1. Head_

    Hùng Lân

    (23.6.1922 - 17.9.1986)

    Lê Thương

    (8.1.1913 - 17.9.1996)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Người thương binh trong văn Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh (Phay Van) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-7-2022 | VĂN HỌC

      Người thương binh trong văn Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

        PHAY VAN
      Share File.php Share File
          

       


        Nhà văn Nguyễn Thị Mỹ Thanh

      Giá như không có ngày 30/4/1975 oan nghiệt, chúng ta có lẽ đã được đọc thêm vô số truyện Hoa Tím của Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh.


      Với truyện ngắn đầu tay Tiếng Súng đăng trên Bán nguyệt san Tuổi Hoa số 90 ngày 01-5-1968, Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh đã dần trở nên một cây bút quen thuộc với độc giả qua những truyện ngắn đăng báo Tuổi Hoa liên tiếp từ đó trở đi. Chị viết không chỉ đều tay nếu không muốn nói là nhanh so với một cây bút học trò, mà còn hay ở mọi thể loại.


      Dù còn ở độ tuổi học trò, các truyện ngắn của Chị không đóng khung trong bối cảnh gia đình, trường lớp, thầy cô, bạn bè, người thân, mà nghiêng xuống những mảnh đời bất hạnh, đặc biệt những trẻ em trong thời chiến tranh: mồ côi, nghèo, con lai, bụi đời… Độc giả có thể thấy rất rõ đặc tính này trong phóng sự Ngày Sẽ Tới đăng trên Tuổi Hoa số 179 (tháng 6/1972), kể về chuyến công tác xã hội tại một trại tạm cư ở Bình Dương. Bài báo không chứa đựng những giòng chữ khô khan lạnh lùng của lối văn phong báo chí như thường thấy nhưng ăm ắp tình người.


      Hình ảnh Người thương binh trên Tem của Việt Nam Cộng Hòa

      Nhưng nói đến Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh là phải nói đến truyện Hoa Tím – đó là những truyện dài trong Tủ sách Tuổi Hoa, do nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành. Biến cố tháng Tư 1975 đặt dấu chấm hết cho nền văn học miền Nam, cũng là cái mốc thời gian tôi thường lẩm nhẩm đếm lại các truyện dài của Chị. Chưa kịp nhiều lắm đâu, chỉ gói gọn trên đầu ngón tay, nhưng đủ minh họa cuộc sống với những tâm tư ước mơ của cả thế hệ sinh viên học sinh Việt Nam Cộng Hòa thời chiến tranh, trong đó chan hòa tình yêu quê hương, gia đình, tình cảm trong sáng của tuổi học trò.



      Nếu chỉ có thế thì cũng không có gì đáng bàn, vì đó là đề tài của đa số các cây bút học trò. Nhưng có một điểm độc đáo khiến cho tác phẩm của Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh được nhiều độc giả yêu mến, đó là việc dành cho người thương binh Việt Nam Cộng Hòa một chỗ hết sức trang trọng. “…tôi muốn nói với họ những lời khâm phục nhất. Khâm phục sự chịu đựng bền bỉ thần thánh của họ đối với vết thương đau nhức cũng thản nhiên như đối với những lần ra mặt trận chiến đấu gian nan” (Lá Khô Mùa Mưa). Bằng ngòi bút nhân hậu và tài hoa, Chị vinh danh những người đã hy sinh một phần thân thể trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do, yên bình cho miền Nam, “vì chịu chung nạn nước mà gánh riêng nỗi thiệt thòi” (Người Khắc Bia Mộ). Chị viết như cùng mang với họ những vết thương, cùng đau với họ nỗi đau mất mát một phần thân thể đã gởi lại nơi chiến trường: “biết bao lần không cầm được nước mắt khóc cho sự nhức nhối xót xa của da thịt con người” (Lá Khô Mùa Mưa), “đã có lần My ngồi đàn trên chiếc xe lăn của Danh, My đã muốn khóc, khi My cố gắng tưởng tượng một sự mất mát ở chân My, giống như Danh” (Phiên Khúc Ngày Mưa).


      Người thương binh trong văn Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh trước hết là người lính Việt Nam Cộng Hòa. Họ chiến đấu cho một nền tự do dân chủ, bảo vệ quê hương trước nạn xâm lăng của cộng sản, “Quân ta đi ngăn giặc, chứ đâu có đi chiếm nơi này nơi nọ” (Người Khắc Bia Mộ). Câu nói của anh Đỗ khiến tôi liên tưởng đến những lời ca phản chiến của một nhạc sĩ cùng thời mà sau này được người cộng sản hết lời ca tụng, vì nó tiếp tay xô miền Nam xuống vực thẳm nhanh hơn.


      Người thương binh Việt Nam Cộng Hòa từng là những chiến sĩ can trường. Như anh Danh trong Phiên Khúc Ngày Mưa: chạy trong mưa pháo, dìu đỡ bạn bè, chạy xuống hầm sâu. Như chú Lãm trong Lá Khô Mùa Mưa, nằm điều trị ở bệnh xá mà mơ ngày trở lại cuộc sống quân ngũ hải hồ, vì chú “nhớ cây súng, nhớ ba-lô, nhớ nón sắt, nhớ giày đinh… Không đi hành quân, thì thà đừng đi lính.”


      Oai hùng nhưng không vì thế mà họ kém phần mơ mộng, giàu tình cảm. Là anh Dũng trong Lá Khô Mùa Mưa bâng khuâng tìm về những kỷ niệm thuở làm học trò mắt sáng với môi tươi: “tôi nhớ và qu‎ý nhất những kỷ niệm ở lớp Mười A, vì đó là những kỷ niệm cuối cùng của đời đi học… Tôi tiếc cái lớp học mát mẻ của mình và những buổi học trưa im lặng vô cùng. Chị Huyên nhớ lớp học của mình có hàng gạch lỗ ở trên cao không? Buổi trưa thường có những con chim sẻ ở ngoài sân bay vào theo lối này rồi bay thẳng ra theo lối kia. Đó là những lúc tôi ngưng nghe thầy giảng, nhìn theo chim sẻ cho đến khi khuất dạng nó mới thôi. Đi lính, không còn cái mơ mộng ấy nữa…”


      Người thương binh ở đây không bất mãn nổi loạn hay bi quan yếm thế nhưng đầy lạc quan, giàu nghị lực, tự nguyện chung vai gánh vác trách nhiệm với cuộc đời. Tôi muốn nói đến đặc tính nổi bật của người thương binh trong văn Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh: Tin tưởng và Hy vọng. “Ở trong khắp cùng của đời sống, niềm tin yêu và hy vọng vẫn là món thuốc qu‎ý giá nhất.” (Phiên Khúc Ngày Mưa).


      Với sức mạnh tinh thần vượt lên trên số phận nghiệt ngã, người thương binh tỏ ra có thái độ sống tích cực hơn những người bình thường. “Bàn tay tôi đã mất ngón cái. Một bàn tay thiếu ngón cái sẽ không làm gì được nữa. Nhưng tôi không muốn cuộc sống của mình thiếu thốn niềm tin tưởng và hy vọng. …Chính niềm tin tưởng và hy vọng là “ngón-cái-của-cuộc-sống”. Tôi hãnh diện về nó cũng như tôi đã hãnh diện về sự dâng tặng một phần thân thể của mình cho mảnh đất này” (Lá Khô Mùa Mưa).


      Anh Nghiêm trong Khúc Lan Can Gãy khi trở lại học đường tiếp tục những ngày đèn sách với cây nạng gỗ đã khẳng định sự lựa chọn “nhập cuộc” của mình khi thấy vẫn còn đó những tâm hồn nhân ái, cao thượng, như động lực giúp anh bước tới. Cùng niềm vui trở lại trường lớp, chúng ta còn có nhân vật anh Danh. Độc giả như cùng sống lại với anh những rung động đầu đời thuở lên năm lên sáu nắm tay mẹ đến trường khi đọc những giòng chữ hân hoan này: “Chị Huyên có biết là lúc này tôi đang yêu đời và phấn chấn đến mức độ nào không? Xin trả lời ngay là: hơn khi nào hết… Tuổi học trò đã sống dậy nơi tôi. Vui mừng này, tôi không biết phải nói cho ai, ngoài chị…” (Trong Những Bức Thư Của Danh).


      Anh Dũng trong Lá Khô Mùa Mưa còn trấn an cô bạn cũ khi cô rửa vết thương cho anh mà nước mắt tuôn rơi: “…tôi có gì đáng bi quan đâu! Nếu bàn tay này không dùng được, tôi còn bàn tay kia. Rồi chị sẽ thấy tôi tập viết bằng tay trái rất nhanh. Tôi còn một bàn tay mà! Bàn tay đó sẽ làm việc gấp đôi năng lực của hai bàn tay ngày trước.” Hơn thế nữa, anh còn thắp lửa cho đồng đội: “Rồi đây tôi sẽ nói với những người bạn cùng đi lính với tôi, rằng họ hãy dẹp bớt những buồn phiền, những bất mãn. Bởi vì trong lúc họ xông pha gian khổ, không phải những người ở lại đều sống phè phỡn, vô tình.”


      Ngay cả một vị đã cao niên, những tháng ngày còn lại gắn chặt vào chiếc xe lăn vì bị tê liệt cả đôi chân cũng không đánh mất niềm tin tưởng vào những điều thiện hảo trong cuộc sống. Ông đã từ bỏ ý định tự diệt mà ông hằng ấp ủ, là việc sẽ tìm đến cái chết khi nào nhận thấy đứa con gái thân yêu duy nhất đã đủ khôn lớn, trưởng thành. Nhưng vì cảm động trước sự khao khát tình phụ tử của đứa con, người thương binh già đã phải thốt lên: “… ba không còn cần thiết hạnh phúc của ba nữa. Ba sống vì hình ảnh của con, vì sự thanh khiết của một tuổi trẻ, của một tình yêu.” (Đông Hà)


      Niềm tin yêu và hy vọng gợi cho họ những giấc mơ. Những mơ ước giản dị, bình thường nhưng không tầm thường. Họ gầy dựng lại cuộc đời mình trên tấm thân tàn phế với một ý chí phi thường như việc mở lại “Lớp học huynh đệ” dạy kèm cho các em nhỏ trong xóm nghèo (anh Đỗ trong Người Khắc Bia Mộ), trở về quê làm thầy giáo, thực hiện ý nguyện của thân phụ (anh Dũng trong Lá Khô Mùa Mưa), khẳng định sự dấn thân “góp bàn tay xây dựng cho đời.” (anh Nghiêm trong Khúc Lan Can Gãy).



      Đoạn đối thoại giữa anh Đỗ và chị Minh ở chương cuối Người Khắc Bia Mộ theo tôi là bức tranh “đẹp” nhất khắc họa hình ảnh người thương binh trong văn Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh:

      Đỗ ngắm nghía chiếc đục rồi nói:

      – Anh sẽ khắc tiếp “Mộ chí của Nguyễn Văn Liêu” để dựng nơi mộ của ba anh, được không Minh?


      Minh gật đầu, và cảm thấy mình có thể nói được điều muốn nói:

      – Minh sẽ mài đục cho anh.

      – Rồi răng nữa?

      – Minh sẽ đập búa lên đục giùm anh.

      – Rồi răng nữa?


      Minh đáp, giọng êm như ru:

      – Rồi mộ bia sẽ hoàn thành.


      Nói xong câu đó, Minh ứa nước mắt. Dưới nắng êm của mùa đông, Đỗ thấy hai vì sao đẹp tuyệt vời ở đôi mắt của Minh. Đỗ êm đềm gọi:

      – Thúy Minh!


      Minh bắt đầu đổ nước lên mẩu đá mài.

      Truyện của Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh giúp thế hệ nhi đồng chúng tôi thời sau 30/4/1975 chống trả sự tàn phá lương tâm của cả một hệ thống giáo dục nhồi sọ phi nhân bản, đặc biệt là môn Văn thời XHCN, dù rằng sách vở đã bị đốt và truyện của Chị cũng không là ngoại lệ. Phải đợi mãi cho đến khi một truyện ngắn của Chị ra đời sau này, tôi mới thấy bật ra cái khái niệm mà bấy lâu nay mơ hồ không gọi được tên, đó là “sức đề kháng âm thầm”. Sức đề kháng này ẩn chứa tận sâu xa trong lòng mỗi người, những người đã từng là độc giả của Chị ngày trước. Vượt xa chủ trương của Tuổi Hoa, truyện của Chị đã có tác dụng giáo dục lứa tuổi thanh thiếu niên – ngay cả khi đã bị xếp loại “văn hóa phẩm đồi trụy” và bị thiêu hủy bởi những kẻ còn chưa biết thế nào để định nghĩa đúng đắn về hai chữ văn hóa.


      Tôi đã hân hạnh viếng nhà thờ Nam Đồng, đã kịp nhìn thấy ngõ Cống Trắng, để nhớ những câu thơ trong bài “Sao Em Không Về Làm Chim Thành Phố” của nhà thơ Lâm Vị Thủy. Bài thơ đẹp một cách trang nhã, “đẹp” như thế hệ của Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh, thế hệ sinh trưởng trong thời chiến nhưng may mắn được hưởng nền giáo dục nhân bản Việt Nam Cộng Hòa: “Ôi tình yêu và tuổi trẻ nhục nhằn.”


      Tuổi trẻ của Chị nhọc nhằn nhưng không nhục nhằn, vì Chị muôn đời là con người tự do, tự do từ trong tư tưởng, tự do ngay cả những lúc tưởng như đen tối nhất: Những năm tháng Chị sống dưới chế độ cộng sản độc tài đảng trị.


      Phay Van

      Nguồn: 123hoang.wordpress.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Người thương binh trong văn Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh Phay Van Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Thị Mỹ Thanh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Người thương binh trong văn Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh (Phay Van)

      - Hai truyện ngắn của chị Cam Li (Phay Van)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Thị Mỹ Thanh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đi tìm người thương binh (Nguyễn Thi Mỹ Thanh)

      Nhớ Người Thơ Nhà Binh Đỗ Tư Long-Trần Miên Trường (Nguyễn Thị Mỹ Thanh)

      Điều Mẹ Không Quên (Nguyễn Thị Mỹ Thanh)

      - Đi tìm người thương binh

      - Điều Mẹ Không Quên

      - Những Ngày Nắng Vỡ

      - Cây bút của Ba tôi

      - Người Khắc Bia Mộ

      - Cô Bé Viết Truyện Hoa Tím

      - Tim Tím Như Hoa Dại

      - Cây Cổ Thụ Của Tuổi Hoa Đã Ra Đi

      - Trang nhà Nguyễn Thị Mỹ Thanh

         Thơ văn trên mạng:

      - vietbao.com -  Viết về Nước Mỹ

      - tranthinguyetmai.wordpress.com

      - vnthuquan.net   -   isach.info

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)