sản còn tồn tại là những tàn tích của thử nghiệm một mô hình xã hội, cuộc thử nghiệm trả một giá xương máu cho nhân loại và để lại một hội chứng hậu cộng sản.


      Nguyễn Thị Thanh Bình: Xin được hỏi có phải vì để tiện việc nghiên cứu học hỏi cho ngành triết học Tây Phương, GS đã phải dày công đọc thẳng nguyên tác để giải thích cặn kẽ hơn cho độc giả VN, hay vì lý do nào khác như phong trào dịch thuật, đặc biệt về chủ đề triết học của VN quá khan hiếm và chúng ta quá thiếu vắng những tài năng dịch thuật khiến GS phải “động lòng”?


      Đặng Phùng Quân: Trong những dự án làm việc của tôi, trước công trình phê bình lý trí văn chương, tôi đã hoàn tất quyển Cơ sở tư tưởng thời quá độ nhằm thảo luận những vấn đề mà tôi chỉ ra là “trong thế giới văn hóa có triết học đã diễn ra những tranh luận Đông Tây mà ngày nay không giới hạn cục bộ trong những triết học dân tộc, phải đòi hỏi cấp thiết gặp gỡ, đối đầu trên cơ sở ngôn ngữ chung” lại còn tranh luận giữa triết học lục địa châu Âu với triết học Anh-Mỹ mà ngày nay sự cách biệt giữa hai nền triết học đó đã thâu ngắn dần khi có những phê phán tranh luận, bởi đối thoại là một hình thức đi từ thông giao đến thông cảm. Tôi ghi nhận thông giao là một tác động trong triết học, song triết học thông giao là một gặp gỡ với những khoa học nhân văn, như xã hội học, ngữ học, thông tin học; về cơ bản, cái chung của những khoa học nói đến là ngôn ngữ, hay đúng hơn, lời nói và chữ viết, bản văn và ký ức, liên văn bản và ngữ cảnh.


      Sau công trình đó, tôi đã viết Triết học nào cho thế kỷ 21, chính là để tiếp nối chặng đường giao chuyển đó.


      Trong một cuộc nói chuyện trước đây, tôi có nhắc đến việc cộng đồng người Việt ngày nay tỏa ra khắp nơi trên thế giới, không phải là những đơn vị nhỏ mà thực sự quần tụ đông đảo, giao tiếp nhiều ngôn ngữ bản địa. Sức mạnh của ngôn ngữ làm phong phú văn hóa, đấy là điểm phải khai thác. Trước đây, nhiều khi chúng ta chỉ chú trọng đến văn chương Pháp, văn chương Mỹ chẳng hạn, thì ngày nay với cơ hội tiếp nhận nhiều ngôn ngữ, cũng là tiếp nhận nhiều nền văn chương khác nhau trên thế giới. Trước đây, chúng ta có thể không biết đến văn chương của những nước láng giềng Việt nam, đấy là điều thiếu sót trong thông giao văn hóa; ngày nay chúng ta có thể cải thiện điều đó.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Nguyễn Thị Thanh Bình: Có phải chính vì sự động lòng nào đó mà triết gia Trần Đức Thảo đã khúc ruột ngàn dặm trở về, để cuối cùng chiêm nghiệm “chân lý cuộc đời, tình đời” thì hỡi ơi đã không còn gì, ngoài một trái tim tan nát của một trí thức “lỡ đầu thai lầm thế kỷ”? Cuộc “so găng” giữa Trần Đức Thảo với Jean Paul Sartre có thể nói là “không có gì nghiêm trọng”, vậy xin hỏi nếu giả thứ có thêm cuộc so găng... ảo giữa triết gia Đặng Phùng Quân với hai triết gia này, thì nhà trí thức Đặng Phùng Quân sẽ muốn nói điều gì với họ? Liệu thái độ phản tỉnh, phản biện của một đầu óc có tầm cỡ triết gia chính trị sẽ gởi đến thông điệp gì cho nhân loại và đặc biệt cho những kẻ đang đóng vai trò dẫn dắt dân tộc?


      Đặng Phùng Quân: Tôi đã đọc quyển Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng của Trần Đức Thảo do nhà Minh Tân xuất bản ở Pháp năm 1951 và quyển Những nghiên cứu về nguồn gốc của ngôn ngữ và của ý thức ngay từ năm 1973 lúc mới ấn hành do nhà xuất bản Xã hội, và đã viết về “trường hợp Trần Đức Thảo lúc ông vừa qua đời năm 1993 (in lại trong Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ xuất bản năm 2002). Tôi chú ý đến Jacques Derrida ngay từ cuốn giới thiệu và dịch Nguồn gốc của hình học của Husserl xuất bản năm 1962, mà trong phần Dẫn nhập, Derrida có lẽ là một trong mấy người đầu tiên dẫn tác phẩm Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng của Trần Đức Thảo. Thật ra trong luận án Vấn đề căn nguyên trong triết học Husserl đề xuất năm 1953-54, Derrida đã tỏ ra chịu ảnh hưởng phê bình hiện tượng luận dưới góc nhìn biện chứng của ông Thảo, song mãi tới năm 1990 mới cho xuất bản.


      Cuộc “tranh luận” giữa J.P. Sartre và Trần Đức Thảo không có gì đáng ồn ào, vì chưa được nửa chừng đã dứt, như Simone de Beauvoir đã nói qua trong Hồi ký, kể cả việc kiện cáo cũng chỉ là về vấn đề giao kèo. Thật ra, nếu có tiếp tục tranh biện, e cũng như đối thoại giữa hai người điếc, một đằng Sartre sắp đi vào con đường Raymond Aron gọi là chủ nghĩa Mác ảo tưởng, một đằng Trần Đức Thảo toan ra khỏi cái cũi hiện tượng luận duy tâm để bước tới ngưỡng cửa duy vật (chưa hẳn là Mác-Lênin, như tôi đã chỉ ra trong bài viết về Thảo). Lại nữa, lối suy nghĩ đối lập duy tâm/duy thực và duy tâm/duy vật phản ảnh hai lối suy nghĩ khó cùng ngôn ngữ. Nếu có cuộc “so găng ảo” như kiểu Vittorio Hösle đã tưởng tượng nói chuyện với những triết gia quá cố trong quán cà phê, tôi sẽ nói với họ về những bước lầm trên hành trạng tư tưởng của họ, há chẳng phải như Lão Đam từng nói, làm văn hóa lầm, sai đến thiên thu vạn niên? Trong bài “Hành trạng của kẻ sĩ” mặc dầu đưa hai nhân vật tiêu biểu Aron và Sartre, song ở kết luận, tôi nhắc đến Trần Đức Thảo viết: Nói dân chủ hóa thì có nghĩa trước hết là bảo đảm đầy đủ quyền dân chủ cho người công dân, khắc phục cái tình trạng cô lập hóa những người bị quy oan, đưa đến chỗ mọi người sợ bị quy oan. Đấy là lý do vì sao vấn đề dân chủ hóa là gắn liền với vấn đề con người theo nghĩa chung của loài người, quyền con người nói chung” Tôi hỏi cái thông điệp về “nhân quyền” này của Thảo là tiếng kêu trong sa mạc, hay nhắn nhủ những ai?


      Nguyễn Thị Thanh Bình: Dường như chúng ta đang có một thiên tài tôn giáo là bé Như Ý, Búp Bê, chúng ta cũng đã từng có thiên tài triết gia không may bị vùi dập Trần Đức Thảo, vậy liệu chúng ta có nên hy vọng là sẽ khai sinh đâu đó trên những miền đất nước một thiên tài chính trị hay thiên tài của một triết thuyết, học thuyết hiếm hoi mở ra những tư duy rộng lớn cải cách thế giới nhân quần? Kỳ thực, thứ “triết lý sống” của một người được xem là “siêu đẳng” trong lãnh vực triết học, thì xin cho biết có đơn giản không ạ? Hay nói theo cách nói của triết thì cũng có nghĩa là đơn giản nằm trong phức tạp và phức tạp nằm trong đơn giản?


      Đặng Phùng Quân: Trong một cuộc có thể gọi là phỏng vấn, hay mạn đàm cũng vậy, tôi nhấn mạnh đến “viết cũng là một hành động để biến đổi thế giới”. Tôi đã viết như thế từ lâu lắm (có thể mở dấu ngoặc, nói rõ là trong bài “Sáng tạo, Thơ” đăng trong tạp chí Vấn Đề số 40 năm 1971 do Vũ Khắc Khoan làm chủ nhiệm, in lại trong quyển Triết học và Văn chương xuất bản năm 1974). Viết trước hết đem lại sự bất ổn cho đời sống. Vận động của văn chương là cách mạng.


      Khi được hỏi là có điều gì nhắn nhủ những cây viết mới, tôi nhắc đến một điều đã nói đến ở cuối quyển “Tự truyện” xuất bản năm 1997 là “thực nghiệm, khám phá ra những điều chưa hề tìm kiếm và tìm kiếm trở thành lao động. Như chữ La tinh mà Barthes, nhà phê bình nghiên cứu văn chương đã dùng là từ Sapientia. Tôi nghĩ chỉ những kẻ lạc hậu mới quanh quẩn trong xó giếng của mình, không biết học ở mình, ở người, mở rộng tầm nhìn ra thế giới”. Cuộc mạn đàm này tôi cho in lại trong quyển Tẩu khúc Văn chương/Triết lý xuất bản năm 2004.


      Nguyễn Thị Thanh Bình: Thật tình mà nói, được mạn đàm với nhà văn GS triết học là một điều hết sức thú vị. Đọc sách của GS cũng vậy, hễ “thẩm thấu” được thì sẽ được hà hơi nhiều kiến thức, nhiều suy tưởng cần thiết, và chúng ta sẽ không bị mắc nghẹn bởi những chủ đề vốn dĩ khô khốc, khô khan và “cao siêu”. Vậy thì xin hỏi GS về dự thảo cho phần mục lục của cuốn Đường Vào Văn Chương: Phê bình lý trí, văn chương tập 2 sẽ như thế nào? Nghe nói sẽ có những chương bàn về những khó khăn của dịch thuật hoặc lý luận văn chương và phê bình văn học như tiểu thuyết phá thể, thơ phá thể… rất ư là hấp dẫn. Dĩ nhiên với những thuật ngữ nặng tính triết học, dịch thuật hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn gấp bội và vì thế GS phải làm gì để tìm cách khắc phục những khó khăn ấy? Cũng như nếu phải làm công việc lý luận hay phê bình văn học, người viết cần phải trang bị điều gì để có sẵn một tư thế vững vàng trong việc tiếp cận những tác phẩm khó nuốt nặng tính tư tưởng? Liệu còn điều gì GS muốn nhắn gởi tới những độc giả kén chọn luôn tìm đọc mình, những đội ngũ sáng tác trẻ, giới trẻ trí thức hôm nay hoặc ngay cả những người cùng thế hệ mình cũng đã buông bút. Một điều gì đó mà người phỏng vấn đã lỡ quên đề cập đến chăng?


      Đặng Phùng Quân: Khi quan niệm văn chương như một khoa học, thì như bất kỳ khoa học nhân văn hay tự nhiên nào cũng bao gồm nhiều thành tố cấu thành. Những vấn đề hình thành tiểu thuyết, hay thơ chẳng hạn chỉ ra con đường lý luận và phê bình văn chương ra sao. Cứ tưởng tượng, một tác phẩm văn xuôi hay thơ mà không có những lý luận và phê bình làm mới, thì chỉ là những tĩnh vật chết. Cho nên phê bình lý trí văn chương, cũng có nghĩa là cho thấy lý trí văn chương của bộ óc con người ta phát triển như thế nào qua những bộ môn văn phong, ngữ nghĩa, thông diễn, ký hiệu học v.v…Đó chưa kể là quan niệm thông tục của những người làm văn, làm thơ mơ tưởng “đi vào văn học sử”, có phải là ảo tưởng không? Đó cũng là vấn đề.


      Nếu có điều gì nói thêm, tôi nghĩ đến diễn giả Nguyễn Ngọc Bích trong ngày ra mắt sách Đường Vào Văn Chương đã gọi tôi là một công dân của thế giới (Weltbürger), dường như trong thời đại chúng ta, hành trình lên đường ắt hẳn phải như vậy. Một trong những công trình tôi đang tiến hành là viết Lịch sử triết học thế giới dưới lăng kính siêu quốc, phần dẫn nhập đã tải trên diễn đàn điện tử gio-o.com.


      Nguyễn Thị Thanh Bình: Xin cảm ơn nhà văn Đặng Phùng Quân và tất cả những tri kỷ tri âm đâu đó đã theo dõi cuộc mạn đàm này. Khi Đường Vào Văn Chương II ra đời, chắc hẳn sẽ phải xin một cái hẹn khác với giáo sư.


      Nguyễn Thị Thanh Bình

      Nguồn: VOA

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Giờ với Nhà văn GS Triết học Đặng Phùng Quân Nguyễn Thị Thanh Bình Phỏng vấn

      - Những tra vấn tháng 4 tự trả lời Nguyễn Thị Thanh Bình Phỏng vấn

      - Thơ dịch sang Anh ngữ Nguyễn Thị Thanh Bình Thơ

      - Trang Thơ Nguyễn Thị Thanh Bình Nguyễn Thị Thanh Bình Thơ

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu (Lương Thư Trung)

      Đọc Chuyện Khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn (Thái Kim Lan)

      Nguyễn Đạt Thịnh: Con Người Và Tác Phẩm (Nguyễn Khánh Văn)

      Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger... khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ' (Huyền Trân)

      Phỏng vấn Giáo Sư Stephen Young (Đinh Quang Anh Thái)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)