|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu tại căn nhà ở Đà Lạt. (Hình: Tư liệu của ĐQAT)
Cuốn sách Chia Tay Ý Thức Hệ của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, tức Hà Sĩ Phu, được Tự Do Xuất Bản ấn hành đang gây xôn xao cộng đồng mạng. Rất nhiều người quyết tâm lùng mua bằng được cuốn sách có giá trị này. Và Việt Nam Thời Báo đã có cuộc chuyện trò với nhà bất đồng chính kiến này xung quanh cuốn sách để đời của ông.
VNTB: Cuốn sách “Chia tay ý thức hệ” đối với ông, là một đứa con tinh thần hay là một sản phẩm trân quý?
TS Nguyễn Xuân Tụ – Hà Sĩ Phu: Những bài tôi viết ra đều là từ tim óc của mình mong góp chút nhận thức để làm tốt xã hội, để trả ơn đất nước và cuộc đời đã nuôi dưỡng mình, nên đương nhiên là những đứa con tinh thần của mình, còn mọi đánh giá là do độc giả. Riêng cuốn Chia tay ý thức hệ vốn manh nha từ năm 2012 do thiện ý của bạn đọc trong và ngoài nước. Lúc ấy tôi có viết mấy lời gửi độc giả 2012, nhưng không hiểu sao sự việc không thành, nay mới thấy tiếp tục và tôi vui biết đã có sách.
VNTB: Ông viết ba tiểu luận: “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, “Đôi điều suy nghĩ của một công dân” và “Chia tay ý thức hệ” trong hoàn cảnh nào?
TS Nguyễn Xuân Tụ – Hà Sĩ Phu: Hoàn cảnh ư, có hơi phức tạp một chút. Tôi là người làm khoa học tự nhiên, ngành sinh học, chuyển từ Viện Khoa học VN ở Hà Nội vào Đà Lạt định nuôi cấy mô vài cây thuốc quý.
Một hôm ngồi nghe tuyên giáo báo cáo thời sự ở Đà Lạt (1988), chị TS Kiến trúc Đặng Việt Nga con cụ Trường Chinh bảo tôi: Một vài điều anh thường nói chuyện với bạn bè gần gũi khiến tôi cắt nghĩa được nhiều vấn đề, hôm nào anh hệ thống lại nói với bạn bè cho vui. Thế là sau đó có một cuộc chuyện trò tại nhà tôi, tôi vẽ một biểu đồ, như một cuộc thuyết trình sinh học, chứng minh nếu xuất phát từ đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản thì không đến được cái đích tốt đẹp mong muốn, nửa đường sẽ tắc, sẽ ngụy biện, sẽ phải theo thế giới về kinh tế nhưng sẽ đổi mới giả về chính trị và tư tưởng…Nghe xong mọi người đồng tình lắm và bảo tôi phải viết thành bài nghiêm chỉnh gửi ngay cho các cơ quan lý luận và báo chí. Thế là với chiếc máy chữ cọc cạch (1988 làm gì có vi tính và Internet), không có một cuốn sách nào, trong đầu có thế nào viết ra thế ấy. Ai ngờ 10 trang đánh máy ấy gây chuyện to: Hội Nhà văn VN và Tạp chí Sông Hương và một số nhà văn thì nhiệt liệt hưởng ứng, Ủy viên Bộ Chính trị Đào Duy Tùng thì vác bài ấy đi phê phán khắp nơi, các báo chí chính thống của Đảng Cộng sản liên tiếp viết hơn 30 bài phê phán (huy động cả triết gia Trần Đức Thảo). Bài lan ra hải ngoại thì tạo ra làn sóng khen ngợi, tán dương, tự nhiên Hà Sĩ Phu thành nhân vật chính trị mà từ thuở bé đến giờ có biết chính trị là cái gì? Chỉ định viết một bài ấy thôi, nhưng thấy bị phê phán buộc phải viết thêm hai bài sau để giải thích, để thành một hệ thống mạch lạc cho có đầu có đuôi.
VNTB: Điều gì ông tâm đắc nhất trong cuốn sách “Chia tay ý thức hệ”?
TS Nguyễn Xuân Tụ – Hà Sĩ Phu: Chọn ra cái gì tâm đắc nhất thì cũng khó. Nhưng cứ tạm ghi nhận thì có thể kể ra mấy điểm sau đây:
– Trước hết vạch được cái sai lầm lớn nhất của cái gọi là “hòn đá tảng” để thiết kế toàn bộ chủ thuyết cộng sản là việc lấy đấu tranh giai cấp làm động lực của tiến hóa và dùng giải pháp chuyên chính vô sản để giải quyết bất công. Tôi nêu được vai trò Tiền phong của Trí tuệ và sự tự do cạnh tranh Trí tuệ chính là động lực Tiến hóa.
– Chủ nghĩa cộng sản chẳng qua là một chế độ phong kiến độc tài biến tướng, nên gieo vào mảnh đất phong kiến phương Đông mới đúng đất của nó, để nó đâm rễ sâu rộng nên sẽ kéo dài hơn các nước Đông Âu.
– Nêu được tính chất tạm thời của chủ nghĩa thực dân, tất yếu sẽ hết khi nhân loại đi lên, nên nóng vội đánh chủ nghĩa thực dân bằng mọi giá (kể cả cái giá gây tác hại về sau) là dại dột. Điều này về sau đọc Phan Châu Trinh tôi mới biết cụ Phan đã nói như thế rồi.
– Ngay 30 năm trước tôi đã dự đoán “người ta” sẽ mắc kẹt giữa chủ nghĩa với thực tế nên nhất định sẽ ứng xử bằng cách dối trá và ngụy biện, ngụy trang…
VNTB: Nhiều ý kiến của ông trong ba tiểu luận nói trên vào thời điểm 25- 30 năm trước là táo bạo và mạnh mẽ nhưng ở thời điểm hiện nay nó không có gì mới mẻ nếu không nói là ấu trĩ, nhưng tại sao khi quyết định xuất bản thành sách “Chia tay ý thức hệ” ông không bổ sung và chỉnh sửa?
TS Nguyễn Xuân Tụ – Hà Sĩ Phu: Tất cả những bài viết và trả lời phỏng vấn của tôi có thể gom thành 3 cụm:
– Ba bài lý luận cơ bản (từ 1988 đến 1995);
– Hơn 200 bài sau đó (từ 1997 đến nay), để đáp ứng những tình hình thực tế, thời sự của xã hội Việt Nam, nhất là nạn cướp đất, đàn áp dân quyền và nguy cơ Bắc thuộc;
– Những bài có tính văn học như văn xuôi, thơ và câu đối.
Bìa sách “Chia tay ý thức hệ”
Bản pdf
Cuốn Chia tay ý thức hệ chỉ là “cụm” bài thứ nhất, chỉ về nhận thức cơ bản, chứng minh lý thuyết Mác-Lê là những ảo tưởng phi khoa học và tai hại, lại viết từ 30 năm trước, khi chưa có phong trào dân chủ như hiện nay, thì đương nhiên chưa có tính thời sự nóng bỏng và về nhận thức cũng chưa chín muồi như hiện nay. Sự cập nhật về nhận thức và thời sự như VNTB đề cập xin giành cho 200 bài viết bổ sung về sau, chắc phải thành một tập riêng, nên chưa có mặt trong tập Chia tay ý thức hệ này. Tôi chỉ đề nghị quý vị có hảo tâm in sách thì bổ sung thêm 1 hoặc 2 bài mới trong con số 200 bài mới đó như một sự báo trước mà thôi. Vì tôn trọng tính chất lịch sử của ba bài chính luận ấy nên tôi muốn giữ nguyên văn, không chỉnh sửa gì.
VNTB: Vào thời điểm 1988-1995, ông có nghiên cứu tài liệu, sách vở nào để phản bác chủ nghĩa Marx- Lenin? Hay sự phản bác của ông chỉ dựa vào nhận thức của ông?
TS Nguyễn Xuân Tụ – Hà Sĩ Phu: Tìm ra chân lý thì rất khó, nhưng khi đã tìm được chân lý thì có thể diễn đạt theo kiểu bác học, kinh viện, nhưng cũng có thể diễn đạt một cách phổ thông, ai cũng hiểu được vì chân lý chính là thực tiễn của đời sống không có gì xa lạ (việc phát hiện thuyết Nhật tâm để thay thuyết Địa tâm là một ví dụ). Tôi không dám nhận mình là phát hiện ra chân lý mà chỉ là nhận thức được chân lý, đối chiếu lý luận Mác-Lê với những quy luật sinh học, và tìm cách diễn đạt thôi. Tôi chọn cách diễn đạt thứ hai, phổ thông, ai nghe cũng hiểu được, nhân dân cần cái đó. Chính cơ quan an ninh, những khi hỏi cung tôi, họ cũng bảo “bài viết của ông nguy hiểm vì quá dễ hiểu, không cần sách vở gì cũng hiểu được”. Tất nhiên khi gặp điều gì cần “check” lại thêm cho chắc thì tôi phải tìm sách để duyệt lại xem cho kỹ lưỡng, nhưng đọc để cho mình, thành nhận thức của mình rồi tôi mới viết ra, chỉ khi thật cần thiết tôi mới dẫn sách.
VNTB: Có khá nhiều người đã gọi ông là nhà tư tưởng. Ông có nhận mình là nhà tư tưởng không? Tại sao?
TS Nguyễn Xuân Tụ – Hà Sĩ Phu: Tôi nhận thức thế nào, viết ra thế đó. Tôi biết cũng có lúc tôi được gọi là nhà văn hóa, nhà tư tưởng, là thức giả-học giả gì đó… Tôi cảm ơn nhưng không dám nhận bất cứ danh hiệu gì, có danh chỉ thêm phiền thêm khổ. Tôi chỉ là một anh làm khoa học tự nhiên, nhìn quê hương mình đang tơi bời và tương lai bất trắc mà phải dâng xã hội chút nhận thức của mình như sự đền đáp phần nào công ơn của đất nước, của cuộc đời đã tạo sinh ra mình và cho mình tọa hưởng bao nhiêu thành quả quá vĩ đại, chết mà không trả ơn thì là thằng ăn quịt. Vậy thôi.
Ngay cái bút danh Hà Sĩ Phu cũng không phải tôi tự xưng là Sĩ Phu Bắc Hà. Chữ Hà khi là họ Hà thì có nghĩa nghi vấn như một dấu hỏi Sĩ Phu là ai, là thế nào, có Sĩ Phu không?
VNTB: Ông có dự đoán rằng, vào thời điểm nào đó, chính quyền Việt Nam sẽ nói lời “chia tay ý thức hệ” với chủ nghĩa cộng sản không?
TS Nguyễn Xuân Tụ – Hà Sĩ Phu: Quy luật của sự nhận lỗi xưa nay là: Trước một lỗi lầm nếu nhận sớm ngay từ đầu thì rất đơn giản, nhưng đã chọn con đường ngụy biện, dối trá để chống lại lẽ phải thì cứ phải sinh ra sự dối trá sau để củng cố sự dối trá trước, lúc đầu còn châm chước được sau càng ngày càng cãi chầy cãi cối, cứ thế ngày càng rúc sâu thêm vào con đường cụt, càng khó quay ra.
Tôi có kinh nghiệm: Khi tình hình đã đủ chín để không thể cãi được nữa thì ta để kẻ có lỗi được tự thân tìm cách nhận lỗi một cách nào đó gián tiếp, nhận lỗi mà không quá mất mặt. Chứ lúc ấy mà còn tiếp tục dồn nó vào đường cùng thì nó phát khùng: “Ông vô lý thế đấy, mày làm đ… gì được ông” thì có phải dở không, chẳng có lợi gì. Còn như kẻ có lỗi không tự biết lỗi mà còn dùng vũ lực hại ta thì lúc ấy đâu còn là chuyện đối thoại, tranh cãi nữa?
Nhưng thực ra điều này mới quan trọng: thằng thầy, thằng chủ nợ, thằng bạn vàng 16 chữ có cho phép nó giã từ đường cũ hay không, con đường Ý THỨC HỆ tai hại đã dẫn lối cho con sói Bắc phương đặt cả 4 chân vào ngôi nhà VN yêu dấu của chúng ta mà tổ tiên ta đã chống chọi cả 1000 năm vô cùng tài giỏi?
Phải “chia tay ý thức hệ” bởi cứ nghĩ đến công lao tổ tiên mà nay bị tan hoang là không cầm được nước mắt.
VNTB: Chân thành cám ơn ông!
- Hà Sĩ Phu: ‘Tôi chỉ là người nhận thức được chân lý’ Việt Nam Thời Báo Phỏng vấn
• Trò Chuyện Với Ông Hà Sĩ Phu (Nguyệt Như)
• Hà Sĩ Phu: ‘Tôi chỉ là người nhận thức được chân lý’ (Việt Nam Thời Báo)
- Tự do Hà Sĩ Phu (Nguyễn Thanh Giang)
- Tiến Sĩ Sinh Học Hà Sĩ Phu Và Cái Nghiệp Văn Chương (Nguyễn Thanh Giang)
- "chia Tay Ý Thức Hệ" Để "dắt Tay Nhau Đi Dưới Những Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ" (Nguyễn Thanh Giang)
- Hà Sĩ Phu, Một Trí Tuệ Việt Nam (Đỗ Mạnh Tri)
- Hà Sĩ Phu – Người trí thức thông minh, hiểu biết rộng và cực kỳ yêu nước (Dai Xuan - Bauxite Việt Nam)
- Hà Sĩ Phu: ‘Bị Hán hóa là mất dân tộc’ (Đinh Quang Anh Thái)
- Mạn đàm với nhà văn Hà Sĩ Phu (phần 1) (Hoàng Khởi Phong)
- TS Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu): “Tôi chỉ là người nhận thức được chân lý” (Tâm Don)
- Tiểu sử (hasiphu.com)
• Thằng Bờm (Hà Sĩ Phu)
- Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ
Tác phẩm trên mạng:
- hung-viet.org - buctranhvancau.com
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |