|
Đỗ Khánh Hoan(5.8.1934 - 3.10.2023) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Nguyễn Phương Loan
LTS: Dù là bạn thân quen trong những ngày tháng làm lính ở vùng 2, nhưng chúng tôi không thể tìm đâu ra một hàng để chúng tôi có thể kể một ít giòng về tiểu sử của người bạn chúng tôi (ví dụ năm sinh, quê quán, Nguyễn Phương Loan là tên thật hay bút hiệu...). Nhưng mà, không sao, có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Bởi, khi chấp nhận làm một người lính ở Trường Sơn, có nghĩa là chấp nhận cái huyệt không phải đào bởi người nhưng bởi những quả đạn pháo hay hỏa tiền, không phải một, hai quả mà có khi cả trăm hay ngàn quả...
Nhưng đối với chúng tôi, chúng tôi không thể nào quên anh được. Biết anh làm thơ, biết anh thơ đầy túi áo trận, vậy mà giờ chúng tôi không thể tìm ra được thêm một bài thơ cho khói hương chữ nghĩa này. Tôi biết anh có một thời giữ chức thư ký tòa soạn cho tạp chí Sóng ở Tuy Hòa. Lên mạng, tìm đến thư mục thư viện đại học Cornell, xem thử thư viện có trử báo Sóng. Có. Nhưng chỉ có một số, và hiện có người đã mượn rồi. Email của nhân viên thư viện cho biết. Thật rủi. May mắn chỉ có hai bài thơ ngắn ngủi trên nguyệt san Tình Thương của sinh viên Y khoa Saigon. Mà một bài thì bị bôi nhọ đen đúa như những tháng ngày chúng ta phải chui rúc ẩn mình dưới hầm chìm hầm nổi ở Pleime...
Vì vậy, xin được phép đăng lại bài chúng tôi viết về anh, thay tiểu sử.
... Vâng, ngày chiến tranh, người lính viết văn làm thơ: anh luôn luôn ở về hướng mặt trời lặn. Thường thường lúc mặt trời lặn là lúc đẹp nhất. Triền đồi cỏ tranh một màu vàng kim, và cuối trời hực lên một màu đỏ lửa. Chỉ một thời gian ngắn ngủi, để rồi bóng đêm lại chụp xuống, và anh lại bắt đầu bằng những bất trắc mới, để thần kinh anh như điên khùng, vì trăm ngàn quả pháo, hay tiếng nổ của bom yểm trợ, hay những biển người cuồng điên ngoài kia phòng tuyến...
Có người may mắn. Có người không may mắn. Như Nguyễn Phương Loan, một người thi sĩ miền Nam. Anh tử trận trên căn cứ Hỏa Lực 6 ở Pleime. Cái chết của anh đã được kể lại bằng một bài văn đầy nước mắt của nhà văn Kinh Dương Vương được đăng trên gio-o.com. Chúng tôi xin trích đọan, dưới đây:
Giữa mùa thu:
.....
Mùa hạ
Tặng Lộc và Trường
Nàng gặp chàng trong một khu nhà
Và sáng mở mắt chàng lại đi xa
Cỏ hoa vàng trong tim khô héo
Nàng quàng áo ôm cô đơn ngủ suốt buổi chiều
Ôm vào tâm hồn con đường ghi dấu chân chàng
Quyến luyến những buổi chiều tóc môi gần gũi
(HOANG CA)
(NS Tình Thương số 19)
Trong cuộc đời
* Tặng anh Luân Hoán
Bây giờ em khóc chắc chắn không còn thứ gì để dỗ dành
Bởi vì tiếng hát ê a, ơ hờ không còn hiệu lực truyền cảm
Bởi vì ca dao, huyền thoại, lục bát Nguyễn Du không còn huyền diệu
Bởi vì cuộc chiến và thảm trạng còn dài – còn dài
Bởi vì người ta đã quên - đã quên – tất cả
Ngôn từ để nói thân phận gầy đét của Mẹ già yếu đuối bất hạnh của lịch sử bốn ngàn năm chua cay – cực nhọc
– để nói với ANH – EM những vết thương rỉ máu từ Nam Quan đến Cà Mau
- để nói với các vòng kẽm gai đã rào quanh khắp các vùng đồn ải
– để nói với rừng hương hoa – dã thú
– để nói với cỏ cây non vô tư
- để nói với mặt trời gay gắt đang ở trên đầu.
Nước mắt để ru những buổi Sáng - Trưa – Chiều - Tối khi nghe bản tin tức chiến sự từ khắp các nẻo đường đất nước
– để ru nỗi u ám đang thao thức Trường Sơn – Bến Hải – Nhị Hà.
Và tất cả cho nỗi dày vò tủi nhục trong đêm - đêm kinh hoàng
- đêm thầm lặng - đêm nằm ngoài trời nhìn hỏa châu nghe liên thanh đại bác rền.
(Tình thương số 23)
- Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định
- Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn
- Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn
- Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định
- Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức
- Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu
- Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn
- Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định
- Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ
- Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |