|
Đỗ Khánh Hoan(5.8.1934 - 3.10.2023) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Tưởng Năng Tiến
Ông đâu cần đền ơn
mắc mớ chi nhắc mãi
túi kỷ niệm trống trơn
khoái xào đi nấu lại
tuổi tôi tuy đã cao
bảo đảm chưa lẩm cẩm
vẫn nhớ rõ chỗ nào
bỏ tình vào hâm nóng
nhớ lại hồi mới qua
không chân ướt chân ráo
chỉ cà nhắc thôi à
nên chán, ngồi một chỗ
buồn tay chép thơ xưa
lưng lưng vài cuốn vở
ước mơ có tay đưa
tình bén lòng thiên hạ
đâu ngờ ước mơ suông
sớm có thành tựu thật
khi tình cờ quen ông
qua đường thư bưu điện
không chỉ được in thơ
còn có thêm được bạn
dù chẳng phải bạn vàng
bạn dám chơi xả láng
vốn cùng gốc nhà binh
ít nhiều quen thuốc súng
thêm thơ văn linh tinh
quen được ông, thật sướng
nhớ “cư an tư nguy” (1)
nên làm lơ đâu dễ
mơ góp một chút gì
ngăn bớt nhục quốc thể
một lần ông nghi ngờ:
“anh chừ hơi chùn bút ?
hết đạn rồi hay sao
thiếu nồng nàn như trước !”
nhìn chữ ông, buồn buồn
tuy chưa hề bỏ cuộc
đạn tôi vốn khiêm nhường
trước niềm tin trầy sướt
cũng may còn có nhiều
bằng hữu như ông vậy
hụt bước mặt trận này
lao vào chiến trường khác
với riêng mục Sổ Tay (2)
ông duyên dáng rỉ rả
tẩm mật vào ớt cay
đọc ngậm nghe quá đã
đâu có phải ớt đâu
vị cay này pha đắng
từng chữ bám từng câu
cõng bi đát uất nghẹn
định trích dẫn khoe chơi
tim phổi ông ngồi gõ
sâu sắc từng chùm đời...
kỳ chưa, vẫn ngồi ngó
làm sao chọn được đây
đoạn lòng nào cũng tuyệt
hình ảnh nào cũng đầy
tình người ấm nhân bản
từ văn qua đến thơ
ông sung sức linh hoạt
từng sự việc nhỏ to
định bệnh lẫn châm cứu
một ví dụ nhỏ thôi
nhưng cũng đủ xác định
tài viết ông chín mùi
trong rất nhiều lãnh vực:
tôi dân gốc Hội An
ghiền đặc sản mì Quảng (3)
chưa viết nổi dòng nào
bằng ông món quốc túy
khen ông, tôi thật lòng
nói quá tự biết dị
chê ông, đám hồng hồng
chuyên đối đầu, đố kỵ
không định tạc tượng ông
để hù dọa ai đấy
gắng chơi thử đôi dòng
chủ ngọn bút bén nhạy:
ấu thơ ông đi chơi
loanh quanh rồi đi học
đi lính khi vào đời
đi tù khi nước khóc
đến Mỹ tuổi còn hâm
chưa “tam thập nhi lập”
ông đi làm văn nhân
Măng Đầu Mùa bụ bẫm (4)
nhớ Cuộc Chiến Chưa Tàn (5)
thử dấn thân lửa đạn
mệnh nước còn lầm than
ngậm ngùi đổi vũ khí
không ai không đọc ông
hải ngoại lẫn trong nước
cái “Sổ Tay Thường Dân”
cả một kho kiến thức
khởi chuyện rất nghiêm trang
chuyển dần sang giễu cợt
bắt nguồn những ứa gan
ông bứng những nọc độc
chẳng phải dễ ra đòn
cho hợp đạo thuận lý
ngoài tài còn có duyên
tình người và nghĩa khí
chẳng riêng tôi khen ông
thử thăm dò nhiều bạn
mười người đủ chục người
khoái ông viết quá mạng
nhiều người đã hỏi tôi
ông mặt dài hay ngắn
nhan sắc có tuyệt vời
như văn tài độc đáo ?
tôi tiu nghiủ ngồi nhìn
đám chữ trong thư viết
chỉ gặp được thân tình
chưa thấy rõ người thiệt
muốn gọi xin ảnh ông
cho nhiều người xem ké
hơi lười nên chớp luôn
ảnh thường-dân lúc trẻ
không hời hợt vô tình
nhưng tôi vốn rất ngại
tò mò chuyện linh tinh
chừ sật sừ là phải
không biết tên cúng cơm
cũng mù luôn cái họ
làm sao làm bạn ông
cho xớ rớ đâu đó
qua o Lê Thị Huệ
biết ông cao “ngồng ngồng” (6)
“nhẹ nhàng” và “lịch sự”
“đầy nghệ thuật”... tỏ lòng
giọng nói rất “sắc sảo”
tướng mạo rất “ngang tàng”
nhà văn nữ còn phán:
“đàn ông nhiều bẫy ngầm”
tâm dung ông qua tôi
như vậy là bù trất
nhớ ơn ông ngậm ngùi
già rồi mau nước mắt
Luân Hoán
1) châm ngôn của trường Bộ Binh Thủ Đức VNCH
2) tên mục thường xuyên của TNTiến
3) Mì Quảng, phổ biến trên nhiều trang web
4) tên tập truyện ngắn của TNTiến và cố nhà văn Võ Hoàng
5) tên tập truyện của TNTiến
6) những chữ trong ngoặc kép của nhà văn Lê Thị Huệ, trang chủ Gió O
Tưởng Năng Tiến tự viết:
Nhà văn. Sinh năm 1952, tại Sài gòn. Hồi nhỏ đi chơi, đi học, lớn lên đi lính, đi tù...(CS), ra tù lang thang, vượt biển đến Mỹ, làm báo Nhân Văn.
Tác phẩm đã xuất bản:
Măng Ðầu Mùa (truyện, với Võ Hoàng), Đất Lạ (truyện, cùng Võ Hoàng, Hương Quê xuất bản), Cuộc Chiến Chưa Tàn (truyện, Nhân Văn).
- Tưởng Năng Tiến Luân Hoán Tâm bút
- Chu Vương Miện, Thơ Với Cuộc Chơi Loanh Quanh Giữa Chợ Luân Hoán Nhận định
- Hà Nguyên Thạch Còn “ngại hồn bay”? Luân Hoán Hồi ức
- Nguyễn Đông Ngạc, ngọn pipe chợt tắt trên môi Luân Hoán Hồi ký
- Ngôn Ngữ, Tin Cuối Trước Khi In Luân Hoán Giới thiệu
- Ngôn Ngữ, Tin Đầu Tiên Luân Hoán Giới thiệu
- Tạp Chí Trước Mặt Luân Hoán Tạp bút
• Tưởng Năng Tiến (Luân Hoán)
• Tưởng Năng Tiến (Học Xá)
• Đoàn Kế Tường & Đoàn Thạch Hãn (Tưởng Năng Tiến)
• Thế hệ Trần Vàng Sao (Tưởng Năng Tiến)
• Giữa Cơn Gió Bụi (Tưởng Năng Tiến)
• Số Báo Cuối Cùng (Tưởng Năng Tiến)
• Biển Hồ Cạn Nước (Tưởng Năng Tiến)
Tác phẩm trên mạng:
- hung-viet.org - baotreonline.com
- procontra.asia - danchimviet.info
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |