|
Tô Thùy Yên(.0.1938 - 21.5.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Tin anh Trần Hoài Thư mất đã được nhà thơ Phạm Cao Hoàng thông báo cùng bạn bè đúng một tháng sau ngày chị Nguyễn Ngọc Yến, người vợ dấu yêu của anh ra đi (27-4-2024), vào sáng ngày thứ Hai 27-5-2024 cũng là ngày lễ Chiến sĩ trận vong (Memorial Day) của Hoa Kỳ. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên. Nhà văn nhà thơ Trần Hoài Thư là một sĩ quan thuộc QLVNCH ngày xưa và khi định cư ở Mỹ, anh cũng là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, đã cùng anh Phạm Văn Nhàn, một đồng đội và bạn văn thời trước, xuất bản tạp chí Thư Quán Bản Thảo và thành lập nhà xuất bản Thư Ấn Quán với chủ trương khôi phục và vực dậy di sản văn chương miền Nam. Nay thì người Chiến sĩ ấy đã trận vong. Thật buồn!
Nhưng tôi không bất ngờ. Vì hôm dự tang lễ chị Yến, nhìn dáng anh liêu xiêu không gậy chống, tôi rất xót xa và như cảm thấy ngày ấy của anh đã gần kề. Anh vốn gầy, bây giờ gầy hơn, má hóp, da sậm hơn... Lại thêm, những lúc sau này, mỗi khi nói chuyện điện thoại, anh hay than bị short breath và mệt. Những câu chuyện không còn kéo dài như xưa.
Theo lời kể của anh Phạm Văn Nhàn, lẽ ra TQBT đã ngưng từ sau số 96 chủ đề Tạp Ghi Tiền Tuyến: Hòn đảo vàng Văn học miền Nam (tháng 12/2021) vì tình hình sức khỏe của anh THT. Nhớ lại ngày 11.11.2021, anh gửi text message cho tôi: “Anh ở bệnh viện 2 ngày. Tình trạng nguy kịch đã qua. Báo tin em hay. Hai ngày chỉ vào nước biển”. Nhưng rồi hai tháng sau, anh lại cố gắng tiếp tục thực hiện giai phẩm TQBT 97: Ký giả Lô Răng Phan Lạc Phúc & Tạp ghi Văn nghệ (tháng 2/2022). Anh chia sẻ anh chuyển tạp chí TQBT sang hình thức giai phẩm vì hợp với sức khỏe của anh hơn, khi nào khỏe thì anh làm và không cần chờ những sáng tác mới của thân hữu. Tiếp đến giai phẩm TQBT 98 (tháng 5/2022) ra mắt với chủ đề truyện ngắn Sơn Nam trong tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Năm. Anh bày tỏ trong Thư Tòa Soạn:
Truyện của Sơn Nam rất nhiều, đăng rải rác trên các nhật báo hay tuần báo thủ đô.
Mặc dù có sự nỗ lực tìm tòi để cho ra đời ba tuyển tập truyện ngắn Sơn Nam, nhưng vẫn có một số nhiều truyện không tìm thấy trong các tuyển tập này.
Nhận thấy nếu không sưu tập là cả một thiệt thòi rất lớn cho nền văn học nước nhà, nên chúng tôi cố gắng cho ra đời giai phẩm 98 Thư Quán Bản Thảo để đăng lại một số truyện quý hiếm của nhà văn Sơn Nam mà chúng tôi tìm thấy trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Năm.
Qua những truyện chúng tôi nghiền ngẫm, nhà văn Sơn Nam không những là nhà văn của Nam Bộ mà còn là nhà văn lớn của Việt Nam. Ông nghe, đọc, tìm hiểu, dùng kinh nghiệm bản thân để làm chất liệu. Bằng chứng Ma Bình Định hay Đẹp Xưa không dính dáng gì đến Nam Bộ của ông.
Gout rồi stroke hành hạ không làm anh nản. Tháng 7/2022, anh lại cho ra đời giai phẩm TQBT 99: Giới thiệu tạp chí Chỉ Đạo & Tưởng nhớ bằng hữu khuất bóng với sự góp sức của anh Nhàn.
Và cuối cùng tạp chí TQBT số 100 (tháng 9/2022) đã đạt thành như mong đợi của anh và bằng hữu, cũng là lúc anh bị chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết (Lyphoma), tuy chưa biết lành hay ác tính, vì còn chờ khám nghiệm.
Anh tâm sự, lúc đó anh thật buồn. Nhưng khi xem trong youtube chương trình America's Got Talent có người thiếu nữ 31 tuổi bị ung thư ác tính với nghệ danh Nighbirde (tên thật Jane Marczewski) hát bài It’s OK do chính cô sáng tác nói về trải nghiệm cá nhân trong việc duy trì cái nhìn tích cực về cuộc sống sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, khiến người hâm mộ và ban giám khảo cảm động, nên được trao giải Golden Buzzer, anh đã thay đổi cách nhìn.
Khi con số 100 đã thành một huyền thoại
Tôi chào mừng em, người em bất tử
Em dám thách thức tử thần
Không phải đánh bại tumor
Mà lấy tiếng hót của con chim nhốt trong lòng mà hát ca, thì thầm, an ủi
đừng sợ đừng sợ nghe chim
Đừng nao núng, nghe THT
Mình có thời gian ít ỏi
Hãy lấy niềm vui thay vì nước mắt
Thêm một email đến giữa lúc tôi bâng khuâng
Cháu chỉ còn thiếu số Văn Học 156, mà lại là số khá quan trọng ạ. Mà tiếc quá vì chắc không ai còn.
Cháu hy vọng sau này vẫn có thể tìm được, và bổ sung cho việc nghiên cứu sau này của cháu ạ.
Hiện tại, cháu đang bổ sung và chỉnh sửa luận án tiến sĩ để bảo vệ vào tầm tháng 11 năm nay bác ạ.
Cháu cảm ơn bác rất nhiều vì đã giúp cháu ạ.
….
Tôi quyết định xé bìa
in lại con số 100 từ màu đen thành màu xanh.
(Trần Hoài Thư – Con số 100)
Bằng ý chí, anh đã lấy lại sức mạnh. Liên tiếp những số TQBT ra đời chỉ cách nhau 1 hoặc 2 tháng:
- Giai phẩm TQBT tháng 10/2022: Những nhà văn nhà thơ sống và viết ở Phan Thiết, Bình Thuận, tuy không được đánh số nhưng được ngầm hiểu là số 101 với nội dung do anh Phạm Văn Nhàn sưu tập và biên soạn.
- Giai phẩm TQBT 102 (11/2022): Hành trình của dòng sông – Mừng sinh nhật thứ 100 của nhà văn Doãn Quốc Sỹ.
- Giai phẩm TQBT 103 (1/2023): Thơ văn những người cộng tác nữ giới & Viết về nhà văn Kinh Dương Vương.
- Giai phẩm TQBT 104 (3/2023): Giới thiệu nhà văn Vương Hồng Sển & Tạp chí Phổ Thông
- Giai phẩm TQBT 105 (4/2023): Chơn Hạnh - Trần Xuân Kiêm -- Phần phê bình Trần Thiện Đạo & Thụy Khuê về dịch phẩm Những Ruồi của Phùng Thăng.
- Giai phẩm TQBT 106 (5/2023): Thơ Cung Trầm Tưởng trước 1975.
Lúc này anh nhận được tin bác sĩ cho biết ung thư hạch không còn nữa nên anh vui lắm. Ngày 24.6.2023, từ New Jersey anh đi Houston (Texas) thăm anh Phạm Văn Nhàn và những thân hữu ở đó, mang theo Giai phẩm TQBT Thi văn hợp tuyển "Hương tình khổ nạn" của Trần Hoài Thư (6/2023) để làm quà tặng bạn bè với lời giới thiệu:
“Cuốn sách này ra đời như là một chia sẻ nỗi vui buồn trùng trùng điệp điệp cũng như niềm hạnh phúc vô biên của một lão già 81 tuổi. Vẫn còn làm thơ viết văn, tự in, tự đóng, làm bìa cứng, hầu gởi tặng những người mà tác giả quý mến. THT”.
Khi trở về, nghĩ tới những dự án tương lai, anh khoe mới mua máy cắt, để từ nay anh in được những cuốn sách dày hơn mà không cần phải dùng nhiều sức...
Niềm vui không được bao lâu. Sau đó là những ngày anh không được khỏe, liên tiếp vào ra bệnh viện, vì bị xuất huyết. Do đó, bác sĩ Trần Quí Thoại (con anh) quyết định mổ cắt bỏ cuống gan để anh không còn lo bị xuất huyết và cả stroke. Anh chia sẻ:
“Cuộc mổ gan 10 ngày trước, những phản ứng sau khi một phần bộ phận trong cơ thể phải bị vất đi, đã làm tôi mất sức. Ba tuần trong bệnh viện chỉ là juice, liquid, và ống thông tiểu với những cơn đau xé trời khi nước tiểu phải bí, phải nhỏ ra từng giọt, và những sáng chiều với những mũi kim đâm lụi, như những máy dò mìn tìm chỗ an toàn... Tôi không còn biết ngày biết đêm khi nhìn ra khung cửa bệnh viện nữa. Tôi là con thuyền bị nước tràn vào, và bao quanh tôi là những y tá bên cửa kính chờ tát nước. Hai ngày hôn mê, mà cảm thấy đau xé ở dương vật vì nước tiểu không thoát, do sự tước đoạt một phần lá gan... Rồi bỗng hai người phụ y tá tự nhiên mang dụng cụ thông tiểu, rồi hô 1, 2, 3, khi đút vào dương vật... Rồi ống cống bị chặn nay khai thông... Sau cả 15 phút, người trợ tá đưa cái bịch nylon lên để tôi hiểu tại sao. Cả một bịch chừng 2 lít nước vàng khè... Tôi nghe nhẹ nhõm. Cánh tay tìm lấy những ngón tay người y công siết mạnh, cám ơn em...” (trích từ giai phẩm TQBT 107)
Không còn “máy lọc” chất dơ trong máu, từ nay anh phải dùng thuốc xổ mỗi ngày để tống hết chất độc (cùng lúc với dưỡng chất), nên cơ thể anh chẳng còn giữ lại gì cả, trong khi anh vốn đã yếu, hàm răng không còn cái nào, đã từ lâu, chỉ ăn được những món thật mềm, uống nước súp, hay sữa Ensure... Nhưng anh đã chống chỏi được với lục phủ ngũ tạng hư hại thảm thương một thời gian dài, quả thật là một sự mầu nhiệm. Mọi người đều nói ý chí của anh rất mạnh khiến anh vượt qua những bệnh tật.
Anh lại tiếp tục cho ra đời những cuốn mới sau lần mổ gan:
- Biểu Nhất Lãm Văn Học Cận Đại của Thanh Lãng. Sách được chụp lại, chữ xấu, nhiều chỗ nhòa.
- Tiểu thuyết của Thanh Lãng. Bản in bằng ronéo, phổ biến trong sinh viên.
- Giai phẩm TQBT số 106 (10/2023) [do anh Trần Hoài Thư đánh nhầm, nên có tới hai số 106], chủ đề Thanh Lãng. Nhiều trang giới thiệu luận án tiến sĩ của L.M Thanh Lãng.
- Giai phẩm TQBT 107 (11/2023): “Dấu Yêu”, thơ văn hợp tuyển của Trần Hoài Thư.
- Giai phẩm TQBT: "Hạt Vàng Đã Mất" của Mai Thảo (12/2023).
- “Phao”, tập thơ cuối cùng của Trần Hoài Thư (4/2024), với những dòng chữ đề tặng:
Cho em và con – hai nguồn thơ vô tận, đồng thời cũng là chiếc phao giúp ta mưu sinh và thoát hiểm. Qua em, anh tập therapy về tình yêu. Qua con, với những viên thuốc mầu nhiệm.
Ngày 22/1/2024, anh Trần Hoài Thư gửi cho tôi “Một bài thơ cũ mà mới” qua email.
Mai Em
Bây giờ là 3 AM.
Anh đang ngồi trước máy
Gõ những trang cuối cùng cho số chủ đề về Sáng Tạo
Anh mừng, thật là mừng
Đã 180 trang rồi Mai Em
Không biết kỳ này bỏ bài nào đi bài nào
Bài nào cũng giá trị
Anh em mình khi không mà lao vào con đường hệ lụy
Anh không biết làm cách gì để em đỡ lo
Ngày sang ngày chừng ấy văn thơ
Anh cảm thấy cuộc đời đen tối quá
Anh ao ước phải chi mình trúng số
Mướn thầy cò, sửa morasse thay em
Bây giờ là 3 AM
Sau khi lo giúp chị Y. làm vệ sinh cá nhân
Sau khi chúc chị Y. tiếp tục ngủ ngon
Anh xuống dưới hầm nhà
Mở lại cái máy
Mở lại trang đang viết lỡ dở
À, mừng quá đi thôi
Anh tìm thêm một vòng hoa để vinh danh Sáng Tạo ở trang đầu
Vòng hoa về nhóm
Vòng hoa về sự kết đoàn
Vòng hoa về tình bạn
Anh viết như thế này:
Chưa bao giờ có một tạp chí mà nhóm lại kết đoàn, và mãi đến sau mấy mươi năm, những người trong nhóm lại xem như niềm hãnh diện.
Phải, chưa bao giờ có một nhóm đã ngồi lại với nhau, dù những dị biệt, mỗi người một ý, để thẳng thắn trao đổi, thảo luận và để lại cho lịch sử văn học miền Nam bốn cuộc thảo luận về văn học nghệ thuật.
Nhớ rằng lúc ấy là vào năm 1960, chứ không phải vào những năm mà talawas đã lợi dụng Internet như là một diễn đàn thảo luận cách đây khoảng 10 năm hơn. Dù sôi nổi, dù mỗi người một ý, nhưng những cuộc trao đổi trên “forum” không còn để lại dấu vết. Chỉ có Sáng Tạo. Sáng Tạo cách đây 50 năm hơn, đã làm một chuyện phi thường. Dù kẻ khen người chê. Dù người không thích, kẻ thích. Nhưng ít ra, nó cũng thực hiện một hiện tượng lịch sử.
Tại sao tôi nghĩ vậy. Bởi vì tôi cũng đã từng có mặt trong những cuộc thảo luận talawas. Bởi vì tôi có kinh nghiệm ngay trên tạp chí này. Nhóm Thư Quán Bản Thảo. Trước đây bốn người, nay chỉ còn hai. Bởi vì chúng tôi không thể dung nạp những ý kiến dị biệt lại với nhau, vì chủ trương của tờ tạp chí.
Tôi rút từ kinh nghiệm của mình để nói lên một điều mà tôi cho là đẹp nhất của Sáng Tạo. Đó là sự kết đoàn. Kết đoàn từ số 1 đến số cuối cùng, và mãi đến bây giờ.
Khó có một tạp chí nào lại có một tập họp gắn bó keo sơn lại với nhau như vậy.
Và THƯ QUÁN BẢN THẢO cũng tiếp tục những gì mà Sáng Tạo đã đi: Đoàn kết, Tình thân. Và Tình yêu văn chương vô bờ bến.
Thưa anh Trần Hoài Thư rất kính mến,
Những gì anh mong mỏi đã thành tựu viên mãn. Tất cả mọi người đều như thấy có sự hiện diện của anh trong ngày tang lễ. Làm sao giải thích được lúc đi đến nhà quàn ở New Jersey ngày thứ Bảy (8/6), ba nhóm trong tiểu bang Virginia xuất phát từ ba ngả khác nhau lại cùng dừng chân và gặp nhau ở Delaware Rest Area. Những cái ôm thật chặt từ những người mới gặp nhau lần đầu mà tưởng như đã quen nhau từ lâu. Ngoài những chia sẻ về anh trong tang lễ từ các anh Phạm Cao Hoàng, Phạm Văn Nhàn, Nguyễn Minh Nữu, Tô Thẩm Huy, Trần Trung Đạo, ... làm mọi người rất xúc động; trong bữa tiệc thân mật tại nhà anh chị Phạm Cao Hoàng vào hôm sau (9/6), những chia sẻ từ các anh Phạm Văn Nhàn, Tô Thẩm Huy, Phạm Cao Hoàng, chị Lãm Thúy và bạn Thục Uyên, thêm một lần nữa, khẳng định điều này.
Bằng nghị lực, bằng tình yêu, anh cùng chị Yến đã làm hết sức mình cho văn học Việt Nam thời chiến (1954-1975), trả lại cho những người cầm bút ở miền Nam, nhất là những người Lính VNCH đã ngã xuống trên các trận tuyến, một vị trí xứng đáng, góp phần đập tan những luận điệu tuyên truyền của “bên thắng cuộc” gán ghép, nào là văn chương thực dân mới, nọc độc, đồi trụy, phản động, v.v...
Anh đã lo cho chị Yến, người yêu dấu nhất đời của anh, đến giây phút cuối cùng.
Giờ đây anh hãy an nghỉ.
Xin vĩnh biệt anh!
Trần Thị Nguyệt Mai
Tháng 6/2024
- Trần Hoài Thư: Mai Em Trần Thị Nguyệt Mai Tưởng niệm
- Lê Ký Thương, Khép Lại Những Hẹn Hò... Trần Thị Nguyệt Mai Tản mạn
- Tết Xưa Trần Thị Nguyệt Mai Hồi ức
- Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương Trần Thị Nguyệt Mai Bút ký
- Việt Dương - Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ: Thay Lời Tựa - Duyên Khởi Trần Thị Nguyệt Mai Thay lời tựa
- Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ Trần Thị Nguyệt Mai Hồi ức
- Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn Trần Thị Nguyệt Mai Nhận định
- Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Duyên Hạnh Ngộ Trần Thị Nguyệt Mai Hồ ức
- Nhà văn Hồ Đình Nghiêm Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
• Trần Hoài Thư: Mai Em (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời (Như Thương)
• Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)
• Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)
• Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)
• Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)
• Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)
• Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)
• Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)
• Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
• Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)
• Nghiệp Hành (Nguyên Minh)
• Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)
• Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)
• Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)
• Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)
• Trần Hoài Thư (Học Xá)
• Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)
• Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)
• Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)
• Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)
- Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vĩnh Biệt Anh Chị Trần Hoài Thư - Nguyễn Ngọc Yến (Vương Trùng Dương)
- Tác Giả và Tác Phẩm Trần Hoài Thư: I, II
(Ngộ Không Phí Ngọc Hùng)
- Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)
- Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
- Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)
- Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)
- Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)
- Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)
- Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)
- Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)
- Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)
- Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)
• Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết
(Trần Hoài Thư)
• Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)
- Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,
- Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,
- Trần Phong Giao và những người viết trẻ,
- Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,
- Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)
- Thám Báo,
- Ngày cuối cùng của một cổ trắng
Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.
Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.
Email: tranhoaithu@verizon.net
• Trần Hoài Thư: Mai Em (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Đoàn Viết Hoạt - Một ngày Duy Dân, một đời Duy Dân (Đinh Quang Anh Thái)
• Tại sao Vũ-Hoàng-Chương bị Việt Cộng bắt vào tù khám lớn? (Phạm Công Bạch)
• Đời Thủy Thủ 2: Chương 2: Hải phận Bình Định (Vũ Thất)
• Đời Thủy Thủ 2: Chương 3: Hải phận Bình Định (Vũ Thất)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |