|
Lê Mộng Bảo(..1923 - 8.10.2007) | Trần Tuấn Kiệt(.0.1939 - 8.10.2019) | Đinh Tiến Mậu(.0.1935 - 8.10.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Luân Hoán
(Họa sĩ Đinh Cường
vẽ)
Một trong những công việc đám bạn ở Trùng Khánh chúng tôi cùng chung tay thực hiện là làm báo. Tờ Trước Mặt, mười sáu trang khổ lớn, giấy báo vàng xỉn, được khởi xướng và thành hình từ một đêm rượu, có ánh trăng làn chứng. Với sự phân công đàng hoàng: Phan Nhự Thức lo tìm nguồn tài chánh và trở lại nghề ghi "nhật ký" đã bỏ quên từ ngày rời trường bộ binh. Hà Nguyên Thạch giữ phần đọc, chọn và làm thơ. Vương Thanh, Đynh Hoàng Sa có trách nhiệm viết và tìm truyện kiêm luôn dịch thuật. Nghiêu Đề lo tổng quát về hình thức, trình bày, tùy hứng đóng góp thêm thơ và truyện. Luân Hoán, ba phải, nhiều ý kiến, cho giữ mục góp ý chung chung về mọi chuyện mà các bạn đã hình thành. Nghĩa là giữ một công việc không thực hiện cũng không sao. Đại khái như: "báo kỳ này được đấy", "Nghiêu Đề trình bày trang này tới quá đi chứ" vân vân và vân vân... vô thưởng, vô phạt. Khắc Minh chủ trì kỹ thuật in ấn...
Những ngày bắt đầu hình thành tờ Trước Mặt, tôi không bận hành quân, nên trốn đột kích, nằm đường để về thị xã tiếp tay cùng các bạn. Từ Trùng Khánh chúng tôi cùng nhau chạy đến nhà in Đồi Non, rồi chuyển qua nhà in Hoa Sen. Cân nhắc mẫu chữ, co chữ, giá cả, số lượng...
Những đêm thức trắng đề theo dõi cổ động việc xếp chữ chì thật là vui. Các mẫu chữ cái a, b, c... nhỏ xíu nằm trong các ngăn tủ có từng ô nhỏ riêng biệt. Bàn tay người thợ quen nghề thật nhanh nhẹn, chính xác. Mắt liếc đọc bản thảo, tay bốc xếp đều đều. Các anh thỉnh thoảng kêu trời vì nét chữ lí nhí của Hà Nguyên Thạch.
Bài lục bát Ga Nhỏ của Khắc Minh, sắp cuối trang, không trang trọng, tôi đề nghị đưa lên đầu trang:
Còn em với bóng ga buồn
đèn le lói thắp khói cuồn cuộn bay
tóc mây phủ xuống vai gầy
với tay đưa tiễn hồn ray rứt sầu
còn tôi chừ tiếp niềm đau
nhớ thương chật cả chuyến tàu vào đêm
đường rầy hút bóng dài lên lên
nối dài khoảng trống ga em đợi chờ
tôi còn buồn thắp trong thơ
đèn pha không đủ cắt bờ hoang vu
gió thì thầm chuyện riêng tư
cát ôm bãi vắng sương mù tiếp qua
con tàu dừng ngủ trong ga
lộ trình tôi đợi về ga nhỏ chờ
(thơ Khắc Minh)
Cái máy in cũ mèm, mệt mỏi dập từng trang xình xịch. Mực nặn trên rouleau cán đều, nhưng đôi khi có chỗ đậm chỗ lợt. Đôi khi tôi làm đột xuất một bài thơ con cóc, tả cái chợ trời bán đồ Mỹ, gần nhà in, hoặc cái nhìn tình cờ của một em vớ vẩn nào đó ngó mình, đã tưởng bở, để trám một chỗ trống. Thơ thẩn của tôi lúc này coi bộ lây nhiễm hơi nhiều mùi thuốc súng, thuốc lá và hương phấn son đứng đường, chẳng ra ngô ra khoai gì cả. Vừa mới Bữa Ăn Trên Sơn Kim, đến Đêm Ba Mươi Trên Đồi Lâm Lộc, tôi lăm le viết Thơ Trên Vách Núi Phú Sơn...chẳng biết để làm gì.
Tôi không nhớ rõ tuổi thọ của Trước Mặt, nhưng chắc chắn không già quá nửa năm. Tờ Trước Mặt phải yên nghỉ bởi vóc dáng khó có chỗ trong tủ sách. Để đáp ứng hình thức hợp thời trang, tờ Tập Họp được cho ra đời với khổ giấy 17x25 cm, rất lịch sự, trí thức. Vẫn với những thành phần cũ, công việc cũ. Tiếc rằng, tình hình chiến trận leo thang, Tập Họp không tập họp được râu những người ham chơi chữ nghĩa, nghệ thuật.
(trích bài Thị Xã Quảng Ngãi Và Tôi 67-69 trong Quá Khứ Trước Mặt)
- Tưởng Năng Tiến Luân Hoán Tâm bút
- Chu Vương Miện, Thơ Với Cuộc Chơi Loanh Quanh Giữa Chợ Luân Hoán Nhận định
- Hà Nguyên Thạch Còn “ngại hồn bay”? Luân Hoán Hồi ức
- Nguyễn Đông Ngạc, ngọn pipe chợt tắt trên môi Luân Hoán Hồi ký
- Ngôn Ngữ, Tin Cuối Trước Khi In Luân Hoán Giới thiệu
- Ngôn Ngữ, Tin Đầu Tiên Luân Hoán Giới thiệu
- Tạp Chí Trước Mặt Luân Hoán Tạp bút
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |