1. Head_

    Hùng Lân

    (23.6.1922 - 17.9.1986)

    Lê Thương

    (8.1.1913 - 17.9.1996)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhớ Trưởng Vịt Bể Cung Giũ Nguyên (letamanh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-9-2023 | VĂN HỌC

      Nhớ Trưởng Vịt Bể Cung Giũ Nguyên

          LETAMANH
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà văn Cung Giũ Nguyên
          (1909 - 2008)

      Trang viết này, tôi đặc biệt gọi Trưởng Cung Giũ Nguyên là Thầy vì trong nhiều lãnh vực, Vịt Bể, xứng đáng bậc thầy của rất nhiều người. Với tư cách là một Hướng Đạo Sinh có thời gian sinh hoạt ở Đạo Khánh Hòa, hình ảnh Thầy Cung Giũ Nguyên càng đậm nét trong tôi – Sóc Lanh Lợi – tên rừng của tôi được Đạo Trưởng Nguyễn Thám, 1962, đặt tên trong một cuộc trại dài ngày của Tráng Đoàn, Trưởng Vĩnh Hầu là Tráng Trưởng. Hình ảnh và lời nói cũng như những bài giảng về Ngành Tráng của Trưởng Cung Giũ Nguyên thời bấy giờ là con đường sáng dẫn dắt tôi vào với cuộc đời.


      Đạo Khánh Hòa có một Đạo Quán ngay cạnh trường Lê Quí Đôn do Thầy Cung Giũ Nguyên là Hiệu Trưởng. Có những chúa nhật đến sinh hoạt trong Đạo Quán này và thỉnh thoảng được Trưởng Vịt Bể đến thăm qua. Hình dáng ấy rất gần gũi và cũng rất tôn kính. Không biết tại sao, lòng tôn kính của tôi đối với Thầy Nguyên rất đậm đà mà nhiều khi tôi có cảm giác thần tượng! Với tuổi Tráng sinh, trước một con người có đầy đủ trí thức, tri thức, một nhà văn nổi tiếng trong thế giới nói tiếng Pháp, một trong bốn Trưởng có bằng rừng Gilwell đầu tiên, một Trại Trưởng Bạch Mã và sau này là Trại Trưởng Trại Huấn Luyện Tùng Nguyên Đà Lạt... Thì còn gì nữa mà không phải là thần tượng chứ!


      Sinh tại Huế, 1909, họ Hồng, gốc Phúc Kiến, tổ tiên lập nghiệp tại Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 19. Gia đình cha mẹ nghèo và đông con, tốt nghiệp Quốc Học Huế. Năm 1928, Thầy Cung Giũ Nguyên được bổ nhiệm Trợ Giáo tại Nam tiểu học Nha Trang. Hoạt động chính trị một thời, nhưng sau 1941 trở lại Nha Trang dạy học. Thầy phụ trách Việt văn, Hán văn, Pháp văn, La-tinh, Anh văn, Sử địa, Văn học, Triết học tại tất cả các trường trung học, College de Nha Trang, Phansicô. Từ năm 1955 đến 1975 là Hiệu Trưởng trường Trung học Lê Quí Đôn Nha Trang. Ông cũng là Giáo Sư Thỉnh Giảng tại Đại Học Cộng Đồng Duyên Hải. Sau 1975, Thầy được mời làm Giáo Sư Thỉnh Giảng môn Ngôn ngữ và Văn chương Pháp tại khoa Pháp ngữ trường Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang.


      Đó là ta mới chỉ nói về hoạt động hàng ngày của Thầy Nguyên chứ chưa nói về những sáng tác mà tác phẩm và tác giả được Hàn Lâm Viện Pháp trân trọng ghi công. Những tác phẩm của Thầy được các nhà xuất bản Việt, Pháp, Đức, Anh, Canada, Mỹ phát hành! Về tiếng Việt có các tác phẩm: Một người vô dụng (Tín Đức Thư Xã, Saigon-1930), Nhân tình thế thái (Tập truyện ngắn, Phổ Thông Thư Xã, Gia Định-1931), Nợ văn chương ( Nhà in Châu Tịnh, Vinh-1934), Những ngày phiêu bạt (Ký), Nửa gánh tang bồng, Một chuyến về...

       

      Tác phẩm viết tiếng Pháp: Thầy Cung Giũ Nguyên nổi tiếng và được kính nể trong văn giới Pháp vào những năm 1950-1960 như: Le Fils de la Baleine (tiểu thuyết, Paris-1956- Dịch sang tiếng Việt tựa là Kẻ thừa tự ông Nam Hải, Nhà xuất bản Văn Học, Hanoi-1955), Le Domaine maudit (tiểu thuyết, Fayard, Paris-1961), tiểu luận Volontés d'existence (France-Asie, Saigon-1954; dịch sang tiếng Việt là Những ý chí sinh tồn), Le Boujoum (do Roman Dallas, Texas USA tái bản 2002; dịch sang Việt Ngữ là Thái Huyền), Tập Thơ Texte Profane (Bản Văn Trần Tục).


      Ngoài ra Thầy còn là một nhà báo, đã viết hàng ngàn bài báo đăng trong và ngoài nước VN. Ông đã cùng với Raoul Serène - Tiến Sĩ khoa học, từng là Giám Đốc Viện Hải Dương Học Đông Dương - chủ trương ra nguyệt san Tạp Chí Tuổi Trẻ (Le Cahiers de la Jeunesse, 1938-1940); ở Nha Trang, là Chủ Bút Nguyệt San Song Ngữ Tương Lai Tạp Chí, Nhatrang 1939 và Chủ Bút nhật báo Châu Á Buổi Chiều (Le Soir d'Asie, Saigon 1939-1942); Chủ Bút tuần báo Báo Chí Viễn Đông (La Presse d'Extrême – Orient, Saigon – 1954)...


      Là một Hướng Đạo Sinh đầu tiên của Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam, Trưởng Cung Giũ Nguyên đã tham gia sớm nhất Trại Trường Quốc Tế Gilwell mà sau này Trưởng chính là Phụ Tá Trại Trưởng Gilwell. Năm 1944 đảm nhiệm khóa huấn luyện chót ở Trại Trường Bạch Mã thay cho Trưởng Tạ Quang Bửu bận việc riêng. Năm 1958, là Trại Trưởng Trại Huấn Luyện Quốc Gia Tùng Nguyên tại Đà Lạt. Nơi đây cũng là cái nôi của hầu hết các trưởng Bằng Rừng phục vụ phong trào từ 1956-1975. Những bài thuyết giảng, những kinh nghiệm, những tác phẩm về Hướng Đạo của Trưởng Vịt Bể để lại cho chúng ta rất nhiều, nhất là những bài viết cho Ngành Tráng. Trong Trại Thẳng Tiến tháng 8/2006 vừa qua, chúng ta thấy có một cuốn sách dày 477 trang, mang tên Câu Chuyện Ngành Tráng, tác giả là Trưởng Cung Giũ Nguyên được lưu hành (Cung Giu Nguyen Center, Dallas, Texas USA xuất bản). Trong cuốn sách này có nhiều tiết mục và nhiều chương rất hay, có thể là sách gối đầu giường của các Trưởng vào đời, của những ai đang là Trưởng Niên.


      Chúng ta thử đọc lại một đoạn ngắn trong thư của Trưởng Vịt Bể gởi đến Trại Thẳng Tiến tháng 8/2006 để thấy rõ con người thật của một Huynh Trưởng kỳ cựu có cái nhìn như thế nào đối với Phong Trào Hướng Đạo. Đây là nét chấm phá rõ nhất của một Trại Trưởng “Khai quốc công thần” Hướng Đạo Việt Nam của chúng ta:

      “... Như các bạn cũng biết, một bộ đồng phục nói lên một người theo phong trào Hướng Đạo nhưng không đủ để làm nên một Hướng Đạo thật sự, cũng như tục ngữ đánh thức người mê muội nơi dấu chỉ, danh từ, phù hiệu, hình thức, hào dáng, bao bì. Cái áo dòng không làm nên thầy tu. Ta thử hỏi một cách nôm na hay trắng trợn, khi ta lột đồng phục ra, ta không còn phải theo luật Hướng Đạo nữa chăng? Một nhà tu hành, không thể cởi áo dòng - vì trời quá nóng bức và nói, "Thôi, ta nghỉ tu vài bữa để đi tắm biển đã". Không thể so sánh hay đặt ngang hàng sắc phục bậc tu hành với áo quần Hướng Đạo Sinh, dù cho hai hạng người đều có điểm chung, là đã tuyên xưng giao ước tu thân. Hướng Đạo Sinh có vẻ tự do hơn nhiều với đồng phục, cái vỏ bọc của mình. Chúng ta thường quên là áo quần Hướng Đạo bất cứ ai cũng có thể mặc; xưa nay không thiếu gì người hay đoàn thể, chẳng phải Hướng Đạo hay xi-cút gì cả, cũng từng dùng áo quần, mũ bốn u, khăn quàng cổ như Hướng Đạo Sinh vậy, mà chẳng luật pháp nào ngăn cấm, trừng trị, chẳng có bia miện nào chê cười. Điều không phải dễ làm như với thứ đồng phục mà một nhà nước hay xã hội trật tự quy định cho một tư cách, một chức năng, chức vụ, hay địa vị nhất định, như đồng phục của cảnh sát, công an, quân nhân, quan tòa, thầy tu, v.v... Cái gọi là đồng phục Hướng Đạo từ nguyên thủy không hề có giá trị về tư cách như các đồng phục nói trên. Kiểu áo quần Hướng Đạo dùng, không có giá trị gì đối với những người chung quanh mà chỉ do sự đòi hỏi của các sinh hoạt của Hướng Đạo Sinh.


      Áo quần phải dùng thứ vải dày, như áo quần của người lao động, trong nhà máy hay ngoài đồng áng, vì phần lớn sinh hoạt của người Hướng Đạo là ở ngoài trời, nơi bờ biển, đồng hoang, rừng núi. Áo quần phải có khả năng che chở con người khi có tiếp cận bất ngờ với gai góc, đá sỏi, trên đường thám du hay trong các trò chơi, nhỏ, lớn. Áo, khi cần, phải đủ sức chịu đựng để góp phần trong việc làm cáng chở người bị thương từ nơi chẳng có phương tiện nào khác. Sau đó đồng phục mới dùng luôn cho các buổi hội họp, lễ nghi thuần túy Hướng Đạo, và khó mà chấp nhận lối dùng một số đồng phục Hướng Đạo đi làm hàng rào danh dự chào với bàn tay ba ngón một quan lớn triều đình nào đó, không phải Hướng Đạo (trừ khi như đã nói, quan lớn ấy đến dự một lễ Hướng Đạo như Trại Họp Bạn chẳng hạn).


      Tương tự như vậy, khăn quàng cổ của Hướng Đạo không thể làm bằng tơ lụa cho sang hay đẹp khi chỉ biết nghĩ đến việc trình diễn, phô trương, mà Hướng Đạo thường nghĩ đến ích lợi khi cần hơn. Màu sắc của khăn, cũng như màu viền của khăn, vàng, lục, đỏ hay tím, đã được dùng để phân biệt các liên đoàn, đạo, nói lên ngành, Ấu, Thiếu, Tráng của cơ quan Hướng Đạo Quốc Tế. Khăn quàng Hướng Đạo có thể có những công dụng khác, như khi đi trại nhiều ngày, gặp rủi ro, thiếu hay hết dụng cụ, có thể dùng làm dây treo một cánh tay bị gãy hay bị thương. Đối với người Việt, một khăn quàng, khi lỡ không có nồi (và không kiếm được ống tre) có thể dùng để nấu cơm được. Các bạn làm được việc ấy không? Hay đã thử làm lần nào chưa? Có ai đó, trong số các bạn, để đùa chơi, sẽ cười, và la lên: Xưa quá rồi, từ lâu chúng tôi theo chế độ ăn uống Tây phương, không còn nghĩ đến chuyện ăn cơm và nhất là nấu cơm nữa. Nấu cơm có nồi điện rồi. Đi trại, chỉ đem theo bánh mì và thức ăn liền (fast foods) không có vấn đề nấu nướng dơ bẩn, mất thì giờ. Nếu có ý kiến như vậy, tôi muốn hỏi bạn ấy dùng thì giờ để làm gì ở trại gọi là Hướng Đạo? Tôi nhận thấy không theo kịp thời thế. Xã hội công nghệ hóa, hiện đại hóa làm cho các trang lịch sử tiến hóa loài người bị lật quá nhanh, đến rách cả lề. Tôi không còn ngạc nhiên khi nghe nói chuyện một người Việt, ngũ tuần, tốt tướng, bụng phệ, khi thấy đĩa rau muống luộc trên bàn ăn, hỏi chủ nhà, cũng người Việt, một bạn lâu đời nhưng không được may mắn dự phần cảnh "phồn vinh giả tạo": "Rau gì lạ vậy, tôi chưa bao giờ ăn thứ này..."

      Trưởng Vịt Bể đã nằm xuống, đã lìa rừng với số tuổi 100! Đây có phải là một “Lão Ngoan Đồng” của phong trào Hướng đạo không? Dĩ nhiên là nói theo một nét nào đó thì sự trẻ trung của người Hướng Đạo, tính vui tươi lành mạnh đã kéo dài tuổi thọ! Vịt Bể đã ra khỏi rừng chơi cuộc đời. Chắc chắn Trưởng Vịt Bể cũng đã là kim chỉ nam cho những ai từng là học trò của Thầy về rất nhiều lãnh vực từ Hướng Đạo và ở ngoài đời, trong văn học... Nhớ về Thầy Cung Giũ Nguyên để chúng ta có một hãnh diện là Việt Nam đã sản sanh được một trong những danh nhân. Phong trào Hướng đạo hãnh diện có được một HĐS tiêu biểu


      Letamanh (Sóc Lạnh Lợi)


      letamanh

      Nguồn: Tạp chí Ngôn Ngữ Số 27, 1/9 2023
      Thơ văn Ngôn Ngữ và giới thiệu nhà văn Hồ Đình Nghiêm

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhớ Trưởng Vịt Bể Cung Giũ Nguyên letamanh Hồi ức

    3. Bài viết về nhà nhà văn Cung Giũ Nguyên (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Cung Giũ Nguyên

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhớ Trưởng Vịt Bể Cung Giũ Nguyên (letamanh)

      Vài Kỷ Niệm và Ghi Nhận về Truyện Le Fils de la Baleine của Cung Giũ Nguyên (Nguyễn Phụng)

      Nhà văn Cung Giũ Nguyên và những người học sinh cũ (Nguyễn Xuân Hoàng)

      - Tưởng nhớ Thầy Cung Giũ Nguyên

         (Vũ Thất): 1234.

      - Cung Giũ Nguyên một cuộc đời tìm và trao tặng tri thức (Đào Thị Thanh Tuyền)

      - Cùng Cung Giũ Nguyên Khám Phá Nỗi Cô Đơn (Phạm Văn Quang)

      - Nhớ Thầy Cung Giũ Nguyên

        (petruspaulusthong)

      - Tiểu sử Thầy Cung Giũ Nguyên

        (Vietsciences)

       

      Tác phẩm của Cung Giũ Nguyên

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Viết Vì Cần Đuổi Con "Ma" Trong Tôi

      (Cung Giũ Nguyên)

      - Le Fils De La Baleine

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)