1. Head_

    Ngô Tất Tố

    (..1894 - 20.4.1954)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vĩnh biệt Giáo sư Nguyễn Văn Trung (Huỳnh Như Phương) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-10-2022 | VĂN HỌC

      Vĩnh biệt Giáo sư Nguyễn Văn Trung

        HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
      Share File.php Share File
          

       

      Theo tin từ gia đình, Giáo sư Nguyễn Văn Trung, nguyên Khoa trưởng Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, do tuổi cao sức yếu, đã qua đời ở Brossard, Québec, Canada, lúc 21 giờ 30 ngày 19-10-2022, hưởng thọ 92 tuổi.


          GS. Nguyễn Văn Trung
          (1930 - 19.10.2022)

      GS Nguyễn Văn Trung (còn có bút danh Phan Mai, Hoàng Thái Linh) sinh ngày 26-9-1930, quê ở làng Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.


      Sau khi học trung học Chu Văn An ở Hà Nội, từ 1950-1955, ông du học tại Pháp và Bỉ, đậu cử nhân triết học. Từ 1955-1960, ông về miền Nam mở trường mẫu giáo, dạy trung học ở Sài Gòn, rồi Đại học Huế. Năm 1961, ông trở lại Bỉ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Louvain. Về nước, ông dạy đại học ở Sài Gòn và Đà Lạt, từng làm Khoa trưởng (tương đương hiệu trưởng ngày nay) Đại học Văn khoa Sài Gòn, sau đó làm Trưởng ban (tương đương Trưởng khoa ngày nay) Triết học Tây phương thuộc trường này.


      Sau 1975, ông tiếp tục nghiên cứu văn học và triết học tại Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp TP HCM. Từ cuối năm 1993, sau khi về hưu, ông cùng gia đình định cư tại Montréal, Québec, Canada.


      Nhà giáo uyên bác và dấn thân


      Ở miền Nam giai đoạn 1955-1975, Nguyễn Văn Trung không chỉ là một nhà giáo, nhà nghiên cứu trong phạm vi học đường mà còn là một nhà báo, nhà bình luận chính trị, nhà hoạt động xã hội với quan niệm "tri hành hiệp nhất". Ông tham gia sáng lập các tạp chí Đại Học, Hành Trình, Đất Nước và cộng tác với nhiều tờ báo như Sáng Tạo, Bách Khoa, Thế Kỷ Hai Mươi, Văn, Văn Học, Nghiên Cứu Văn Học, Thái Độ, Đối Diện, Trình Bầy, Tin Sáng, Sống Đạo, Dân Chủ Mới… Ông cũng là thành viên ban chủ trương các nhà xuất bản Nam Sơn và Trình Bầy.


      Nguyễn Văn Trung cùng với Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Trương Bá Cần, Nguyễn Huy Lịch, Thiện Cẩm, Thế Nguyên, Diễm Châu… được xem như những trí thức Công giáo tiêu biểu dấn thân vào những hoạt động chống Mỹ, kêu gọi hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc. Ông khuyến khích sinh viên bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc, đồng thời tìm hiểu triết học Marx thời trẻ trong khía cạnh nhân bản của nó. Ông cùng một số đồng nghiệp tham gia tuyệt thực trước Hạ nghị viện, đòi chính quyền Việt Nam Cộng hòa trả tự do cho các sinh viên tranh đấu và từng được cử làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (1970).


      Nguyễn Văn Trung có một sự nghiệp trước tác phong phú gồm nhiều thể loại. Về biên khảo triết học, ngoài những sách giáo khoa bậc trung học, ông đã biên soạn các công trình Triết học tổng quát (1957), Danh từ triết học (đồng tác giả, 1958), Ca tụng thân xác (1967), Ngôn ngữ và thân xác (1968), Hành trình trí thức của Karl Marx (1969), Đưa vào triết học (1970), Nhận diện Marx (1974), Triết lý văn nghệ (1974).


      Về nghiên cứu văn học, ông cho xuất bản Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết (1962), Lược khảo văn học (ba tập, 1963-1968), Nhà văn - người là ai, với ai? (1965), Vụ án Truyện Kiều (1972), Chữ, văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc (1974), Trường hợp Phạm Quỳnh (1974), Chủ đích Nam Phong (1975), Câu đố Việt Nam (1986), Những áng văn quốc ngữ đầu tiên: Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1987).


      Trên lĩnh vực văn hóa – lịch sử, ông công bố các tác phẩm Biện chứng giải thoát trong Phật giáo (1958), Người Công giáo trước thời đại (đồng tác giả, 1961), Lương tâm Công giáo và công bằng xã hội (đồng tác giả, 1963), Nhận định (6 tập viết và in trước 1975, 4 tập sau 1975), Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam: thực chất và huyền thoại (1963), Góp phần phê phán giáo dục và đại học (1967), Trương Vĩnh Ký – nhà văn hóa (1993), Về sách báo của tác giả Công giáo thế kỷ XVIII-XIX (1993), Hồ sơ Lục châu học: Tìm hiểu con người ở vùng đất mới (2015).


      Là người được đào tạo trong môi trường văn minh phương Tây, Nguyễn Văn Trung có điều kiện đi sâu tìm hiểu và quảng bá các trào lưu tư tưởng triết học và mỹ học hiện đại: phân tâm học, hiện tượng luận, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc, tiểu thuyết mới, phê bình mới, lý thuyết tiếp nhận.


      Ông giúp độc giả làm quen với quan niệm của những tác gia nổi tiếng: F. de Saussure, R. Jakobson, G. Lanson, M. Heidegger, J.-P. Sartre, P. Valéry, A. Robbe-Grillet, N. Sarraute, Ch. Mauron, G. Bachelard, L. Goldmann, R. Barthes… Vào lúc ra mắt, bộ Lược khảo văn học gồm ba tập "Những vấn đề tổng quát", "Ngôn ngữ văn chương và kịch", "Nghiên cứu và phê bình văn học" có thể xem là bộ sách lý luận văn học cập nhật những tư tưởng hiện đại một cách hệ thống nhất ở nước ta. Sau khi được tái bản, bộ sách này đoạt Giải thưởng Sách quốc gia năm 2020. Trước đó hai cuốn Ca tụng thân xác, Hành trình trí thức của Karl Marx, và gần đây cuốn Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam: thực chất và huyền thoại cũng được in lại.


      Người trí thức gắn bó với văn hóa dân tộc


      Nguyễn Văn Trung không phải là nhà nghiên cứu thuần túy lý thuyết. Có thiên hướng xã hội và tinh thần dân tộc, ông luôn gắn liền những suy tưởng của mình với hoàn cảnh đất nước có chiến tranh và bị lệ thuộc.


      Trong ý hướng góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn Việt Nam, ông liên hệ lý thuyết với lịch sử văn học dân tộc và bước đầu đưa ra những gợi ý cho người sáng tác, phê bình. Ông góp tiếng nói phân tích và bình luận những hiện tượng văn học phức tạp của dân tộc từ cổ điển (Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương…) đến hiện đại (Trương Vĩnh Ký, Tự Lực Văn đoàn, văn chương Nam bộ…). Hiếm thấy nhà nghiên cứu triết học nào có tầm nhìn sâu rộng về văn học Việt Nam như ông. Có thể xem ông là nhà trí thức từ bỏ tháp ngà để nhập cuộc với đời sống, theo tinh thần của Jean-Paul Sartre, triết gia hiện sinh mà ông chịu nhiều ảnh hưởng.


      Với Nguyễn Văn Trung, Sartre không chỉ là một hiện tượng văn hóa mà còn là một chỗ dựa tinh thần, một nguồn chia sẻ và lời giải đáp cho những vấn đề của con người tại thế, trong hoàn cảnh sống cụ thể. Trong bài Sartre trong đời tôi, ông viết:

      "Chúng ta không có thời đại nào khác, ngoài thời đại hiện nay của chúng ta. Có thể có thời đại khác thanh bình hơn, đẹp hơn, nhưng đó không phải thời đại của ta, thời đại có chiến tranh nóng lạnh giữa hai khối, thời đại có mối đe dọa thường xuyên của bom nguyên tử, thời đại đế quốc chủ nghĩa, thực dân xâm lăng… Chúng ta không có quyền lựa chọn hoàn cảnh, thời đại, nhưng chỉ có thể lựa chọn trong hoàn cảnh, thời đại của ta" (Nhận định V, Nxb Nam Sơn, Sài Gòn, 1969, tr. 249).

      Ở miền Nam trước 1975, ngòi bút Nguyễn Văn Trung có ảnh hưởng nhất định đến công chúng, nhất là trí thức trẻ, sinh viên học sinh. Một phần vì ông thể hiện quan niệm xem triết học, văn học không chỉ như một đối tượng khảo sát mà quan trọng hơn, là một cách thế sống và một thái độ làm người ở đời. Phần khác vì văn phong của ông không tư biện, lý thuyết suông mà vừa khúc chiết, mạch lạc, vừa thấm đẫm hơi thở của cuộc sống và giàu yếu tố thời sự.


      Hình ảnh người trí thức băn khoăn, thao thức nơi Nguyễn Văn Trung từng gợi cảm hứng cho Ngô Thế Vinh xây dựng nhân vật Hoàng Thái Trung trong tiểu thuyết Vòng đai xanh:

      "Dưới con mắt của đám sinh viên trẻ, ông Trung được coi như thần tượng, một trí thức dấn thân, chữ của ông Trung. Vậy mà ông cũng có những nỗi băn khoăn thất vọng. Ông Trung cô đơn trong sự yêu mến của nhiều người khác. Đôi mắt sáng và buồn của ông soi qua một làn kính trắng dày, trông ông Trung trơ trọi như một ảnh tượng đẫm nét bơ vơ trong một không gian bạc màu".

      Người tìm đường, hay tra vấn và đặt lại vấn đề thường là người cô đơn. Trong nghiên cứu những hiện tượng nhân văn, không hiếm trường hợp sự phê phán nồng nhiệt có thể dẫn đến chỗ không thấu tình đạt lý, nhất là khi chưa bao quát toàn diện và thấu đáo những tình thế của người cầm bút. Nguyễn Văn Trung từng có dịp nhìn lại những đánh giá của mình trước đây, lúc ông viết những lời lẽ nặng nề và không thỏa đáng về một số hiện tượng văn học sử như Đông Dương Tạp ChíNam Phong Tạp Chí.


      Trong tinh thần đó, những ý kiến của ông cần được xem xét một cách khách quan như một bài học kinh nghiệm về ý thức trách nhiệm của người cầm bút không xem mình là người phát ngôn sau cùng cho chân lý mà chỉ là tiếng nói đóng góp vào cuộc đối thoại dân chủ không ngưng nghỉ trên con đường đi tìm sự thật. Trên tất cả những điều đó, nhớ đến GS Nguyễn Văn Trung là nhớ đến hình ảnh một người trí thức không bao giờ thờ ơ với vận mệnh Tổ quốc, luôn trăn trở và ưu tư với văn hóa dân tộc, đồng thời không ngần ngại đón nhận cái mới vì sự phát triển của đất nước trong một thế giới đang chuyển biến.


      Huỳnh Như Phương

      Nguồn: nld.com.vn/

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Vĩnh biệt Giáo sư Nguyễn Văn Trung Huỳnh Như Phương Nhận định

      - Hoàng Ngọc Biên - quê hương, người về Huỳnh Như Phương Nhận định

    3. Bài viết về Giáo sư Nguyễn Văn Trung (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Văn Trung

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Vĩnh biệt Giáo sư Nguyễn Văn Trung (Huỳnh Như Phương)

      In Retrospect - Nguyễn Văn Trung - Nhìn Lại Một Hành Trình Trí Thức Lận Đận (Ngô Thế Vinh)

      Giáo Sư Nguyễn Văn Trung (Thụy Khuê)

      - Nguyễn Văn Trung (1930 - 2022)

        (phannguyenartist.blogspot.com/)

      - Nguyễn Văn Trung và thái độ trí thức (Đỗ Lai Thúy)

      - Phỏng vấn GS NGuyễn Văn Trung: ‘Không ở chế độ nào tôi làm người đối lập!’ (Đỗ Quyên)

      - Tiểu sử Nguyễn Văn Trung

        (Thụy Khuê)

      - GS Nguyễn Văn Trung (gio-o.com)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Văn Trung

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Vấn Đề Nhân Vật Lịch Sử: Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh và Những Cách Tiếp Cận (Nguyễn Văn Trung)

      Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống

      (Nguyễn Văn Trung)

      - Hướng về miền Nam Việt Nam

      - Trang nhà Nguyễn Văn Trung

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)