1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Thụy Đan, một khuôn mặt độc đáo của văn chương hải ngoại (Trần Doãn Nho) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      26-3-2021 | VĂN HỌC

      Nguyễn Thụy Đan, một khuôn mặt độc đáo của văn chương hải ngoại

        TRẦN DOÃN NHO
      Share File.php Share File
          

       


      “Nho sinh” Nguyễn Thụy Đan – Daniel Nguyễn – bên những cuốn sách sưu tầm được từ những năm mới 17, 18 tuổi (Hình: Daniel Nguyễn cung cấp)

      KENNEDALE, Texas (NV) – Thư Quán Bản Thảo số 91 có chủ đề “Đầu Xuân Lộc Mới,” mượn mùa Xuân “để giới thiệu một lộc quý hiếm trong sinh hoạt văn học ngoài nước: Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan,” theo nhà văn Trần Hoài Thư, chủ nhiệm kiêm chủ bút của tạp chí này.


      “Lộc quý hiếm” Nguyễn Thụy Đan là ai?


      Trả lời cho câu hỏi này, Thư Quán Bản Thảo dành phần đầu tiên trong ba phần, “Viết Về Nguyễn Thụy Đan,” qua đó, các tác giả Tô Thẩm Huy, Nguyễn Văn Sâm, Thiên Đồng, Trần Đông Đức, Nguyễn Thị Mai Quyên và Hạt Cát lần lượt dựng nên chân dung sống động của cây bút này qua nhiều dáng nét khác nhau.



         Bìa Thư Quán Bản Thảo 91
         (Kệ sách Học Xá)

      Về tiểu sử, theo nhà biên khảo Tô Thẩm Huy, Nguyễn Thụy Đan chào đời ở Sacramento, tiểu bang California, năm 1994. Năm 13 tuổi anh theo cha mẹ về thăm Việt Nam, đi khắp ba miền Bắc Trung Nam. Đến Hà Nội mua được một quyển tự điển chữ Nôm và bắt đầu tự học, làm quen với cổ ngữ từ đấy.


      Năm 16 tuổi, anh theo chân dòng Đức Bà Truyền Giáo về Việt Nam dạy tiếng Anh ở Củ Chi, đồng thời nhân dịp ấy học thêm chữ quốc ngữ. Khi trở về Mỹ, anh bắt đầu tìm hiểu về niêm luật thi ca, tìm đọc những tác phẩm cổ điển Trung Hoa như Hán Thư, Đường Thi, Tống Từ, Tứ Thư, Đạo Đức Kinh, vân vân.


      Xong trung học, anh theo học đại học Houston về Âm Nhạc và Văn Chương Anh. Trong thời gian này, anh tiếp tục đọc các tác phẩm cổ thư đồng thời sáng tác nhiều bài “từ” bằng chữ Hán, tất cả về sau gộp chung lại thành “Chướng Vân Tập.”


      Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2016, anh dọn về California, nghiên cứu thêm về Thần Học Công Giáo và Chính Thống Giáo. Ngoài ra cũng nghiên cứu chuyên sâu tư tưởng Tống Nho, và đặc biệt nghiên cứu về một danh nho Việt Nam dưới thời Tự Đức là Nguyễn Đức Đạt.


      Năm 2018, anh được học bổng của Hội Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm về Hà Nội khoảng ba tháng, nghiên cứu thêm tại Viện Hán Nôm. Năm 2019 trở về Mỹ, nhân dịp Đại Học Columbia ở New York bắt đầu thành lập ngành Việt Nam Học, anh được nhận vào học chương trình tiến sĩ khoa Ngôn Ngữ và Văn Hóa Đông Á, đặc biệt nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của tư tưởng Việt Nam thời trung đại và cận đại.


      Đánh giá về khả năng, nhà văn Nguyễn Văn Sâm nhận xét: “Đó là một khuôn mặt lạ của học giới, của người Mỹ gốc Việt trên nước Mỹ. Rồi em sẽ giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn đọng trong văn chương Việt Nam và Trung Hoa. Chắc chắn như vậy.”


