1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Miên Trường (Hồ Đình Nghiêm) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-1-2017 | VĂN HỌC

      Miên Trường

        HỒ ĐÌNH NGHIÊM
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Mai Thảo
           (1927 - 10.1.1998)

      Tôi là người viết mới của tạp chí Văn số 48, phát hành vào tháng 6 năm 1986. Truyện ngắn nằm gần cuối, in ở trang 78 trên tổng số bề dày là 122. Ở trang 8, trong mục Sổ tay của Mai Thảo, người chủ nhiệm viết:

      "... vừa đọc thấy và rất yêu câu này của Eric Segal tác giả Love Story: "Văn chương lớn, từ Aristotle tới giờ, vẫn phải là văn chương tạo được xúc động ở lòng người". Đồng ý hoàn toàn với Segal. Không tạo được xúc động là không tạo được gì hết, dù muuốn biện minh cho văn chương, lý giải cho chữ nghĩa thế nào. Không tạo được xúc động nơi lòng người, thi ca, tùy bút, hồi ký, truyện ngắn, truyện dài, trường thiên, trường giang chỉ là những rừng chữ khô, những biển chữ chết. Thân ái gửi câu trên của Segal đến anh em viết mới".

      Anh em viết mới lần hồi cũng cũ dần đi. Già nua theo tháng ngày. Hom hem bên "bàn viết lữ thứ". Nhìn nhau, điểm mặt nhau, đọc của nhau và ái ngại dấu đi tiếng thở dài: Những rừng chữ khô vẫn mọc đầy, những biển chữ chết vẫn dậy sóng. Tựu trung: Viết, như một bản báo cáo, như lời tường trình: Tôi vẫn còn sống, vẫn còn trú thân đất người và hằng tháng nhắn nhủ tới người quen thân sơ trong cộng đồng phiêu dạt bằng thứ ngôn ngữ đang héo hon dần đi. Đó là thứ kinh nguyệt chẳng đều đặn của mụ xồn xồn đang biến đổi tâm sinh lý. Một nhà thơ đã cất giọng ai oán: "Ta làm gì cho hết nửa đời sau?!". Nên gióng thêm, lẽo đẽo theo sau một mệnh đề tiếp nối: Khi mà chẳng côn ai đọc thơ văn của mỗ!


      Một nhà thơ khác, thi sĩ Ngu Yên, có lần đề nghị: Đời sống bình lặng quá, sinh hoạt này tẻ nhạt quá, hay là như thế này nhé, để khuấy động nó, tôi sẽ về Houston, đọc trên đài, đăng lên mặt báo, đại loại như: "Tin đâu sét đánh ngang tai, Hồ Đình Nghiêm đang sống chuyển sang từ trần". Tôi hoàn toàn đồng ý với trò đùa ấy, ra sức ngóng chờ tin ai kia lạnh lùng khai tử mình đi nhưng vẫn bặt vô âm tín. Và như vậy, đời sống lại lai hoàn là chuỗi ngày quạnh quẽ. Chẳng đổi mới. Nhưng dẫu sao, khi hồi tưởng lại, tôi vẫn cho thời điểm từ năm 1986 cho đến 1992 là những năm mang tới sự sung mãn cho dòng văn học lưu vong. Và chính những tờ tạp chí như Văn của Mai Thảo đã nuôi dưỡng, đã bồi đắp cho thứ văn học ngoài nước một diện mạo khởi sắc, ắp đầy lạc quan cửa một đội ngũ đông đảo người viết mới. Thực sự chúng ta đã có một thời như thế. Một giai đoạn hồng, một thời kỳ xanh.



            Thủ bút Mai Thảo gởi văn hữu

      Sau nhiều truyện ngắn liên tục gửi đăng, sau rốt tôi gặp tác giả "Sống Chỉ Một Lần". Gặp ba bốn bận. Ở Virginia. Ở Montréal. Khi thì ở tư gia ấm cúng của bác sĩ Phó Ngọc Văn, lúc thì hàng quán Việt nam khuất lấp ngàn dặm lữ. Người viết "Sân khấu giữa rừng" ngồi với vai so, tóc thưa. Chưởng môn nhân phong trần dựng bảng hiệu báo Văn trên đất lạ bao giờ cũng ngồi với rượu Rémy Martin, sóng sánh màu vàng của độc dược úng thủy trong tay gầy luôn ôm giữ. Hỏi thăm một nhà văn nữ. "Ừ, cô ấy vẫn làm sở Mỹ". Hỏi thăm một nhà thơ nam. "Thằng ấy đến giờ vẫn chưa có thẻ xanh, trong túi nó tuyệt không có một tờ giấy vụn. Một ngày kiếm được 10 đô là đã mừng, đủ làm tô phở, một hai cốc cà-phê. Đếch có ước mong gì khác". Lối nói chậm rãi, giàu âm điệu. Những chiếc răng cuối chưa chịu rụng nốt, những lỗ hổng bày ra và chữ ĐẾCH lách mình từ cái thưa thớt kia, chui vào tai, nghe thích, nghe sướng. Đếch mang theo gió, đếch lên bổng xuống trầm và đếch của một Hà-nội cổ tích vang bóng một thời. Hỏi thăm thêm một hai kẻ khác-những kẻ tà đạo- ông đưa tin, độ lượng chẳng phê phán: "Mặc xác chúng nó, để tâm làm gì cho rượu đắng. Biết uống rượu không, hở cậu nhà quê kia?" Ông luôn gọi tôi là đứa nhà quê. Nhà quê có nhiều nghĩa, lắm ẩn ý; tôi không buồn dọ tìm, mặc nhiên ngồi khoanh tay chẳng thắc mắc. Tuy vậy ông vẫn thổ lộ với đứa nhà quê: "Tin không? Có khi tôi suýt là rể của Huế?" (Hình như ca sĩ Hà Thanh, một thời là tình nhân?).


      Nói tới Huế, ông dùng nhiều chữ thật ấm áp ở đoạn này và ghẻ lạnh ở đoạn khác. Phương ngữ ấy thích hợp cho cái khí hậu của một vùng đất sáng nắng chiều mưa, của oan khiên trùng phùng. Trí nhớ ông rất tốt, mạch lạc, không gián đoạn, chẳng vấp váp khi thuật chuyện. Lối nói đầy hấp lực, có chút cao ngạo. Hút thuốc Winston và rượu uống chẳng mềm môi. Tự thân, toát ra dáng vẻ gầy ốm ấy, phủ chụp lấy là cả một sự cô độc. Hoặc nói cách khác, ông nổi bật giữa đám đông bằng một sắc thái riêng, những cử chỉ tự ông không muốn dựng bày. Thoạt đầu, khi tiếp chuyện, ông chẳng gây cho người đối thoại chút thiện cảm. Nhưng sau đó, lân la lâu dài, người ta khám phá đằng sau cái vẻ dị biệt ấy là cả một tấm lòng nhân ái. - Anh về Việt-nam chưa? - Về làm đếch gì? Đã lưu vong thì cho lưu vong luôn. Tôi đồng thuận với lối nói mang chút khắc nghiệt ấy. (Quê hương là gì hở Mẹ? Muôn đời là chùm khế chua, con chớ bén mảng leo trèo, công an sẽ làm cho u đầu sức trán!- Lời Mẹ dặn kiểu đổi mới).



      Hợp Lưu số 100 về Mai Thảo, Tháng 5&6, 2008

      Bạn từng thắc mắc: Tại sao chúng ta chẳng hề có tác phẩm lớn? Câu trả lời không mấy khó: bởi vì chúng ta luôn thỏa hiệp với cái ác, yếu lòng bắt tay với những thứ xấu xa, sống chung hòa bình với thấp hèn, câm nín trước những bất công luôn trấn lột- tinh thần lẫn vật chất. Bạn về, Việt kiều rung đùi ngồi ăn phở trên một con đường đầy rẫy kẻ đánh giày, bán vé số, đi ăn xin, chỏ mỏ chờ húp cơm thừa canh cặn thì có phải bạn cũng đang là một kẻ tật nguyền? Khi mang thương tích, bạn chỉ làm được những thứ tầm tầm, cỡ kiểu Trần Vàng Sao (bút hiệu nghe điếc con ráy): "Bây giờ tôi đủ tuổi tôi, Nam mô di Phật một đời như không, ra đường tôi đứng trời trồng, ốm o xo bại tưởng chừng đứa điên". Tác phẩm lớn? Người Việt-nam viết thế chó nào được!



       Mục Lục Hợp Lưu số 100

      Hàng tháng tôi vẫn nhận báo biếu của Văn, đều đặn. Những dòng chữ viết tay ngoài phong bì chẳng thay đổi. Như một phong vũ biểu, người nhận sẽ ngạc nhiên nếu hôm nào nhìn thấy tên họ địa chỉ mình đã có ai dùng bàn chữ đánh máy, vô hồn gõ thẳng thớm từng mẫu tự. Và chữ viết tay, dẫu bằng viết Bic rẻ tiền, bao giờ cũng mang theo chút chân tình, sướng mắt hơn bất cứ một phương thức ấn loát tinh xảo, tuyệt kỹ nào khác. Ông sẽ cặm cụi viết cho xong bao nhiêu cái phong bì màu vàng ấy? Ông sẽ dán ngang dọc biết bao con tem USA từ 1 xu cho tới 2 đô? Mất thì giờ. Và đếch có thích hợp với tuổi tác ông. Mặc xác tớ. Máy móc không can dự được trong chuyện rút ngắn thời gian và đỡ mỏi tay. "Thế hệ cậu, thời mà cậu đang sống thở này, phải nên bảo là bất hạnh". Ông chia xẻ. Tác giả bài viết cảm động "Vai Trò Dưới Nắng" bày tỏ: "Ngày xưa, những cô sinh viên thướt tha ôm sách vở đến giảng đường bao giờ cũng ép vào lòng họ cuốn "Để Tưởng Nhớ Mùi Hương". Người ta trân quý chữ nghĩa và người ta luôn đặt nhà văn đứng ở một vị trí nào đó, ảnh hưởng tới họ. Còn bây giờ..." Ông chẳng chấm câu, ông bỏ lửng và tôi không đủ tài cán để điền chữ vào chỗ trống cho hợp nghĩa.


      Ông uống rượu, ông đốt thuốc. Mơ màng nhìn ông, tôi muốn hỏi vì sao lại chọn bút hiệu là Mai Thảo nhưng ngần ngại không thưa thốt. Nếu viết tắt: MT có thể nhặt ra nhiều tên gọi. Minh Tinh. Mười Thương. Mặc Tình. Mộng Tưởng. Hay Miên Trường? Ông vẫn thích câu thơ của Bùi Giáng: "Xin chào nhau giữa con đường, Mùa Xuân phía trước miếu trường phía sau". Tôi cũng thích hai câu, hình như của Nguyễn Đức Sơn: "Bao giờ anh chết mặc anh, bấy giờ tôi mọc cỏ xanh đầy mình".


      Mai Thảo đã chết. Đêm giã từ Hà-nội đã thực sự từ giã chúng ta. Ở Montréal xa ngái này, tôi đứa nhà quê chưa hề một lần sang Callfornia thăm thú. Nếu có điều kiện tôi sẽ đi, tôi hỏi thăm tiệm ăn Song Long có còn đó không? Nghe đâu thời trước ông Mai Thảo thuê phòng trọ ở gần đấy. Tôi sẽ lần khân tìm ra nấm mộ ông, bắt chước tiền nhân để nghiêng chảy chai rượu nhỏ hàng lại hàng xuống vuông đất lạnh. "Cô Kim Cương ơi, nếu tại hạ có chết di xin cô hãy ra ngồi đái xuống mồ tại hạ một vài giọt nước mắt". Bùi Giáng nói thế. Những người nổi tiếng, khi mất đi họ vẫn để lại cho trần gian này những tặng phẩm hương hoa. Anh Mai Thảo, tôi luôn nhớ câu anh nói: "Bọn chúng rất giầu, chúng đặc biệt xài chung một thứ tiền tệ riêng". Giờ này thì tôi đang khánh kiệt dần. Anh mới là triệu phú. Cuối đời còn sáng tác cả một tập thơ giá trị. Tôi xin cúi đầu trước miếu đền u tịch. "Tin đâu sét đánh ngang tai, Bác Mai Thảo đã chết thực rồi sao hở Giời?"


      Montréal, chốn nhà quê tháng 5 linh 8.

      Hồ Đình Nghiêm

      Hợp Lưu số 100, Tháng 5&6 Năm 2008
      Số đặc biệt về Mai Thảo (1927-1998)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thưa Chuyện Cùng Người Quản Thủ Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn

      - Những Người Biết Yêu Hồ Đình Nghiêm Giới thiệu

      - Đất hoàng thổ Hồ Đình Nghiêm Giới thiệu

      - Đồng Hương Hồ Đình Nghiêm Tạp luận

      - Mới Nên Con Người Hồ Đình Nghiêm Tạp luận

      - Hồ Đình Nghiêm thưa chuyện cùng nhà văn Võ Kỳ Điền Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn

      - Đồng hành Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn

      - Mẹ Việt Nam Hồ Đình Nghiêm Tạp luận

      - Miên Trường Hồ Đình Nghiêm Nhận định

      - Bài nhìn lên kệ sách 6 Hồ Đình Nghiêm Tạp luận

    3. Bài Viết về nhà văn Mai Thảo (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Mai Thảo

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Mai Thảo và Bút Pháp (Doãn Cẩm Liên)

      Vài Ghi Nhận Về Mai Thảo (Nguyễn Hưng Quốc)

      Miên Trường (Hồ Đình Nghiêm)

      Phỏng vấn nhà văn Mai Thảo (Nguiễn Ng. Í)

      Với Nhà Văn Mai Thảo: Thơ Như Đường Gươm Múa Lượn... (Trần Văn Nam)

      Mai Thảo (Học Xá)

      Mai Thảo người kể chuyện bằng văn (Trần Thanh Hiệp)

      Mai Thảo (Hợp Lưu)

      Hành Trình Đến Tự Do Nhà Văn Thuyền Nhân Mai Thảo (Ngô Thế Vinh)

      Nói Chuyện Với Nhà Văn Mai Thảo

       (Thụy Khuê & Trần Vũ)

      Vài ghi nhận về Mai Thảo (Nguyễn Hưng Quốc, Tiền Vệ)

      Gối đầu lên chữ nghĩa (Hoàng Khởi Phong, Talawas)

       

      Tác phẩm của Mai Thảo

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Màu lụa Hà Đông trong thơ Nguyên Sa (Mai Thảo)

      Những Ca Khúc Tiền Chiến (Mai Thảo)

      Ngôi Sao Hàn Thuyên (Mai Thảo)

      Nhật Tiến Vẫn Đứng Ở Ngoài Nắng (Mai Thảo)

      Tiếng hát Thái Thanh (Mai Thảo)

      Mặc Đỗ Quy Ẩn (diendantheky.net)

      Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời

      (sangtao.org)

      Nhân Cách Bình Nguyên Lộc  

      (diendantheky.net)

      Chuyến tàu trên sông Hồng, Mưa núi,

      Thơ: Ta thấy hình ta những miếu đền

      (Talawas)

      Tác phâm trên mạng:

      - vantuyen.net   -  sangtao.free.fr

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)

      Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Cùa Thơ Mộng, U Hiển (Phan Tấn Hải)

      Bùi Vĩnh Phúc Ra Mắt Sách: 9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương (Việt Báo)

      ‘Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ của Nguyễn Tiến Hưng ly kỳ bất ngờ (Đằng Giao)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)