1. Head_

    Đỗ Khánh Hoan

    (5.8.1934 - 3.10.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      31-8-2024 | VĂN HỌC

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật

        NGUYỄN MINH NỮU
      Share File.php Share File
          

       


      Tập thơ đầu tiên của Nguyễn Thụy Đan vừa thực hiện đầu tháng 8/2024 là In Illo Tempore. Đây là câu La Tinh mở đầu bài đọc Phúc Âm trong lễ Công giáo cổ truyền, câu này nghĩa là: “Trong Những Ngày Ấy” Xử dụng phương ngữ này làm tựa đề của một tập thơ, người đọc lập tức hướng suy nghĩ của mình về quá khứ, về suy nghiệm và còn là những thầm kín sâu lắng muốn bày giải ra của tác giả. Tập thơ do FORMApubli phát hành và đường dẫn mua sách tại:


      https://vitanova.vn/illo


      Nguyễn Thụy Đan là một tác giả trẻ, chỉ mới xuất hiện chừng gần mười năm gần đây, nhưng lại là một tác giả được nhiều người nhắc tới bởi vì những điều đặc biệt của những thiên hướng rất lạ trong văn học.


      Trong bài viết của Nhà văn Trần Doãn Nho ghi lại: Nguyễn Thụy Đan cũng đã từng được đề cập trên nhật báo Người Việt năm 2014 qua một bài phỏng vấn do phóng viên Thiên An thực hiện: "Lạc lõng” cậu nho sinh người Mỹ gốc Việt”


      Trả lời cho câu hỏi: “Tại sao lại thích học chữ Hán-Nôm?,” Nguyễn Thụy Đan nói: “Không học Hán-Nôm, không thể hiểu sâu về đất nước và con người Việt Nam. Sống ở hải ngoại mà không muốn bị mất gốc, ắt phải hiểu biết văn hóa quê cha đất tổ.”



          Kệ sách Học Xá

      Tạp chí Thư Quán Bản Thảo do Trần Hoài Thư thực hiện, vào số 91 phát hành đầu năm 2021 mang tên Đầu Xuân Lộc Mới đã dành để giới thiệu tới mọi người một tài năng lạ là Nguyễn Thụy Đan. Lúc đó Đan 24 tuổi, được biết là một người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, đặc biệt chuyên sâu về văn học Hán-Nôm, làm thơ và sống như một Nho sinh giữa một thành phố đa văn hóa và tiên tiến nhất Hoa Kỳ là New York.


      Tôi làm quen với Đan qua Facebook và đó cũng là khoảng thời gian Đan đang tìm kiếm một khung trời mới hơn cổ văn, Đan tìm đọc, và mở rộng tìm kiếm với Văn học Việt Nam bằng các gặp gỡ chuyện trò và nghiên cứu. Một lần khi tới chơi và ở lại với Trần Hoài Thư, trao đổi sâu về một thời văn học Miền Nam, Trần Hoài Thư nói về văn chương phản kháng, phản chiến của văn chương Miền Nam trong thời gian 1960-1975. Đan nói rằng Văn chương Miền Nam thời đó không là văn chương phản chiến, là Văn Chương Yếm Thế thì đúng hơn.


      Câu trả lời của Đan là một nhận định rất mới, lạ và bắt buộc người nghe phải trầm tư hơn.


      Rồi sau đó, năm 2021, sau nhiều lần trò chuyện qua tin nhắn, rồi bằng điện thoại, Nguyễn Thụy Đan đi từ New York xuống Virginia để gặp nhau lần đầu. Đó là một chàng thanh niên khuôn mặt sáng, trắng trẻo, và hơi bụ bẫm. Dù đã nhìn thấy hình ảnh của nhau, nhưng thú thật là tôi giật mình. Đan trẻ quá so với những gì tôi biết qua việc đọc được của Đan với thơ, với văn, với tiểu luận và với trò chuyện trên mạng.



          Nhà thơ Nguyễn Thụy Đan

      Nhưng tôi lập tức thấy ngay từ Đan trong những lời trao đổi với nhau rất ngắn trên đoạn đường về nhà là bên trong khuôn dáng hòa nhã đó là một nội tâm cực kỳ phong phú mà Đan khao khát giãi bày.


      Vấn đề là những giãi bày đó có được lắng nghe và chia sẻ được hay không.


      Qua thơ văn sáng tác của Đan từ thời điểm này, người đọc đã nhìn thấy những biến động mới lạ. Từ hướng về văn học Hán-Nôm, qua văn học hiện đại và rất nhiều suy tưởng nghiêng và tâm linh. Đối thoại với nội tâm, đối thoại với những minh triết Đông Tây Kim Cổ.


      Tập thơ mà Đan vừa cho thực hiện là một chứng minh rõ cái suy nghĩ ban đầu đó. Một mặt hồ tĩnh lặng luôn ôm trong lòng một thẳm sâu diệu vợi. Tập thơ làm tôi choáng ngợp bởi những dồn dập từ một dòng chảy ngồn ngộn cảm xúc bày giải. Là như thế, những thác những ghềnh đi tìm ra bể rộng bằng an.


      “im lặng đồi cùng dịu dàng đêm

      cánh rừng đông-bắc trĩu muộn-phiền.

      ngươi chẳng thấy

      đâu đó quanh đây

      tịch-mạc tôi. cùng vời vợi em.”


      Xa cảng Vienna Metro là nơi tôi đón Đan trong lần đầu tiên hội diện, và cũng là nơi đầu tiên tôi phải đối điện với một tình thế lạ, đó là thể nghiệm từ một im lặng trong thấu hiểu và cảm thông không nói bằng lời.


      Đan sinh ra trên một đất nước khác, không phải Việt Nam. Sống trong một môi trường khác, an bình và phát triển, và được dậy dỗ từ một nền giáo dục tiên tiến. Nhưng chính từ đó, khi chúng ta biết Đan thì chúng ta lại gặp một Nguyễn Thụy Đan khác. Một đam mê với văn chương Việt Nam, một hướng vọng về thời đại xa xưa cũ và hơn vậy nghiên cứu về học thuật. Cùng với đức tin tôn giáo, Đan sống trong cảm thức đời sống rất sâu của thân phận con người.


      Thế giới thơ của Đan là những chiêm nghiệm, tìm tòi và khám phá những bí ẩn riêng (của vũ trụ chính mình và sau đó là vũ trụ mênh mông biểu thị từ một cá thể nhỏ nhoi).


      “đôi khi. trên trang giấy lận đận

      câu chữ bất chợt sáng láng

      dòng huyền-ngữ. xác phàm chẳng cùng hay.”


      Xin được cùng Đan đuổi theo những thể hiện trong dòng thơ ngập tràn cảm xúc này. Không phải là bây giờ đang sống đây, mà Đan đưa người đọc về hoài niệm, về một thời quá vãng để nối với cảm nhận bây giờ, lòng người man mác:


      “trăng cố-quốc ngỡ miền trời bể

      ghế công-viên kể khẽ hưng-vong

      nhắc thầm buổi anh-hùng rơi lệ

      những đời người quạnh quẽ xuôi đông.”


      Vực thẳm là đêm đen, những đồng vọng từ một cõi u hiển để tự đối thoại với mình, thấy hư ảo và thấy hiển linh từ suy nghiệm của Đan làm người đọc rùng mình, chấn động khi cùng Đan tự xem xét chính mình:


      “những đêm thẳm. vời trông ngân-hán

      ngậm ngùi từng hữu-hạn trêu ngươi.

      điêu-tàn vang bóng cõi lời

      nghe trời thường-tại. nghe tôi hão huyền.”


      Thơ của Đan luôn rong ruổi tìm kiếm về một điều xa khơi xưa cũ để cùng hóa thân trong chuyển biến không dừng. Là đời sống? hay là suy tưởng? hay là cân phân giữa biển dâu thường tại với cái vĩnh cửu khát khao? Tôi bị cuốn hút vào những câu hỏi để rồi vô vọng trước câu trả lời.


      “tôi một bữa già cùng vũ-trụ

      từng phút giây gồm đủ bi-hoan

      hỏi phiến đá hợp tan mấy độ

      đêm im lặng lạnh vỡ không-gian.”


      Tên tập thơ chữ La Tinh, lấy ý từ cụm từ trích từ lễ Công giáo cổ, để người đọc khởi một hành trình đọc và tưởng nghĩ đến quá khứ.


      Nhưng đây không là những lời hoài niệm mà là những bày giải ngay lúc này khi luận cổ suy kim.


      Tôi thực lòng cũng không chắc là mình có hiểu được thơ của Nguyễn Thụy Đan theo như ý tác giả hay không. Nhưng thực lòng nghĩ là cánh cửa đã mở của Đan cho phép mình đi vào những dòng chảy miên man liên tục của tâm hồn mẫn tiệp. Mỗi dòng chữ gợi mở một điều trong thẳm sâu suy nghiệm. Khi viết những dòng này, chính là bày giải lòng mình đồng hành với Đan trên chính nỗi lòng của chàng.