      Một cây bút khác, Thiên Đồng, đi xa hơn, cho rằng:

      “Giữa thế giới non trẻ vô tư của thế hệ trẻ em được sinh ra và lớn lên trên đất Hoa Kỳ, đa số không còn nói được tiếng Việt thì bỗng xuất hiện đâu ra một cậu trẻ Nguyễn Thụy Đan với vốn liếng văn hóa Việt Nam thuộc tầng thông kim bác cổ như người xưa sống lại. Nguyễn Thụy Đan là hiện tượng kỳ lạ đến gần như chưa có tiền lệ trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ.”

      Không những nghiên cứu và sáng tác, Nguyễn Thụy Đan còn mở lớp dạy chữ Hán trên mạng. Một trong những người theo học, cô Nguyễn Thị Mai Quyên viết:

      “Học cổ văn vốn không đơn giản, lại học qua mạng, nên càng khó khăn hơn. (…) Đáng nói hơn, họ, có người trước khi đến với lớp học mới biết võ vẽ qua đôi chữ. Có kẻ thì ngoài niềm yêu thích, hoàn toàn chưa có một kiến thức nào về chữ Hán cổ hay Hán Ngữ hiện đại chứ chưa nói đến cổ văn. Vậy mà trải qua 11 tuần học, bài hôm ấy (tức tuần thứ mười hai) chúng tôi đã cùng nhau trích đọc những đoạn văn của Hàn Phi Tử, Trang Tử…”

      Phần thứ hai, “Viết Về Tác Phẩm Đầu Tay: Chướng Vân Tập” với sự góp mặt của Nguyễn Văn Sâm, Dương Nguyên Khang và Tô Thẩm Huy. “Chướng Vân Tập” là một tập gồm có 30 bài “từ” (1) do Nguyễn Thụy Đan sáng tác. Đó là “ba mươi tiếng than tuy khác điệu nhưng cùng tâm trạng, tựa như người buồn có thể thở dài, vuốt trán, nhăn mặt, miệng mếu, bứt tóc…,” theo Nguyễn Văn Sâm.


      Còn theo Dương Nguyên Khang thì: “Nó là tiếng kêu của một nỗi sầu không cầm lại được, là tiếng trống mở màn của những dòng thơ hữu thanh, nhưng cũng là tiếng chuông chấm dứt của những nỗi buồn vô thanh chất chứa trong khuôn lòng chật hẹp.”


      Phần thứ ba, dài nhất, “Thơ Văn Của Nguyễn Thụy Đan,” giới thiệu nhiều bài viết và trích đoạn từ các tác phẩm biên khảo, tiểu luận, dịch thuật và các sáng tác văn, thơ của Nguyễn Thụy Đan. Các bài viết này có cả chữ Hán, phiên âm Hán Việt và dịch nghĩa.


      Về tiểu luận, xin giới thiệu một trích đoạn tiêu biểu trong bài “Mạn Đàm Về Quốc Học,” qua đó, Nguyễn Thụy Đan bày tỏ thẳng thắn quan điểm của mình về việc học:

      “Những năm gần đây, khi biết tôi sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, từ bé đến lớn lại sống xa cộng đồng kiều bào, không ít người lấy làm kinh ngạc mà thắc mắc về lai lịch và quá trình học vấn của tôi. Cả đời tôi chưa từng lên lớp học tiếng Việt hay Hán văn theo chương trình chính quy của trường ốc. Người khác nghe vậy lấy làm lạ, nhưng đối với tôi lại thấy hết sức bình thường và cũng không có bất kỳ lý do nào để mặc cảm hay tiếc nuối đã không có dịp học Hán Nôm theo cái gọi là ‘chính quy.’ Vì, theo tôi, cứ lấy Nho gia làm ví dụ, vốn trong Luận Ngữ 論語 đã có xu hướng phản chính quy, tự tìm con đường cho riêng mình. (…) Kẻ học Nho chân chính, chẳng trông mong gì nơi nhà nước, nơi hệ thống giáo dục, thậm chí cũng không trông chờ gì nơi người thầy. (…) Nói theo lời Nguyễn Đức Đạt (1824-1887), danh nho đời Tự Đức, mở đầu Nam Sơn tùng thoại, “Học vấn chi đạo, sư sư bất như sư thư” (Đạo học vấn, học hỏi từ thầy chẳng bằng học hỏi từ sách). Cho nên, đúng nghĩa sự học, chỉ có thể tự học – những người sư hữu là những người đồng hành cùng mình, giúp chỉ đường cho mình, giúp góp vui cho mình bớt cô độc trên đường đi, nhưng còn tiếp bước hay không, đi đúng đường hay không, sự ấy ở tại mình mà thôi.”

      Một quan điểm nghe lạ tai, nhưng suy đi ngẫm lại, theo tôi, là hoàn toàn chính xác.


      Về sáng tác, Nguyễn Thụy Đan sử dụng nhiều thể loại khác nhau: tản văn, tản mạn, thơ lục bát, thơ song thất lục bát, hát nói… Thư Quán Bản Thảo cho biết, Nguyễn Thụy Đan sở trường về “Hát Nói,” một thể thơ thịnh hành ở nước ta vào thế kỷ XIX. Xin trích một bài tiêu biểu, “Vĩnh Phúc Đêm Mưa”:

      “Đêm thu mưa gió đầy giời

      Mộng tàn gối lạnh đâu người trong mơ

      Đèn khuya khi tỏ lại mờ

      Hắt hiu bao nỗi sầu xưa hận rày


      Thê phong khổ vũ (2)

      Chốn buồng không mất ngủ lại đêm nay

      Đốt tương tư thắp đĩa dầu đầy

      Trải mưa gió niềm tây dường dập tắt


      Ngã thị nhân gian trù trướng khách

      Tri quân hà sự lệ tung hoành (3)


      Bạn giai nhân khó gặp đã đành

      Biết nhau mới tiếc duyên lành dang dở

      Quân tín phủ: Trường đoạn thiên nha tòng thử khứ

      Nợ đa tình ôm giữ kín từ đây


      Gìn vàng giữ ngọc cho hay.”

      Nguyễn Thụy Đan cũng làm thơ “Song Thất Lục Bát.” Bài sau đây có tựa đề là “Tọa Vong”:

      “bờ tuyệt vọng tôi làm tượng đá

      tháng năm trường đại hạ xuân thu

      trên vai trải mấy dãi dầu

      sau lưng ký ức một màu bạc phơ

      tượng gục mình như xưa tôi đã

      gục bên em trắng xõa chiều mưa

      bàng hoàng từng trận gió đưa

      lạnh tràn vang bóng thuở xưa làm người

      miền quạnh vắng tuổi trời hóa thạch

      tượng ngồi im quên sạch hôm qua

      cỏ cây tươi héo quanh ta

      tôi làm tượng đá ngự tòa phù sinh”

      Nguyễn Thụy Đan cũng đã từng được đề cập trên nhật báo Người Việt cách đây bảy năm qua một bài phỏng vấn do phóng viên Thiên An thực hiện: “‘Lạc Lõng’ Cậu Nho Sinh Người Mỹ Gốc Việt.” (4) Trả lời cho câu hỏi: “Tại sao em lại thích học chữ Hán-Nôm?,” Nguyễn Thụy Đan nói: “Không học Hán-Nôm, không thể hiểu sâu về đất nước và con người Việt Nam. Sống ở hải ngoại mà không muốn bị mất gốc, ắt phải hiểu biết văn hóa quê cha đất tổ.”


      Được hỏi: “Em sử dụng chữ Hán-Nôm vào việc gì?,” Đan cho biết:

      “Em học chữ Hán cốt để đọc sách người xưa. Văn liệu nước ta từ đầu thế kỷ XX về trước phần lớn viết bằng văn Hán hoặc văn Nôm. Không biết Hán-Nôm, ắt phải dựa vào bản dịch hoặc bản phiên âm của người khác mà đọc. Song, sách vở vẫn có nhiều loại. Đọc sách thánh hiền để học đạo làm người. Đọc sách sử để biết thêm về văn hóa, lịch sử người Việt. Đọc văn thơ để tiêu sầu khiển muộn… Sau này em quen vài người ngoại quốc cũng quan tâm văn chương và lịch sử nước Việt nên em mới bắt đầu dịch văn liệu Hán-Nôm sang tiếng Anh. Có khi em viết thơ từ, gọi là cái thú tao nhã vậy.” [qd]

      Chú thích:

      (1) “Từ” là một thể thơ gắn chặt với âm nhạc, dựa vào nhạc mà đặt lời, lời lẽ hoa lệ.

      (2) Gió buốt mưa sầu (Nguyễn Thụy Đan)

      (3) Ta là khách buồn bã trong cõi nhân gian/Cớ sao quen biết người lại khiến nước mắt chảy ròng rã (Nguyễn Thụy Đan)

      (4) Người Việt, 15 Tháng Tám, 2014: www.nguoi-viet.com/little-saigon/Lac-long-cau-nho-sinh-nguoi-My-goc-Viet-1433/


      Trần Doãn Nho

      Nguồn: nguoi-viet.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một cái gì rất Nguyễn Xuân Hoàng: Sổ tay Trần Doãn Nho Nhận định

      - ‘Nghiệp’ thơ của Trần Yên Hòa Trần Doãn Nho Nhận định

      - Đọc Ngu Yên: Trải nghiệm học thuật về thơ Trần Doãn Nho Nhận định

      - Tranh Tĩnh Vật Trần Doãn Nho Tạp bút

      - Tháng Tư, nói chuyện tị nạn Trần Doãn Nho Tạp luận

      - Một truyện rất Huế, ‘Thương Nhớ Hoàng Lan’ Trần Doãn Nho Giới thiệu

      - Từ một tờ bìa báo cũ... Trần Doãn Nho Hồi ức

      - Buổi trao giải văn học Phan Thanh Giản (15.8.2021) Trần Doãn Nho Tường thuật

      - Đọc Thơ Viêm Tịnh Trần Doãn Nho Nhận định

      - Việt Nam Cộng Hòa lừng lững đi vào lòng đất nước Trần Doãn Nho Khảo luận

    3. Bài viết về nhà thơ Nguyễn Thụy Đan (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Thụy Đan

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Thụy Đan, một khuôn mặt độc đáo của văn chương hải ngoại (Trần Doãn Nho)

      Thiên Đồng (Trần Đông Đức)

      Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan Và Tấc Lòng Thiên Cổ (Tô Thẩm Huy)

      Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan và Chướng Vân Từ (Tô Thẩm Huy)

      "Lạc Lõng" Cậu Nho Sinh Người Mỹ Gốc Việt (Thiên An)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Thụy Đan

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thời Đại Thần Tiên (Nguyễn Thụy Đan)

      Mạn đàm về Quốc học (Nguyễn Thụy Đan)

       

         Thơ trên mạng:

      - 4 bài thơ của Nguyễn Thụy Đan

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Tưởng nhớ Cao Xuân Huy (1947-2010): đọc lại và đọc thêm (Bùi Văn Phú)

      Đọc lại Vòng Tay Học Trò sau 60 năm tác phẩm ra đời (Hoàng Thị Bích Hà)

      Lê Hân, Nhà Thơ (Nguyễn Vy Khanh)

      Thơ Lê Hân Từ Nguồn Nhạc Tình Ca (Hà Khánh Quân)

      Đọc sách Trở Lại Mật Khu Sình Lầy của Nguyễn Bửu Thoại (Hứa Hoành)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)