1. Head_
    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trần Thế Phong "Em Ngó Giùm Ta, Những Buổi Chiều" (Trần Yên Hòa) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      30-9-2022 | VĂN HỌC

      Trần Thế Phong "Em Ngó Giùm Ta, Những Buổi Chiều"

       TRẦN YÊN HÒA
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Trần Thế Phong

      Sau gần năm mươi năm làm thơ, từ ngày còn học trung học, đã có những bài thơ đăng rải rác trên các tập san, đặc san... đến nay, Trần Thế Phong mới gom lại những bài thơ cũ của mình, kèm thêm những bài thơ mới, cho in ra tập thơ đầu tiên: Em Ngó Giùm Ta, Những Buổi Chiều.


      Sách được thực hiện từ năm 2014, nhưng đến bây giờ, tháng 2/2015 mới được in ấn và phát hành. Đây là một chặng đường khó khăn do dự trong quyết định, vì với những ưu tư của Trần Thế Phong: Thơ mình in ra có ai đọc không?


      Đúng là những ưu tư đúng đắn trong tình trạng chữ nghĩa văn chương hiện nay.


      Bây giờ thì thi phẩm Em Ngó Giùm Ta, Những Buổi Chiều đã được trình làng. Và tôi đang ngồi viết những dòng nầy với quyển sách mới toanh còn thơm mùi mực in bên cạnh. Tôi đang hạnh phúc đón nhận những bài thơ của Trần Thế Phong, với cảm xúc tuyệt vời... đó là một tập thơ hay...


      Trong Lời Thưa, Trần Thế Phong viết:

      Mười hai tuổi, tôi đã xa nhà. Đến tuổi xế bóng cũng tiếp tục xa quê hương. Xa quê hương cứ đeo đẳng tôi gần suốt cuộc đời. Nổi buồn cứ theo như chiếc bóng. Có những lúc buồn "thúi ruột" là khi những buổi chiều về. Chiều về, chiều xuống, chiều lên, chiều đi, chiều rồi, chiều rơi, chiều tàn... đều gợi những nổi nhớ và buồn thấm thía, não nùng... Buồn quá làm thơ chơi, "vui chơi mà thôi".

      Thế là Trần Thế Phong chỉ làm thơ vì nổi buồn. Buổi chiều làm chàng buồn và làm thơ... Em hãy ngó giùm ta những nổi buồn đó.

      Đợi Chiều

      Ta ngồi uống rượu đợi chiều

      Nhớ em mắt dại chân xiêu nửa đời

      Ngồi đây nắng héo chiều tà

      Thương thân còn cái thở ra xé lòng.


      Chiều Rồi

      Chiều rồi nắng xế ngoài sân

      Làm sao không đến một lần với nhau

      Chiều rồi con nước dâng cao

      Mai sau muộn xế mình hao tuổi gầy

      Chiều rồi quốc lẻ gọi bầy

      Người ơi nợ nước chất đầy đôi vai.

      Suốt tập thơ với hơn 70 bài thơ ngắn, bài nào cũng dễ thương, nhẹ nhàng... mang mang một nỗi nhớ quê nhà dịu vợi. Thơ Trần Thế Phong như níu kéo lại thời gian qua, đã mất, dù sống ở đâu, Trần Thế Phong vẫn đau đáu nhớ về một quê nhà.


      Mùa Xuân Về Lại Quán Rường

      Tặng bạn bè tôi ở Quán Rường


      Về rồi, về lại Quán Rường

      Bâng khuâng tình nghĩa khôn lường cuộc vui.

      Rượu quê chuốt chén mềm môi

      Mới xuân xanh, chuyện nổi trôi... bạc đầu!


      Đi về đâu, đến nơi đâu?

      Cõi nhân gian nặng nổi đau nhân tình

      Mơ gì cái mộng nhục vinh

      Hôm nay ngồi nhớ một mình giữa quê


      Bạn bè xa cách sơn khê

      Vô tình vô nghĩa cơn mê rã rời

      Mưa xuân trắng cả một trời

      Rượu tình bằng hữu cạn lời nhặt khoan


      Về quê giữa buổi xuân tàn

      Rượu ngon đã uống mấy lần chưa say.

      7/11.

      Đây là những bài thơ tiêu biểu cho suốt tập thơ 71 bài. Bài nào cũng nhẹ nhàng, câu thơ bình dị, không kiểu cách, cầu kỳ, hay nói theo một danh từ giới văn nghệ thường dùng là "làm dáng chữ nghĩa".


      Thơ Trần Thế Phong thiệt thà như chính con người anh vậy.


      Sách dày 134 trang, hình thức đẹp với tranh bìa và phụ bản của họa sĩ Nguyễn Đình Thuần, phụ bản chân dung Trần Thế Phong qua nét vẽ của họa sĩ Nguyễn Đại Giang, phụ bản của họa sĩ Vũ Hối, nhạc Vĩnh Điện, phổ thơ Trần Thế Phong. Tập thơ mỏng nhưng chất chứa đủ những bài thơ Trần Thế Phong đã làm trong một chặng đường dài, trên 50 năm, cũng đủ để ta thấy tấm lòng của Trần Thế Phong với thơ.

      (2015)

      Trần Yên Hòa

      Nguồn: Sấp Ngửa
      Bạn Văn Nghệ 2016

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Đêm Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ Trần Yên Hòa Hồi ức

      - Mua bán lạc xoong Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào Trần Yên Hòa Thơ

      - Dáng Mỏng Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Tiếng Nói Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Buổi Trưa Ấy Trần Yên Hòa Thơ

      - Cỏ Non Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - 10 khúc. nhớ. người bội vong Trần Yên Hòa Thơ

      - Trần Thế Phong "Em Ngó Giùm Ta, Những Buổi Chiều" Trần Yên Hòa Nhận định

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” (Phan Tấn Hải)

      Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” (NP Phan)

      Tưởng nhớ Hoàng Ngọc Tuệ (Ngô Nhân Dụng)

      Trần Lê Nguyễn - Một thời có bão (Trần Áng Sơn)

      Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)