1. Head_

    Phan Chu Trinh

    (9.9.1872 - 24.3.1926)

    Đỗ Lễ

    (12.10.1941 - 24.3.1997)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tình già nhà thơ xứ Quảng (Nguyễn Văn Nhân) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      27-7-2024 | VĂN HỌC

      Tình già nhà thơ xứ Quảng

        NGUYỄN VĂN NHÂN
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Luân Hoán
             HS Đnh Cưòng vẽ

      Đầu thập niên bảy mươi, mười sáu tuổi, hỉ mũi chưa sạch, tôi đã nhiễm vi rút thơ. Đà Nẵng, những trưa hè nóng chảy mỡ, nằm trên gác vắt óc rặn từng câu thơ. Cực thấy mồ tổ. Mà khi gởi báo được đăng đã gì đâu.


      Rồi duyên may, hết khóa học đàn, thầy thưởng cho cuốn Lục bát thơ. Tôi biết đến thơ Luân Hoán từ đó. Thêm mê thơ. Mê luôn lục bát. Thiệt cám ơn anh.


      Bằng đi nhiều năm, gặp lại thơ Luân Hoán trên facebook. Ngọn lửa thơ trong tôi tưởng tắt ngóm rồi, giờ bùng lên dữ dội. Xin cám ơn anh lần nữa.


      Càng đọc anh, càng thấy anh mê thơ đến cỡ nào. Ăn nằm với thơ. Vui buồn, hạnh phúc với thơ. Sống với thơ. Cả đời thơ.


      Một giáo sư toán, cũng là nhà thơ, có lần ghẹo tôi: - Nếu có quyền, tao sẽ cấm tiệt dân Quảng mầy làm thơ. Mười người hết chín người rưỡi mê thơ. Quá đáng.


      Té ra nhà thơ Luân Hoán là dân Quảng rặt. Hèn chỉ. Chắc hồi con nít toàn nghe bà nghe mẹ ru thơ. Lậm vô máu luôn rồi.


      Bất ngờ có tin nhắn của anh. Nhờ viết vài dòng cảm nhận về phần thơ tình già trong tập thơ anh sắp xuất bản. Cảm kích hết sức. Trước 75, anh đã có chỗ ngồi đĩnh đạc trên chiếu thơ Miền Nam. Vậy mà. Càng hiểu. Càng quý trọng anh hơn.


      Thơ tình trẻ mướt rượt của anh nè:


      Người tôi yêu ở tứ tung

      Phước Ninh, Thạch Gián, Khuê Trung, Tam Toà

      Hải Châu, An Hải, Xuân Hoà

      Vườn ươm mấy cõi thơ tình trong tôi.


      Người tôi yêu ở tứ tung

      Nhưng sao chẳng thấy một người yêu tôi?

      (Cõi bén tình thơ)


      Tội. Nghiệp.


      Để coi tình già của anh ra sao. Đằm thắm hơn, nồng nàn hơn. Thăng hoa hơn. Hay tinh nghịch hơn.


      Nhà thơ, trái tim như cỏ lá. Một cánh hoa rơi, một dòng sông vắng, một buổi chiều mưa, một bờ vai nhỏ... Trái tim đã rung lên bần bật. Nhà thơ, không cảm xúc trước cái đẹp mới là kỳ. Mà phụ nữ, ai chẳng đẹp. Tuyệt phẩm của thượng đế. Biết sao giờ.


      Trái tim cỏ lá, đâu có già đi. Tình già là nói vậy thôi. Gừng càng già càng cay.


      Đây:

      Ngày mỗi tới đêm mỗi qua lặng lẽ

      Mây đầy trời vẫn lúc đậu lúc bay

      Thiên hạ chẳng nghe ra lời gió thoảng

      Nhưng hình như ta cảm được mỗi ngày

      (Ngẫm nghĩ một đời tình)


      Ngồi thắp lại chữ tình u uất nhớ

      Mà thấy mình có đủ dại đủ khôn

      Yêu thật dữ từng chặng đời để lớn

      Chừ sắp xuôi tay lòng vẫn bồn chồn

      (Ngẫm nghĩ một đời tình)

      Khôn dại chi hè. Anh nói vui vậy thôi. Và tôi tin chữ yêu của anh chắc cũng khác người. Cảm mạo đó mà. Không phải ba lăng nhăng. Một đời tình vẫn chưa bưa.


      Nữa nè:


      Ta may có cả đời mê gái

      Từ thanh xuân lạng quạng đến lão niên

      Mắt biết ngó lòng biết mơ vẻ đẹp

      Hồn bao la mơ mộng nhớ thuyền quyên

      (Mê gái 2)


      Thiệt tình. Cô nào cũng là bức tranh toàn bích. Không mê sao đặng. Mê vô sở vô cầu. Thiền vị quá chớ.


      Thơ tình già, chất tinh quái Quảng Nam càng đậm nét:


      Bây chừ thời đại thoáng hơn

      Em thả rông cả cái hồn vía thơ

      Phủi tay bay sạch chất khờ

      Dù tôi mát mắt vẫn vơ vẩn buồn

      (Yếm tình)


      Tuổi nầy rồi, yêu tuốt luốt, chẳng ngán thằng Tây nào:


      Em đang ở đâu tiểu thư

      Sài Gòn, Đà Nẵng, Pleiku, Biên Hòa

      Hay ở tuốt luốt bên Nga

      Bên Tàu, bên Ý, Xiêm La không chừng

      (Nhớ những tiểu thư)


      Tình già, nhớ đâu có mông lung sương khói như hồi trẻ:


      Nhớ như đói bụng cồn cào

      Nhớ như thèm rượu ngáp trào bọt trong

      Nhớ run tay viết lệch dòng

      Chữ yêu thành yếu dài thòng vẩn vơ

      (Nhớ những tiểu thư)


      Vẩn vơ mà, có cụ thể ai đâu.


      Đọc hai khúc thơ sau, tôi mường tượng anh đang cười tủm tỉm:


      Cày qua núi vác đi thôi

      Em ơi trăng lặn xuống rồi, vô tư

      Đại sự không thể chần chừ

      Làm sao có được thánh thư để đời

      (Làm tình)


      Nghĩ đi nghĩ lại thiệt đúng là đại sự.


      Áo quần nên hở vừa vừa

      Đậy chỗ đáng đậy hoặc chừa sơ sơ

      Tránh dùm cho hình thức thơ

      Chuyển tình thứ thiệt trên tờ bích chương

      (Ba lơn thơ tình)


      Ai dám nói anh ba lơn. Chắc anh đang nghĩ đến hình ảnh Yoni Linga ở thánh địa Mỹ Sơn. Đẫm chất nhân văn. Thiêng liêng, chẳng phàm tục chút nào.


      Thơ tình già của anh, hình tượng Nàng thơ đã hóa thân thành Quan Âm hay Đức Mẹ, đầy bao dung, từ ái:

      Em Quan Âm hay là Đức Mẹ

      Lạc phương nào ta vẫn một Giáng Sinh

      Và chọn cho ta một khúc kinh tình

      Như đoạn viết nầy đây em yêu dấu

      (Tưởng niệm một cuộc tình giáng sinh)


      Em xinh tuyệt đối hiển linh

      Tôi cạn ngày tháng sợ mình hụt tay

      Bầu trời cùng em thơ ngây

      Xin nhận cung kính tình đầy rượu thơ

      (Bầu trời, nữ sắc và tôi)

      Đọc thơ anh, chắc nhiều cô thấy thấp thoáng bóng dáng mình trong đó. Có sao đâu. Cô nào chẳng phải Nàng thơ:


      Em trong thơ ta, người không có thật

      Đời nhân danh yểu điệu Nàng thơ

      Em có thể cũng đủ đầy thói tật

      Với ba vòng cùng với cái thanh cao

      (Em trong thơ, em trong đời)


      Qua mấy chục bài thơ tình già của anh, mới hay mê gái quá sức là phiền. Vậy mà lâu nay tôi đâu có biết. Nghe anh thú thiệt nè:


      Mê gái kể cũng khá phiền

      Suy đi ngẫm lại tu tiên khó bằng

      Thưa em còn đủ lưỡi răng

      Mời cùng hôn gió trẻ măng hoài hoài

      (Mê gái thời thượng thọ)


      Muốn viết nữa ngưng thôi. Sợ thành kẻ vô duyên, dẫn dắt cảm xúc của độc giả.


      Xin có đôi lời kết thúc bài viết:


      Đọc thơ tình của anh, tôi liên tưởng tới cuốn Siêu hình tình yêu siêu hình sự chết của Schopenhauer. May phước, thượng đế đã ban tặng tình yêu cho nhân loại. Đội ơn ngài biết mấy cho vừa. Yêu thì già trẻ gì chớ. Còn thở là còn yêu. Thiệt quá đã.


      Cám ơn nhà thơ Luân Hoán với những bài thơ tình trẻ tình già hết sức bay bướm mà cũng hết sức chân thành. Để con người còn thấy cuộc đời đầy nghĩa sống. Cám ơn anh.


      Nguyễn Văn Nhân

      Sài Gòn, 12.5.2024

      Nguyễn Văn Nhân

      Nguồn: Tạp chí Nghôn Ngữ số 32 1/7, 2024

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tình già nhà thơ xứ Quảng Nguyễn Văn Nhân Tạp luận

    3. Bài viết về nhà thơ Luân Hoán (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Luân Hoán

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tình già nhà thơ xứ Quảng (Nguyễn Văn Nhân)

      Luân Hoán, một người thơ, một đời thơ (Phạm Hiền Mây)

      Luân Hoán (Học Xá)

      Luân Hoán (Võ Phiến)

      Chân dung thơ Luân Hoán (luanhoan.net)

      Luân Hoán, Một Đời Thơ

      Đọc Nhịp Thở Luân Hoán

       

      Tác phẩm

       

      Thơ Lê Hân Từ Nguồn Nhạc Tình Ca (Hà Khánh Quân)

      Tưởng Năng Tiến (Luân Hoán)

      Chu Vương Miện, Thơ Với Cuộc Chơi Loanh Quanh Giữa Chợ (Luân Hoán)

      Võ Phiến, cuối cùng tôi được gặp

      (saigontimesusa.com)

      Vuông chiếu Luân Hoán

      Thi Phẩm đã xuất bản

      Trang thơ Luân Hoán:

      - Linh Tinh Thơ Tình

      - Theo Người Theo Đời

      - Thơ Luân Hoán thời 70+

      - Trích thơ Luân Hoán đã xuất bản

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Xuân Nhớ Tú Xương (Thanh Tâm Tuyền)

      Một Thuở Xa Xưa (Ngô Thị Vân)

      Lời Bạt Thơ Duyên Lê Chiều Giang Nguyễn Thị Khánh Minh (Đỗ Hồng Ngọc)

      Thơ Duyên, Lê Chiều Giang, Nguyễn Thị Khánh Minh (Nguyễn Xuân Thiệp)

      Đọc bài thơ “Say Yêu” nghĩ về thơ tình của Đặng Xuân Xuyến (Vũ Thị Hương Mai)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)