|
Trúc Phương(.0.1939 - 18.9.1995) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Võ Kỳ Điền
Hồ Đình Nghiêm (HĐN): Mến chào anh Võ Kỳ Điền. Đầu tiên xin được chia vui, niềm vui khi nhà văn vừa in xong tác phẩm mới. Bấy chầy sức khỏe anh ra sao? Có sung như khi trải lòng bằng chữ viết?
Võ Kỳ Điền (VKĐ): Cám ơn Nghiêm đã hỏi thăm. Tới tuổi nầy hình như anh đã già. Anh chỉ nói là hình như thôi nghe, tuy vậy trong bụng cứ nghĩ mình còn trẻ măng. Anh em mình có một cái sướng là khi nào muốn già thì già mà muốn trẻ thì cứ tha hồ cho trái tim đập nhịp phơi phới như lúc mười tám vậy đó. Thời gian của anh bây giờ hết để dành cho nhà thuốc đến nhà thương, rồi sẽ có một ngày không xa đến nhà dưỡng lão… Nhưng càng không đi ra ngoài nhiều như xưa thì lại gần gũi tới bàn viết, hết đọc cái nầy thì viết cái kia, không viết được chữ nào thì giấy nó trách mực nó buồn, nhờ vậy mà có lại niềm vui của mấy chục năm về trước. Đã lỡ vướng vào cái nghiệp văn chương bút mực dù ít dù nhiều rồi, làm sao mà đành lòng không liếc ngang liếc dọc trở lại cho được, phải không Nghiêm?
HĐN: Có khi nghe anh nói “thiệt là mang nặng đẻ đau”. Anh có thể ta thán thêm về nỗi khổ ấy cho những người (ví dụ như tôi) đang chuẩn bị sanh con? Để hắn liệu thần hồn mà xoay trở, dù biết mỗi người đau riêng một kiểu. Cảm ơn kinh nghiệm của anh. Anh xuất thân là một nhà giáo. Anh là người thích đọc cổ văn, giỏi chữ Hán chữ Nôm. Những vòng “cương tỏa” ấy có làm khó anh khi bày giấy bút ra để gửi tấc lòng? Hình như anh tự khắc nghiệt với chính mình khi viết?
* Các bạn có thể mua sách:
Câu Hỏi Kiếp Người
qua mạng Amazon
VKĐ: Mỗi bà bầu, mỗi người đau một kiểu. Không phải tới bây giờ anh mới rên đâu, ngay cả ba mươi năm về trước anh đã từng than thở rên rỉ rồi. Anh thấy các bạn viết sao mà dễ dàng, cứ vài ba tháng có một hay cuốn thơ hoặc truyện ngắn, truyện dài ra mắt. Nghe thấy mà sốt ruột. Còn anh thì có nhiều khi chỉ một cái tựa hay một câu, anh viết cả tuần, suy nghĩ đắn đo, lựa chữ nầy, chọn chữ kia, đổi tới đổi lui từng ý, từng tứ… Thành ra thời gian sáng tác của anh phải tính bằng năm hoặc phải cả chục năm, rồi tới cuốn “Câu Hỏi Kiếp Người” nầy tính ra là hai mươi lăm năm. Hình như là anh đi lạc vô khu vườn văn chương của các bạn rồi. Anh có ông anh bên Mỹ thương thằng em nầy lắm và bài nào anh viết, ảnh cũng tìm đọc say mê. Hình như đối với ảnh, nhà văn Võ Kỳ Điền là tài hoa số một. Tuy vậy nhiều lần ảnh điện thoại qua hỏi – Mầy làm cái gì mà chậm lụt quá vậy, tao đợi mấy tháng rồi mà không thấy được bài mới nào?
Trời đất, ông anh cứ tưởng em của ổng giỏi như hàng xóm. Không được vậy đâu anh ơi, anh cho em phân trần một chút, một là em thuộc mẫu người chậm rề, không lanh lẹ bằng người. Hai là em bị ông Lưu Hiệp đời Tấn cản trở. Ông nầy đã viết trong cuốn Văn Tâm Điêu Long, quyển phê bình văn học đầu tiên của Trung Hoa, hồi thế kỷ thứ 6, trong đó có chỉ tám cái bịnh của văn chương (Văn Chương Bát Bịnh). Thành ra khi viết em cứ sợ hết bịnh nầy tới bịnh kia, nên không dám viết lẹ, phạm lỗi… Nào ngờ vì sợ bịnh nên mắc thêm một bịnh mới là bịnh sợ sai sót, rồi bịnh làm biếng, đó là một vài lý do riêng tư, không viết được nhiều. Nghiêm và bạn đọc thông cảm cho anh nghen.
HĐN: Anh có từng đơm ý nghĩ: Tại sao bạn văn của mình hồi đó đông vui nhiệt náo mà giờ này lạnh ngắt vậy nè? Thưa anh, điều gì khiến xảy ra tình cảnh ấy? Anh vắng mặt quá lâu mới trở lại sinh hoạt “ở chốn nhân gian không thể hiểu” (Du Tử Lê?). Thưa anh, sông có khúc người có lúc. Lúc anh giấu mặt đi ắt là khi anh phải đương cự với phong ba. Sóng gió chừng nghe êm, phải không thưa anh?
VKĐ: Nghiêm ơi, mỗi người có một thời, dài ngắn khác nhau, không thời nào giống thời nào, không chuyện nào giống chuyện nào. Đừng bao giờ trách người mà phải coi lại mình. Mình sống khép kín, xa lánh bạn bè, gậm nhấm nỗi đau, ngay cả chuyện mình mình còn không hiểu rõ thì bạn làm sao mà hiểu được, làm sao mà giúp đỡ mình. Ngày xưa Đức Phật cầm một hột muối đưa cho một đệ tử và nói – Con coi nè, đây là hột muối mặn lắm. Cậu đệ tử ngây thơ hỏi lại – Dạ thưa đức Phật, mặn là sao, con không hiểu? Đức Phật tìm mọi cách để giải nghĩa. Cậu đệ tử vẫn không biết, cuối cùng Đức Phật nói – Con liếm đi thì biết liền. Như vậy phải sống trong nỗi đau thì mới biết đau là thế nào. Kết luận với Nghiêm là lỗi của anh chớ không phải của bạn hay lỗi của cuộc đời. Ý niệm tác thành định mệnh, mình muốn nó như vậy thì tương lai mình sẽ như vậy.
HĐN: Không chừng mà gần hai chục năm đã trôi qua, nhớ về ngày cũ nọ tôi có làm cuộc phỏng vấn anh khi người ta nhiễu sự đẻ ra cụm chữ “văn chương miệt vườn”. Tôi nhớ là anh đã phản bác việc phân biệt đầy cắc cớ đó. Lâu quá rồi, anh còn nhớ những quan điểm của anh? Quên nó đi, hay nên nhắc lại chút xíu?
VKĐ: Cái vụ “Văn Chương Miệt Vườn” đó rầm rộ một thời gian, trong giai đoạn trước đây và bây giờ hình như đã lụi tàn. Thực sự thì anh không thích khi gọi một nhà văn hay một nhà thơ kèm theo chữ nầy hay chữ kia. Ví như nhà thơ hải quân, không quân, bác sĩ, dược sĩ, miệt vườn, tình yêu, rừng núi, hầm bà lằng gì đó… Tại sao phải thêm nghề nghiệp riêng tư vô chỗ nầy. Trong nghệ thuật chỉ có hay hoặc dở. Chấm hết. Thời gian sẽ làm nên giá trị của mỗi người. Tác phẩm viết ra, năm năm, mười năm, ba bốn chục năm sau người ta còn nhắc tới, tên tuổi còn nghe người ta nói tới thì người đó thành công được. Còn mới tháng trước qua tháng sau không ai nhắc tới nữa thì dầu có quảng cáo rầm rộ, đặt tên miệt nầy miệt kia… thì cũng đâu có giá trị gì… Cục đá quăng xuống nước phải có tiếng vang, lớn hay nhỏ là tùy tài năng cao hay thấp. Chỉ có bấy nhiêu thôi. Không phải ở cái quảng cáo, cũng không phải ở cái danh xưng. Ngọc thì cứ là ngọc và đá thì dù đặt tên nó là gì đi nữa thì trước sau gì cũng là đá thôi.
HĐN: Dạo đó, đôi ba người trong giới phê bình văn chương hải ngoại đã xếp anh vào nhóm “những nhà văn chống Cộng”. Thưa tác giả tập truyện “Kẻ Đưa Đường”, nhà văn nghe vậy và nhà văn có ý nghĩ gì không?
VKĐ: Có lẽ điểm nầy đúng và anh cũng thích như vậy. Từ nhỏ anh không có ý nghĩ mình sẽ viết văn và mơ mộng sẽ trở thành nhà văn, điều nầy quá khó đối với anh. Nhưng cuộc biến động sau 30-4-1975 làm đất nước tan tành và cuộc sống toàn dân bị xáo trộn nặng nề khiến anh trăn trở nghĩ suy, cảm thấy mình phải có bổn phận góp lên tiếng nói chống sự áp bức độc tài, tàn bạo của chủ nghĩa Cộng Sản. Cho nên trong lời tựa cuốn “Kẻ Đưa Đường” anh đã viết:
“Tôi nghĩ rằng văn chương có nhiều loại nhưng theo tôi thứ văn chương đích thực phải là tiếng nói của kẻ yếu chống độc tài, áp bức, bạo lực, bất công bất cứ từ đâu đến. Nó phải chống bất cứ hình thức nô lệ nào, chống sự ngu xuẩn, hầu đưa CON NGƯỜI vươn lên từ tối tăm đổ vỡ.”
Anh cũng đồng ý văn chương là một bộ môn nghệ thuật. Nhưng nếu nghệ thuật nào phản ánh được thời thế có lẽ nó làm cho cuộc sống thăng hoa hơn. Anh không dám phê bình hay so sánh với các quan niệm khác về việc nầy. Có bạn chê anh viết dở vì kém khía cạnh nghệ thuật. Anh cám ơn lời nhận định thẳng thắn nầy và cũng biết rõ ràng như vậy nhưng không thể nào viết khác được. Tài năng anh chỉ có chừng đó, không thể nào bắt chước bạn khác được…
HĐN: “Pulau Bidong. Miền Đất Lạ” là cách thu xếp những chương đời đầy lôi cuốn, những nhân vật thật sống động lui tới thoải mái trong các trang sách do bởi cách dựng chuyện thật cao tay nghề của tác giả. Tôi chưa thể là người phê bình, tôi chỉ là một độc giả tầm thường, nhưng tôi khóc cười theo lối dẫn đắt của anh. Cho phép tôi được tò mò, cuốn sách đó hình như phải chứa tới 90 phần trăm của sự thật?
VKĐ: Bạn nè, cuốn “Pulau Bidong Miền Đất Lạ” nầy mới nhìn cái nhan đề thì bạn đọc cứ tưởng là một quyển hồi ký vượt biên, nếu tinh ý bạn sẽ thấy có cái gì không phải. Rõ ràng nó là cuốn kể chuyện vượt biên từ Việt Nam đến Mã Lai nhưng khi đọc sẽ thấy mỗi chương là một truyện ngắn, viết không phải theo loại bút ký, phóng sự mà viết theo bút pháp của một nhà văn. Khi viết anh đắn đo, phân nửa dành riêng cho chuyện vượt biên, một biến cố lớn của đất nước mà những thuyền nhân là nhân chứng sống của lịch sử đương đại, còn lại nửa kia dành cho văn chương tâm tình, để cho cõi lòng mình xô dạt theo sóng nước đảo xa, lẫn trình bày quan niệm sống sao cho đời mình đẹp đẽ, sống có ý nghĩa. Bao nhiêu là sự thật, bao nhiêu là hư cấu, xin thành khẩn khai báo, các sự kiện đều là thật, còn cái gì có thể thêm tại sao mình lại không thêm, nêm thêm một chút tiêu, một chút muối, một chút đường, bỏ thêm vài cọng hành, cọng ngò thái nhỏ, nồi canh văn chương chẳng cũng thơm ngọt hơn sao?
HĐN: Tôi cũng là một thuyền nhân nhưng thú thật là tôi bất lực khi muốn chia sẻ niềm đau với những số phần không may. Do vậy tôi xin cảm ơn anh, ít ra thì mai này người sau sẽ hay biết dân tộc mình đã có lúc phải chịu qua một thảm trạng như vậy. Giả như tôi nói “sinh bất phùng thời” thì anh có góp thêm cho tôi một ý tưởng nào khác chăng?
VKĐ: Nghiêm đừng nghĩ như vậy, anh em mình may mắn biết viết chút đỉnh, người viết được chuyện nầy, kẻ viết được chuyện kia, làm sao mà nói ai nhiều ai ít được. Ngay cả bạn đọc không viết nhưng ủng hộ việc làm của anh em mình mấy chục năm nay cũng là đáng quý rồi. Trong một khu vườn không phải chỉ có một thứ cây, cũng không phải chỉ có thuần một loài hoa cỏ. Nếu giống hệt nhau thì buồn lắm, phải có hoa nầy hoa kia, trái nầy trái nọ thì mới đúng nghĩa một khu vườn đẹp muôn hồng ngàn tía. Còn nếu chỉ toàn một loài vạn thọ… thì chán chết, ai mà mê.
Anh đôi khi cũng có nghĩ đến câu “Sinh bất phùng thời” có lẽ đúng một lối nhìn nào đó. Anh, Nghiêm và bao nhiêu đồng bào cùng thế hệ mình hầu như không có tuổi trẻ. Ba mươi năm chiến tranh tàn khốc, đổ vỡ, tang thương, chết chóc suốt ngày rình rập, tuổi hoa niên vụt qua hồi nào không hay… rồi xứ lạ quê người. “Vui là vui gượng kẻo là. Ai tri âm đó mặn mà với ai…”
Nhưng trời đất công bình lắm Nghiêm ơi, mất cái nầy được cái kia. Anh em mình, đồng bào mình mất rất nhiều và được cũng rất nhiều. Thanh niên mình ở hải ngoại nè, đã có biết bao nhiêu là nhân tài. Mấy triệu người thuyền nhân học hỏi được bao nhiêu là cái hay cái lạ của thế giới. Văn minh như vết dầu loang, nó đã loang về tận quê hương và anh để ý thấy đồng bào trong nước có nhiều suy nghĩ mới đáng khích lệ… Lúc nào anh cũng hy vọng một ngày tươi sáng của đất nước, của dân tộc.
HĐN: Bây giờ tuổi anh đã cao, về già vui thú cùng văn chương là giải pháp thỏa đáng nhất. Nhưng… nhưng thưa anh, một nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa từng than: “Ta không phụ người sao người nỡ phụ ta”. Cuộc chơi này xem chừng đang phụ mình, anh có thấy vậy không? Hay anh nghe theo Nguyễn Du: “Rằng: Trăm năm cũng từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”.
VKĐ: Anh hoàn toàn không nghĩ tới khía cạnh bị cuộc đời hay văn chương phụ và không hề trách cứ ai một điều gì. Anh đạo Phật nhưng rất thích câu của Thiên Chúa. Bất cứ trường hợp nào khi bị thất bại, suy nghĩ tới nghĩ lui, nghiền ngẫm cho thấu đáo thì té ra – “lỗi tại ta mọi đàng”. Quả đúng vậy.
HĐN: Mang nặng đẻ đau. Sinh xong thì buộc phải có thời gian hậu sản. Thưa nhà văn Võ Kỳ Điền, trong lúc dưỡng sức anh có dự tính, có mơ mòng về một giấc mộng nào không? Về văn chương cũng như về thời cuộc? Tôi có dọ hỏi nhà thơ Bắc Phong, anh ấy lạc quan tin rằng rồi quê hương sẽ đổi thay. “Kẻ Đưa Đường” nghĩ sao?
VKĐ: Anh cũng hy vọng như bạn Bắc Phong, chuyện đất nước khi lên thì phải xuống, khi xuống thì phải lên. Từ bên Tây tới bên Tàu có triều đại nào bền vững muôn đời đâu. Theo Dịch lý thì “vật cùng tắc biến, khí mãn tắc khuynh”. Chuyện đời phải thay đổi, không có bất cứ cái gì đứng yên hoài được. Chỉ có một ước mong anh đã viết trong câu kết bài “Cây Sầu Riêng Vườn Cũ” là sau khi đất nước thay đổi thì “… cầu trời cho nó đừng quá đổ nát tang thương”. Nhưng mà Nghiêm ơi, mỗi ngày anh đọc báo bên nhà, thấy nhiều chuyện hằng ngày xảy ra trên quê hương… mà muốn khóc. Làm sao bây giờ, đành phải chờ thôi…
HĐN: “Dùng dằng chưa nỡ rời tay, vầng đông trông đã đứng ngay góc nhà”. Thốt lời tạm biệt cùng anh đây. Nếu tâm sự chưa đã, thì xin anh chia sẻ một lời sau cùng.
VKĐ: Anh em mình gặp nhau phương trời nầy, được độc giả thương mến bao nhiêu năm, được bạn bè sẻ chia ngọt bùi, tất cả là do nghiệp duyên của bao kiếp trước, không phải tự nhiên mà có được. Để kết thúc cuộc đối thoại thân tình nầy anh xin mượn hai câu thơ của Hồ Dzếnh:
“Đã trót tương phùng trong một quán,
Dẫu trà ôi rượu nhạt cũng là duyên”
HĐN: Thành thật cảm ơn phút bộc bạch đáng trân trọng anh dành cho. Xin được thay mặt số đông bạn đọc, mến gửi lời chúc sức khỏe đến nhà văn Võ Kỳ Điền. Xin bảo trọng.
VKĐ: Anh cám ơn Nghiêm, cám ơn quý độc giả theo dõi bài nói chuyện nầy. Nhà văn chúng tôi không có gì hết ngoài một tấm lòng biết ơn. Trân trọng.
Hồ Đình Nghiêm thực hiện bằng điện thư.
Montréal, ngày 11 tháng 1 năm 2018.
- Thưa Chuyện Cùng Người Quản Thủ Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn
- Những Người Biết Yêu Hồ Đình Nghiêm Giới thiệu
- Đất hoàng thổ Hồ Đình Nghiêm Giới thiệu
- Đồng Hương Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
- Mới Nên Con Người Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
- Hồ Đình Nghiêm thưa chuyện cùng nhà văn Võ Kỳ Điền Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn
- Đồng hành Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn
- Mẹ Việt Nam Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
- Miên Trường Hồ Đình Nghiêm Nhận định
- Bài nhìn lên kệ sách 6 Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
• Hồ Đình Nghiêm thưa chuyện cùng nhà văn Võ Kỳ Điền (Hồ Đình Nghiêm)
Nhà Văn Võ Kỳ Điền và Dòng Ý-Thức Xuyên-Suốt Trong Tác-Phẩm (Nguyễn Vy Khanh)
Võ Kỳ Điền, nối lại cuộc chơi (Song Thao)
Võ Kỳ Điền, Kẻ Đưa Đường Lãng Trí (Luân Hoán)
Võ Kỳ Điền, Tuyển tập truyện ngắn
(namkyluctinh.com)
• Vài nhận xét về bút pháp Trà Lũ (Võ Kỳ Điền)
• Bên Kia Núi (Võ Kỳ Điền)
Thảo Mộc Trong Cổ Văn Việt Nam
Vài nhận xét về Bút Pháp Trà Lũ
Bài viết trên mạng:
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |