|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà phê bình Đỗ Long Vân
qua nét vẽ của họa sĩ Đinh Cường
Mùa đông đã trở lại
rừng cây khô cành buồn thiu
màu trời ẩm đục
buổi chiều tôi ra ngồi ở vườn sau
bầy quạ đen sà xuống kêu hoàng hôn
nhớ anh vô cùng.
Anh đã chết âm thầm hồi tháng tám [1]
trong căn nhà không có điện
hẻm Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận.
mỗi ngày anh qua hàng xóm xin thùng nước
đồng hồ nước cũng không có
anh ngồi trước bàn viết cũ kỹ. ngọn đèn dầu
căn phòng luôn tối ám
ngày tôi đến chia tay anh
chiếc giường đơn nhà binh
chăn nệm nhầu vàng ẩm mốc
anh tự học chữ Nhật…
anh ngồi dịch sách người ta thuê
Anh Đỗ Long Vân ơi
chưa trở lại thăm anh một lần
ngày đội quân Bắc Việt tràn vào Sài Gòn
anh vẫn mang chiếc bao gạo cũ
có in cờ vàng ba sọc đỏ
đi mua từng lon gạo
ra đầu ngõ mua bó rau
anh cứ ngẩn ngơ như không hề hay biết gì
rằng thành phố đã đổi khác
trong khi Bùi Giáng đứng la hét
bên cầu Trương Minh Giảng
chửi Lê Duẩn, Hồ Chí Minh
đầu đội mũ sắt lính Việt Nam Cộng Hoà
(tất nhiên là bị đánh gần chết)
anh vẫn không hề hay biết gì
sống một mình lủi thủi
trong căn nhà thuê. đơn chiếc
Ngô Hồng Quỳ – Đinh Cường
(Paris, 11- 2010)
Anh đã quên. quên hết
Đại học Sorbonne – Paris – Huế – Đàlạt
tiểu luận về Nguyên Sa. Truyện Kiều A-B-C
Vô-Kỵ giữa chúng ta…
một thời lẫm liệt. thơ mộng
quán cà phê Dung – Thành Nội những năm sáu mươi
hàng đêm. bạn bè bên anh và Ngô Hồng Quỳ
những ngày anh chị ở Paris về
anh dạy Văn Khoa Huế
rồi bỗng dưng anh tự nghỉ dạy
chống chiến tranh
anh không chịu nổi tiếng la hét
những ngày xuống đường của sinh viên
Vẫn chiếc áo veston mùa đông Paris
vẫn chiếc áo mưa nhựa nhà binh
anh lang thang đây đó…
anh bị đưa vào trại nhập ngũ ở Đà Nẵng
anh bị bắt lính đi trung sĩ truyền tin
có buổi anh phải leo lên chòi cao
ở Phú Lâm. đứng gác
Anh nhớ không. những đêm Đà Lạt
sương mù. sương mù…
anh vẫn nói lí nhí. cười lí nhí
cặp kính cận dày. tóc hớt cao
chiếc áo len cánh màu xám cũ
trong căn phòng đường Hoa Hồng
anh đốt Bastos xanh liên miên
Tôi ngồi vẽ. và anh đã viết
sau này cho tôi như không ai hiểu tôi hơn
về đường bay. nét cọ. những vệt màu bầm
Un artiste n’a que faire d’exprimer son temps.
Il le construit.
nó dựng nên thời đại.
và tôi tiếp tục đi. bao giờ cho đến đích
tôi cô đơn vô cùng tận. như nghệ thuật.
Như anh đã nằm xuống trong xó xỉnh tối tăm
như Diana đã nằm xuống trong muôn triệu hoa hồng
như Mother Teresa đã nằm xuống là vị thánh
tôi đã vẽ anh. đã vẽ Teresa để nhớ
ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì
nhớ tuổi nhỏ tôi
đi suốt ngày dưới những tàn cây cao su
chạy theo con nước lũ miền Đất Đỏ
quì trên băng ghế nhà thờ đọc kinh trước giờ học
Dì sœur của tôi đâu rồi. Dì sœur rất dữ.
để lại trong tôi sự nghiêm nghị.
anh thì rất đỗi hiền từ
để lại trong tôi một tình bạn hiếm hoi
nay anh đã về với đất.
Mùa đông đã trở lại
tôi vẫn lui cui vẽ. hằng đêm.
không có anh. không còn sương mù Đà Lạt
và gió thì thổi suốt trên rừng cây khô
như tiếng kèn đồng buốt lạnh
Les mains dans le vent. xám ngắt.
những bàn tay không níu nổi thời gian…
Virginia, 12 – 1997
[1] Đỗ Long Vân sinh năm 1934 tại Hà Nội, mất tháng 8 – 1997 tại Sài Gòn, tro gởi ở Chùa Phú Nhuận.
Du học Pháp 1954 – Đại Học Sorbonne năm 1956 chơi thân với nhóm bạn Paris như Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn – Ngô Thy Liên, Lê Văn Kiên – bạn thân của Ngô Mạnh Lân anh Ngô Hồng Quỳ.
Về lại Việt Nam năm 1962, giáo sư Đại Học Văn Khoa – Huế, Đại Học Đàlạt.
– 1963: Viết cho Đại Học – tạp chí nghiên cứu của Viện Đại Học Huế bài đầu tiên đăng: Nhân một kinh nghiêm thơ (Đại Học số 31- tháng 2 – 1963)
- Một số bài khác đã đăng trên Hành Trình, Đất Nước, Nghiên Cứu Văn Học (xem Văn Học, California, số 208–209 tháng 9-2003 dành nhiều trang đăng lại các bài viết của Đỗ Long Vân)
- 1967: Trong ban chủ trương nhà xuất bản Trình Bầy – Sài Gòn, điều khiển tủ sách Nghiên Cứu Văn Học
Tác phẩm đã xuất bản:
- Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương – nhà xuất bản Trình Bầy 1966
- Vô-Kỵ giữa chúng ta hay là Hiện tượng Kim Dung – Trình Bầy 1967
Khánh Ly – Đỗ Long Vân – Đinh Cường – Trịnh Xuân Tịnh
Triển lãm tranh sơn dầu DC tại Alliance Française Đàlạt 1965
Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022
Cùng Tác Giả
Cùng Tác Giả:
- Khi nhận và đọc Không Hẹn Mà Đến của Huyền Chiêu-Khuất Đẩu nhớ nhà ga Ninh Hòa Đinh Cường Thơ
- Họa sĩ Trương Thị Thịnh - Người phụng hiến cho nghệ thuật Đinh Cường Hồi ức
- Mùa thu nhớ thi sĩ Bích Khê (1916 -1946) Đinh Cường Khảo luận
- Nguyễn Trọng Khôi và những viên đá cuội Đinh Cường Nhận định
- Đoạn Ghi Nhớ Đỗ Long Vân Đinh Cường Thơ
- Tạ Tỵ, Người Họa Sĩ Luôn Ưu Tư Về Những Cái Mới Đinh Cường Nhận định
- Văn Đen, Tiếng Vĩ Cầm Trong Chiều Tà Và Màu Nâu Đất Buồn Đinh Cường Khảo luận
- Từ Bức Chạm Gỗ Xưa "Mèo Ngoạm Cá" Tới Vài Nét Về Điêu Khắc Cổ Việt Nam Đinh Cường Khảo luận
- Tìm Lại Nét Đẹp Trong Tranh Dân Gian Việt Nam Đinh Cường Khảo luận
- Kỷ niệm 13 năm ngày mất nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị Đinh Cường Hồi ức
• Đoạn Ghi Nhớ Đỗ Long Vân (Đinh Cường)
• Một Con Người Cô Độc (Huỳnh Hữu Ủy)
• Vô Kỵ Giữa Chúng Ta (Nguyễn Quốc Trụ)
• Thảo Luận Về Kỹ Thuật Tả Chân Của Vũ Trọng Phụng Trong "Số Đỏ" (Đỗ Long Vân)
• Nhân Một Kinh Nghiệm Thơ (Đỗ Long Vân)
Viết cho lần triển lãm tranh sơn dầu Đinh Cường tại Alliance française de Dalat, Noël 1965 (luanhoan.net)
Vô Kỵ giữa chúng ta (talawas.org)
Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương (talawas.org)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |