1. Head_

    Trần Trọng Kim

    (.0.1883 - 2.12.1953)

    Văn Đen

    (.0.1919 - 2.12.1988)

    Đàm Trung Pháp

    (.0.1941 - 2.12.2021)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Sống Với Những Chân Tình Trong 'Buổi Chiều Ở Nghĩa Trang Cà Đú' (Lưu Vân) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      15-9-2019 | VĂN HỌC

      Sống Với Những Chân Tình Trong 'Buổi Chiều Ở Nghĩa Trang Cà Đú'

        LƯU VÂN
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Phạm Nhã Dự

      Khi rất vô tư hay cứ thản nhiên đi qua cửa ba-vạn-sáu-ngàn ngày, tất ai cũng có những lần hoài nhớ những biến-cố nào đó trong cuộc sống đời thường mà ta đã vô tình hay cố ý thả mình trôi trên một dòng sông trong đục hay bèo bọt của một đời người. Dòng sông ấy trong mỗi người mang nghiệp viết lách là những thơ văn chuyên  chở trăm-thứ-sự-đời và bao thứ tình cảm. Để rồi, chúng ta mặc nhiên biết mình đã mang trên vai những gánh đời và tất đã tự hiểu mình vẫn luôn giữ trong lòng biết bao tình người sâu nặng cũng như những hàm ân. Tôi luôn giữ trong tôi những hàm ân đối với cuộc đời, với nhiều người - nhất là với bằng hữu - trong đó có nhà thơ Phạm Nhã Dự.


      Thơ văn là một thứ phương tiện của dòng đời để bản thân mỗi dòng sông đời người ấy luôn cố gắng chuyên chở trăm-thứ-sự-đời đó ghé qua các bến bãi như một bổn phận không vụ lợi, trước khi mỗi dòng sông sẽ hòa mình cùng những dòng sông khác từ một cội nguồn... êm ả hay dữ dội vươn mình ra biển lớn.


      Ai đã nghe và đã đọc Buổi Chiều Ở Nghĩa Trang Cà Đú – một trong những bài thơ hay nhất của Phạm Nhã Dự mà nhiều anh em biết - hoặc ai có dịp thân quen với chính tác giả bài thơ này, thì chắc sẽ thông cảm với những dòng khá dài-dòng-văn-tự của tôi khi tôi muốn trò chuyện về con người này.


      Hy vọng rằng cái mémoirie của tôi không đến nỗi trục trặc lắm để tôi nhớ là khoảng đầu năm một-chín-sáu-chín, qua một người bạn văn nghệ thời học trung học, là Trần Phù Thế (Mặc Huyền Thương) nhóm Cung Thương Miền Nam của quê hương Sóc Trăng, tôi được quen biết thêm bạn thơ Phạm Nhã Dự ở vùng đất nổi tiếng về những vườn trầu và rượu đế ngon – đó là Bà Điểm - Hóc Môn, ngoại ô đô thành Sài Gòn.


      Và đó cũng là một bắt đầu của những buổi sáng Chủ Nhật thong thả tìm đến và ngồi lại một trong những chiếc bàn kê bên vỉa hè nhà hàng Kim Sơn, góc ngã tư đường Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực của quận Nhứt, Sài Gòn - đối diện với quán sách cô Nga, bên kia đường - để chờ gặp gỡ anh em, những người trẻ tuổi nhiều đam mê viết lách, nhưng không dám coi chuyện sáng tác ấy là một thứ nghề - dù chỉ là một nghề tay trái.


      Cái địa chỉ vỉa hè để gặp gỡ ấy tất nhiên vẫn rẻ tiền hơn cái salon-văn-nghệ-Sàigòn như nhà hàng La Pagode (quán Cái Chùa - góc đường Lê Thánh Tôn và Tự Do), chỗ của các bậc ngồi chiếu trên trong làng văn chương và báo chí thời đó. Nhưng ở cái vỉa hè này là một nơi để chúng tôi có dịp làm quen với biết bao bạn bè văn nghệ cũ và mới, dù đến từ miền Tây như Nguyễn Lê La Sơn, Thụy Miên, Nguyễn Bạch Dương (Vĩnh Long), Nguyễn Thành Xuân, Ngô Nguyên Nghiễm, Lưu Nhữ Thụy (Châu Đốc), Trần Phù Thế (Sóc Trăng), Trần Kiêu Bạt (Cần Thơ), Tô Nhược Châu (Bến Tre) ... hay gốc miền Đông như Lâm Chương (Gò Dầu) hoặc xa hơn là miền Trung như Tô Đình Sự (Phan Rang), Phương Tấn (Đà Nẵng), Nguyễn Lệ Tuân (Phan Rí Cửa), Trần Văn Sơn (Bình Tuy) hay Phạm Chu Sa, Trăng Thệ Hải... để có dịp trao đổi với nhau mọi thứ thông tin về những anh em văn nghệ thân hay chưa quen, về từng công việc sáng tác, từng hoàn cảnh sống của từng người – nổi danh hay chưa có tên tuổi trong cái nghiệp dĩ của đời mình... và sau đó, sẽ là dịp để kéo nhau đến một điểm lai-rai nào đó. Nhưng có lẽ cái địa chỉ xa nhất để “gầy sòng” chắc phải là căn nhà cột gỗ vách ván, nền lót gạch tàu rồi gạch bông, mái lợp ngói âm dương trong khu vườn hết sức mát mẻ của nhà Phạm Nhã Dự ở Mười Tám Thôn Vườn Trầu,


      Trong số rất nhiều bạn bè văn nghệ thường đến vỉa hè nhà hàng Kim Sơn ấy, mà nay một số anh em đã ra đi về cõi vĩnh hằng như Tô Đình Sự, Thụy Miên, Trương Thanh Vân, Trần Kiêu Bạt, Nguyễn Bạch Dương, Dương Trữ La, Nguyễn Tôn Nhan... thì một kỷ niệm nhỏ của anh em trong những lần uống rượu đó đã được Trần Phù Thế viết trong bài thơ “Uống Rượu Ở Vườn Trầu Bà Điểm” để điểm danh từng người, từ Tô Đình Sự đến Lâm Chương, Yên Bằng... rồi tới Phạm Nhã Dự và Lưu Vân, rằng:

      ......

      Phạm Nhã Dự


      Nầy Dự, rượu hết hay còn

      Đừng chơi tao nhé, tiếng đồn đế ngon

      Nể mầy mời lắm nghe con

      Bữa nay quyết đấu, mất còn sá chi.


      Lưu Vân


      Lưu Vân, mầy uống kiểu gì

      Uống sao kê tán đáy ly còn thừa

      Bây giờ trời mới giữa trưa

      Nắng chui nách lá, trầu thưa chỗ ngồi.


      Sáu thằng cởi áo uống khơi

      Hơn năm lít đế coi trời bằng vung.

      (trích trong tập thơ Giỡn Bóng Chiêm Bao, tác giả Trần Phù Thế tự xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2003)

      Nhắc để nhớ về những bằng hữu một thời mà nay những nguời còn lại có phần nào đó hiếm hoi sau bao vật đổi sao dời, sau những thăng trầm trong mỗi cuộc đời, người ta sống tĩnh tại hơn, ít  ngạo nghễ coi-trời-bằng-vung như trong một thời đã có thể gọi là xa vắng ấy, thật lòng tôi nghe có chút gì đó ngậm ngùi, xót xa... xót xa cho những tấm chân tình của những con người đã ra đi về miền miên viễn hay đang ở đâu đó xa xôi một góc trời....


      Nhưng chút ngậm ngùi ấy cũng chỉ là một “un peu” thôi, bởi tôi vẫn còn lòng tin và cảm thông cho mỗi trở ngại về cái không gian hữu hạn và cái khoảng cách của vật chất thực tại cũng không giết chết đi được tính phóng khoáng, hào sảng cùng những chân tình trong từng bè bạn của mỗi chúng tôi.


      Từ nhiều năm nay, Phạm Nhã Dự cũng như Trần Phù Thế, Nguyễn Lê La Sơn, Trần Văn Sơn, Lâm Chương, Lâm Hão Dũng, Hà Thúc Sinh... những anh em biên tập hay cộng tác với tờ Thế Đứng (do Tô Đình Sự và Phạm Nhã Dự chủ xướng) và tạp chí Khai Phá (do Ngô Nguyên Nghiễm chủ biên) đã đi định cư ở nước ngoài.


      Và những năm gần đây, năm nào Phạm Nhã Dự cũng về thăm gia đình ở Vườn Trầu Bà Điểm. Nhưng chúng ta cũng biết cái thằng bạn hào hoa, hào sảng, và rất tình người này của chúng ta đã hào phóng xài hết hai phần ba hay nhiều hơn cái quỹ thời gian năm sáu tuần lễ có được này mỗi năm, cho bạn bè cũ mới và những người dưng khác họ nào đó.


      Dù Phạm Nhã Dự tuổi đã gần “cổ lai hy”, nhưng khi ngồi với nhau rồi thì bia rượu cứ tràn ly và cái hand-phone cứ phải làm việc, để réo gọi hoặc “lệnh” cho người này, người kia... “hãy gấp gấp tới ngay” cho thêm rậm đám bạn bè cũ cũng như mới, và để tìm lại cho riêng mỗi người chút dư hương ngày cũ. Chân tình ấy khiến ai mà không thấy vui vẻ, hạnh phúc và sẵn lòng “xả láng, sáng về sớm”... và riêng tôi cũng đã không ít lần “quên-niềm-cay-đắng và quên-đường-về" như trong nhạc phẩm Em-Đến-Thăm-Anh-Một-Chiều-Mưa vậy.


      Đó là chưa kể đến những chuyến Phạm Nhã Dự còn rủ rê vài anh em thân tình “giang hồ” qua các tỉnh để gặp lại những người viết cũ. Chỗ gần thì Bình Dương để ngồi với Chu Ngạn Thư, Lưu Vân ... xa sẽ là Vĩnh Long để thăm Nguyễn Ngọc Hải (võ sư), Cần Thơ với Phù Sa Lộc, Châu Đốc ghé Trịnh Bửu Hoài, Trần Biên Thùy... Còn xa hơn nữa sẽ là Phan Rang với Võ Tấn Khanh và những đứa con của Tô Đình Sự - người bạn mà tôi cho rằng có một chút “ngông ngông” nhưng thật dễ thương của chúng tôi mà nay đã ra người thiên cổ.


      Có điều kiện sống ổn định hơn một số bằng hữu, Phạm Nhã Dự luôn tìm hiểu và giúp đỡ những bạn bè và gia đình họ khi có khó khăn hay gặp những trouble dù lớn hay nhỏ. Như gần mười năm trước đây, Phạm Nhã Dự đã giúp một phần vật chất để tôi có một chỗ an cư, cũng như tự tấm lòng dành cho bằng hữu, Phạm Nhã Dự đã huy động anh em thân tình ở xa giúp Nguyễn Bạch Dương để chạy chữa căn bệnh nan y về phổi, dù vài tháng sau đó thì người bạn có những vần thơ lục bát hiền hòa và rất mượt mà ấy cũng không thể cưỡng lại mệnh trời. Và cũng tình cảm thâm trầm ấy, Phạm Nhã Dự đã chia sẻ với Dương Trữ La nhiều năm sau cùng của anh.


      Tôi vẫn luôn nhớ tới khoảng thời gian cuối năm sáu-chín, khi sau hơn một năm rưỡi “bất phục tùng lệnh tổng động viên”, lý lịch của tôi có ghi thêm mấy từ là bị “cưỡng bách nhập ngũ”, lúc tôi vừa có một con gái đầu lòng năm tháng tuổi. Do có nhiều quen biết, Phạm Nhã Dự đã gửi gắm khi tôi vào Quang Trung, nên thay vì phải “đổ mồ hôi trên thao trường", tôi chỉ phải làm công việc nhẹ nhàng ở văn phòng Đại đội khóa sinh – dù điều này có giúp thêm cơ hội cho một thằng phản chiến như tôi không biết cách tháo ráp lấy một cây súng.


      Và trong suốt thời gian tôi ở quân trường, mỗi lúc rảnh rỗi, Phạm Nhã Dự và Trần Phù Thế vẫn thường tạt qua nhà tôi để cho tiền, cho sữa cho vợ con tôi.


      Còn khi ra Đồng Đế (Nha Trang) thì Tô Đình Sự là người thay Phạm Nhã Dự giúp tôi đêm nào cũng có mẫu giấy phép ra cổng quân trường vài tiếng đồng hồ để... uống cà phê, nghe nhạc ở quán Hồng Lam của cô Dung. Đó là những hàm ân ban đầu cho những hàm ân khác mà tôi vẫn ghi nhớ và không ngại gì khi kể lại cho bạn bè cùng nghe.


      Đọc bài Phạm Nhã Dự viết như một tưởng niệm Tô Đình Sự in trong Tác Giả, Tác Phẩm – Người Đồng Hành Quanh Tôi (tập II) là Ngô Nguyên Nghiễm biên soạn, biết Phạm Nhã Dự, Nguyễn Lê La Sơn và Huỳnh Ngọc Quang, với sự chăm sóc của Võ Tấn Khanh đã chung tay giúp cháu Gyiễm, đứa con trai đầu vốn mắc bệnh từ nhỏ của Tô Đình Sự, có một ngôi nhà cấp bốn khang trang ở Phan Rang. Và riêng Phạm Nhã Dự còn giúp cho hai con của cháu Mùa Hạ và một con của cháu Hạnh (hai con gái của Tô Đình Sự) về làm trong một xí nghiệp nhỏ ở Hốc Môn (Sài Gòn), là điều tôi thấy rất mừng và trân trọng việc làm đáng quý của Phạm Nhã Dự, để càng thêm tiếc nhớ người bạn chung đã khuất của chúng tôi là Tô Đình Sự.


      Nhắc và nhớ Tô Đình Sự, một thằng bạn dễ thương mà mệnh bạc, tôi đều nghĩ ngợi nhiều về tình người, tình bạn – xưa và nay. Những tấm lòng hết sức chân tình và thâm tình như vậy, đang tồn tại trong thời buổi kinh-tế-thị-trường còn nhiều bất cập này, chắc về khiến cho những đôi mắt già bị quan nào đó – khi cố tập bơi giữa dòng đời đang như một dòng thác quá nhiều thang bậc của những thuật ngữ “đầy mình văn hóa này” - cũng phải coi việc làm đó là một điều quý hiếm.


      Ngoài một tấm chân tình được cụ thể hóa bằng từng hành động, thơ của Phạm Nhã Dự cũng biểu cảm được điều này. Trong số những bài thơ “đọc nghe đã” của Phạm Nhã Dự, ngoài bài Cơn Mê đã được phổ nhạc (do Nghiêu Minh, Maryland), tôi vẫn thích cái chất hào sảng vừa chan chứa tấm lòng thành khi một lần nữa đã đau xót, ngậm ngùi khi về thăm mộ một bằng hữu quá đổi thân tình, trong bài thơ Buổi Chiều Ở Nghĩa Trang Cà Đú mà Phạm Nhã Dự viết vào tháng mười năm một-chín-bảy-một ở Phan Rang.


      Nghĩa trang Cà Đú ngày đó là một nghĩa trang nhỏ, hoang sơ nằm dưới chân dãy núi Cà Đú, bên phải Quốc Lộ Một, từ Phan Rang ra Nha Trang. Năm một-chín-bảy-hai, khi đang làm việc ở Nha Trang, tôi và Hồ Duy Chúng (người Phan Rang) về viếng ngôi mộ đất hoang sơ của Tô Đình Sự, nhưng tôi không viết được bài thơ nào để tưởng niệm Sự, ngoài một bài thơ ngắn đã đọc tại “Đêm Tưởng Niệm Tô Đình Sự” do Phạm Nhã Dự cùng Khánh Giang đứng ra tổ chức tại quán Phấn Thông Vàng, đường Nguyễn Thông, Sài Gòn.


      Nhưng tôi cũng tự cho mình có một điều an ủi, là trong một lần từ Nha Trang về Sài Gòn bằng xe gắn máy cuối tháng ba năm bảy-lăm, như kẻ lỡ đường, tôi và vợ con đã ghé lại ngủ đêm nhà Tô Đình Sự. Đó là lần đầu sau mấy năm Tô Đình Sự ra đi, vợ chồng tôi mới có dịp đến thắp nhang trước di ảnh trắng đen trên bàn thờ của người bạn mình và được vợ bạn ân cần lo cho bữa tối đạm bạc với trứng luộc dằm nước mắm mà đến nay tôi vẫn ghi nhớ là đầy nghĩa tình của người góa phụ bán gạo hàng xáo ở chợ Phan Rang - đó là chị Bính – vợ Tô Đình Sự.



           Bản ký âm "Mộ Khúc Tô Đình Sự"

      Sau này, tôi rất cảm kích khi biết là có nhiều người yêu cầu Phạm Nhã Dự đọc bài thơ Buổi Chiều Ở Nghĩa Trang Cà Đú của mình trong nhiều nơi hội họp văn chương hay bạn bè cả ở tại Mỹ hay Âu châu. Và nó cũng đã được một người bạn nhạc sĩ - Nguyễn Hữu Tân, San Jose, rất yêu thích nhân một chuyến đi dự Đại hội Văn nghệ ở Paris, Pháp, nên đã dày công để tâm phổ nhạc cả năm trời. Với ý hướng tôn trọng từng câu chữ thay vì phỏng thơ, sau nhiều lần chỉnh sửa âm tiết, bài nhạc này mới được thu âm thực sự.


      Ngoài ba khổ thơ tôi sẽ không chép ra (...), thì Buổi Chiều Ở Nghĩa Trang Cà Đú của Phạm Nhã Dự đã đi vào lòng tôi với những ý tình giản dị như thế này:

      ......

      Chiều nay sao gió nhiều mày nhỉ

      gió nổi trong tao đến lạnh mình

      đụ má nhang mày sao chẳng cháy

      đốt mãi que diêm đến cạn cùng.


      Bên kia dãy núi trơ thân chó

      cỏ dưới chân tao lại sụt sùi

      mẹ kiếp, vợ mày đang khóc mướt

      con mày, trời hởi, nó cười vui.


      Còn tao, tao chẳng cười chẳng khóc

      chẳng ngậm ngùi chi lũ kiếp người

      đù má, tạo chửi thể đây Sự

      chửi suốt trăm năm, chửi hết đời.


      Bây giờ mày đã nằm yên phận

      còn vợ, bào thai, ba đứa con

      đù má, một đời làm thi sĩ

      chẳng đủ cho con lấy một đồng.


      Tụi mình dăm đứa đời lang bạt

      sống chẳng ra chi, chẳng bận lòng

      việc nước, việc đời đem dẹp hết

      uống rượu quanh năm đếch ngại ngùng.

      .........

      Chẳng khóc mày mà nước mắt tao rơi

      bạn bè dăm đứa chết dần vơi

      đụt núi mà tìm quên tri kỷ

      còn thôi nấm mộ phủ quanh người.


      Tao trở lại đây đường dịu vợi

      đốt nén hương tàn hát biệt ly

      thăm mày, đù má lòng buốt xót

      ngó trời chỉ biết chửi thề thôi!


      Thôi hãy ngủ yên, thằng chó chết

      tao về đây – vui với cỏ cây

      nếu nhớ tìm nhau nơi thôn nhỏ

      rượu với lang thang vẫn ngất trời.

      (10/71)

      Vì bài thơ này Phạm Nhã Dự đã viết cách đây hơn bốn mươi năm, được nhiều người biết, nên tôi chỉ nhắc tới những khổ thơ mà tôi tin là Phạm Nhã Dự đã viết từ cám cảnh những thực tế của đời một người bạn và tâm trạng mình, không cần chút chau chuốt hay gọt dũa từ ngữ, thậm chí còn dùng những từ rất “thật” trong đời thường để tâm sự với bạn, người bạn thân quá cố vẫn như còn đang sống, đang nghe - điều mà tôi coi là rất chân tình và biểu hiện trung thực nhất một đời bạn thơ tôi.


      (Tháng Hai, năm Nhâm Thìn)

       

      Lưu Vân

      Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi IV
      Nxb Thanh Niên, 2012

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Sống Với Những Chân Tình Trong 'Buổi Chiều Ở Nghĩa Trang Cà Đú' Lưu Vân Hồi ức

    3. Bài viết về nhà thơ Phạm Nhã Dự (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phạm Nhã Dự

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Sống Với Những Chân Tình Trong 'Buổi Chiều Ở Nghĩa Trang Cà Đú' (Lưu Vân)

      Một bài thơ của Phạm Nhã Dự (Thiếu Khanh)

      Phạm Nhã Dự, ở Phương Đông Có Một Vầng Trăng (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Phạm Nhã Dự : Thơ Và Hoài Niệm Một Thời Tuổi Trẻ (Trần Văn Sơn)

      Phạm Nhã Dự: Kẻ văng tục văn chương (Trần Phù Thế)

       

      Tác phẩm của Phạm Nhã Dự

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tô Đình Sự, Một Người Bạn (Phạm Nhã Dự)

       

         Thơ trên mạng:

      - luanhoan.net 

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)

      Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)