1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phạm Lưu Vũ: Văn chương = 50% tiểu thừa + 50% đại thừa (Liêu Thái thực hiện) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      25-3-2022 | VĂN HỌC

      Phạm Lưu Vũ: Văn chương = 50% tiểu thừa + 50% đại thừa

          LIÊU THÁI
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Phạm Lưu Vũ

      Về văn chương Việt, Phạm Lưu Vũ phát biểu: “Tất cả đều đáng đọc. Đọc rồi mới biết cái nào nên vứt đi. Một khi anh đã vứt đi, nghĩa là anh đã giữ lại cho mình một cái gì đó – nó trả công cho việc đọc, và cho cả việc bỏ công vứt đi. Những kẻ đang kêu gào rằng văn chương xứ ta không có tác phẩm nào ra hồn chính là những kẻ chẳng bao giờ chịu đọc hoặc đọc mà chẳng hiểu gì. Cái tư duy nhược tiểu ấy cứ sau mỗi cuộc chiến tranh, nó lại tăng dần lên theo cấp số nhân”.

      Sau ngày ra mắt tác phẩm Luận ngữ tân thư [1] hôm 8.7.2007 tại Sài Gòn, ông dành cho độc giả những ý kiến thẳng thắn này.

      Liêu Thái: Ngay cái đầu đề, xin ông cho biết tại sao là Luận ngữ tân thư, mà không phải là Luận ngữ nào khác?


      Phạm Lưu Vũ: “Luận ngữ” là bắt chước, là “đạo” của các bậc tổ sư. Còn “tân thư” là thân phận của tư tưởng [tân thư = thân tư].


      Liêu Thái: Là nhà văn, ông có suy nghĩ gì khi quyết định chọn Nhà xuất bản Giấy Vụn làm “bà đỡ” cho Luận ngữ tân thư – tác phẩm in cá nhân đầu tiên của ông?


      Phạm Lưu Vũ: Xứ ta ở trong “hội” mới được coi là “nhà văn”. Vì vậy tôi không phải “nhà văn”. Chả có chọn lựa nào ở đây cả. Tại Lý Đợi “quyết định” đấy chứ. Cũng xin đính chính rằng đây không phải “tác phẩm in cá nhân” đầu tiên của tôi.


      Liêu Thái: Đa số tác phẩm của ông đã xuất hiện trên talawas – phải chăng vì thế mà có nhịp cầu với Giấy Vụn ngày hôm nay? Những người trong Nhà xuất bản Giấy Vụn làm việc theo nguyên tắc nào?


      Phạm Lưu Vũ: Không có chuyện “nhịp cầu”. Phạm Lưu Vũ tôi cực ghét cái “hình ảnh” đó, bởi nó từng được xây bằng những... “thây rơi”. Tất cả là do “duyên”, Đức Phật dạy thế. Những người trong Nxb Giấy Vụn làm việc theo nguyên tắc... của họ.



      Liêu Thái: Họ vẫn bỏ tiền ra tài trợ ông 30 quyển đầu tiên như lâu nay, bao cả chuyện layout, làm bìa và mỹ thuật chứ?


      Phạm Lưu Vũ: Tất nhiên! Té ra điều này bạn biết trước tôi rất lâu.


      Liêu Thái: Ông có gặp khó khăn nào trong vấn đề ấn loát theo con đường mà hiện nay được xem là chính thống (xin giấy phép xuất bản, in tại một nhà in có giấy phép hoạt động hẳn hoi…) không?


      Phạm Lưu Vũ: Câu hỏi đầy tính chất “khiêu khích”. Tôi đã “xin giấy phép” bao giờ đâu mà biết nó có khó khăn hay không.


      Liêu Thái: Đi vào tác phẩm, là người đọc, tôi thấy nó chuyển tải quá nhiều vấn đề và đụng chạm đến những vấn đề cốt tuỷ trong tư tưởng. Vậy, với tư cách của tác giả, ông muốn độc giả của mình quan tâm tới những điều gì nhiều nhất?


      Phạm Lưu Vũ: Mỗi người hãy luôn quan tâm đến chính mình. Lão Tử có nói: “Tự biết mình là thông; Nhìn vào mình là minh; Thắng được mình là cường...”


      Liêu Thái: Có lần ông phát biểu trong bàn nhậu: “Văn chương mà đọc hời hợt thì bằng ỉa cứt vào mặt tác giả!”. Đây không phải bàn nhậu, ông còn giữ ý kiến này không?


      Phạm Lưu Vũ: Lại khiêu khích. Đấy là một lối nói quá trong lúc... bia. Nếu quả thực như thế thì mặt tôi... đầy cứt. Xin sửa lại là: “Văn chương mà đọc hời hợt thì... thôi”.


      Liêu Thái: Thực chất văn của ông cà rỡn, nghe quen quen nhưng rất khó đọc. Sao ông lại viết thứ văn khó khăn như vậy?


      Phạm Lưu Vũ: Những ai “cà rỡn” mới thấy văn tôi “cà rỡn”. Tôi chưa bao giờ “cà rỡn” trong lúc viết văn. Còn “khó đọc” ư? Tôi không nghĩ như vậy.


      Liêu Thái: Ông đang cố tình lật ngược những vấn đề đã được xem là kinh điển, giá trị ổn định, là nguồn gốc dân tộc Việt? Luận ngữ tân thư dường như đâu chỉ đặt lại vấn đề về giá trị đạo đức của thời xưa rích trong Sử ký, thời Bách Việt?


      Phạm Lưu Vũ: Thế nào là “kinh điển”? Thế nào là “giá trị ổn định”?... Câu hỏi có tính “giáo khoa” này tôi đã trả lời thông qua tác phẩm.


      Liêu Thái: Câu chuyện về thánh nhân, về Khổng Tử, về nước Việt, về Việt vương, về làng Kinh… Có phải là những hình ảnh khơi gợi “tính kinh điển”; có phải nó cũng mang thông điệp nào về cái gọi là đạo đức đương thời hoặc giả từa tựa như vậy?


      Phạm Lưu Vũ: Xin dùng chính câu hỏi của bạn làm câu trả lời.


      Liêu Thái: Vấn đề của một nhà văn Việt Nam hiện nay, theo ông là gì?


      Phạm Lưu Vũ: Là chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ của Hội Nhà văn. Là “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, v.v...


      Liêu Thái: Những tác phẩm hay những kiểu tác phẩm như thế nào là đáng đọc? Như thế nào là đáng vứt đi? Có thể ví dụ?


      Phạm Lưu Vũ: Tất cả đều đáng đọc. Đọc rồi mới biết cái nào nên vứt đi. Một khi anh đã vứt đi, nghĩa là anh đã giữ lại cho mình một cái gì đó – nó trả công cho việc đọc, và cả cho cả việc bỏ công vứt đi. Những kẻ đang kêu gào rằng văn chương xứ ta không có tác phẩm nào ra hồn chính là những kẻ chẳng bao giờ chịu đọc hoặc đọc mà chẳng hiểu gì. Cái tư duy nhược tiểu ấy cứ sau mỗi cuộc chiến tranh, nó lại tăng dần lên theo cấp số nhân. Tôi mà đã đọc thì “văng” cả sách. Vì thế không ví dụ được.


      Liêu Thái: Dường như trong văn học chính thống (văn học trung tâm) thời nay, có quá nhiều thứ đáng vứt đi nhưng lại được nâng bi một cách quá đáng. Ông thì nghĩ sao?


      Phạm Lưu Vũ: Người đóng thuế trước sau cũng sẽ biết tiền thuế của mình bị lãng phí ra sao. Tôi cũng thế.


      Liêu Thái: Nghe ra ông có nhiều bức xúc lắm! Vậy có phải Luận ngữ tân thư là một kiểu thủ dâm văn chương cho đỡ buồn trong những ngày cái đẹp bỏ đi hoang theo tiếng gọi của lăng loàng và bản năng sợ hãi.


      Phạm Lưu Vũ: Bạn quá lạm dụng từ ngữ đấy. Câu hỏi nghe vừa đểu vừa “sến”. Tôi công khai cho mọi người đọc mà gọi là “thủ dâm văn chương” ư? Chớ có từ bụng mình mà suy ra bụng người khác.


      Liêu Thái: Và sự thật của văn chương, theo quan niệm của ông?


      Phạm Lưu Vũ: Công thức của tôi là: Văn chương = 50% tiểu thừa + 50% đại thừa.


      Liêu Thái: Hiện nay ông đang làm gì? Công việc viết văn có làm ông tốn tiền và nguy cơ mất việc (vì kiểu viết và in ấn hơi bị “náo”, dễ bị soi mói, xem lưng của ông)?


      Phạm Lưu Vũ: Bắt chước cụ Hữu Loan, rằng hiện tôi đang cố... làm người. Chả có gì phải lo “mất việc”. Cũng chả có ai “soi mói” hoặc “xem lưng” tôi cả, trừ những người thích soi mói... như bạn.


      Liêu Thái: Thật ra ông muốn nói gì với xứ Việt qua hình tượng mà ông xây dựng nên trong cái “xứ ảo” Bách Việt của mình; và ông muốn nói gì về Bách Việt, hay Đại Việt? Ông là ai trong tác phẩm của mình (nếu có)?


      Phạm Lưu Vũ: Tôi muốn nói những điều như tác phẩm đã thể hiện (cả trong lẫn ngoài). Tôi là 24 chữ cái trong tác phẩm của mình.


      Liêu Thái: Cái nhìn của ông về đạo đức Việt trong cái gọi là “Việt hoá những gì có thể” để tìm bản sắc của một dân tộc có lịch sử mấy ngàn năm dân ngu khu đen (gồm cả ông và tôi)?


      Phạm Lưu Vũ: Lại phải dẫn Lão Tử ra đây: “Thất Đạo nhi hậu Đức; Thất Đức nhi hậu Nhân; Thất Nhân nhi hậu Nghĩa; Thất Nghĩa nhi hậu Lễ”. Tôi xin viết thêm để trả lời câu hỏi này: “Thất Lễ nhi hậu... Nay”.


      Liêu Thái: Tại sao ông lại đưa bài tạp luận về Văn chiêu hồn xuống cuối tác phẩm? Sắp đến tiết tháng Bảy, ông muốn nói gì với những linh hồn Việt đang bơ vơ vất vưởng bên kia thế giới, và những thân xác đang chen chúc sống trên trần thế này ư?


      Phạm Lưu Vũ: Tuỳ bạn hiểu thế nào thì hiểu. Cũng như những bạn đọc khác vậy.


      Liêu Thái: Tôi thấy sách có đề giá 50.000 VN đồng. Liệu, có bán được giữa lúc màng trinh còn phải tiếp thị, mà cơ hội tiếp thị của ông thì mỏng như đức Tấn Bình công vậy?


      Phạm Lưu Vũ: Việc ấy bạn đi mà hỏi Lý Đợi. Nếu cảm thấy đắt quá thì mua làm quái gì. Inrasara đặt mua... 1 cuốn đầu tiên rồi đấy.


      Liêu Thái: Sau Luận ngữ tân thư, ông có định “đẻ” tiếp đứa con tinh thần nào khác thông qua bà đỡ Giấy Vụn?


      Phạm Lưu Vũ: Lại một “thuật ngữ” mà tôi rất ghét. Cái gì là “đứa con tinh thần”? Đối với tôi, văn chương của chính mình mà có khi nó là... bố mình, thậm chí ông nội mình ấy chứ. Nói “đứa con tinh thần” là coi thường độc giả. Rằng độc giả chỉ đáng xem giò xem cẳng, chỉ đáng học... con mình thôi. Câu hỏi dở xin miễn trả lời.


      Liêu Thái: Những ý ông cần nói thêm, cần làm rõ, cần thêm câu hỏi… thì xin cứ tự nhiên.


      Phạm Lưu Vũ: Những ý cần nói thêm tôi chả dại gì mà nói ra trong một bài phỏng vấn.


      Liêu Thái: Cuối cùng của một bài trao đổi văn học, đương nhiên rồi, về tiểu sử: ông là ai?


      Phạm Lưu Vũ: Tôi là Phạm Lưu Vũ. Trong đó Lưu là tên bố, Vũ là tên thằng con giai đầu của tôi.


      © 2007 talawas


      [1] Luận ngữ tân thư (Tạp luận–Tạp bút–Tạp văn–Truyện ngắn) của Phạm Lưu Vũ. Nhà xuất bản Giấy Vụn. Email: nxbgiayvun@yahoo.com. Chịu trách nhiệm xuất bản: Lý Đợi. Tranh bìa: Internet. Trình bày: La Hán Phòng Studio. In photocopy 50 cuốn, khổ 13.5cm x 19cm. Sài Gòn 7.2007. © 2007 Phạm Lưu Vũ & Giấy Vụn. Giá: 50.000 đồng


      Liêu Thái

      (Nguồn: talawas.org)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Phạm Lưu Vũ: Văn chương = 50% tiểu thừa + 50% đại thừa Liêu Thái Phỏng vấn

    3. Bài viết về nhà văn Phạm Lưu Vũ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phạm Lưu Vũ

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phạm Lưu Vũ: Văn chương = 50% tiểu thừa + 50% đại thừa (Liêu Thái)

      - Chiếc khoen đồng – tập truyện ngắn mới nhất của nhà văn Phạm Lưu Vũ (Phong Lan)

      - Thư ngỏ gửi anh Phạm Lưu Vũ (về cuốn 'Văn học VN thế kỷ 20') (Nguyễn Hòa)

       

      Tác phẩm của Phạm Lưu Vũ

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đám Mổ Bò (Phạm Lưu Vũ)

      Chị Cả Bống (Phạm Lưu Vũ)

      - Chiếc khoen đồng (Kỳ 1)

      - Vai Diễn Cuối Cùng

      - Tiết tháng Bảy đọc Văn chiêu hồn

         Thơ văn trên mạng:

      - sangtao.org - vanviet.info

      - vanchuongviet.org - trieuxuan.info

      - Truyện ngắn Phạm Lưu Vũ (youtube)

      - Trang nhà Phạm Lưu Vũ

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)