1. Head_

    Hoàng Giác

    (..1924 - 14.9.2017)

    Nhật Tiến

    (24.8.1936 - 14.9.2020)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Kỷ Niệm Với Thế Viên, Tạ Ký (Diên Nghị) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      7-8-2022 | VĂN HỌC

      Kỷ Niệm Với Thế Viên, Tạ Ký

        DIÊN NGHỊ
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Tạ Ký
          (1928 - 19.3.1979)

      Năm 1950, từ hậu phương Việt Minh, tôi trốn về vùng chính quyền Quốc Gia kiểm soát. Ranh giới giữa hai vùng khó phân biệt, khi thuộc bên này, khi bên kia, đan chéo, lập lờ. Ban ngày, người Quốc Gia đi lại, sinh hoạt dưới sự bảo vệ của hệ thống đồn bót quân đội viễn chinh Pháp và địa phương, hồi đó còn gọi là “quân bảo vệ”, nhưng hoàng hôn xuống, địch bạn lẫn lộn. Bạn ngồi nhà này, địch cũng đang nói chuyện với nhà hàng xóm. Có nơi chỉ cách đồn quân Pháp chừng một kilô mét, Việt Minh tập trung dân chúng nghe tuyên truyền, chỉ thị mà cửa đồn Pháp vẫn đóng kín. Thảng hoặc, có phản ứng, cũng chỉ phóng đi vài quả đạn cối chiếu lệ.


      Làng tôi cách xa đồn bảo vệ nên Việt Minh nắm trọn chủ quyền. Thỉnh thoảng quân Pháp và bảo vệ đến hành quân buổi sáng, nghe tiếng súng lẻ tẻ của du kích, tiếng nổ một trái mìn, ngay tức khắc hàng tràng súng máy của quân Pháp nhả đạn vô tội vạ, kèm theo đốt một số ngôi nhà thị uy, đồng thời lùa một số người dân có mặt tại chỗ về đồn khai thác tin tức. Sự sống chết của dân quê tôi và vùng phụ cận thật không còn biên giới. Dễ như trở bàn tay, nhẹ như mảnh lông, hạt bụi.


      Tuổi nhỏ dễ xúc động trước chết chóc, đổ nát, những cảnh xử tội của Việt Minh hằng đêm, chém đầu bằng cây đại đao mà tử tội có khi không phạm tội, chỉ do thù hằn, mâu thuẫn nhỏ nhặt, hoặc có phạm tội chăng nữa, như bắt lỡ con gà hàng xóm, hoặc bước lạc đến khu đồn trại quân Pháp trở về. Những tội không ra tội, những tội không đáng tội chết. Cũng không ai có quyền phán quyết, phân xử, điều tra, tìm hiểu. Sinh mệnh con người chẳng hơn gì con kiến, con ruồi...


      Việt Minh đã vậy, quân Pháp cũng không vừa. Dưới mắt tình báo của họ, ai ở vùng ngoài vòng kiểm soát của họ đều là thù nghịch. Tôi đã từng chứng kiến cảnh quân Pháp lùa dân ra giữa cầu đường sắt, tiêu diệt bằng súng liên thanh, xác rớt xuống, máu chảy đỏ dòng sông. Rồi những viên thông ngôn làm việc với quân Pháp ra giữa chợ bắt người, nghi ngờ có quan hệ với đối phương, dẫn về chặt đầu bêu giữa lộ. Cảnh man rợ chiến tranh ám ảnh đeo đẳng, tội cố tìm mọi cách trốn khỏi vòng đai hệ lụy, ra thành phố, ước vọng duy nhất là được tiếp tục đến trường.


      Nhờ gia đình chị ruột tôi và bạn bè cũ giúp đỡ, bước đầu đã đạt. Tôi bước lên chuyến bay Air S'Azm từ phi trường Đồng Hới vào Huế, ngoài vé máy bay do bạn Nguyễn Hữu Tình tặng, túi tôi còn hai trăm đồng do chị tôi cho trước khi tạm biệt. Đi được đã mừng. Ngày mai ra sao sẽ tính...


      Vào đất Huế lạ lùng bỡ ngỡ. Tuổi trẻ dám bước liều, chẳng suy tính thiệt hơn. Hai trăm đồng trong túi chỉ đủ trả tiền cơm trọ một tháng, sách vở, phương tiện khác kiếm đâu ra. Mỗi hoàng hôn xuống, tôi vẫn tin vào phép lạ nào đó sẽ bạn phát cho sáng mai mặt trời mọc, miễn là tôi được cắp sách đến trường.


      Ngày một, ngày hai..., phép lạ không đến từ cõi xa xăm huyền bí, phép lạ ngay dưới mái nhà tôi đang tạm trú cùng với mấy bạn thân cùng quê Lệ Thủy giới thiệu. Phép lạ cứu rỗi từ anh chủ nhà Lưu Phán, đường Hàng Me.


      Buổi tối, tôi đang ngồi suy tư trước ngọn đèn, anh đứng sau lưng tôi, tôi không biết.

      Làm chi đó ?


      Tôi vụt đứng dậy, lễ phép, cũng quá ngỡ ngàng chưa nói nên lời thưa đáp.


      Với giọng Huế ngọt ngào, chân chất, anh tiếp:

      - Chú yên tâm. Cố học hành cho giỏi. Đừng bận tâm chi nơi ăn ở.


      Như vừa ra khỏi giấc mơ, nỗi lo nặng trĩu đè lên ngực, lời nói của anh ban phát như giải thoát cho nỗi tuyệt vọng âm thầm trong tôi. Tôi cảm động, sững sờ, chỉ biết vâng dạ.


      Anh choàng vai tôi trước khi ra khỏi phòng. Đêm đó, tôi thao thức không tài nào yên giấc. Nỗi vui mừng lẫn lộn băn khoăn. Mừng đã được bàn tay ân nhân nâng đỡ, băn khoăn không biết ăn ở làm sao cho phải đạo. Chả lẽ chịu mang ơn biết bao giờ đền đáp tấm lòng vàng của anh!


      Tôi yên tâm đến trường ngày khai giảng, tuổi học trò sống lại sau mấy năm dở dang vì hoàn cảnh loạn ly. Qua lớp đệ tứ trường trung học Nguyễn Du, tôi phấn khởi vào lớp đệ tam ban Sinh ngữ, sau đổi ban C, rồi ban Văn Chương trường Quốc Học.


      Lớp khoảng bốn chục nam nữ học sinh. Nữ có phần trội hơn nam. Không khí lớp học thân mật, nghiêm túc. Chọn vào ban C nên ai cũng có máu văn chương, văn nghệ.


      Đồng lớp có Tạ Ký, Phan Cảnh Sâm. Cả hai đã làm thơ từ ngày ấy. Giữa năm học 1952-1953, Phan Cảnh Sâm lấy bút hiệu Tuyền Hiên, tự xuất bản tập thơ Hạc Vàng. Tạ Ký và tôi gửi thơ đăng tuần báo Đời Mới, cụ Trần Văn Ân làm chủ nhiệm; tuần báo Thẩm Mỹ do Thanh Nam và Tô Kiều Ngân chủ trương.


      “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” những người làm thơ dễ quen thân. Tạ Ký và tôi gặp nhau mỗi cuối tuần cùng trao đổi bài, nói chuyện trên trời, dưới đất, chuyện những đôi mắt đẹp, mái tóc thề, trong đó có cả Thơ. Hơn nữa chúng tôi cũng đồng cảnh ngộ. Tạ Ký từ hậu phương quê Quảng Nam, sau thời gian gián đoạn học hành vì thời cuộc, đã tìm cách trở về theo trường lớp. Là những người học trò nghèo, xa gia đình, nên tìm mọi cách để tồn sinh, miễn là đạt được ước nguyện. Tạ Ký nhận làm phụ giáo cho một gia đình đông con. Tôi cũng vậy. Lúc này tôi cũng đã kiếm được chỗ trọ, phụ giáo cho gia đình bà con người bạn giới thiệu. Tôi không còn trọ tại nhà anh Lưu Phán nữa. Lần tạm biệt anh, tôi đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng rộng lượng của anh. Anh chấp nhận nuôi tôi, nhưng tôi nghĩ không thể lợi dụng thịnh tình của anh, mình cũng trưởng thành rồi, phải tự lập, tự định. Anh vui vẻ để tôi đi.

       

      Bạn bè từ Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam đến Huế, đều ý thức thân phận rõ rệt. Học trò xứ Quảng đến Huế không phải chỉ lãng mạn như Tế Hanh:


      Học trò trong Quảng ra thi,

      Thấy cô gái Huế chân đi không rời


      Ngược lại, thế hệ học trò chúng tôi chăm chỉ, cố gắng vượt khó, khổ để vươn tới, để được học, dạy kèm trẻ tự gia, được nuôi làm phụ giáo, có một số thường ăn cơm xã hội, đấy xe bò thuê kiếm tiền khi rảnh rỗi, v.v... dù thành phần chúng tôi, trước 1945 đều thuộc con nhà khá giả, giai cấp tiểu tư sản, nhưng đã bị triệt tiêu một phần do chính sách Việt Minh, phần khác do cuộc chiến tàn phá tận địa phương.


      Năm sau, 1953, tôi và Tạ Ký lên lớp trên, Phan Cảnh Sâm đã thành công chức. Lớp mới vào lại có thêm những người bạn làm thơ ngày càng đông: Thế Viên, Châu Liêm, Nguyễn Xuân Thiệp, Huy Trâm, Huy Phương, Nguyễn Ngọc Hy, Dao Ca Nguyễn Xuân Thâm. Trên tôi một lớp, có Hoàng Nguyên Cao Cự Phúc nhạc sĩ. Hoàng Nguyên cũng như chúng tôi, hàn sinh thời đại.


      Tôi ở trong gia đình ông Nguyễn Văn Vàng, công chức, làm việc tại Tòa Đại Biểu Chính phủ Trung Việt do bạn đồng lớp Tôn Thất Phú giới thiệu. Ông bà chủ, cũng như thành viên dưới mái nhà đối với tôi thân thiện, lịch sự, như bà con ruột thịt, giúp tôi gạt khỏi mặc cảm cô đơn, xa lạ, âu cũng là thái độ, cung cách cư xử phần đông của những người cố đô, truyền thống qua nhiều thời đại.


      Tôi được dành cho một phòng ở dãy nhà sau, nơi học, nơi ôn bài cho các em nhỏ và cũng là chỗ ngủ. Dãy nhà sau cách ngôi nhà chính một sân rộng. Thoải mái, tự do, nên bạn bè ngày nghỉ thường lui tới chuyện trò, hàn huyên, tâm sự.


      Tạ Ký thường đạp xe tới vào chiều thứ bảy. Tạ Ký thích hơi men, dành dụm được đồng nào, gom góp mua rượu uống. Rượu vang mà thường gọi là rượu chát của Pháp, có bán tại tiệm Chaffenjon, nơi dành cho giai tầng quan quyền, công chức giàu sang Pháp Việt. Tôi và Tạ Ký đến mua một chai, về phóng đóng kín cửa, chén thù, chén tạc, nhâm nhi. Không có đồ ăn, mồi nhậu như trong miền Nam. Tạ Ký thích rượu phải có đường thêm vị ngọt. Bà chủ nhà cho đường cát, khuấy trộn, uống vào vừa ngây ngây, ngọt ngọt, say sưa thú vị. Rượu pha thêm chất ngọt dễ thấm say, như Tạ Ký thường nói say để quên đời! Say để làm thơ, say để hồi ức quá khứ ly loạn, tang tóc, và say để rồi không tin vào bất cứ điều gì trên thế gian này.


      Có lần Tạ Ký vừa ngà ngà, vừa đọc mấy câu thơ mới viết, phản ánh tâm trạng chính anh:


      Rồi cô đơn như một kẻ chăn cừu,

      Trên đồi cao, nhìn tinh tú luân lưu.

      Tôi hốt hoảng tưởng như mình phạm tội,

      Tôi muốn chạy, nhưng mọi đường nghẽn lối.

      Phật thì xa, Chúa cao vút từng không,

      Phật tại tâm, nhưng tâm đã bềnh bồng.

      Tiếng chuông Chúa không ru lòng kẻ khổ.


      Cứ như thế, bài này tiếp bài khác, buồn đến rơi lệ, cũng có lúc cười vang trời đất, như một kẻ điên...

      *




          Nhà thơ Thế Viên

      Một đêm tháng 9, mưa dầm lạnh buốt, tôi đang ngồi học, bỗng nghe tiếng lộc cộc xe xích lô dừng trước thềm. Tôi nhìn ra, tấm bạt xe vừa mở, không biết ai đến vào giờ khuya khoắt này.


      Thế Viên ra khỏi xe, tay cầm cây đàn gui-ta, trong xe còn có một giá vẽ xếp lại, một va ly và sách vở linh tinh lệch lạc, ngổn ngang. Tôi liền tiếp tay chuyển số sách vở còn lại. Chưa kịp hỏi nguyên nhân, Thế Viên đã nói nhỏ rằng cho mình ở với.


      Thế là chiếc đi-văng vốn hẹp, 7 tấc, bây giờ đỡ đần hai đứa học trò nghèo. Những đêm mùa đông xứ Huế, lạnh thấu xương, cả hai phải nằm duỗi thẳng chân, đứa nằm phía sát tường, cảm lạnh co chân là đứa nằm bìa sẽ rơi xuống đất. Ngược lại, đứa nằm bìa co chân là đứa phía trong thức giấc. Tuổi học trò dường như ít chú ý đến cái ngủ, cái ăn. Mỗi buổi sáng, có được chén cơm rang, chia cho nhau là đủ, bằng không cũng chẳng sao! Tôi cũng không tìm hiểu Thế Viên vì sao phải dấn thân vào chốn hẹp hòi này, và anh ta từ đâu tới, thật vô tư lự. Hàng ngày đến trường, có khi chở chung xe đạp; buổi tối, có khi Thế Viên đi đâu trở về, rủ tôi ra trước rạp chiếu phim Morin, ngồi bên lề đường ăn phở gánh. Cuộc sống hồn nhiên, tự do, êm đẹp. Nỗi nghèo khó không thấy, hy vọng và khát vọng ngày mai trào dâng.


      Ông chủ nhà quả tốt bụng, không bao giờ ông thắc mắc về người học trò lạ hiện diện trong nhà ông. Tôi cũng quá ngây ngô, vô tình. Đáng lẽ, thông thường lịch sự, tôi phải xin phép ông và trình bày hoàn cảnh của người bạn. Sau này, mỗi lần nhớ lại, cảm thấy vụng về, thẹn thùng, đáng trách.


      Từ ngày có Thế Viên cùng trọ, chúng tôi thức khuya hơn, ngoài bốn phận hướng dẫn bài cho các em nhỏ còn làm bài chính mình, bây giờ còn hàn huyên thi phú nữa. Thế Viên yêu thơ Xuân Diệu, Huy Cận, yêu vẻ lãng mạn và nỗi buồn thi ca. Tình yêu qua Xuân Diệu thời tiền chiến thật lý tưởng, gần gũi với tâm hồn học sinh thanh niên như chúng tôi. Có khi chúng tôi bàn tán rì rầm về thơ, gà gáy sáng nơi mới chợt tỉnh, chuyển mình Thiu thiu ngủ chưa bao lâu đã bị đánh thức bởi tiếng rao của ông lão bán bánh mì dạo, bà bán bún bò lanh lản ngoài đường.


      Ngày trước, mỗi chiều thứ bảy, chỉ có Tạ Ký và tôi, nay thêm Thế Viên, thỉnh thoảng có Hoàng Nguyên. Càng đông, càng rộn, càng vui nhộn. Chúng tôi chia sẻ những buồn vui đèn sách. Rượu vang mua tại nhà hàng Chaffenjon, đường cát bà chủ cho, uống mãi cũng chán. Cuộc vui bỗng đổi chiều, đổi chỗ.


      Số là đầu năm 1954, trong cuộc Thi Thơ Xuân, do Đài Phát Thanh Sài gòn tổ chức, Tạ Ký trúng giải nhất. Học sinh gần, xa, cùng lớp, cùng trường, và cả các trường khác mến mộ Tạ Ký.


      Một học sinh trường Providence tìm gặp chúng tôi và mời về nơi anh trú ngụ chơi. Anh vừa đi học, vừa phải trông coi ngôi nhà cho một vị Tỉnh Trưởng thời đó; ngôi nhà cổ kính xóm Ngự Viên. Kín cổng cao tường, sân vườn rộng lớn, cây cảnh um tùm tĩnh lặng, hòn non bộ chiếm một góc sân, chung quanh sân phủ đầy kỳ hoa dị thảo, ngôi nhà, khu vườn mênh mông, chỉ có anh ta một mình. Anh có nhã ý mời chúng tôi về đây, có thể ở dài hạn, rộng rãi yên tĩnh, môi trường học hành thoải mái. Cơm nước ít khi phải trả tiền, vui đùa thâu đêm cũng chẳng ai chú ý. Thế là chúng tôi hưởng ứng, tuy nhiên không thể rời chỗ trọ cũ và nhiệm vụ phụ giáo của mỗi người. Chúng tôi chỉ đến đây giữa tuần và chiều cuối tuần.


