1. Head_

    Trúc Phương

    (.0.1939 - 18.9.1995)

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Việt Dương - Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ: Thay Lời Tựa - Duyên Khởi (Trần Thị Nguyệt Mai) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      5-8-2024 | VĂN HỌC

      Việt Dương - Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ: Thay Lời Tựa - Duyên Khởi

        TRẦN THỊ NGUYỆT MAI
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà văn Việt Dương

      Câu chuyện bắt đầu với họa sĩ Vị Ý. Cách đây hơn mười năm, tôi có dịp trò chuyện bút đàm với anh Đinh Thanh Nguyện ở Việt Nam qua trang blog Phay Van – nhân vật chính đã giúp tìm lại tác phẩm “Cõi Đá Vàng” của nhà văn Nguyễn Thị Thanh Sâm và được nhắc đến trong Thay Lời Mở – “Hành Trình của Cõi Đá Vàng” khi nhà văn Trần Hoài Thư tái bản tác phẩm này tại Hoa Kỳ. Gọi nhau bằng anh, bằng chị, nhưng tôi đoán biết anh cùng thế hệ với tôi khi anh chịu khó scan những bìa báo Tuổi Hoa, những cuốn sách quý ngày cũ anh còn may mắn giữ được để tặng Phay Van và các bạn trong nhóm.


      Một lần anh ngỏ ý muốn biết thêm về họa sĩ Vị Ý là thầy dạy vẽ của anh, nghe nói đã sang Mỹ và đã mất... Tôi chia sẻ với họa sĩ Đinh Cường và đề nghị khi nào có thể xin anh viết một bài về người họa sĩ này. Anh Đinh Cường có hứa nhưng rồi anh ngã bệnh và qua đời ngày 7-1-2016. Đến tháng 2 năm đó, tôi may mắn tìm được bài “Họa sĩ Vị Ý, Ảo Giác và Quên Lãng” của nhà thơ Viên Linh trên Người Việt online (Wednesday, March 13, 2013) và gửi ngay cho anh Đinh Thanh Nguyện xem. Trong nước bị chặn tường lửa nên tôi post bài này trên blog của mình để bạn bè có thể đọc.



             Kệ sách Học Xá

      Rồi cũng thật tình cờ, trong một lần Google search năm ngoái, không nhớ rõ về chủ đề gì, lại thấy bài viết “Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành” của nhà văn Việt Dương đi trên Diễn Đàn Thế Kỷ. Thật vui. Nhà văn Việt Dương thì tôi biết khoảng cuối năm 2019 và đầu năm 2020 khi anh có truyện ngắn đi trên tạp chí Ngôn Ngữ mà tôi là “cô cò”. Sau bốn số báo, anh chia sẻ vì truyện ngắn của anh khá dài, không thể viết ngắn hơn được nên không thể cộng tác với Ngôn Ngữ... Lần nối lại liên lạc này và xin phép đi bài về họa sĩ Vị Ý trên blog Trần Thị Nguyệt Mai, tôi còn thòng thêm câu: “... không biết anh có còn nhớ NM trong những ngày Ngôn Ngữ?” Anh Việt Dương hồi âm:

      1. Cám ơn cô đã dùng bài – Họa sĩ với giấc mộng không thành – cho blog TTNM.


      2. Cô nhớ tên Việt Dương, sao lại hỏi “không biết VD có còn nhớ NM trong những ngày Ngôn Ngữ?” Tôi không liên lạc với cô, nhưng vẫn đọc những bài điểm sách của Nguyệt Mai trên Diễn Đàn Thế Kỷ...

      Khi chia sẻ bài viết cho anh Đinh Thanh Nguyện thì không nhận được thư trả lời. Hỏi Phay Van, em cho hay đã mất liên lạc với anh ấy khoảng 4 năm nay. Có khi nào trường hợp xấu nhất đã xảy ra? Cả hai chúng tôi cùng không muốn nghĩ tới.


      Mất liên lạc với một người bạn cũ nhưng may mắn kết nối lại được với một người anh. Anh Việt Dương gửi tiếp cho tôi bài viết về Thầy Tuệ Sỹ. Tôi chia sẻ, “... NM rất thích. Vì được chính anh là người đủ duyên để có dịp hạnh ngộ và ở gần hai Thầy Trí Siêu & Tuệ Sỹ trong một thời gian, kể lại... Anh ráng viết tiếp về những người mà anh quen biết và gom lại thành một sách 'chân dung’ sẽ rất hay.” Anh Việt Dương đồng ý, hứa sẽ viết và gửi thêm một số bài khác. Sau đó, từ tình thân văn nghệ, anh đề nghị tôi viết về những chân dung mà tôi quen biết ghép vào phần của anh để thành đồng tác giả “Chân dung Ngày Đó Bây Giờ”. Đó là duyên khởi của cuốn sách bạn đang cầm trong tay.


      Nơi đây xin chân thành cảm ơn anh Việt Dương đã cho Nguyệt Mai được góp mặt, cũng là lần đầu tiên trở thành đồng tác giả một cuốn sách. Niềm vui ấy thật to lớn, không bút nào tả được. Hy vọng qua tập sách Chân dung Ngày Đó Bây Giờ bạn đọc sẽ tìm ra, biết được thêm về những khía cạnh thú vị trong cuộc đời của những chân dung mà bạn đã từng yêu mến, ngưỡng mộ.


      Trần Thị Nguyệt Mai

      11.2.2024

      *


      Bìa trước và bìa sau (Kệ sách Học Xá)

      MỤC LỤC


      Nguyệt Mai - Thay Lời Tựa - trang 11


      1. Việt Dương - Mấy Nét Về Nhà Báo, Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên - tr. 15

      2. Nguyệt Mai - Đọc Sách “Tháng Ngày Qua” Của Nguyễn Tường Nhung - 23

      3. Việt Dương - Họa Sĩ Vị Ý Với Ước Nguyện Không Thành - 38

      4. Nguyệt Mai - Khánh Trường, Người Kết Nối Muôn Phương - 58

      5. Việt Dương - Trên Đường Tự Học Chữ Nho Của Hai Nho Sinh Đào Mộng Nam Và Phạm Xuân Hy - 68

      6. Nguyệt Mai - Họa Sĩ Đinh Cường Đã Về, Đã Tới... - 98

      7. Việt Dương - Từ Bức Ảnh Của Thầy Lê Mạnh Thát Trong Lễ Tang Thầy Tuệ Sỹ - 104

      8. Nguyệt Mai - Nguyên Minh, Một Đời Chung Thủy Với Văn Chương - 123

      9. Việt Dương - Giáo Sư Trần Huy Bích - Người Hết Lòng Với Văn Hóa Dân Tộc - 130

      10. Nguyệt Mai - Nhà Thơ Thành Tôn, Một Đời Thắp Tình Sáng Mãi - 149

      11. Việt Dương - Nhà Nghiên Cứu Ngô Nhân Dụng Với Tác Phẩm Đứng Vững Ngàn Năm - 152

      12. Nguyệt Mai - Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ - 188

      13. Việt Dương - Bác Sĩ Trần Xuân Dũng Với Công Trình Biên Tập Bộ Văn Học Quân Đội - 197

      14. Nguyệt Mai - Những Kỷ Niệm Cùng Anh Trần Hoài Thư Và Thư Quán Bản Thảo - 258

      15. Việt Dương - Nhà Thơ Phan Lạc Giang Đông - Người Hết Lòng Với Bạn - 268

      16. Nguyệt Mai - Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn - 295

      17. Việt Dương - Nhà Thơ Phạm Thiên Thư - Bốn Hình Ảnh Một Cuộc Đời - 330

      18. Nguyệt Mai - Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc, Như Không Thôi Đi Được - 347


      Trần Thị Nguyệt Mai

      Nguồn: Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ, Nxb Nhân Ảnh 2024

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Việt Dương - Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ: Thay Lời Tựa - Duyên Khởi Trần Thị Nguyệt Mai Thay lời tựa

      - Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ Trần Thị Nguyệt Mai Hồi ức

      - Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn Trần Thị Nguyệt Mai Nhận định

      - Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu

      - Duyên Hạnh Ngộ Trần Thị Nguyệt Mai Hồ ức

      - Nhà văn Hồ Đình Nghiêm Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu

      - Giới Thiệu Truyện Dài “Đời Thủy Thủ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu

      - Vua Phiếm Trần Thị Nguyệt Mai Thơ

      - Nhớ Một Mùa Xuân Trần Thị Nguyệt Mai Thơ

      - Giới thiệu tuyển tập tiểu luận “CÕI CHỮ CÕI NGƯỜI” của TRẦN HỮU THỤC - TRẦN DOÃN NHO Trần Thị Nguyệt Mai Điểm sách

    3. Bài viết về nhà văn Việt Dương (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)