|
Hùng Lân(23.6.1922 - 17.9.1986) | Lê Thương(8.1.1913 - 17.9.1996) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Trần Thúc Vũ
(1941 - 2005)
Tập thơ này ra đời khi tác giả vĩnh viễn ra đi đúng 100 ngày.
Là bạn "gần như vừa là đồng chí, vừa là cốt nhục", tôi bàng hoàng đau đớn khi nghe lời trối trăn của anh Vũ: "Hải Triều cố hoàn thành giùm các tác phẩm..." và anh ho, tiếng nói thều thào, yếu đi trong điện thoại. Trực giác và linh cảm cho tôi biết định mệnh oan nghiệt đã quá gần với bạn tôi. Trong chuyến đi cuối cùng với tôi qua Houston và Louisiana tháng 1l/2004, tôi hứa sẽ in cho anh Vũ hai tập Nam Thiên Nhất Tuyệt Kiếm và tập thơ Trần Thúc Vũ. Mắt anh sáng lên và nói thêm, là ngoài các bài thơ của anh, anh còn một bài thơ của Đinh Hùng viết cho anh, "bài thơ điếu bạn" khi năm xưa, nhà thơ Định Hùng tưởng Trần Thúc Vũ mất tích trong một trận đánh ở Pleiku. Bài thơ viết cho người bạn thơ đàn em thân thiết ấy dường như không một ai biết. Tôi giục anh chép lại để nó khỏi mai một. Anh Vũ hứa, nhưng cả bài thơ đó của Đinh Hùng lẫn một số bài thơ hiếm chưa ghi lại của anh đều chìm lấp trong cơn đau cho đến ngày anh mất. Anh đã đem những bài thơ đó, đã một lần đọc lại cho tôi nghe, và một số bài thơ khác của anh mà chị Vũ không tìm được, xuống tuyền đài.
Trước khi anh Vũ được chuyển vào nhà thương để sau đó chìm vào cơn mê đến ngày cuối, tôi cho anh biết là tôi đang thực hiện gần xong hai tập Nam Thiên Nhất Tuyệt Kiếm, và qua phone, tôi thấy dường như mạch sống anh bừng dậy. Tôi bảo, anh "anh ráng sống, anh sẽ OK, ngày ra mắt sách ở Santa Ana, tụi tôi sẽ bê anh lên xe lăn ra sân khấu để anh nói vài lời..."", song tôi nghe anh ho qua phone và giọng anh thều thào: "Hải Triều ơi! Chắc tôi không qua khỏi!" Tôi biết anh kiệt sức và bảo anh cúp phone gấp.
Đường giây đứt, tôi gần như liệm người đi. Tôi biết điều gì đã, đang và sẽ xẩy ra, nhất là sau khi đọc lại bài thách thức "Này, tử thần!" (*) của anh viết trước đó không lâu. Hôm sau anh Vũ được chuyển vào nhà thương và anh đi luôn không trở lại. Sách anh Vũ tôi vẫn tiếp tục làm, làm trong cơn đau đớn phân lìa, tuyệt vọng.
Sau khi gửi xuống California in hai tác phẩm Nam Thiên Nhất Tuyệt Kiếm, chị Trần Thúc Vũ chuyển tiếp lên tôi bản thảo tập thơ Trần Thúc Vũ. Tôi cắm đầu làm tiếp cho kịp ngày giỗ 100 ngày của anh Vũ, và đó cũng là ngày giới thiệu các tác phẩm không có mặt tác giả của anh Trần Thúc Vũ.
Chị Vũ, người vợ hiền thục đã sống với bóng hình chồng, đã vật lộn với nghịch cảnh trong suốt những năm tháng tù ngục của anh, người 2 lần tù 17 năm đằng đẳng trong cõi đời phù du oan nghiệt dưới khung trời địa ngục Việt Nam sau 1975.
Trên chót vót đỉnh buồn ta đã tới
Cho một đời thoắt chốc những hư không
Dòng nước mắt nầy đây xin giữ lại
Tặng riêng em ngày tháng nặng khôn cùng.
(Trần Thúc Vũ)
Anh ơi ngả nón che mưa
Làm sao che cả cuộc cờ vỡ tan!
Chân ngà từng bước nghiệt oan
Bao nhiêu cờ đỏ, bao hàng lệ sa
Em đi, nghiêng ngữa sơn hà
Nỗi đau cuồn cuộn theo tà áo bay.
(Thắp Lửa Vào THƠ/LKAH)
Hình ảnh chị Vũ và con thơ, vì thế đã ẩn hiện trong thơ Trần Thúc Vũ như một chứng tích tang thương sau cuộc đổi đời, như những lời tạ ơn người vợ hiền nhẫn nhục trong cơn khổ nạn của núi sông. Và trong thơ anh còn có cả gươm đao của dòng lịch sử, của ước vọng đấu tranh cho một quê hương tự do, mà theo đó, bạn bè anh xuất kiếm đậm nét trong những vần thơ. Ngay cả trong Nam Thiên Nhất Tuyệt Kiếm, là một người làm thơ nặng lòng với quê hương, thơ anh cũng giăng mắc đầy trong tác phẩm, ẩn hiện trong kiếm quang mà chúng ta ít khi thấy trong các tác phẩm tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung.
Anh Vũ!
Không phải thân bằng quyến thuộc mất anh. Tổ Quốc đã mất anh, và một mai tự do trở lại trên quê hương, đường về Việt Nam không có anh chính là nỗi bùi ngùi của những người còn ở lại, hôm nay và mai sau...
Lê Khắc Anh Hào - 25/08/2005
(*) Này, Tử Thần!
Ngươi đã đến, đứng làm chi ngoài ngõ?
Vào, cùng ta chơi nốt cuộc Tồn Sinh
Cờ đã sẵn - đây cuộc cờ định số
Ta bật hồng - rọi thấu cõi u minh.
Ta đã sống, tất nhiên rồi sẽ hóa
Tội cho ngươi, lén lút những Mê Cung
Ta như lửa, sá gì ngươi hù dọa
Thuở binh đao, Sinh Tử đã bằng không.
Ta, Dũng sĩ - ôm mối hờn Quốc Nhục
Lòng căm căm lửa bốc những canh khuya
Thân còn nợ Núi Sông chưa báo đáp
Mới đành cam lưu luyến buổi phân lìa.
Này, Tử Thần, hãy chờ ta bước nữa
(Cõi trăm năm, khoảng khắc có là bao)
Hãy ngồi đó, nhâm nhi - và hãy ngủ
Cõi Thiên thu thăm thẳm những thương đau.
Xong việc Nước, ta lay ngươi thức dậy
Rủ ngươi về Thiên Cổ một phen chơi.
Anaheim, 18 tháng 4.2005
Trích: Dựng Cõi, Thơ Trần Thúc Vũ, trang 131
(Thủ bút của tác giả)
- Thay Lời Bạt Tập Thơ Dựng Cõi Của Trần Thúc Vũ Lê Khắc Anh Hào Giới thiệu
• Những vần thơ cho người đã khuất (Nhiều tác giả)
• Trần Thúc Vũ (Học Xá)
• Thay Lời Bạt Tập Thơ Dựng Cõi Của Trần Thúc Vũ (Lê Khắc Anh Hào)
Vĩnh biệt người lính hào hùng, nhà thơ bất khuất Trần Thúc Vũ (Khiêu Long)
Vĩnh biệt nhà thơ Trần Thúc Vũ (anhduong.net)
• Khởi Hành (Trần Thúc Vũ)
• Trang Thơ Trần Thúc Vũ (Trần Thúc Vũ)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |