1. Head_

    Bùi Giáng

    (17.12.1926 - 7.10.1998)

    Du Tử Lê

    (.0.1942 - 7.10.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. “Sự thật ấm lòng” về Nhà văn – nhà binh Phan Nhật Nam (Trangđài Glassey-Trầnguyễn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      16-10-2013 | VĂN HỌC

      “Sự thật ấm lòng” về Nhà văn – nhà binh Phan Nhật Nam

        Trangđài Glassey-Trầnguyễn
      Share File.php Share File
          

       

      LTS: Nhà văn – người lính Phan Nhật Nam và NXB Sống vừa phát hành hai tuyển tập “Phận Người, Vận Nước”“Chuyện Dọc Đường” vào tháng 10, năm 2013, tại Quận Cam. Sau đây là phát biểu của cô Trangđài Glassy-Trầnguyễn tác giả trong chương trình ra mắt sách ngày 12 tháng 10 tại Nhà hàng Paracel, thành phố Westminster, CA. Tác giả là diễn giả trẻ duy nhất được mời, bên cạnh Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa và Nhà văn Bùi Bảo Trúc.

      Xin kính chào Quý Vị,


      Thuốc đắng giã tật,

      Sự thật mất lòng.


      Tuy tôi dấn thân trong việc duy trì và bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá Việt trong hai thập niên qua tại Quận Cam, nhưng hôm nay, tôi xin phá lệ và thay đổi tục ngữ Việt Nam, để nói về những “sự thật ẤM lòng.”


      Tôi xin Quý Vị kiên nhẫn cho phép tôi trình bày một vài ‘sự thật’ về Nhà văn Phan Nhật Nam. Tôi chưa từng gặp gỡ hay trò chuyện với ông. Tôi chỉ được nghe ông nói chuyện vài tháng trước tại tiệc sinh nhật thứ hai của Tuần báo Sống, và đọc ông cũng ở báo Sống. Tôi cũng không có quan hệ máu mủ với ông. Nên có lẽ những gì tôi sắp nói sẽ mang tính khách quan, mà tôi hy vọng sẽ làm ấm lòng ông và tất cả quý vị có mặt hôm nay.


      Trước hết, Phan Nhật Nam là một người gàn bướng, có thể nói là gàn dở. Ông cứ một mực khăng khăng: tôi là người lính, chứ không phải nhà văn. Ông sống tại quê hương trong thời loạn, thì dĩ nhiên, như rất nhiều thanh niên khác, ông nhập ngũ để phục vụ tổ quốc. Vậy thì, việc ông khăng khăng xác nhận tước hiệu người lính của mình là một sự lập lại không cần thiết. Hơn nữa, trên đời không có cái luật cấm nhà binh cầm bút, cũng như không có cái luật nào cấm nhà văn nhập ngũ. Vậy Phan Nhật Nam khăng khăng cái nhân diện nhà binh của mình để làm gì?


      Có lẽ đây là sự khéo léo của Phan Nhật Nam. Ông nói như vậy, để chúng ta không khó tính quá khi đọc sách của ông chăng? Vì dù sao, ông là nhà binh, không phải nhà văn, viết lách không phải là nghề hay nghiệp. Chắc chắn không phải vậy. Phan Nhật Nam đã cầm bút cả đời, và là một nhà văn rất ăn khách. Theo tôi, ông luôn khẳng định nhân diện người lính của mình, vì đối với ông, đó là danh xưng quan trọng nhất, làm cho ông hãnh diện nhất, và mang đến cho ông nhiều thao thức nhất. Như ông nói, chính những thao thức này đã bắt ông cầm bút. Ông như một người lính trung thành. Ngay cả khi ông đứng vào trận địa chữ nghĩa, ông vẫn coi mình trước hết là một người lính của chiến trường miền Nam. Âu đó cũng là sự chung thuỷ của ông với binh nghiệp.


      Thứ hai, Phan Nhật Nam là một người cố chấp. Ông cứ viết lại những gì mà nhiều người muốn quên vì nó quá tang thương. Ông nhất quyết viết lại những biến cố lịch sử mà chính quyền chuyên chế hiện nay không muốn chấp nhận là sử liệu.


      Sự cố chấp này là đốm lửa cần thiết, cùng với những đốm lửa khác ở khắp nơi trên hải ngoại, thắp lên chứng từ giữa đêm đen của một lịch sử bị chôn sống. Ngòi bút của Phan Nhật Nam đã giúp lịch sử đó đội mồ đứng dậy, nói với chúng ta – những người đã đọc sách của ông, và những người đã cùng sống và chiến đấu với ông – rằng sự thật phải được ghi lại. Tôi tin rằng, ngòi bút của ông sẽ tiếp tục nói với những thế hệ tương lai về một trang sử còn dở dang của dân tộc.



      Thứ ba, Phan Nhật Nam là người lẩm cẩm. Ông kể lại những điều xem ra không còn quan trọng của bốn mươi năm trước, chuyện mà thời nay các thế hệ một rưỡi hay các thế hệ ngoại biên không có khái niệm rõ rệt. Một thứ chuyện đời xưa. Nhưng ở trên đời, thời đại nào, dân tộc nào cũng cần có những chuyện đời xưa như thế. Đất nước nào bị mất trí nhớ, không giữ lại chuyện đời xưa, thì sẽ tự diệt vong.


      Ông như một người thứ nam, đứng ra thay thế cho vị trưởng nam là các tướng lãnh đã khuất, để làm giỗ. Mỗi trang sách là một cái giỗ. Mỗi tựa đề là một lư hương. Mỗi câu chuyện là một linh vị, với cái tên của một miền đất Việt, với quân danh của một đồng đội đã ra đi, với tên gọi của một trận chiến. Những linh vị chít khăn tang. Phan Nhật Nam đi tìm những cái xác tinh thần của đồng đội – tôi xin lập lại: những cái xác tinh thần của đồng đội – để cho họ có một sự chôn cất tử tế. Đó là cái nghĩa của Phan Nhật Nam – của tình binh đệ. Những tác phẩm của Phan Nhật Nam là một hiệp kỵ, cùng giỗ những người lính đã nằm xuống, những người dân bỏ mình vì can qua. Chữ nghĩa của Phan Nhật Nam là bài truy điệu một quê hương đã mất mà không có mộ phần.


      Tôi có những suy nghĩ như thế về Phan Nhật Nam chính vì trong hai mươi năm nay, tôi vẫn luôn đi tìm những người gàn dở, cố chấp, lẩm cẩm như ông. Tôi đọc và hiểu về thế hệ Phan Nhật Nam với nhiều khoảng cách: khoảng cách thời gian, khoảng cách lịch sử, khoảng cách thế hệ, khoảng cách kinh nghiệm, khoảng cách giữa chiến tranh và hoà bình hữu danh vô thực, khoảng cách giữa bom đạn và đời thường, giữa miền Nam khói lửa và Quận Cam phồn thịnh. Nhưng chính nhờ những sự cố chấp, gàn dở, lẩm cẩm của ông, mà những khoảng cách này được giảm đi hay biến mất trên trang giấy, khi tôi đọc với thao thức đi tìm chân lý và công bằng cho lịch sử dân tộc.


      Hơn nữa, suốt hai thập niên qua, tôi cũng là một kẻ gàn dở, lẩm cẩm như Phan Nhật Nam. Người Mỹ có câu, “It takes one to know one.” Người Việt chúng ta nói, “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.” Từ thập niên 90, khi mới định cư tại Quận Cam, tôi đã dùng tiền học mượn của chính phủ Hoa Kỳ để khởi xướng Dự Án Việt Mỹ Vietnamese American Project tại Đại học Cal State Fullerton. Hai công việc chính tôi đề ra cho Dự Án là thu thập kinh nghiệm lịch sử của người Mỹ gốc Việt bằng phương pháp lịch sử truyền khẩu, và thực hiện những sinh hoạt đa dạng để nối kết cộng đồng và đại học.


      Đặc biệt, tôi đã dùng những ký ức cá nhân của hàng trăm người tôi đã phỏng vấn, để làm những sợi tơ, dệt nên bức tranh lịch sử của dân tộc trong thế kỷ 20. Bức tranh đó rất nhiều màu, phản ánh những sắc thái khác nhau của kinh nghiệm chiến tranh tại Việt Nam, lịch sử di dân, và đời sống hội nhập tại Hoa Kỳ. Trong bài viết chuyên đề mệnh danh “Quận Cam, Sử Vàng,” vốn đoạt giải quán quân về nghiên cứu bậc cao học của hệ thống Cal State University năm 2004, tôi đã dành một phần lớn của bài để đưa ra bức tranh này qua phần “Chứng từ Cá nhân trong dòng Lịch sử dân tộc,” “Personal Narratives Vis-à-vis Collective History.” Cho nên, “Quận Cam, Sử Vàng” của tôi và “Phận người, Vận nước” của Phan Nhật Nam có cùng một cách nhìn về vai trò của mỗi người Việt trong dòng lịch sử chung của Việt tộc. Mỗi chúng ta là một gam màu trong bức tranh bi hùng đó.


      Kính thưa Quý Vị, tôi không phải là người duy nhất thích nói ‘sự thật.’ Thi hào Shakespeare đã viết bài Sonnet 130 về người yêu của ông. Tôi tạm dịch hai câu đầu, nghe rất dễ ‘mất bồ:’


      My mistress' eyes are nothing like the sun;

      Coral is far more red than her lips' red;


      Đôi mắt người yêu tôi làm gì sánh được với vầng dương;

      San hô thắm gấp bội lần môi nàng đỏ;


      Và Shakespeare ‘tả thật’ từ đầu đến chân, từ hơi thở đến giọng nói – tất cả, cũng chỉ để nói một điều:


      And yet, by heaven, I think my love as rare

      As any she belied with false compare.


      Nhưng, có trời biết, tôi nghĩ người yêu tôi thật hiếm hoi

      Nên so sánh nàng với bất cứ ai là một điều sai trái


      Đó là cú dứt của Shakespeare. Một cú dứt bất ngờ và độc đáo. Ông yêu không vì cái lộng lẫy kiêu sa như dáng tiên của cô gái, nhưng ông yêu con người của cô, yêu sự hiếm hoi, riêng biệt, duy nhất của cô. Chúng ta đọc Phan Nhật Nam không chỉ vì ông là một nhà văn có tài, mà còn vì ông là một người lính cầm bút, cầm bút bằng tấm lòng. Nên không thể so sánh Phan Nhật Nam với bất cứ nhà văn nào. Vì ông là một người cầm bút hiếm có. Và bất cứ sự so sánh nào cũng sai lệch, và không cần thiết. Chúng ta hãy đọc Phan Nhật Nam như Shakespeare yêu người yêu của ông: bằng cách ôm choàng lấy những gì tác giả trao gởi qua giấy mực, không cần mơ mộng viễn vông hay thêu dệt xa xôi, mà đi vào những con đường Phan Nhật Nam muốn chúng ta cùng đi với ông – những con đường nhuốm thời gian của quê hương, nơi vẫn cần rất nhiều người trở về để một lần làm chứng nhân lịch sử.


      Tôi xin kính chúc Nhà văn Phan Nhật Nam nhiều sức khoẻ và mọi điều tốt lành trong chuyến đi ra mắt sách xuyên Hoa Kỳ sắp tới.Xin trân trọng cám ơn và kính chào Quý Vị.


      Trangđài Glassey-Trầnguyễn

      Nguồn: diendantheky.net, 13-10-2013

      Giá sách: $25/cuốn. Giá đặc biệt trong ngày ra mắt: $40/bộ (2 cuốn)

      Ở xa, đặt mua sách xin gọi (714) 531-5362: $50/bộ (luôn cước phí)

      Email: tuanbaosong@gmail.com
      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giấy gói lửa, gói mong manh - nghệ thuật điêu khắc giấy Đinh Trường Giang Trangđài Glassey Nhận định

      - Hành trang Việt ngữ: Sổ Tay Chính Tả và bộ Việt Sử Bằng Tranh Trangđài Glassey Giới thiệu

      - Giáo sư Lưu Trung Khảo: Lương Sư Cứu Quốc Trangđài Glassey Tạp luận

      - Tiếng Việt, quê hương giữa thế giới: 40 năm tiếng Việt hải ngoại Trangđài Glassey Tạp luận

      - 40 Năm Văn Học Miền Nam Thất Thủ: Thế hệ Hậu Chiến khước từ Thân phận mồ côi Trangđài Glassey Khảo luận

      - Ann-Phong tại Ann-Home: Ngọn Gió nghệ thuật Việt tại Anaheim Trangđài Glassey Giới thiệu

      - “Sự thật ấm lòng” về Nhà văn – nhà binh Phan Nhật Nam Trangđài Glassey Giới thiệu

    3. Bài Viết về nhà văn Phan Nhật Nam (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phan Nhật Nam

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Người Đàn Ông Không Biết Thắt Ca Vát (Bùi Bảo Trúc)

      “Sự thật ấm lòng” về Nhà văn – nhà binh Phan Nhật Nam (Trangđài Glassey)

        Phan Nhật Nam ra mắt hai tác phẩm (Thanh Phong/Viễn Đông)

        Phỏng vấn nhà văn Phan Nhật Nam: 1, 2

        Đọc Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam (Nguyễn Đình Toàn)

       Với “Một Người Lính Viết Văn” Phan Nhật Nam (Hoàng Lan Chi)

        Phận người vận nước (Mặc Lâm)

        Phan Nhật Nam, văn chương và những hệ lụy thời thế (Nguyễn Mạnh Trinh)

        Chuyện trò với Phan Nhật Nam

       (Lệ Hằng-Nguyễn Bá Trạc)

        Đọc “Tù Binh và Hòa Bình” của Phan-Nhật-Nam (Điệp Mỹ Linh)

        Phan Nhật Nam Dựa Lưng Nỗi Chết

       (Đào Vũ Anh Hùng)

       

      Tác phẩm của Phan Nhật Nam

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Bằng Hữu, Thật Sống Đủ Ngay Đây (Phan Nhật Nam)

      Trần Danh San, Tiếng hò khoan đã tắt

      (Phan Nhật nam)

      Người Ở Lại Charlie ... (Phan Nhật Nam)

      Trần Thiện Thanh và Bằng Hữu (Phan Nhật Nam)

         Tác phẩm trên mạng:

          isach.info, vietmessenger.com

      Như Phong, Gió Vẫn Thổi

      Chỉ Một Mối Đau

      Nơi người lính đi qua

      Bắt đầu … từ một đêm trăng

      Nhà văn Phan Nhật Nam nói về cục diện trên biển Đông

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)