1. Head_

    Bùi Giáng

    (17.12.1926 - 7.10.1998)

    Du Tử Lê

    (.0.1942 - 7.10.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Bút Trà Trong Làng Báo Miền Nam (Trần Quảng Á) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      3-3-2023 | VĂN HỌC

      Bút Trà Trong Làng Báo Miền Nam

        TRẦN QUẢNG Á
      Share File.php Share File
          

       

      GIỚI THIỆU:

      Bút và Trà, tên của một ngọn núi và một con sông tự bao đời tuy vô cùng gần gũi và thân thuộc với người bản quán Quảng Ngãi, cho đến ngày nay có lẽ vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người Việt ở các tỉnh khác trong nước. Nhưng. ngay từ thời của những thập niên 30 đến 70 thế kỷ trước, Bút Trà là bút danh của một nhà báo xuất thân từ Quảng Ngãi đã cùng với phu nhân của ông tạo nên những thành công nổi bật trong lãnh vực báo chí và các hoạt động văn hóa, xã hội ở Miền Nam.


      Bút Trà đã là tên tuổi rất được nhiều người biết trong làng báo và cả ngoài xã hội đang cùng phát triển khởi sắc ở Saigòn - hòn ngọc Viễn Đông - thủ đô nước Việt Nam Cộng Hòa vào thời phồn thịnh nhất so với các thành phố khác trong vùng Đông Nam Á cũng như đã rất quen thuộc với hàng vạn độc giả khắp làng quê phố thị tử Bến Hải đến Cà Mau. (T.QA)

      THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP:



            Nhà báo Bút Trà
           (1900 - 1981)

      Ông Bút Trả tên thật là Nguyễn Đức Nhuận, sinh năm Canh Tý (1900) tại thôn Trường Yên thuộc Cổ Lũy huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tổ phụ nguyên quán ở Quảng Nam và đã nhiều đời làm quan cho triều đình Huế.


      Thôn Trường Yên là nơi bà nội tổ của ông Nguyễn Đức Nhuận cùng gia quyến đã ở lại lập nghiệp sau khi phải ghé vào đó để chôn cất chồng, nguyên là quan Án sát tỉnh Phan Thiết đã qua đời trên thuyền khi đi đường biển về Huế chịu án vì có 2 người anh ruột bị nhà cầm quyền Pháp xử tử do tham gia cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.


      Ông Nguyễn Đức Nhuận cùng em trai là Nguyễn Đức Huy - về sau cũng là nhà báo với bút hiệu Hồng Tiêu - thời trẻ ở Quảng Ngãi được người ở địa phương gọi là Học Năm và Học Sáu vì đã học qua trường chữ Nho dành cho các học sinh xuất sắc trong tỉnh, nhưng chưa kịp ứng thí thì các khóa thi Hương bị bãi bỏ trên toàn quốc vào năm 1918.


      Ông Nguyễn Đức Nhuận đã rời Quảng Ngãi năm 1921 ở tuổi 21, cùng với em là Nguyễn Đức Huy nhỏ hơn 2 tuổi đi đường bộ vào Sàigòn - miền đất hứa của những người thích phiêu lưu và nuôi chí lập thân vào thời ấy. Trong lúc còn chân ướt chân ráo vất vả kiếm sống nơi phồn hoa đô hội, ông Nguyễn Đức Nhuận cũng như khá nhiều người Việt yêu nước cùng thời đã tham gia phong trào Duy Tân - do nhà ái quốc Phan Châu Trinh lãnh đạo - và đã có lần bị thực dân Pháp bắt đem giam ở Hà Tiên.


      Ông vẫn tiếp tục tự học và giỏi cả tiếng Pháp lẫn chữ Việt vừa được chính thức công nhận là quốc ngữ. Ông lại có tài văn thơ nên đã sớm bước chân vào làng báo từ những năm cuối thập niên 20.


      Ông từng cộng tác cho báo song ngữ Việt - Pháp Opinion (Ngôn Luận), và sau đó là ký giả chính cho báo Phụ Nữ Tân Văn do một người trùng tên với ông là nhà văn Phú Đức Nguyễn Đức Nhuận làm chủ nhiệm. Khoảng đầu thập niên 30, ông kết hôn với bà Tô Thị Thân là một góa phụ giàu có và bắt đầu lập một nhật báo riêng tên Sài Thành.


      Cuộc hôn nhân của ông Nguyễn Đức Nhuận và bà Tô Thị Thân đồng thời cũng là sự kết hợp hai khả năng hỗ trợ nhau, với bút danh chung Bút Trà sẵn sàng cho một sự nghiệp chung với kỷ lục làm chủ báo kéo dài gần nửa thế kỷ.


      Nhật báo Sài Thành đã sớm thu hút nhiều độc giả nhờ sự cộng tác của người em là ký giả đã nổi tiếng Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy cùng người vợ mới cưới là bà Tùng Long - một cây bút nữ vừa khởi nghiệp và đã nhanh chóng được độc giả miền Nam mến mộ.


      Báo Sài Thành sau đó đổi tên thành Saigòn và khoảng năm 1940 lại đổi tên thành Saigòn Mới để rồi suốt 30 năm không ngừng phát triển như một trong những nhật báo có nhiều độc giả nhất với số ấn bản có lúc lên đến 100.000. Qua các thời kỳ khác nhau, Saigòn Mới được sự cộng tác của nhiều nhà văn, nhà báo tên tuổi như: Thiếu Lăng Quân, Phi Long (Ngọc Sơn), Thanh Phong, Hoa Đường, Hoài Việt Bằng, Mạc Tử, Hoàng Hải Thủy, Jean Baptiste Đồng, Diệp Văn Cương. Trọng Nguyên, Vũ Bình Thư, Dương Hà... kể cả một số ký giả gốc Quảng Ngãi như Mộng Đài, Điển Võ và Nguyễn Vỹ (năm 1960 và 1961)...


      Saigòn Mới thỉnh thoảng có đăng các sáng tác của các văn thi sĩ cũng là thân hữu của ông Bút Trà như Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương. Đinh Hùng, Bảng Bá Lân...



      Riêng ông Bút Trà cũng là một nhà thơ và đã sáng tác một số bài Đường luật nổi tiếng, được ông chọn đăng trong hai thi phẩm Tâm Sự Ngàn Thu (1961) và Nét Son (1969).


      Ngoài ra, ông bà Bút Trà còn chủ trương hai tờ báo Phụ Nữ Diễn ĐànPhụ Nữ Ngày Mai, và ông bà đã giao cho hai người con là Nguyễn Đức Chiến thường gọi là Hai Chiến và Nguyễn Đức Khiết thường được gọi là Sáu Khiết phụ trách, là hai tuần báo rất được nữ giới ưa chuộng.


      Là một nhà báo kiêm chủ báo, ông Bút Trà không vướng các tật rượu bia và thuốc lào thuốc lá, nhất là bệnh nghiện thuốc phiện như phần đông giới văn thi sĩ thời trước năm 1954. Ông luôn vui vẻ và thân mật với thầy thợ trong tòa báo. Theo lời nhà báo Thinh Quang và nhà thơ Trúc Nam Trần Thiên Bích cũng là văn hữu đồng hương Quảng Ngãi, ông Bút Trả hết lòng chiều đãi và cưu mang người cùng bản quản lúc sa cơ thất thế, trong đó có những ông như Mục Xường và Nguyễn Hội... từng phụ việc cho báo Saigòn Mới nhiều năm. Tính ông Bút Trả xuề xòa, vẫn thường mặc bộ pyjama khi làm việc hoặc tiếp khách và cả lúc đi phố, chỉ khi phải đến công sở mới mặc đồ Tây tề chỉnh


      Ông Bút Trà cũng tham gia các hoạt động xã hội và là một trong những sáng lập viên của Hội Ái Hữu Trung Việt từ thời mới vào Saigòn. Khoảng năm 1952, ông là thành viên Hội Đồng Quốc Gia (tương tự như thượng nghị sĩ) thời chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Cùng thời gian nầy, bà Bút Trà sáng lập và làm Chủ tịch Hội Phụ Nữ Việt Nam và thực hiện được nhiều công tác xã hội, như đã được bà Tùng Long kể lại trong Hồi Ký:

      -“ Nhờ có tờ Saigòn Mới trong tay nên bà cổ động rất mạnh cho Hội Phụ Nữ Việt Nam mở mỗi tỉnh một chi hội và mỗi năm vào tháng chạp, liên kết với Bình Dân Học Vụ cũng do bà làm Chủ tịch để lập Cây Mùa Xuân, vận động xin quà các tiệm buôn vải, các chị em có lòng từ thiện, rồi phân phát cho trẻ em nghèo. Việc làm này rất có ý nghĩa, vì vậy bà Bút Trà rất được chị em tán thưởng, và lẽ dĩ nhiên trong Hội của bà toàn là chị em bình dân nên những người có tư tưởng chống thực dân bắt đầu len lõi vào để tìm cơ hội chống Pháp”.

      Qua gần 10 năm hoạt động khá hiệu quả, Hội Phụ Nữ Việt Nam của bà Bút Trà bị buộc sáp nhập vào Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới do bà Ngô Đình Nhu (em dâu của Tổng thống Ngô Đình Diệm) vừa thành lập để hậu thuẫn chính quyền sau vụ đảo chính hụt cuối năm 1960. Bà Bút Trà không dám phản đối, vì trước đó hình như Saigòn Mới là báo duy nhất - theo lời Hoàng Hải Thủy - đã đăng Tuyên cáo của các nhân sĩ thuộc nhóm Caravelle (như Nguyễn Tường Tam, Phan Khắc Sửu, Phan Quang Đán v.v...) ủng hộ cuộc đảo chính. Khi bị điều tra về vụ ấy, ông Bút Trà đã thẳng thắn trả lời rằng có tin tức thì báo đăng, báo không ủng hộ mà cũng không đả đảo ai cả.


      Sau đó Saigòn Mới vẫn được phát hành, nhưng Hội Phụ Nữ Việt Nam của bà Bút Trà bị sáp nhập vào Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới của bà Ngô Đình Nhu dù (theo lời bà Tùng Long trong Hồi Ký) biên bản bàn giao không có chữ ký của bà Hội trưởng Bút Trà cũng không có chữ ký của Tổng thư ký của Hội Phụ Nữ Việt Nam (bà Tùng Long) và Ủy viên Pháp lý của Hội (bà Luật sư Nguyễn Phước Đại).


      Việc ông bà Bút Trà đụng chạm với quyền lực như vừa nêu không phải là lần đầu. Mười năm trước, ông bà đã bị lực lượng Binh Xuyên (lúc ấy nắm ngành Công An Cảnh Sát Nam Kỳ) đe dọa vì đã đăng tin vùng bên kia cầu chữ Y (bộ Tư Lệnh Bình Xuyên đóng đại bản doanh) là nơi bọn cướp giựt lẫn trốn. Ông Bút Trà không chịu cải chính như nhiều báo khác nên bị chận bắt giữa đường, nhưng qua đêm thì được thả vì (có lẽ) ông là em kết nghĩa của Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm.


      Saigòn Mới, tuần báo Phụ Nữ Ngày Mai và tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn vẫn tồn tại và phát triển nhờ những tiết mục độc đáo như là những sáng kiến mới chưa từng có trong làng báo Việt Nam trước đó:

      * Mục “Gỡ Rối Tơ Lòng” do bà Tùng Long phụ trách suốt 20 năm.

      * Mục “Vận Số Trong Tuần”, do người anh thứ ba của bà Bút Trà (là vị sư sáng lập Tam Tông Miếu ở đường Cao Thắng, Saigòn) phụ trách. Saigòn Mới còn độc quyền ấn hành lịch Tam Tông Miếu ghi đủ vận số từng ngày trong năm.

      * Mục “Giải Đáp Pháp Luật” do luật sư danh tiếng Diệp Văn Kỳ - cũng là luật sư riêng của Saigòn Mới - đảm nhận.

      * Mục “Giải đáp Y Tế”.

      Những tiết mục trên luôn luôn ăn khách, về sau cũng xuất hiện trên các báo khác và mãi đến nay vẫn là những tiết mục không thể thiếu trên hầu hết báo Việt ngữ, kể cả trong nước và hải ngoại.


       

      Nhật báo Saigon Mới của ông bà Bút Trà

      Saigòn Mới thành công đã rõ là nhờ nội dung hấp dẫn, phong phú, phần khác cũng rất quan trọng là do ban quản lý và Tổng thư ký Tòa soạn được bà Bút Trà tổ chức và điều hành. Trong tòa báo với hàng trăm người làm việc suốt bao nhiêu năm, các bữa ăn cho thầy thợ vẫn được bà lo liệu chu đáo. “Thầy” là các ký giả và chức việc trong Tòa soạn cùng ngồi ăn bàn tròn bình đẳng với chủ.


      Mọi người hàng tháng đều được lãnh lương trước làm việc sau, đến cuối năm trước Tết còn được hưởng lương tháng 13. Bà Bút Trà không có học vấn cao nhưng có quan niệm rất rõ về việc làm báo là để góp phần thực hiện dân chủ và khai hóa dân trí, như được bà Tùng Long nhắc đến trong Hồi Ký qua câu chuyện giữa hai người: “viết bài hô hảo chị em phải có nghề nghiệp, phải tham gia công tác xã hội, tranh đấu quyền làm người và quyền bình đẳng với nam giới, hô hào bảo vệ phụ nữ nhi đồng, chống áp bức nghèo đói, không phải là làm chính trị sao?...”


      Những điều bà nói không chỉ là lý thuyết suông. Ngoài việc đảm đương tờ báo và Hội Phụ Nữ Việt Nam do bà lập ra, bà Bút Trà còn là thành viên sốt sắng của Hội Bảo Vệ Luân Lý và tổ chức Bình Dân Học Vụ. Báo của bà thường xuyên phối hợp với các Hội trên đi thăm viếng thương bệnh binh, gia đình tử sĩ, cô nhi quả phụ và các viện mồ côi.


      Sự thành công của ông bà Bút Trà trên nhiều lãnh vực đã không khỏi gây ra những đố kỵ của một số đồng nghiệp ở Saigòn thời ấy. Saigòn Mới thường bị một số báo khác chĩa mũi dùi công kích, nhất là sau khi báo này đăng loạt bài Người Lấy Khi, nhân vụ ở Cà Mau có đứa trẻ mới sinh đầy mình lông lá như khi. Và kết quả là: “Cả bọn chúng tôi xúm vào đánh bà Bút Trà mà bà ấy chẳng hề hấn gì cả. Cứ như là châu chấu đá xe ấy thôi...”. Đây là lời của Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, ký giả của nhật báo Tự Do nói với nhà thơ Vũ Hoàng Chương và được Hoàng Hải Thủy kể lại.


      Bị các đồng nghiệp đánh phá, Saigòn Mới vẫn bán chạy; nhưng sau cuộc chính biển 1963 phải đình bản một thời gian vì bị kết tội thân chế độ Ngô Đình Diệm, và rồi lại được tục bản và tồn tại thêm gần 10 năm nữa. Sang đầu thập niên 1970, ông bà Bút Trà đều đã cao tuổi nên giao việc cho các con và từ đó báo của họ không còn thịnh thời nữa. Nhật báo Saigòn Mới đình bản hẳn từ năm 1972, khi có điều luật của chính phủ đương thời buộc các chủ báo muốn phát hành báo phải ký quỹ 20 triệu đồng.


      Sau biến cố 1975, tư gia của ông bà là biệt thự Bút Trà ở Phú Nhuận và các tài sản khác như rạp chiếu bóng Kim Châu (tên của người con gái lớn) đều bị chính quyền cộng sản tịch thu, vì ông bà bị quy vào ba “diện”: vừa là nhà báo vừa là tư sản, lại có người trong gia đình là sĩ quan cao cấp của chế độ Cộng Hòa là tướng N.VNG. chồng của thứ nữ Kim T. Ông bà Bút Trà phải tạm cư tại số 39 đường Phạm Ngũ Lão là tòa soạn của Saigòn Mới ngày trước, đã thuê dài hạn từ gia tộc Chú Hỏa. Cùng tá túc với ông bà ở đó có rất nhiều nhân viên trước kia là ký giả và thợ in. Bà Bút Trà mất năm 1979, thọ 76 tuổi, hai năm sau, ông Bút Trà qua đời, thọ 81 tuổi.


      Người đã ra đi nhưng tiếng vẫn còn đó! Hai mươi năm sau, ông bà Bút Trà đã được nhà báo Hoàng Hải Thủy - với 50 năm trong nghề - nhắc đến trong những dòng tưởng niệm khá cảm động:

      “Tôi đã làm với khoảng trên dưới mười chủ báo, chỉ có ông bà Bút Trà được tôi coi là chủ nhân của tôi... 9 năm trời, tôi không một lần thấy bà xẵng giọng với nhân viên, bà không rầy la nhân viện trước mặt đồng nghiệp của anh ta, bà cũng chẳng bao giờ than phiền một nhân viên nào làm việc bê bối với người trong tòa soạn, cần nói gì bà mời riêng nói chuyện.


      Tôi nhớ bà người to lớn đẫy đà, da trắng, mắt sáng, tóc búi, vai như vai hùm, giọng nói dễ nghe, bà như cây cổ thụ tàn lá xum xuê che chở, không chỉ riêng chồng con mà luôn cả những người làm công cho bà. Tờ báo đã yêu thương tôi, đã cho tôi có những ngày sống và làm việc trong an ninh hạnh phúc; hôm nay, trong những ngày cuối đời, tôi viết về nó với niềm thương mến..”.

      Chắc chắn còn có nhiều người khác, từng làm việc cho nhiều báo khác nhau ở Saigòn và có lần làm việc cho Saigòn Mới, cũng có những ý nghĩ giống như Hoàng Hải Thủy về ông bà Bút Trả. Điều đó chứng tỏ sự thành công của Saigòn Mới, vừa tạo nên danh vọng và giàu có riêng cho ông bà Bút Trà vừa giúp cho hằng trăm người cộng sự cùng gia đình của họ có đời sống sung túc.


      Nhưng thành quả qua sự nghiệp làm báo của ông bà Bút Trà không phải chỉ có thể. Đứng ra đảm đương một tờ báo từ những thập niên đầu thế kỷ XX, thời báo chí Việt Nam còn sơ khai với chữ Việt vừa mới được công nhận là quốc ngữ, với số lượng người viết báo chưa tới hàng trăm và với tên đầu báo có thể đếm được trên đầu ngón tay, cùng với những tờ báo Việt ngữ khác, các báo của ông bà Bút Trà nhờ có nội dung ăn khách, đã làm được những việc mà bộ Giáo Dục và các trường học chưa làm được: hàng triệu đồng bào ít học nhờ ghiền báo mà dần dần đọc thông tiếng mẹ đẻ.


      Hầu hết những người bình dân không có thói quen đọc sách nhưng mỗi ngày luôn luôn có cữ nhựt trình kèm theo cữ cà phê. Thật vậy, các báo khi len lỏi đến tận hang cùng ngõ hẻm miền Nam mang theo những món ăn tinh thần hợp với khẩu vị và túi tiền của giới lao động lam lũ, lại còn có giá trị như những cuốn sách dạy tiếng Việt căn bản cho hơn 80 phần trăm dân số không có điều kiện và cơ hội đến trưởng. Điều đáng ngạc nhiên là mãi đến ngày nay, công trạng của các báo bình dân nói chung và báo của ông bà Bút Trà nói riêng. trong việc truyền bá quốc ngữ vẫn chưa được đánh giá đúng mức và xứng đáng, chắc chắn không thể thua kém những tạp chí có tính bác học cùng thời như Đông Dương Tạp Chí hoặc Nam Phong Tạp Chí và cả những tập san cùng loại về sau chỉ có số lượng độc giả rất giới hạn thuộc thành phần có học và giới trung lưu trở lên vốn chỉ chiếm không quá 10 phần trăm dân số.


      Một thành quả khác cũng không kém quan trọng mà báo chí Miền Nam - có sự đóng góp không ít của ông bà Bút Trà - đã đạt được là góp phần khai hóa dân trí, truyền bá ý thức dân chủ và hướng dẫn quần chúng đòi hỏi quyền được sống tự do, hạnh phúc là những thứ không phải lúc nào cũng được nhà cầm quyền ban phát. Thành quả này biểu hiện rất rõ, nếu đem so sánh trình độ dân trí và ý thức dân chủ của người dân ở hai miền Nam và Bắc sau năm 1975.


      PHẦN KẾT:


      Với những thành quả đạt được trong suốt cuộc đời làm báo và phục vụ xã hội như đã nêu trên, ông bà Bút Trả quả thật đã dự phần đáng kể, không những trong việc xây dựng một nền báo chí Việt ngữ từ lúc còn sơ khai đến khi phát triển phong phú và đa dạng tại miền Nam nước Việt, mà còn thực hiện được nhiều lợi ích chung cho đất nước và đồng bảo.


      Nhất nghệ tinh nhất thân vinh, thành danh và thành công trong sự nghiệp báo chỉ như ông bà Bút Trà không phải nhà báo Việt Nam nào cũng làm được.


      Chọn danh để rồi làm rạng danh Bút - Trà - Quảng - Ngãi đến nay chỉ có ông Bút Trà là người đầu tiên.


      Tài liệu tham khảo:

      1. Hồi Kỷ Bà Tùng Long và các tài liệu do thứ nam của bà là nhà văn Nguyễn Đức Lập cung cấp.

      2. Các Tác Giả Miền Ấn Trà và các tài liệu khác của nhà văn Thinh Quang.

      3. Vàng Bay Mấy Lá - Hoàng Hải Thủy, báo Người Việt 19-10-2002

      4. Văn Học Từ Điển - Thanh Tùng, Khai Trí, Sàigòn, 1974.


      Trần Quảng Á

      Nguồn: nuiansongtra.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bút Trà Trong Làng Báo Miền Nam Trần Quảng Á Nhận định

    3. Bài viết về Bà Bút Trà (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Ông Bà Bút Trà

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Bà Bút Trà: Nữ chủ bút tài ba chưa từng viết báo (Không Ghi Tác Giả)

      - Ông, Bà Bút-Trà (Bình Nguyên Lộc)

      - Bà Bút Trà (Hoàng Hải Thủy)

      - Ông Bà Bút Trà & Báo “Sàigòn Mới” (Nguyễn Ngọc Chính)

      - Bút Trà Trong Làng Báo Miền Nam (Trần Quảng Á)

      - Chủ báo của Hàn Mạc Tử: dị nam, kỳ nữ Bút Trà (Phanxipăng)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)