1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan và Chướng Vân Từ (Tô Thẩm Huy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-2-2019 | VĂN HỌC

      Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan và Chướng Vân Từ

        TÔ THẨM HUY
      Share File.php Share File
          

       


          Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan

      Tôi có người bạn vong niên là Việt Thạch 越石 Nguyễn Thụy Đan 阮瑞丹 tiên sinh. Kể về niên kỷ thì số năm tiên sinh có mặt ở dương gian có lẽ thưa thớt, ít ỏi như sao trên trời lúc tờ mờ sáng. Tiên sinh có lẽ còn ít tuổi hơn cả ngã môn nhi tử, con cái kẻ tiện sinh này. Nhưng sở học của tiên sinh thì thật thâm viễn, lại tinh thông cổ văn đến lạ thường, ít thấy đời nay. Tiên sinh làm thơ bằng cả Hán ngữ lẫn chữ Nôm, cả luật thi lẫn cổ phong, cả thất ngôn lẫn hát nói, mỗi mỗi đều tài hoa, u uất. Xin mời đọc một bài hát nói:

      Mộ Xuân Hữu Cảm

      (Cuối Xuân Xúc Cảm)


      Mưỡu

      Ngoài song mưa tạnh gió vờn,

      Khắp sân tàn tạ hoa hờn xuân ly.

      Chữ rằng vật hoán tinh di,

      Hoa thì héo rụng người thì già nua

      Hát

      Canh khuya vắng ngắt,

      Giễu thân quèn luống buộc chặt bang gia.

      Tựa song thưa ngán cảnh phồn hoa,

      Khách muôn dặm sa đà chừng biết đủ.

      Vạn sự bất như bôi tại thủ,

      (萬 事 不 如 杯 在 手)

      Nhất niên kỷ kiến nguyệt đương không.

      (一 年 幾 見 月 當 空) (1)

      Khoá buồng mây mặc chuyện bụi hồng,

      Bầu bạn có chén quỳnh cùng điệu nhã.

      Quân bất kiến: Lưu thuỷ lạc hoa xuân khứ dã.

      (君 不 見 流 水 落 花 春 去 也) (2)

      Học người xưa bỉnh chúc khá quên âu,

      Màng chi thế sự đâu đâu.

      Chao ôi, xuân dẫu đang dần khuất nẻo, chuyện nhà, việc nước cớ sự ra sao, mà đã buộc thân thanh niên tráng sĩ phải quèn quạnh giữa canh khuya thanh vắng? Sao đã sớm: Nhẫn bả phù danh hoán liễu thiển châm đề xướng, Sẵn lòng đem cái phù danh đánh đổi lấy ly rượu nhạt mà cất giọng nhẹ ngâm khe khẽ? Hay là tiên sinh vốn từ một tiền kiếp cõi trời nào ghé thăm?


      Tiên sinh hay viết hát nói. Thể thơ ấy hòa quyện hai cõi trời kim cổ. Trong bài thơ hát nói thường hay dẫn trích hai câu thơ chữ Hán của người xưa, tạo ra cuộc trò chuyện lý thú giữa các thi nhân. Làm việc ấy, các cụ nhà ta thường lấy các câu trong Đường thi. Nhưng Việt Thạch tiên sinh thì sở học vốn cao rộng nên ngoài Đường thi, có khi lấy cả thơ các thi nhân các đời nhà Minh, Thanh. Lại có khi lấy từ tản văn, từ khúc nữa. Chẳng hạn như hai câu chữ Hán ở khổ nhì của bài hát nói ở trên là của văn nhân nhà Minh, Trần Kế Nho.


      Nhân đây xin mở dấu ngoặc nói một đôi lời về vài nét đặc biệt trong các thể thơ Việt Nam, để thấy là các thể thơ ấy đã hình thành, phát triển độc lập với thơ Tàu. Ngoài việc thơ ta gieo vần ở giữa câu, điều không hề thấy ở thơ của Trung Hoa bao giờ, và ở cả thơ của mọi sắc dân khác, mà tôi đã đôi lần đề cập đến ở đâu đó, thì thơ 7 chữ của ta còn khác của Tàu ở chỗ tiết điệu ngắt nhịp. Thơ cổ điển Việt Nam có hai thể 7 chữ. Song thất là một, hát nói là hai. Trong cả hai thể ấy, câu 7 chữ Việt Nam ngắt theo nhịp 3/2/2. Tàu thì luôn ngắt theo 2/2/3, dù là luật thi hay cổ phong.


      Thử đọc lại vài câu của Thanh Quan Nữ Sĩ trong một bài theo thể luật thi thất ngôn của Tàu:

      Bước tới / đèo Ngang / bóng xế tà,

      Cỏ cây chen đá / lá chen hoa... (2/2/3)


      Đọc hai câu đầu trong Chinh Phụ Ngâm, thể song thất của ta, thì thấy tiết điệu khác hẳn:

      Thuở trời đất / nổi cơn / gió bụi,

      Khách má hồng / nhiều nỗi / truân chuyên (3/2/2)


      Hay trong bài hát nói của Nguyễn Công Trứ:

      Đường mây rộng / thênh thênh / cử bộ,

      Nợ tang bồng / trang trắng / vỗ tay reo...


      Tất cả các bài thơ luật thi thất ngôn, bát cú hay tứ tuyệt, của Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, hay của các thi nhân nhà Đường, đều ngắt theo 2/2/3. Và thơ song thất lục bát hay hát nói của ta, các câu 7 đều ngắt theo 3/2/2. (Cả thơ mới mà điển hình là thơ Nguyên Sa cũng hay dùng cách ngắt câu ấy, sau khi thêm cho nó một chữ và giữ nguyên thanh vận của hát nói.) Cái sự vụ ngắt nhịp 2/2/3 hay 3/2/2 xem chừng là nhỏ nhặt, mà thật ra chính là cấu trúc cơ bản, là nền tảng của tiết điệu. Thử đọc lại mấy câu trong bài Đèo Ngang ở trên, nhưng ngắt theo 3/2/2: Bước tới Đèo Ngang bóng / xế tà, Cỏ cây chen / đá lá / chen hoa... Hay là trong bài Thu Điếu của Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh / lẽo nước / trong veo, Một chiếc thuyền / con bé / tẻo teo: sẽ thấy nó lỏng chỏng không chịu được. Hay là đem các câu hát nói, hay song thất của ta ra mà ngắt 2/2/3 như: Vòm trời / đất dọc / ngang ngang dọc, Nợ tang / bồng vay / trả trả vay. Cũng sẽ lỏng chỏng như thế. Thế cho nên ta vẫn cứ là ta, mà Tàu thì không chen vào được. Kể cũng lạ, chuyện hệ trọng dường ấy mà không thấy các sách giáo khoa, như Việt Nam Văn Học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm, nói đến.


      Lại cũng xin, trước khi trở lại với Việt Thạch, nói vội thêm một câu kẻo bị chê trách là không biết đếm, lẫn lộn 7 với 8: Hát nói vốn cơ bản là mỗi câu 7 chữ, trừ câu cuối ỡm ờ chỉ có 6. Thế nhưng hát nói vốn là thể thơ phóng túng, ngoài cấu trúc cơ bản 3/2/2 gồm 7 chữ, còn cho phép thêm thắt, cắt xén thoải mái, có khi 7 còn 4, mà có khi thành 8, 9, 10... Chẳng hạn các chữ trong dấu ngoặc trong bài dưới đây của cụ Tú Nam Định là những chữ đưa đẩy, thêm thắt:

      Phong lưu nhất / ai bằng / chủ Mán

      Trong anh em / chúng bạn / kém (thua) xa

      Buổi loạn ly / bốn bể / không nhà

      Răng chẳng nhuộm / (vợ chẳng lấy) lụa là / chẳng mặc.

      Mán chỉ làm / đủ tiền / tiêu vặt

      Khi cao lâu, (khi nước đá, khi thuốc lá, khi) đủng đỉnh / ngồi xe

      Sự đời / Mán chẳng / buồn nghe.

      Và các cụ nhà ta thật khéo là biết dung hợp với khách: Riêng hai câu đầu của khổ thứ hai, vì thường lấy từ các câu trong thơ Tàu nên lại ngắt theo 2/2/3, xem trong bài hát nói của Việt Thạch tiên sinh ở trên. Điều ấy tạo cho bài thơ giàu thêm nhạc điệu, tựa như trong bài hát nhịp ¾ lại chen vào vài câu nhạc 4/4. Còn câu đầu của khổ cuối: quân bất kiến lưu thủy lạc hoa xuân khứ dã thì lấy từ một bài từ khúc của Lý Dục, ông vua nước Nam Đường thời Ngũ Đại Thập Quốc. Cái thú vị là ở chỗ tiên sinh đã nhặt ra một câu trong từ khúc của Trung Hoa rồi khéo đặt vào chỗ tiết điệu hát nói 3/2/2 của Việt Nam: Quân bất kiến / (lưu thủy) lạc hoa / xuân khứ (dã).


      Tiên sinh đặc biệt thích từ khúc. Cách nay ít năm, lúc còn ở Houston, tiên sinh có sáng tác một tập đặt tên là Chướng Vân Từ bằng Hán ngữ. Từ, hay từ khúc, là một dạng đặc biệt của thi ca. Đời nhà Đường đã thấy xuất hiện, nhưng phải đợi 100 năm sau, đến đời nhà Tống thì lúc bấy giờ mới là thời kỳ vàng son của từ. Đường thi, Tống từ mà lị. Thi thường là tiếng nói của kẻ sĩ, là lời của tâm linh tri thức, thế gian đại sự. Còn từ là lời thầm thì bên gối, là lời tâm sự, là tiếng lòng thường tình của con người muôn thuở, của yêu đương, buồn tủi, nhớ nhung.


      Người viết từ dựa vào các điệu hát đã lưu truyền mà soạn lời. Tùy theo điệu hát mà các câu dài ngắn khác nhau. Tùy theo thanh nhạc trầm, bổng cao thấp mà đặt các chữ bằng trắc khác nhau theo ngũ thanh âm luật. Vần thì gieo ở cuối câu, trước các dấu lặng. Nhiều bài từ hay, có thể sánh được với những bài thi hay nhất. Thế nhưng từ từng bị coi là chuyện đàn ca hát hỏng lúc vui đùa yến ẩm, là phần dư thừa, ở bên lề của văn chương. Chỉ có thi mới là phần cao cả, phần văn chương chính thống. Do thế, nhất là từ sau đời nhà Tống, từ ít được nhắc đến hơn thi. Ở Việt Nam thì số người viết từ lại càng ít. Tôi làm quen với từ đã năm mười năm nay, qua một người bạn khác là lão bằng hữu Vân Trình tiên sinh. Ngoài các cụ ngày xưa và Vân Trình tiên sinh ra, tôi đã nghĩ người Việt ngày nay đâu có mấy ai soạn từ khúc. Thế nên dẫu biết tiên sinh tinh thông Hán ngữ, sau mấy năm quen biết, tôi cũng đã không khỏi ngạc nhiên khi được đọc Chướng Vân Từ gồm 30 bài từ do tiên sinh sáng tác.


      Xin mời đọc một bài. Từ thường không có tựa riêng, mà chỉ lấy tên của điệu nhạc. Các bài cùng một điệu dùng chung một tựa. Sau đây là bài Giang Thành Tử, một điệu rất quen thuộc.

      Quyển liêm sầu sát lưỡng mi tiêu.

      捲 薕 愁 煞 兩 眉 梢

      Ảm vô liêu.

      黯 無 聊

      Mộng điều điều.

      夢 迢 迢

      Tàn vũ thanh trung,

      殘 雨 聲 中

      Ám ức dục toàn tiêu.

      暗 憶 欲 全 銷

      Dĩ sự thông thông lưu bất trú.

      已 事 匆 匆 留 不 住

      Như hà hướng,

      如 何 向

      Hựu kim tiêu

      又 今 宵


      Dịch nghĩa:

      Tay cuốn rèm mà đôi mi đong đầy sầu muộn. U uất niềm đau, dằng dặc cơn mộng. Trong tiếng mưa tàn, nỗi thương thầm đã chực tiêu tan. Chuyện cũ vụt trôi chẳng kịp níu lại. Đêm lại về, lòng nào chịu cho thấu?

      Đọc lên nghe buồn đến chết người. Chao ôi, chữ nghĩa sao sui khiến tê tái cả cõi lòng. Buồn mà sung sướng lạ lùng. Từ là thế. Ngoài tính hàm xúc và cô đọng của thi, từ mang nét uyển chuyển riêng biệt. Càng quen thuộc với giai điệu, thì cái nét uyển chuyển ấy càng hiển lộ, du dương người đọc theo cung cách mà thi không làm được. Dưới đây là bản dịch sang quốc âm theo nguyên điệu của chính tác giả:

      Cuốn rèm sầu nhiễu khắp đôi mày.

      Thảm niềm tây.

      Mộng chầy chầy.

      Trong tiếng mưa tàn,

      Nỗi nhớ thảy mong khuây.

      Chuyện cũ qua nhanh không ở lại.

      Chịu sao thấu,

      Lại đêm nay.

      Xin mời đọc thêm một bài tiên sinh viết theo điệu Vọng Giang Nam:

      Thê nha tập,

      棲鴉集

      Tà nhật quải sơ lâm.

      斜 日 掛 疏 林

      Thiên lý bi phong không cực mục,

      千 里 悲 風 空 極 目

      Đương thì u ức đáo nhi câm.

      當時幽憶到而今

      Tiền sự uổng sầu tầm.

      前 事 枉 愁 尋

      Hàn giác yết,

      寒 角 歇

      Tế vũ thấp trầm ngâm.

      細雨濕沉吟

      Lâu thượng vô nhân hồn tịch mịch,

      樓上無人渾寂寞

      Cá trung tư vị chỉ thương tâm.

      個中滋味只傷心

      Hòa lệ thiến thùy câm.

      和 涙 倩 誰 禁


      Dịch nghĩa:

      Quạ tìm chốn nghỉ, ánh tàn dương lơ lửng giữa rừng thưa. Ngàn dặm gió buồn vơi khoé mắt, nỗi thương xưa lại không ngớt trội về. Chuyện xưa kia dù có tìm lại, cũng chỉ là hoài sức mà thôi.

      Còi lạnh dứt tiếng, cơn mưa bụi tẩm ướt nỗi trầm ngâm. Gác vắng rợn ngợp mùi cô quạnh, giữa vị ngon âu chỉ có lòng đau. Cùng dòng lệ tuôn, biết xin ai giữ lại bây giờ?

      Hai bài từ. Ý tưởng, tâm tình trong hai bài thật không xa cách nhau lắm. Dẫu thế mà chữ dùng, lời hát, thật mỗi bài một cách. Mang mang tâm sự. Càng lộ nét tài hoa múa bút của tiên sinh.

       

      Gần đây, khoảng chớm Thu năm nay, tiên sinh từ California về Việt Nam non 3 tháng, vào viện Hán Nôm ở Hà Nội để tìm thêm tài liệu nghiên cứu về một danh nhân Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn là Thám Hoa Nam Sơn Nguyễn Đức Đạt cuối thế kỷ 19. Dịp này tiên sinh dựa sức trai tha hồ ngao du sơn thủy, đi thăm các bia tích ở đất Bắc, và đã viết được đâu trên dưới trăm bài thơ, gọi tên là Bắc Hành tập. Tôi mong tiên sinh sớm cho xuất bản, để những người yêu mến cổ văn có dịp làm quen với Bắc Hành và Chướng Vân Tập.

      Mong lắm vậy!


      Houston, Tiết Đại Tuyết, Mậu Tuất 2018

      Tô Thẩm Huy

      Thư Quán Bản Thảo, số 83 tháng 1-2019
      Chủ đề: 10 khuôn mặt văn nghệ hy sinh trong chiến trận

      (1) Mọi việc thảy, không gì sánh được ly rượu trong tay,

      Một năm bấy, bao lần thấy mảnh trăng đứng giữa trời.

      (2) Người ơi, kìa: Nước chảy, hoa rơi, xuân đi nhẽ.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nghĩ về thơ Tô Thẩm Huy Tạp luận

      - Vài Ngẫm Nghĩ Đọc Bảng Lược Đồ Văn Học Của Linh Mục Thanh Lãng Tô Thẩm Huy Tạp luận

      - Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan Và Tấc Lòng Thiên Cổ Tô Thẩm Huy Nhận định

      - Lữ Kiều, Giòng Suối Dịu Dàng Hơn Tình Yêu, Dữ Dội Như Định Mệnh Tô Thẩm Huy Nhận định

      - Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan và Chướng Vân Từ Tô Thẩm Huy Nhận định

      - Cao Đông Khánh Kẻ Say Đắm Hồn Nhiên Với Cuộc Đời Tô Thẩm Huy Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Nguyễn Thụy Đan (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Thụy Đan

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Thụy Đan, một khuôn mặt độc đáo của văn chương hải ngoại (Trần Doãn Nho)

      Thiên Đồng (Trần Đông Đức)

      Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan Và Tấc Lòng Thiên Cổ (Tô Thẩm Huy)

      Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan và Chướng Vân Từ (Tô Thẩm Huy)

      "Lạc Lõng" Cậu Nho Sinh Người Mỹ Gốc Việt (Thiên An)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Thụy Đan

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thời Đại Thần Tiên (Nguyễn Thụy Đan)

      Mạn đàm về Quốc học (Nguyễn Thụy Đan)

       

         Thơ trên mạng:

      - 4 bài thơ của Nguyễn Thụy Đan

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu (Lương Thư Trung)

      Đọc Chuyện Khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn (Thái Kim Lan)

      Nguyễn Đạt Thịnh: Con Người Và Tác Phẩm (Nguyễn Khánh Văn)

      Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger... khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ' (Huyền Trân)

      Phỏng vấn Giáo Sư Stephen Young (Đinh Quang Anh Thái)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)