1. Head_

    Tú Kếu

    (..1937 - 25.4.2002)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Giỗ đầu, nhớ Thái Văn Kiểm (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-02-2016 | VĂN HỌC

      Giỗ đầu, nhớ Thái Văn Kiểm

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


      Học giả Thái Văn Kiểm
           (1922 - 21.2.2015)

      1- Một trong vài ba người thuộc giới văn hóa mà kỷ niệm từ đầu tới cuối còn sâu đậm nơi tôi lại là người tôi ít được gặp nhất, không quá ba lần trong đời, đó là Hương Giang Tư Mã Thái Văn Kiểm, vài ngày nữa là tới giỗ đầu của ông, (21.2.2015). Ông viết không nhiều, chỉ dăm cuốn, song những gì được viết ra từ ngòi bút ấy đều phảng phất hương vị phong hóa của thần kinh, của một miền đất nước nhiều lăng tẩm và não nuột điệu hò thê thiết như hình ảnh lặng lẽ chịu đựng của một dòng thủy bạc xuôi nguồn lịch sử. Từ những bài đầu tiên “Thám hiểm động Phong Nha,” 1942, qua “Cố đô Huế,” 1960, “Đất Việt Trời Nam,” 1961, tới “Việt Nam Gấm Hoa” sau này ở hải ngoại và đặc biệt với người viết bài này, khởi sự từ cuộc nói chuyện về “Thủy Mộ Quan” tại Paris năm 1992, tiếp đến những lá thư riêng bàn về chữ “nước” trong lịch sử Việt, và các năm sau nhất là khi ông qua Little Saigon nói chuyện trong một cuộc họp mặt với đồng hương Thừa Thiên-Huế tại nhà hàng Sea Food World, trong đó ông diễn thuyết với đề tài “Suy tư và sáng tạo trong vận hội mới.” Hôm đó là ngày 11 tháng 2, 1997. Đó là bài viết mới nhất của ông. Đọc xong, ngay khi những tràng pháo tay còn đang ròn rã, ông bước từ quầy lectern tiến về phía tôi, tôi đứng dậy chào, và bằng cả hai tay, ông trao bản thảo bài nói chuyện cho tôi trước sự ngạc nhiên của nhiều người, hầu như không ai biết chúng tôi đã trao đổi thư từ trong 5 năm trước đó. Tháng 2 năm 2015, ông mất ở Bình Dương, tôi đã nhờ nhà văn Huỳnh Hữu Ủy viết ngay cho một bài đăng trong tháng sau đó, anh Ủy rất gần với vị học giả tiền bối, tháng này tôi mới viết được những trang ngắn ngủi này để tưởng niệm ông.


       

      Nguồn: Kệ sách Học xá

      2- Năm 1992 do bạn hữu ở Paris tổ chức - trong có Lê Tài Điển, Vũ Lan Phương của Đào Viên quận XIII, Thụy Khuê, Hồ Trường An, Tri Vũ Phan Ngọc Khuê (mới đây 2012 là tác giả Nỗi Hối Hận Lúc Hoàng Hôn - hay “Trần Đức Thảo, Những Lời Trăng Trối” khi tái bản), tập thơ Thủy Mộ Quan làm 10 năm trước đó của tôi được ra mắt tại trụ sở Truyền Giáo Hải Ngoại. Trước một cử tọa khoảng ba trăm người tôi đã có dịp trình bày vì sao tôi chọn nhan đề tập thơ như trên. Rồi tôi hỏi cử tọa: “Có một câu hỏi tôi không trả lời được, nhiều người được hỏi cũng không ai trả lời được, hy vọng quí vị ở đây sẽ có người trả lời được câu hỏi ấy: Tại sao các quốc gia trên thế giới phần lớn dùng chữ “đất - land,” để chỉ quê hương tổ quốc của họ, duy nhất chỉ có Việt Nam dùng chữ “nước-water” để chỉ quê hương tổ quốc của mình?” Tất cả im lặng. Có một vài người sau đó đứng lên nói đến chữ non sông, sơn hà, nhưng không phải thế. Chỉ có một chữ thôi, chữ nước, nước Việt Nam.


      3- Tôi cũng nói thêm kể thêm với cử tọa là trong suốt 6 tháng làm tập thơ Thủy Mộ Quan, làm trong sở, làm trong thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ, làm trong nhà ngoài vườn, tôi không trả lời được cho mình tại sao những chuyện đau thương hay hùng vĩ, bi thống hay can trường, lớn hay nhỏ liên hệ tới lịch sử ta tới các gương trung hiếu tiết nghĩa của Việt Nam ta đều xảy ra trên mặt nước? Hãy nhớ cùng tôi xem có phải thế không? Từ tinh sương nguyên đán của dân tộc Việt, từ mối duyên đầu và sự chia ly thứ nhất của nòi giống Việt, đã xảy ra trên mặt nước của Động Đình Hồ. Có phải từ Lộc Tục xuôi thuyền nơi đó rồi cùng Long Nữ “rung động nước thiên thu” mà có Lạc Long Quân? Rồi Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, bỏ Âu Cơ mà ra biển, trở về thủy phủ, để “những đứa theo cha khổ đến giờ?” Liên tiếp theo đó là những giếng nước gieo mình của truyện Mỵ Châu Trọng Thủy nơi An Dương Vương mất nước về tay Triệu Đà, và Mỵ Châu mất đầu khi người cha đưa một lưỡi gươm và gọi to trên bãi biển Mộ Dạ: “Thần Kim Quy ở đâu sao không tới cứu ta?” Và nhân vật lịch sử này lại cũng xuống nước mà đi mất. Rồi cả dân tộc vẽ mình đánh lừa giao long (cá sấu), những Mê Linh hai bà sau ba năm dành độc lập cũng lại nhảy xuống Hát Giang, rồi những nàng Tô Thị hóa đá chờ chồng trên bến Nam Xương, rồi Ngô Quyền chỉ xuống mặt nước mà thề sẽ chẳng trở về khúc sông này nếu không phá tan quân Nam Hán, những cọc gỗ trong lòng Tô Lịch, những trận Bạch Đằng Giang, những xác Tầu ô trên sông Như Nguyệt, những anh hùng của đất nước phần lớn cũng là những Thủy sư cưỡi sóng bảo vệ cõi bờ. Và tại sao dân tộc ta không vượt Trường Sơn vào sâu trong đất liền, mà cứ kéo nhau tiến theo bờ biển mấy ngàn cây số ngoằn ngoèo kéo dài từ mũi Kỳ Cùng xuống tới mỏm Cà Mau? Tại sao cứ bám lấy sóng cứ nổi trôi trên mặt nước? Tại thế mà ta có Nước Nam?


      4- Chính những câu hỏi ấy tôi đã đặt ra trong năm 1979, khi thấy phụ nữ ta bị nhục trong tay lũ hải cẩu biển Đông. Tổ tiên ta đã làm gì để con cháu kéo nhau ra biển mà chết, đặc biệt là phụ nữ, dù chết để tìm tự do, những thuyền nhân và cuộc vượt biển vĩ đại nhất lịch sử con người. Đọc lại huyền thoại và truyền thuyết lịch sử suốt 6 tháng trong thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ (nhờ được học bổng The Ford Foundation đầu năm 1976 tôi có giấy phép và thẻ vào thư viện Quốc Hội lấy sách đọc trong ngày từng xấp mà không cần ghi từng quyển - cũng một phần nhờ giúp người trưởng ban Đông Nam Á, anh John, sắp xếp đống sách báo Việt ngữ còn trong bọc, gói bằng dây thừng, chất ở góc phòng, giúp anh để lên kệ sách, nên tôi tha hồ đọc). Và do đó, 172 bài thơ Thủy Mộ Quan đã thành hình năm 1982, phần lớn nói về nước, nhắc đến các sự tích liên hệ đến nước,... Và có câu hỏi đã hỏi cử tọa ở Paris năm 1992. Sau khi một vài cử tọa lên tiếng trả lời, một người có đôi vai rộng đứng dậy, đó là học giả Thái Văn Kiểm.


       

      Nguồn: Kệ sách Học xá

      5- Câu trả lời tôi về chữ Nước của tác giả “Đất Việt Trời Nam” là câu trả lời rõ nhất là không ai trả lời được câu hỏi ấy. Tiến Sĩ Thái Văn Kiểm nói trong hội trường: “Xin khất thi sĩ ba tháng tôi sẽ có thư gửi qua cho thi sĩ.” Câu trả lời ấy làm tôi ngạc nhiên và cảm phục ông ngay. Nghĩa là tôi đã hỏi đúng: “Tại sao các quốc gia trên thế giới phần lớn dùng chữ ‘đất - land,’ để chỉ quê hương tổ quốc của họ, duy nhất chỉ có Việt Nam dùng chữ ‘nước-water’ để chỉ quê hương tổ quốc của mình?” Một học giả không thể trả lời cho có, mà cần tìm hiểu đã.



      Bản chụp lá thư học giả Thái Văn Kiểm “khất ba tháng sẽ viết” trả lời Viên Linh để giải thích một câu hỏi đặt ra về chữ “nước ” (Hình: Viên Linh cung cấp)

      Về lại Hoa Kỳ khoảng một thời gian khá lâu tôi nhận được thư của học giả Thái Văn Kiểm. (Xem hình chụp). Lá thư có những câu như sau:

      Paris, ngày 14/8/1992


      Anh Viên Linh,


      Sáng nay, tôi đã nhận được bản lược thuật có nhiều hình ảnh của buổi họp Văn Nghệ Thủy Mộ Quan nơi Nhà Dòng Thừa Sai Hải Ngoại. Đông đủ mặt văn võ bá quan hơn lúc nào cả. Đó là bằng chứng anh đã được nhiều cảm tình của giới văn-nghệ-sĩ Ba-Lê.


      Về nguồn gốc chữ nước (uống) dân Bình Trị Thiên và dân Mường vẫn còn nói là nác. Dân Lào có truyện dài Champa Xitôn có nhiều thần thoại và có nói rõ gốc tích cây hoa đại (hoa sứ, (frangipanier) có nhắc tới ông Vua Nác (Thủy tề). Từ chữ nác xa xưa đó mà theo tôi thiển nghĩ, đã sinh ra chữ nước với ý nghĩa là đất sống, như khi Nguyễn Hoàng vào Nam, tới Quảng Trị, dân nơi này đã đem dâng 3 vò nước, với ngụ ý Ngài sẽ lập quốc ở miền Nam Hà. Người xưa nghĩ rằng không có nước để uống thì cũng như không có đất để ở, và như thế đất nước dính liền với nhau, nước với đất tuy hai mà một, tuy một mà hai (dual unit)...”

      Cuộc gặp gỡ năm 1992 ở Paris, bức thư trên về chữ Nước và những bức thư sau khiến tôi thấy tự dưng ngày càng thêm gần gụi học giả Thái Văn Kiểm. Năm 1994 đi dự đại hội thi ca quốc tế ở Liège, ông cũng viết thư qua báo tin cho tôi. Kèm theo thư là một bài viết, sau này tôi đã đã đăng vào số Tưởng Niệm chính khách Trần Văn Tuyên. Tạp chí Khởi Hành mà tôi là chủ nhiệm chủ bút còn đăng những bài khác ông gửi cho, từ 1996 tới sau này. Ông còn gửi cho tôi ảnh mới nhất về đền thờ chí sĩ Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ Yên Bái sau dịp đền thờ này khánh thành vào tháng 6 năm 1993.


      Văn chương, hành xử và cả dáng vẻ là sắc thái phong hóa hòa hợp của học giả Thái Văn Kiểm mà tôi tin rằng nhiều người cũng có những nhận xét tương tự như tôi một khi đã từng gặp con người ấy.


      Viên Linh

      Nguồn: nguoi-viet.com
      (Tác giả gởi thêm tài liệu)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

      - Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo

    3. Bài viết về học giả Thái Văn Kiểm (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thái Văn Kiểm

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thái Văn Kiểm (Lãng Nhân)

      Giỗ đầu, nhớ Thái Văn Kiểm (Viên Linh)

      Mùa Xuân Với Những Quả Dưa Dân Tộc (Thái Văn Kiểm)

      Thái Văn Kiểm (Học Xá)

      Nhớ về học giả Thái Văn Kiểm (Nguyễn Thị Cỏ May)

      Thái Văn Kiểm (sachxua.net)

      Tiểu sử (Học Xá)

       

      Tác phẩm của Thái Văn Kiểm

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Năm Dần Nói Chuyện Cọp (Thái Văn Kiểm)

      Con Trâu Trong Dân-Gian, Quê-Hương và Lịch-Sử (Thái Văn Kiểm)

      Tưởng Niệm Liệt Sĩ Trần Văn Tuyên (1913-1976) (Thái Văn Kiểm)

      Hoài niệm về ký giả Nguyễn Ang Ca

      (Thái Văn Kiểm)

      Những Mùa Xuân Của Thi ông Ưng Bình Thúc Giạ (Thái Văn Kiểm)

      Quốc ngữ là chữ nước ta

      Rau sắng chùa Hương

      Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài suy nghĩ nhân đọc Mây trên đỉnh núi của Nguyên Vũ (Đỗ Trường)

      Giới thiệu tác phẩm Mắt Ngọc của Dương Thượng Trúc (Điệp Mỹ Linh)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)