      Giao ước mỗi lần gặp, mỗi người phải có một bài thơ mới viết, riêng Hoàng Nguyên mang theo đàn. Được vài tuần xuôi chảy, bài làm dồn ứ, những bài luận Pháp văn, Việt văn, những bài dịch Việt Anh phải làm tại nhà phải nộp đúng ngày, đến nỗi, có bài sáng mai giờ đầu lớp đã phải nộp, nửa đêm vẫn chưa viết một dòng. Thế là ai cũng phải vùi đầu, vắt óc tranh thủ. Có một lần, ngấm rượu mệt mỏi, Tạ Ký đề nghị tôi làm bài trước. Tạ Ký nằm ngủ lấy sức, gần sáng sẽ dậy viết cũng na ná theo nội dung bài của tôi cho đỡ mất thì giờ. Lời văn khác mà ý tứ gần nhau. Đến lượt trả bài, giáo sư Bùi Xuân Bào chấm, phê vào bài làm của hai chúng tôi "Les grand esprits se rencontrent!” (Những tư tưởng lớn gặp nhau!) Từ đó, đến giờ Pháp văn, đôi mắt giáo sư sau đôi kính cận hướng về chúng tôi, Tạ Ký và tôi cảm thấy ngượng nghịu, hổ thẹn.


      Những tháng năm đời học sinh Trung học trôi qua nhanh, kỳ thi Tú Tài một sắp đến. Tiếng ve vào hạ réo rên suốt buổi trưa trên những cành cây sân trường. Hai hàng phượng vỹ dọc đường Lê Lợi nở đỏ hoe. Tiếng chuông chùa mỗi sáng như thôi thúc, khẩn trương, căng thẳng cho đến sau kỳ thi năm ấy, tôi tạm xếp bút nghiên nhận giấy gọi vào Trường Võ Khoa Thủ Đức cùng hai bạn đồng lớp Thái Anh Vinh, Mai Bá Vy. Hoàng Nguyên cũng đã tốt nghiệp Tú Tài II, vào Sàigòn theo học Đại Học Sư Phạm, rồi năm sau Tạ Ký cũng theo đuổi Đại Học Văn Khoa tại Sài gòn, Thế Viên dạy môn Việt văn tại trường Trung học Tỉnh lỵ Phan Thiết.


      Mỗi chúng tôi theo ngả rẽ đường đời. Bốn mươi năm qua, bao biển dâu thay đổi, kẻ mất người còn. Hoàng Nguyên đã vĩnh viễn ra đi trong tai nạn xe hơi năm 1973 tại Bình Dương. Tạ Ký cũng nổi trôi, tù ngục, ra khỏi trại tù tìm đường vượt biển vùng đồng bằng miền Tây, gặp phải bọn côn đồ trấn lột, sát hại năm 1981. (Xem Khởi Hành số 48).


      Thế Viên cũng không thoát khỏi họa cải tạo, đọa đày, chờ đợi mòn mỏi ngày ra đi theo diện tỵ nạn, nhưng bệnh hoạn đã cướp mất anh vào cuối năm 1992 tại Sài gòn.


      Diên Nghị

      Nguồn: Tạp chí Khởi Hành số 73, tháng 11.2002

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Kỷ Niệm Với Thế Viên, Tạ Ký Diên Nghị Hồi ức

      - Con người, cuộc đời trong truyện Cõi đời, Cõi người của Thanh Thương Hoàng Diên Nghị Nhận định

      - Nhận định về bài thơ Liên Khúc Vô Thường của Phan Bá Thụy Dương Diên Nghị Nhận định

      - Một Người Thơ Quảng Nam: Nguyễn Nho Nhượn Diên Nghị Tạp luận

    3. Bài viết về nhà thơ Tạ Ký (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tạ Ký

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Kỷ Niệm Với Thế Viên, Tạ Ký (Diên Nghị)

      Tạ Ký, viễn liên tảo mộ (Viên Linh)

      Trên ngưỡng cửa bình minh (Phạm Khắc Trung)

      Cuối năm nhớ Tạ Ký, hay Chuyện kể về bài thơ “Ruồi Và Em” của Tạ Ký (Trịnh Cung)

      Thầy TẠ KÝ – Nhà Giáo và Nhà Thơ (Nguyễn Vĩnh Thượng)

      Tưởng Nhớ Nhà Thơ Tạ Ký (Phong Châu)

      Về Tạ Ký, một người bạn (Lê Tấn Lộc)

       

      Tác phẩm của Tạ Ký

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thơ Tạ Ký (Thai Ta's Blog)

      Trang Thơ Tạ Ký

      Sầu ở lại (talawas.org)

       

      Bài viết về nhà thơ Thế Viên (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thế Viên

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhà Thơ Thế Viên (Trần Công Nhung)

      Kỷ Niệm Với Thế Viên (Diên Nghị)

       

      Tác phẩm của Thế Viên

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Cho Anh Làm Tình Nhân

      Thơ Thế Viên

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)