      “tôi cầm. tôi đọc. và tôi tin.

      giá sách chìm lãng quên. tôi nguyện ngắm

      mùa thương. chuỗi hạt đời hữu-hạn

      cơn đói khát. bất-tận chờ sớm mai.”

      “sống sót cơ-hồ bằng tưởng-tượng

      trong tôi mục rữa nỗi trầm-kha

      linh-hồn nào chẳng buồn hầu chết

      cằn cỗi ban mai hứa-địa già”

      Tập thơ không dài, chắt lọc từng dòng ký thác, gói gém những suy nghiệm cho mỗi mảng tình riêng. Tới cha mẹ, tới vợ con và với bằng hữu. Nhưng đậm sâu là lời tự tình với thiêng liêng. Không cần phải đọc hết mỗi bài đâu, mà mỗi câu chữ luôn là gợi mở cho tôi phải dừng lại để hiểu về mình, sau đó mới cảm thông với tác giả. Từ nguyện cầu, và tìm thấy để soi sáng cho suốt hành trình làm người.


      Như bài Hiển Linh:

      “tôi đã nghe. sự chuyển vần của những

      mầu nhiệm kinh-hoàng. chập chờn hiển-linh

      giữa nồm ẩm chiều trời trùm cõi im nắng.

      người đã xa. cùng muôn tiếng chợt vắng.

      tôi đếm ngược. từng nhịp thở đăm chiêu

      xơ cứng buồng phổi hơi hướm mộ-huyệt.

      có những sâu kín. một mình người biết.

      vùi trí nhớ băng-huyết. khôn phục-sinh

      vang bóng của những tuyên-tín bệ-vệ.”

      Hành trình của Nguyễn Thụy Đan đầy những thác ghềnh cuồng nộ, nhưng ẩn mật với ghi nhận có vẻ như người đứng bên ngoài các bão giông để nhìn ngắm. Bởi vì mặt nước bình lặng đó đang chứa dưới đáy là thăm thẳm sâu xa.


      Từ vị trí là một người bạn. Tôi ruổi rong nhiều ngày với tập thơ này, và khao khát hòa mình với những dòng chảy trong thơ Nguyễn Thuỵ Đan. Chợt nhớ lại trong một bài viết ngắn của Nguyễn văn Sâm, (nguyên là Giảng sư Đại Học trước 1975, một đại thụ về nghiên cứu cổ văn Hán Nôm) đã nói về Nguyễn Thụy Đan như thế này: “Đó là một khuôn mặt lạ của học giới, của người Mỹ gốc Việt trên đất Mỹ. Rồi em sẽ giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn đọng trong văn chương Việt nam và Trung Hoa. Chắc chắn vậy”


      Tôi cũng nghĩ vậy, như chim Phượng Hoàng nảy sinh từ hoang tàn đổ vỡ, sẽ cất cánh bay cao, bay xa mà khó lòng ước đoán được đích tới.


      Tập thơ “In Illo Tempore” là những nhịp đập cánh mới, tiếp nối các lần đập cánh, càng lúc càng mới và lạ hơn trong thẳm sâu những trăn trở từ nội tâm của Nguyễn Thụy Đan.


      Tôi muốn nghiền ngẫm và đồng hành với Đan. Nhưng, liệu có thể làm được như vậy không?


      Nguyễn Minh Nữu.

      Tháng 8/2024


      Nguyễn Minh Nữu

      Nguồn: diendantheky.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật Nguyễn Minh Nữu Nhận định

      - Hoàng Khởi Phong, Hào Phóng, Lãng Mạn, Sâu Sắc, Thẳng Thắn Nguyễn Minh Nữu Giới thiệu

    3. Bài viết về nhà thơ Nguyễn Thụy Đan (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Thụy Đan

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Thụy Đan, một khuôn mặt độc đáo của văn chương hải ngoại (Trần Doãn Nho)

      Thiên Đồng (Trần Đông Đức)

      Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan Và Tấc Lòng Thiên Cổ (Tô Thẩm Huy)

      Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan và Chướng Vân Từ (Tô Thẩm Huy)

      "Lạc Lõng" Cậu Nho Sinh Người Mỹ Gốc Việt (Thiên An)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Thụy Đan

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thời Đại Thần Tiên (Nguyễn Thụy Đan)

      Mạn đàm về Quốc học (Nguyễn Thụy Đan)

       

         Thơ trên mạng:

      - 4 bài thơ của Nguyễn Thụy Đan

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)