1. Head_

    Kiên Giang

    (17.2.1929 - 31.10.2014)

    Nguyễn Hữu Thiết

    (16.6.1928 - 31.10.2002)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thám tử văn hóa (Hữu Ngọc) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-9-2022 | VĂN HỌC

      Thám tử văn hóa

        HỮU NGỌC
      Share File.php Share File
          

       


      Tôi nhớ đến một quyển tiểu thuyết Pháp đọc hồi còn trẻ: Một anh chàng giàu có ở Paris một hôm tình cờ đi qua một cái ngõ mang tên một người không nổi tiếng. Anh nghĩ phải tìm hiểu cặn kẽ xem vì sao họ được đặt tên đường phố, không chỉ trường hợp này! Và thế là anh bỏ hàng chục năm đi điều tra, vào tòa thị chính các thành phố, làng xóm, hỏi dân các địa phương, lùng các thư viện để thỏa mãn trí thức. Sự tò mò tìm hiểu ấy đã đem cho đời anh một lẽ sống.


      Ở Việt Nam, tôi không ngờ lại có một trường hợp tương tự, nhưng có ý nghĩ đóng góp cho xã hội hơn nhiều! Chuyện chị Chân Quỳnh, Việt kiều ở Pháp. Có lần chị về Hà Nội để dự một cuộc hội thảo của Trung tâm nghiên cứu Quốc học. Người nhỏ nhắn, tóc đã đốm bạc, ăn nói nhẹ nhàng, áo quần giản dị. Chỉ dăm ba câu trao đổi chúng tôi đã thấy hợp chuyện, vì cùng thế hệ trên dưới bát tuần, cùng học thời Pháp và cùng là dân Hà Nội chính cống, chị gốc Hàng Bồ, tôi Hàng Gai. Mặc dầu rời Việt Nam vào tuổi 21, sau hơn nửa thế kỷ, chị vẫn nhớ như in Hàng Bồ với những ngôi nhà lớn như cửa hiệu Quảng Hưng Long, trụ sở báo chữ Tây của Phạm Lê Bổng, nhà in Lê Cường ... Gia đình chị là tư sản nhỏ, có cửa hàng đồ dệt với khoảng chục công nhân dệt. Năm 1952, ở Hà Nội, bố mẹ chị cho con trai sang Pháp để tránh bị bắt lính, chị Quỳnh đã học Trường Albert Sarraut, nay đòi đi cùng em sang Pháp học, chị được học 4 năm ở thành phố dệt Lyon và tốt nghiệp Trường cao học kỹ thuật dệt. Tiếc thay vì dị ứng với hóa chất, chị chuyển sang học Anh ngữ và đỗ tiến sĩ Trường Sorbonne - Paris, từ kỹ thuật chuyển sang văn chương. Chị tham gia dịch thơ Việt sang tiếng Anh và cộng tác với một số tạp chí hải ngoại. Chị cũng dịch một số tuyển tập truyện ngắn nước ngoài sang tiếng Việt, nhan đề là Hoa thơm cỏ lạ.


      Bìa trước và sau của dịch phẩm Hoa Thơm Cỏ Lạ (Nguồn: Kệ sách Học Xá)

      Nhưng công phu nhất và có giá trị nhất là hai tập của bộ sách nghiên cứu về khoa cử Việt Nam: Thi hương (425 trang) và Thi hội, thi đình (515 trang khổ to) có những ảnh lịch sử rất quý, tầm cỡ tác phẩm của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp. Bộ sách này ra đời do một sự ngẫu nhiên, biến chị Quỳnh thành một "thám tử văn hóa" bất đắc dĩ. Đầu đưôi câu chuyện là thế này:

      Năm 1985, đã ngoài năm chục tuổi, chị mua được cuốn sách của người Pháp viết về Đông Dương có một loạt ảnh về lễ xướng danh trường thi Hà Nam năm 1897 (do Salles chụp). Chị thích quá vì đã đọc sách về thi cử của Ngô Tất Tố và Chu Thiên. Chị nảy ra ý nghĩ sưu tầm một bộ ảnh đầy đủ hơn. Được biết là ở Thư viện Quốc gia Paris còn 2 chiếc bưu ảnh thời kỳ này. Chị xuống thang máy 5-7 tầng hầm, tìm ra hai tấm bưu thiếp đã mờ. Hiểu biết kỹ thuật ảnh, chị định xuất bản một cuốn sách ảnh, kèm thơ văn về thi cử và một ít chú thích đơn giản, cho đối tượng là Việt kiều và người nước ngoài. Bản thảo xong từ năm 1989, sau chị thấy cần viết lại kỹ hơn, vì phần chú thích vẫn còn nhiều nghi vấn lịch sử. Bản thảo cuốn sách phổ thông dày dần thành sách nghiên cứu, đòi hỏi công phu tìm tòi, điều tra. Chị bảo:"Vì mới đầu cần chú thích ảnh tôi phải đọc sách và khám phá ra sách sử của ta viết không giống nhau, cần tìm ra ai đúng ai sai, tìm ra các bằng chứng, tôi dần thấy vui thích với công việc mình làm. Ấy là chưa kể nhờ đọc sách, tôi đã mở rộng kiến thức, sửa được những ý nghĩ sai lầm của mình. Khoa cử không phải chỉ là thi văn chương, kỳ thi văn sách bàn về thuật trị nước mới là trọng yếu".

      Xin kể lại một số vụ rắc rối mà "thám tử văn chương" chị Quỳnh đã điều tra được. Vụ cái biển phụng chỉ: sao chữ trên lại nhỏ, chũ duới lại to và lệch sang bên phải ? Lại viết ngược, chữ trên là chỉ, dưới là phụng. Tìm hiểu, thì ra: chữ Nho đọc từ phải sang trái, phụng là việc của quan, viết nhỏ; chỉ là việc của vua, ra lệnh viết to. Vụ tài liệu Pháp ghi địa danh không có dấu, tra mãi mới ra Cau Do là Câu Đơ (chỉ Hà Nội). Rivière de Thu là sông Thù (điển tích trong kinh Lễ). Vụ thời trước có học Nam sử không hay chỉ học Bắc sử ? Phải chăng khi Pháp cải cách khoa cử năm 1909 mới đưa Nam sử vào chương trình. Nghiên cứu thì thấy các cụ đã học sơ học vấn tân, một phần ba về Nam sử. Việc toàn quyền Paul Doumer bôi nhọ Văn thân, cho là vì các nhà Nho thi hỏng nên bất mãn. Việt kiều có người hỏi: thời hiện đại hóa, bỏ hàng chục năm nghiên cứu khoa cử xưa có ích gì ? Chị đáp là để đóng góp cho quốc học, để hiểu ông cha ta đã đào tạo trí thức tu thân trị quốc thế nào, đạo Nho đến nay vẫn còn chỗ đứng, khoa cử liên quan đến vận mệnh nước nhà trong gần nghìn năm. Sao ta không quan tâm?


      Hữu Ngọc

      28-6-2008
      Nguồn: chimviet.free.fr

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thám tử văn hóa Hữu Ngọc Hồi ức

    3. Bài viết về nhà văn Nguyễn Thị Chân Quỳnh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Thị Chân Quỳnh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thám tử văn hóa (Hữu Ngọc)

      - Tâm sự của một Việt kiều Pháp, TS. Nguyễn Thị Chân Quỳnh (vietinfo.eu)

       

      Tác phẩm của Nguyễn T. Chân Quỳnh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Lịch sử thi cử Việt Nam

      - Khoa cử việt nam - tập thượng

      - Khoa Cử Việt Nam - tập hạ

      - Áo Dài Xưa Và Nay - Những Ngộ Nhận...

      - Vì sao tôi nghiên cứu khoa cử

      Bài viết trên mạng:

         - chimviet.free.fr  

         - nghiencuulichsu.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Tình bạn trong văn chương (Trần Doãn Nho)

      Giáo Sư Trần Huy Bích – Người Hết Lòng Với Văn Hóa Dân Tộc (Việt Dương)

      Vũ Hoàng Thư. Hạt Nắng Phiêu Du (Nguyễn Thị Khánh Minh)

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)